Giáo án Âm nhạc 6 - Học hát - Bài Đi cấy - Hoàng Thị Ba - Trường THCS Phúc Thắng

I. MỤC TIÊU:

 1- Kiến thức: -HS biết bài hát Đi cấy - trích trong tổ khúc Múa đèn Dân ca Thanh Hóa với giai điệu mềm mại, nhịp nhàng và uyển chuyển.

 2- Kỹ năng:- Hát đúng giai điệu, thực hiện đúng các từ có dấu luyến, có âm hoa mĩ. Biết cách hát và thể hiện bài dân ca nhẹ nhàng, mềm mại và duyên dáng.Tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca

 3- Thái độ:-Yêu thích dân ca và thích hát dân ca, cụ thể là bài Đi cấy.

II. CHUẨN BỊ:

1- Tài liệu tham khảo:- Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 6 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 6.

 2- Đồ dùng dạy học:

 + Giáo viên:- Đàn Organ điện tử

 + Học sinh:- Sách giáo khoa Âm nhạc 6.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 11579Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc 6 - Học hát - Bài Đi cấy - Hoàng Thị Ba - Trường THCS Phúc Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11/ 11/ 2013
Ngày dạy:16/11/2013
Tiết 13
	 HỌC HÁT: BÀI ĐI CẤY
	 Dân ca: Thanh Hóa
I. MỤC TIÊU:
 1- Kiến thức: -HS biết bài hát Đi cấy - trích trong tổ khúc Múa đèn Dân ca Thanh Hóa với giai điệu mềm mại, nhịp nhàng và uyển chuyển.
 2- Kỹ năng:- Hát đúng giai điệu, thực hiện đúng các từ có dấu luyến, có âm hoa mĩ. Biết cách hát và thể hiện bài dân ca nhẹ nhàng, mềm mại và duyên dáng.Tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca
 3- Thái độ:-Yêu thích dân ca và thích hát dân ca, cụ thể là bài Đi cấy.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo:- Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 6 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 6.
 2- Đồ dùng dạy học:
 + Giáo viên:- Đàn Organ điện tử
 + Học sinh:- Sách giáo khoa Âm nhạc 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức. 1’
2- Kiểm tra bài cũ. 5’
 ?Nêu nội dung và thể hiện bài hát Hành khúc tới trường ?
 ? Dân ca là gì? Nêu các thể loại dân ca theo vùng miền?
3- Bài mới.
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
GV giới thiệu
Học hát: Đi cấy
Dân ca Thanh Hóa
1. Tìm hiểu bài 
Đi cấy là công việc lao động của những người nông dân. Họ phải thức khuya dậy sớm để cấy hái cho kịp thời vụ. Tuy vất vả nhưng với bản chất lạc quan, yêu đời, yêu lao động, yêu ca hát của người nông dân lao động. Họ đã sáng tác ra những điệu múa đẹp, những bài hát hay. Đi cấy là một trong những bài hát đó. Hôm nay chúng ta sẽ học để tìm hiểu về những âm điệu của dân ca Thanh Hóa.
HS ghi bài
Hs lắng nghe
GV hỏi
? Nêu xuất xứ bài hát?
- Là dân ca của tỉnh Thanh Hóa.
?Thanh Hóa thuộc miền nào? Có đặc điểm gì đặc biệt?
- Thanh hóa là một tỉnh thuộc miền Bắc Trung Bộ có cả 3 vùng địa dư: Đồng bằng, trung du và miền núi.
HS trả lời
? Ở Thanh Hóa có địa danh nào hay nhân vật nào nổi tiếng?
