Giáo án Buổi sáng Lớp 5 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Lan Phương - TH và THCS Gia Luận

CHÀO CỜ LỚP

1. Lớp trưởng tổ chức cho các bạn làm lễ chào cờ

2. GV phổ biến kế hoạch trong tuần

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở khi đến lớp theo thời khóa biểu.

- Ổn định nề nếp ra vào lớp, truy bài đầu giờ, hát đầu giờ, xếp hàng thể dục, học tập, TDVS.

- Duy trì chăm sóc góc thiên nhiên.

- Phát huy hiệu quả Thư viện lớp học.

- Đăng kí tuần học tốt chào mừng 20/11

3. Kể chuyện Bác Hồ: Bài 4: Thư Bác Hồ gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng

- HS nêu mục tiêu.

- GV tổ chức các hoạt động theo HD phần Đọc hiểu trong sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 5 trang 17.

 KÍNH GIÀ YÊU TRẺ ( Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với ngư¬ời già, yêu thương, nh-ường nhịn em nhỏ.

- Nêu được những hành vi,việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.

- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng ,lễ phép với người già,nhường nhịn em nhỏ.

- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ .

 

doc 27 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1012Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Buổi sáng Lớp 5 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Lan Phương - TH và THCS Gia Luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao lớn tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm lên thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn xoè lá, lấn chiếm không gian.)
+ Hoa thảo quả nảy nở ở đâu ?
(Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây)
+ Khi hoa thảo quả chín rừng có gì đẹp ?
(Khi thảo quả chín dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.)
=> GV Giảng: Tác giả đã miêu tả được màu đỏ đặc biệt của thảo quả: đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Cách dùng câu văn so sánh đã miêu tả được rất rõ, rất cụ thể mùi hương thơm và màu sắc của thảo quả.
+ Đọc đoạn văn em cảm nhận được điều gì ?
(Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn.)
d. Đọc diễn cảm (10 - 12 phút)
- Đoạn 1: Nhấn giọng các từ ngữ miêu tả thảo quả trên rừng Đản Khao .(HS đọc đoạn 1)
- Đoạn 2: Giọng đọc những từ ngữ tả hoa thảo quả. (HS đọc đoạn 2)
- Đoạn 3: Đọc tương tự đoạn 1, 2. (HS đọc đoạn 3)
- Hướng dẫn toàn bài, GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn, cả bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (2 - 4 phút)
- Tác giả miêu tả về loài cây thảo quả theo trình tự nào ? 
- Cách miêu tả ấy có gì hay?
- GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.........................................................................................................................
........................................................................................................................
Thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 201Toán
--57--
7
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000
- Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.
- Giải bài toán có ba bước tính. 
- Bài tập cần làm: Bài 1a; bài 2a, b; bài 3
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Khởi động ( 1-2 phút) 
- Lớp phó văn nghệ điều hành
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3- 5 phút)
- Bảng con: 65,4 x 100 
- Nêu cách thực hiện?
2. Hoạt động 2: Luyện tập (32 - 34 phút)
Bài 1/58 (SGK) ( 7- 8 phút)- HS khá, giỏi làm phần b 
- Kiến thức: Củng cố, rèn kĩ năng nhân nhẩm một số tự nhiên với 10, 100,
- HS làm bảng con phần a, làm miệng phần b. 
- Chốt: Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000em làm như thế nào?
Bài 2/58 (Vở) ( 8- 9 phút) - HS khá, giỏi làm c, d 
- Kiến thức: Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm
- HS làm nháp, chấm, nhận xét.	(Động viên khuyến khích HS trung bình làm cả bài).