- Thanh Hóa có con sông Mã chảy qua, là quê hương của nhiều vị anh hùng dân tộc: Lê Lai, Lê Lợi, Bà Triệu,...
GV thực hiện
- Cho HS nghe hát mẫu bài Đi cấy
- Lắng nghe bài Đi cấy
GV hỏi
? Bài này trích từ đâu?
- Bài Đi cấy được trích từ tổ khúc Múa đèn - gồm 10 bài hát múa kết hợp.
?Các bài hát ấy thể hiện nội dung gì?
- Các hoạt động lao động: Gieo mạ, Dệt vải, đi cấy...
?Bài Đi cấy được sáng tác từ những câu thơ lục bát nào?
 Lên chùa bẻ một cành sen 
 Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
 Ba bốn cô có hẹn cùng chăng
 Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
 Cầu cho trong ấm ngoài êm! 
HS trả lời
Gv hỏi?
? Bài hát Đi cấy nói lên điều gì?
- Bài hát thể hiện hoạt động đi cấy rất hay: đi cấy vào đêm trăng và sự lạc quan, yêu đời của người dân
? Bài hát được viết ở nhịp nào?
Hs trả lời
GVthuyết trình
GV ghi bảng
GV chỉ định
-Bài hát gồm 4 câu:
+Câu 1: Lên chùa.sáng trăng.
+Câu 2: Ba bốn côcùng chăng.
+Câu 3: Thắp đèn .cầu cho.
+Câu 4: Cầu cho trong ấm êm .. ngoài êm
2. Học hát
- Cho HS đọc lời ca bài Đi cấy
HS nghe
HS ghi bài
HS đọc
GV thực hiện
GV hỏi
 GV giải thích
-Cho HS nghe bài hát lần 2
?Bài hát có tính chất âm nhạc như thế nào?
- "Ăn cơm bằng đèn" đèn ở đây là đèn dầu trẩu, đèn dầu lạc của ông cha ta ngày xưa(Không phải là dầu hỏa và các loại đèn hoa đăng ngày nay thường dùng khi mất điện)
 Lắng nghe
HS trả lời
HS nghe
? Tìm các từ được luyến trong bài?
- Đó là các từ: bẻ, đèn, sáng, bạn, chơi, ngoài, thắp, ta.
- GV cho HS đánh dấu các chỗ lấy hơi
- Đánh dấu ở các từ: Cành sen, sáng trăng, cùng chăng, ngoài thềm...
GV đàn
-Luyện thanh
Luyện thanh
GV hướng dẫn
- GV đệm cho HS tập từng câu ngắn. 
- GV đàn và hướng dẫn hát câu 1(Lưu ‎ phát âm theo daanca miền Bắc)
-GV đàn và hướng dẫn hát câu 2, sau dó ghép câu 1 và câu 2 lại. Tương tự như vậy GV hướng dẫn hs hát các câu còn lại.
HS tập hát 
*Lưu ý: GV nhắc HS nghĩ và lấy hơi ở dấu lặng đơn, hát đúng chỗ luyến và đảo phách.Hát mẫu nhiều lần ở câu 4 để HS nghe và hát chính xác.
 - GV đệm đàn cho HS hát toàn bài 
Gv ướng dẫn
- Cho HS hát kết hợp đánh nhịp 
HS thực hiện
- Cho HS hát cá nhân, nhóm, tổ .
-GV gọi hoặc cho HS xung phong hát theo nhóm, cá nhân
GV điều khiển
- Yêu cầuHS hát + gõ tiết tấu hoặc gõ phách theo nhịp.
HS trình bày
-GV chỉ định 1 HS hát tốt lĩnh xướng câu 1+2,cả lớp hát hòa giọng câu 3+4. Hát cả bài 2 lần, kết bài bằng cách hát nhắc lại câu 3+4 thêm 1 lần nữa.
 4 .Củng cố: 4’
- Cho HS hát kết hợp gõ tiết tấu.
 5. Dặn dò: 1’
- Học thuộc và hát đúng giai điệu bài Đi cấy. Tập đọc nốt nhạc dựa trên câu hát đầu tiên trong bài hát.Tập đặt lời ca mới theo chủ đề quê hương, trường lớp, bạn bè.
- Phân tích bài TĐN số 5 về cao độ, trường độ.Trả lời câu hỏi số 1, 2 trang 34 SGK.
 *****= = = = = ******

Tài liệu đính kèm:

  • docHọc hát - Bài Đi cấy - Hoàng Thị Ba. Trường THCS Phúc Thắng.doc