- Đổi nháp kiểm tra, chấm điểm báo cáo kết quả.
- Chữa bài theo dãy.
=> Muốn nhân một số thập phân cới một số tự nhiên em làm như thế nào?
 Bài 3/58 (Vở) ( 9-10 phút) 
- Kiến thức: Củng cố kĩ năng giải toán nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Bài toán yêu cầu gì?
- HS làm cá nhân vở ô li. Đổi vở kiểm tra, báo cáo kết quả.
- Chữa bài trước lớp, GV chốt đáp án đúng.
3 giờ đầu đi được số km là: 10,8 x 3 = 32 , 4 ( km)
4 giờ tiếp theo đi được số km là: 9, 52 x 4 = 38,08 ( km)
Người đó đi được số km là: 32,4 + 38,08 = 70, 48 ( km)
Đáp số: 70,48 km
- Dự kiến sai lầm: HS tính sai kết quả.
? Ở bài tập này chúng ta đã sử dụng các phép tính nào.
? Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên em làm như thế nào.
Bài 4/58 (Nháp) ( 7- 8 phút) - Dành cho HS khá, giỏi.
- Kiến thức: Rèn kĩ năng suy luận tìm giá trị của x.
- HS tập giải bằng phương pháp thử chọn. (HS khá, giỏi)
- Dự kiến sai lầm: Một số em sẽ tìm cả giá trị thập phân của x.
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét giờ học. 	
- Dặn dò HS ôn lại kiến thức.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.........................................................................................................................
......................................................................................................................... 
Chính tả (Ngh-V)
 --12--
MÙA THẢO QUẢ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Nghe, viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được bài tập 2a/b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Khởi động ( 1-2 phút) 
- Lớp phó văn nghệ điều hành
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(2 - 3 phút)
- HS viết bảng con 3 từ láy có phụ âm đầu l.
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài (1phút )
b. Hướng dẫn chính tả (7- 9 phút)
- GV đọc mẫu bài viết => HS đọc thầm.
- GV ghi từ khó lên bảng: sự sống, nảy, lặng lẽ, mưa rây bụi, rực lên, chứa lửa, chứa nắng, đỏ chon chót...
- HS đọc, phân tích các từ khó.
- HS viết bảng con các từ đã phân tích.
c. HS viết bài (14 - 16 phút)
- GV đọc => HS viết bài.
- GV quan sát, chú ý nhắc nhở tư thế ngồi viết.
d. Chấm chữa (3 - 5 phút)
- GV đọc soát lỗi (1 lần) => HS ghi lỗi sai.
- GV chấm một số bài => nhận xét.
e. Hướng dẫn làm bài tập (8 - 10 phút)
Bài 2a/114 (Vở)
- HS đọc, nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- HS chấm bài, nhận xét. 
- GV chốt bài làm đúng.
Bài 3b/115 (VBT)
- HS đọc, nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS chữa bài, nhận xét. 
- GV chốt bài làm đúng.
3. Củng cố - dặn dò (1- 2 phút)
- GV nhận xét giờ học, bài viết. 
- Dặn chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
LT&Câu
 --23--
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CÀU: 
- Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu BT1.
- Biết tìm từ đồng nghĩa đã cho theo yêu cầu đề bài.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đối với học sinh.
- Bỏ BT 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS chuẩn bị từ điển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Khởi động ( 1-2 phút) 
- Lớp phó văn nghệ điều hành
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3 phút )
- Thế nào là quan hệ từ? Lấy ví dụ? 
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1 - 2 phút )
b. Hướng dẫn thực hành (32 - 34 phút)
Bài 1/115 (8 phút)
- HS đọc thầm xác định yêu cầu bài tập.
- Bài yêu cầu em làm gì?
- HS thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu bài tập. 
- Đại diện các nhóm trình bày bài tập. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung thêm ý kiến.
- Các từ ngữ em vừa tìm hiểu trong bài 1 nói về chủ đề gì? 
- GV chốt các từ thuộc chủ điểm môi trường.
- Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn?
 (HS liên hệ ý thức giữ sạch trường lớp, bảo vệ cây xanh.)
Bài 3/116 (7 phút)
- HS đọc thầm xác định yêu cầu.
- Bài yêu cầu gì?
- GV làm rõ yêu cầu đề bài.
- HS làm vở ô li. Chữa, nhận xét.
- Khi đặt câu với những từ ngữ thuộc chủ điểm bảo vệ môi trường em cần lưu ý gì?
=> Chốt: Cách đặt câu với các từ thuộc chủ điểm bảo vệ môi trường.
3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (2 - 4 phút)
- Tại sao cần bảo vệ môi trường?
- Trường em đã có phong trào nào góp phần bảo vệ môi trường?
=> GV:  Các em cần có ý thức bảo vệ môi trường, có việc làm đúng đắn để bảo vệ môi trường xung quanh
- GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.........................................................................................................................
......................................................................................................................... 
 Toán
 --58--
Thứ tư ngày 15 tháng 11 năm 2017
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: 
- Biết nhân một số thập phân với một số thập phân. 
- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành.
- Bài tập cần làm: Bài 1a, c; bài 2.
- HS khá giỏi hoàn thành hết nội dung bài 3 bài tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Khởi động ( 1-2 phút) 
- Lớp phó văn nghệ điều hành
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3 – 5 phút)
- Bảng: 7,5 x 53 ; 15,04 x 15 
- Nêu cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên?
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới (35 phút)
a. Giới thiệu bài (1 - 2 phút)
b. Hình thành kiến thức (13 – 15 phút)
*VD1: GV đưa bài toán, HS đọc thầm và nêu yêu cầu bài toán.
- Để tính diện tích mảnh vườn ta làm như thế nào?
- HS ghi phép tính ra bảng con, nêu phép tính, GV ghi bảng.
	6,4 x 4,8 = ? ( m2)
- Em có nhận xét gì về phép nhân vừa nêu? (giới thiệu tên bài)
- Dựa vào kiến thức đã học hãy suy nghĩ và tìm cách tính két quả phép tính ra mét vuông.
- HS nêu cách tính (Đổi về số tự nhiên để tính, đổi về phân số để tính hoặc có thể tính trực tiếp)
- HS nêu, GV ghi bảng lớp như SGK đã trình bày.
- Vậy 6,4 x 4,8 bằng bao nhiêu? (30,72m2)
- GV hướng dẫn: 
Bước 1: Đặt tính như nhân số tự nhiên
Bước 2: Đếm xem phần thập phân của cả hai số thập phân có mấy chữ số (HS thực hành đếm, nêu). Dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
- HS nhắc lại cách làm.
*VD2: 4,75 x 1,3 = ? 
- HS làm bảng con, nêu cách thực hiện.
- Qua 2 VD em hãy cho biết muốn nhân một số thập phân với một số thập phân em làm như thế nào?
- HS nêu ý kiến (GV nhấn mạnh 3 bước: nhân, đếm, tách dấu phẩy ở tích chung) => Kết luận SGK (HS nêu).
c. Luyện tập thực hành (22 phút)
Bài 1/59 (Vở) (7 - 8 nháp) HS làm phần a, c
- Kiến thức: Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- HS làm bảng con a, c. HS khá, giỏi tính nhanh có thể làm luôn các phần còn lại.
- GV chốt: Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân em làm như thế nào? 
- Dự kiến sai lầm: HS tách sai dấu phẩy từ trái sang phải.
Bài 2/59 (Sgk) ( 6-7phút) 
- Kiến thức : Nắm được phép nhân số thập phân có tính chất giao hoán.
- HS làm bài, đổi sách giáo khoa, chữa bài. (Lưu ý em nào xong bài 2 làm luôn bài 3). 
- Nhận xét giá trị số của hai biểu thức a x b và b x a?
- Vậy a x b so với b x a như thế nào? Phép nhân một số thập phân với một số thập phân có tính chất gì? (Tính chất giao hoán) 
- HS nêu tính chất giao hoán.
Bài 3/59 (Nháp) ( 6- 7 phút) - Dành cho HS khá, giỏi.
- Kiến thức: Giải toán củng cố tính chu vi, diện tích một hình.
- HS khá, giỏi làm nháp, khuyến khích HS TB cùng làm.
- Nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật? 
- Bài toán có phép tính nào liên quan đến bài học?
- GV chốt đáp án đúng: 131, 208 ( m2)
- Dự kiến sai lầm: HS ghi sai vị trí dấu phẩy ở tích.
3. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò ( 2 - 4 phút)
- Nêu cách nhân một số thập phân với một số thập phân?
- GV nhận xét giờ học. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.........................................................................................................................
......................................................................................................................... 
Kể chuyện
 --12--
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Kể lại được câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường ; lời kể rõ ràng, ngắn gọn. 
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể ; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS chuẩn bị câu chuyện ngoài nhà trường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Khởi động ( 1-2 phút) 
- Lớp phó văn nghệ điều hành
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3 phút )
- HS kể lại câu chuyện “Người đi săn và con nai.”
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
2.Hoạt động 2: Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài (1 - 2phút)
b. Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu đề bài (6 - 8 phút)
- GV nêu đề, HS đọc và phân tích đề. 
- Đề bài yêu cầu gì? Thuộc thể loại nào? Nội dung câu chuyện kể về điều gì?
- GV giải thích: môi trường là những thứ có xung quanh ta.
- HS đọc thầm gợi ý 1/SGK. Giới thiệu câu chuyện mình chọn (Đó là chuyện gì? ở đâu).
- GV kiểm tra câu chuyện ngoài nhà trường. 
- Kể chuyện theo trình tự nào đọc thầm gợi ý 2. 
- HS nêu, GV ghi dàn ý. 
c. HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa nội dung câu chuyện (25 – 26 phút)
- HS kể chuyện theo nhóm đôi. Kể cho nhau nghe
- Định hướng nghe bạn kể nhận xét.
- HS kể chuyện trước lớp. Nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể.
- HS nhận xét theo các tiêu chí. HS bình chọn bạn kể hay nhất.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (2 - 4 phút)
- Những câu chuyện các em vừa kể có nội dung gì?
=> GV: Các em học tập các nhân vật trong truyện đã có ý thức bảo vệ môi trường...
- Tuyên dương những học sinh chuẩn bị tốt câu chuyện.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Tập đọc
 --24--
 HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Đọc lưu loát, biết đọc diễn cảm bài bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.
- Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù, chăm chỉ làm việc để góp ích cho đời. (Trả lời được các câu hỏi SGK, thuộc hai khổ thơ cuối bài).
- HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được toàn bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
* Khởi động ( 1-2 phút) 
- Lớp phó văn nghệ điều hành
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3 phút)
- HS đọc bài Mùa thảo quả. 
- Nêu nội dung chính của bài? 
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài ( 1- 2 phút)
- Từ ngữ: hành trình là chuyến đi xa lâu, vất vả.
b. Luyện đọc đúng (10 - 12 phút)
- Định hướng HS học thuộc 2 khổ thơ cuối bài. (HS khá, giỏi học thuộc cả bài)
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm chia đoạn. ( 2 đoạn)
- Đoạn 1: Từ đầu ....không tên.
- Đoạn 2: Còn lại. 
- HS đọc nối tiếp đoạn.
* Luyện đoạn 1:
- Đọc đúng tiếng nẻo. (HS đọc câu)
- Nhịp thơ: dòng 1 nhịp 4/2 ; dòng 2 nhịp 4/4 ; dòng 3 nhịp 2/4 ; dòng 4 nhịp 4/4. (HS đọc)
- Từ ngữ: đẫm/SGK. (GV giảng từ trọn đời: suốt cuộc đời; thăm thẳm chỉ nơi rừng sâu ít người đến).
- Hướng dẫn đọc đoạn: Đọc trôi chảy, rành mạch, đọc đúng nhịp thơ. 
- HS đọc , nhận xét.
* Luyện đoạn 2:
- Dòng 4, 6 nhịp 4/4 (HS đọc) 
- Từ ngữ: rong ruổi, nối liền mùa hoa, men/SGK.
- Đoạn 2 đọc tương tự như đoạn 1. (HS đọc)
- HS đọc nhóm đôi.
- GV HD đọc toàn bài: Đọc rành mạch, lưu loát, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. 
- HS đọc bài => GV đọc mẫu.
c. Tìm hiểu bài (10 - 12 phút)
- HS đọc thầm khổ 1 và cho biết những chi tiết nào nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
=> Hành trình xa, dài vô tận của bầy ong đi tìm hoa lấy mật.
- Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? Nơi ong đến có vẻ gì đặc biệt?
- Đọc thầm khổ 2, 3.
- Câu văn nào cho biết bầy ong rất kiên trì đi tìm hoa lấy mật? (HS trả lời) 
- Câu thơ Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào cho em biết điều gì?
=> Ở bất kì nơi đâu loài ong cũng chăm chỉ, chuyên cần , giỏi giang tìm được hoa lấy mật đem lại vị ngọt cho đời. Phẩm chất cao quý của loài ong.
- 1 HS đọc to câu thơ Nếu hoa có ở trời cao, thì bầy ong cũng mang vào mật thơm. Theo em vì sao câu thơ lại được đặt trong dấu ngoặc kép
=> Ong đi tìm mật ở trăm miền đất nước, ong đến cả những nơi xa xôi hẻo lánh chưa hề có dấu chân người, ong phải vượt qua một hành trình dài ngày đầy khó khăn gian khổ. Loài ong chính là nhịp cầu nối mọi miền của đất nước. Nơi nào có hoa là bầy ong bay tới, dù nơi đó có ở trời cao.
- Hành trình dài ngày xa và rộng của bầy ong đã đem đến thành quả gì? 
- Theo em hai dòng thơ cuối bài tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong?
=> GV Chốt: Với công việc tìm hoa hút nhuỵ làm mật, loài ong đã lưu giữ được hương thơm của các loài hoa qua các mùa trong những giọt mật thơm ngon, những giọt mật ấy chính là sự kết tinh của đất trời, hương hoa cây cỏ và thiên nhiên, mùa hoa không tàn phai theo thời gian. Đó cũng chính là thành quả lao động cần cù của loài ong.
- Bài thơ ca ngợi điều gì? (Ca ngợi phẩm chất đáng quý của loài ong, chăm chỉ cần cù tìm hoa hút mật làm công việc hữu ích cho đời).
- GV chốt ND chính.
d. Luyện đọc diễn cảm (10 - 12 phút)
 - Đoạn 1: Nhấn giọng những từ ngữ nói tới hành trình đầy khó khăn của loài ong khi tìm hoa hút mật. Giọng đọc trải dài, tha thiết, cảm hứng ca ngợi phẩm chất của bầy ong. (HS đọc)
- Đoạn 2: Hạ thấp giọng ở hai câu trong ngoặc đơn. Giọng đọc không thay đổi. (HS đọc)
- GV đọc mẫu lần 2. 
- HS luyện đọc học thuộc lòng theo yêu cầu đã đưa ra từ đầu giờ học. (Động viên khuyến khích những HS trung bình học thuộc cả bài nếu có thể)
3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (2 phút)
- Bài tập đọc ca ngợi phẩm chất gì của bầy ong?
(Liên hệ giáo dục HS ý thức bảo vệ những loài vật nhỏ bé nhưng có ích)
- Nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Toán
 --59--
Thứ năm ngày 16 tháng 11 năm 2017
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
- HS biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ;.
- Bài tập cần làm: Bài 1.
- HS khá giỏi hoàn thành hết các bài tập trong SGK.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Khởi động ( 1-2 phút) 
- Lớp phó văn nghệ điều hành
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3 - 5 phút)
- Nhắc lại cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000? 
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Giới thiệu bài (1 - 2 phút)
b. Luyện tập thực hành (32 - 34 phút)
Bài 1/ 60 ( Nháp) ( 12 -13 phút)
a, VD: 	142,57 x 0,1 = ?
- HS đặt tính, làm bảng con. Nêu lại phép tính để GV ghi bảng lớp.
- Em nhận xét gì về vị trí dấu phẩy của tích so với vị trí dấu phẩy của thừa số 142,57? (Đã được chuyển dịch sang trái một chữ số)
=> Chốt: Nếu chuyển dấu phẩy của số 142,57 sang bên trái một chữ số ta cũng được 14,257.
- Khi nhân một số thập phân với 0,1 em làm như thế nào?
b, VD: 531,75 x 0,01 = ? (Vở)
- Nêu cách thực hiện.
- Không thực hiện phép nhân trên, làm thế nào em có được kết quả là 5,3175 một cách nhanh nhất? (Ta chỉ việc chuyển dịch dấu phẩy của số thập phân 531,75 sang bên trái 2 chữ số ta sẽ được kết quả là 5,3175)
- GV chốt như nhận xét 2/SGK.
- Khi nhân một số thập phân với 0,01 em làm như thế nào? ( Chỉ việc
chuyển dịch dấu phẩy của số đó sang trái 2 chữ số)
- Nếu nhân một số thập phân với 0,001 em sẽ làm như thế nào? (Chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang trái 3 chữ số)
- Qua các VD hãy cho biết muốn nhân nhẩm một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; .em làm như thế nào?
- GV chốt kết luận SGK. (HS nêu)
- Nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 có gì khác với nhân một số thập phân với 10 ; 100 ; 1000? (HS tự so sánh dựa vào kết luận)
- HS thực hiện phần b (SGK vào trong vở ô li)
- Đổi vở kiểm tra, báo cáo kết quả bài làm của bạn.
- Nêu đáp án theo dãy, một HS nêu phép tính một HS nêu kết quả. (Chữa từng cột)
- Muốn nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,01.. em làm như thế nào?
Bài 2/60 (Nháp) ( 8- 9 phút) (Dành cho HS khá, giỏi)
- Kiến thức: Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- HS làm bài, nêu kết quả. Nêu cách thực hiện?
- Nêu cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân?
- Dự kiến sai lầm: HS chỉ chuyển dịch dấu phẩy sang phải mỗi hàng đơn vị ứng với 1 chữ số.
Bài 3/60 (Nháp) ( 7- 8 phút) – ( Dành cho HS khá, giỏi)
- Kiến thức: Củng cố về tỉ lệ bản đồ. 
- HS làm bài, chấm nhận xét.
- Chốt đáp án đúng :
 Độ dài từ thành phố Hồ Chí Minh đến Phan Thiết là:
19, 8 x 1000000 = 19800000 ( cm) = 
4. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò ( 3 phút)	
- Nêu cách nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001?
- Nhận xét giờ học.	Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Tập làm văn
 --23--
 CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ NGƯỜI 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 
- HS nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người. (ND ghi nhớ)
- Lập được dàn ý chi tiết cho một bài văn tả người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Khởi động ( 1-2 phút) 
- Lớp phó văn nghệ điều hành
1. Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3phút)
- Nhắc lại cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh? 
- Nhận xét. 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài ( 1- 2 phút)
b. Hình thành kiến thức (10 – 12 phút)
- Đọc thầm, nêu yêu cầu nhận xét 1.
- Anh thanh niên này có đặc điểm gì nổi bật – 1 HS đọc to bài Hạng A Cháng, lớp đọc thầm theo.
- GV: Em hãy đọc thầm lại bài văn, chia đoạn , xác định nội dung chính của từng đoạn, sau đó trả lời theo 5 câu hỏi SGK.
- HS làm theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
- GV chốt đáp án đúng và ghi bảng lớp các đoạn và nội dung chính của các đoạn. (Các chữ in đậm)
- Đoạn 1: Nhìn thân.đẹp quá. (Giới thiệu về Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình khoẻ đẹp của Hạng A Cháng => Mở bài)
- Mở bài giới thiệu gì? (Người định tả)
- Đoạn 2: A Cháng.gấp gấp => Tả hình dáng và hoạt động của A Cháng. (Kết hợp hỏi câu 2, 3)
- GV: Tả ngoại hình ngực nởtrận => (hình dáng bên ngoài của Hạng A Cháng)
- Lao động.công việc => Tả tính tình của Hạng A Cháng thông qua hoạt động lao động.
- Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng em thấy A Cháng là người như thế nào? (Người lao động khoẻ mạnh, rất giỏi, cần cù, say mê lao động, tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc)
- Nhận xét gì về cách tả của tác giả? (Tả xen kẽ hình dáng và tính tình chọn những chi tiết nổi bật để tả) => Thân bài.
- GV nêu đoạn 3 (Sức lực .Tơ Bơ) và nội dung chính: Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
- Đoạn 3 ứng với phần nào trong một bài văn? (Kết bài) 
- Kết bài nói về điều gì? (cảm nghĩ về người được tả)
- Từ bài văn trên em hãy cho biết bài văn tả người gồm mấy phần. Nội dung từng phần? (HS nêu, GV chốt cấu tạo bài văn tả người/SGK).
c. Luyện tập thực hành (22 – 24 phút)
- HS đọc đề bài SGK, GV làm rõ yêu cầu. 
- GV nhắc HS khi lập dàn ý cần bám sát cấu tạo

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an theo Tuan Lop 5 Giao an Tuan 12 Lop 5_12208399.doc