Ngày soạn:
Theo ppct: 2
BÀI 2: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm, mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
- Trình bày được mục đích, nội dung chủ yếu của 3 loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng cần thực hiện trước khi đưa các giống mới chọn tạo hoặc mới nhập nội vào sản xuất đại trà.
- Phân biệt và chỉ ra được mối liên hệ giữa 3 loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng: Thí nghiệm so sánh giống, thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật, thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
2. Kĩ năng
- Vận dụng được kiến thức mới hình thành để giải quyết vấn đề được phát hiện trong bài học và một số tình huống sử dụng giống cây trồng trong thực tiễn
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát.
Ngày soạn: Theo ppct: 2 BÀI 2: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG I/ Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm, mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng. - Trình bày được mục đích, nội dung chủ yếu của 3 loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng cần thực hiện trước khi đưa các giống mới chọn tạo hoặc mới nhập nội vào sản xuất đại trà. - Phân biệt và chỉ ra được mối liên hệ giữa 3 loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng: Thí nghiệm so sánh giống, thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật, thí nghiệm sản xuất quảng cáo. 2. Kĩ năng - Vận dụng được kiến thức mới hình thành để giải quyết vấn đề được phát hiện trong bài học và một số tình huống sử dụng giống cây trồng trong thực tiễn - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát. 3. Thái độ - Có ý thức và hứng thú tham gia các hoạt động học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực Trên cơ sở xác định vấn đề và nội dung học như trên, quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh trong bài học này chú trọng vào việc phát triển những năng lực sau cho học sinh: - Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về khảo nghiệm giống cây trồng để giải quyết một số tình huống sử dụng giống cây trồng trong thực tiễn. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC 1. Máy tính , máy chiếu, tranh ảnh về các thí nghiệm khảo nghiệm GCT, băng hình về hội nghị đầu bờ (gồm hoạt động báo cáo và khảo sát thực tế) 2. Giáo viên: tài liệu sách chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK. 3. Học sinh: Nghiên cứu ở nhà trước bài học, SGK III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: đã có ở phần trên 2. Phương thức: GV giới thiệu một đoạn băng hình hoặc nêu 1 tình huống hoặc tổ chức cho HS diễn một tiểu phẩm ngắn trong thời gian 3-4 phút có nội dung chính như sau: một địa phương nào đó đưa một giống lúa hoặc giống cây ăn quả... mới chọn tạo hoặc mới nhập nội vào sản xuất không qua khảo nghiệm giống (do khi đi tham quan nơi trồng giống cây đó thấy cây cho năng suất cao, chất lượng tốt). - Chuyển giao nhiệm vụ GV cho học sinh quan quan sát suy nghĩ qua xem băng hình hoặc tiểu phẩm, HS phát hiện vấn đề :“Vì sao đưa giống mới chọn tạo hoặc mới nhập nội vào sản xuất không qua khảo nghiệm, kết quả không được như mong muốn, thậm chí không cho thu hoạch? Khảo nghiệm giống cây trồng mới bằng cách nào để đảm bảo gieo trồng đạt kết quả tốt khi đưa vào sản xuất?” - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ - GV yêu cầu một số HS dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân để thử đưa ra các câu trả lời cho vấn đề các em phát hiện. - Báo cáo kết quả - Kết quả là cây sinh trưởng phát triển kém, năng suất rất thấp, thậm chí là mất mùa. - Đánh giá, nhận xét + Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức ( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát) - Nhận xét các câu trả lời của HS và chuyển tiếp sang hoạt động 2. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1 I. Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng - Chuyển giao nhiệm vụ -GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: - GV tổ chức cho HS nghiên cứu mục I –SGK, sau đó trả lời câu hỏi 1, Khảo nghiệm giống cây trồng nhằm đích gì? 2, Muống khai thác tối đa hiệu quả cua giống cần khảo nghiệm về đặc điểm nào? 3, Giả sử một giống lúa ở nước ngoài có sản lượng cao, phẩm chất gạo tốt, ta nhập nội rồi đưa vào sản xuất đại trà ngay, không qua khảo nghiệm. Kế quả sẽ ntn? Vi sao? 4, Em hãy nêu tóm tắt mục đich, ỹ nghĩa của công tác khảo nghiệm GCT? - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ + Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi Báo cáo kết quả 1, Khảo nghiệm giống là để đánh giá khách quan chính xác đặc điểm của giống có phù hợp với điều kiện tự nhiên và hề thống luân canh của vùng sản xuất hay không 2, Về kĩ thuật canh tác của giống như: thười vụ, chế độ làm đất, chăm bón.... 3, có thể tố, nhưng thường là không hiệu quả vì không thích hợp vơi điều kiện thổ nhưỡng, không có quy trình hợp lí... 4, Khảo nghiệm giúp ta đánh giá khách quan chính xác đặc điểm của giống để có thể công nhận kịp thời đưa vào hệ thống luân canh của khu vực - Xác định được những yêu cầu kĩ thuật của giống và hướng sử dụng giống để từ đó khai thác tối đa hiệu quả của giống - Đánh giá, nhận xét + Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức ( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát) - GV giải thích và kết luận hoạt động 1 Mục đích, ý nghĩa của công tác KN GCT - Khảo nghiệm giúp ta đánh giá khách quan chính xác đặc điểm của giống để có thể công nhận kịp thời đưa vào hệ thống luân canh của khu vực - Xác định được những yêu cầu kĩ thuật của giống và hướng sử dụng giống để từ đó khai thác tối đa hiệu quả của giống Hoạt động 2 II. Tìm hiểu các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng 1. Thí nghiệm so sánh giống - Chuyển giao nhiệm vụ -GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: 1, Giống mới được bố trí so sánh với giống nào? Và nhằm mục đích gì? 2, Cho quan sát hình 2.1 SGK xác định đâu là giống mới cần KN và đâu là giống đại trà được làm đối chứng ? So sánh giống cần chú ý các chỉ tiêu nào? - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ + Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi - Báo cáo kết quả 1, So sánh với giống phổ biến được sản xuất đại trà nhằm xác định giống mới có tính ưu việt gì 2, Giống mới cần khảo nghiệm là KN1, giống đại trà làm đối chứng ( CR203). So sánh các chỉ tiêu như: sinh trưởng, phát triển, năng suất , chất lượng, khẳ năng chống chịu với điều kiện môi trường.. Đánh giá, nhận xét + Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức ( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát) + So sánh với giống phổ biến được sản xuất đại trà nhằm xác định giống mới có tính ưu việt gì + So sánh các chỉ tiêu như: sinh trưởng, phát triển, năng suất , chất lượng, khẳ năng chống chịu với điều kiện môi trường.. - GV giải thích nếu kết quả sao sánh cho thấy giống mới vượt trội so với giống đại trà thì gửi đến trung tâm khao nghiệm giống quốc gia để tiếp tục khảo nghiệm trên mạng lưới toàn quốc. Chuyển sang hoạt động 3 Hoạt động 3 2. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật - Chuyển giao nhiệm vụ - GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: 1, mục đích của thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật là gì? 2, Thí nghiệm kiểm tra được tiến hành trong phạm vi nào? - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ + Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi - Báo cáo kết quả 1, Nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống để xây dựng quy trình kĩ thuật, chuẩn bị cho mở rộng sản xuất đại trà 2, Phạm vị khảo nghiệm giông quốc gia Đánh giá, nhận xét + Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức ( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát) + Nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống để xây dựng quy trình kĩ thuật, chuẩn bị cho mở rộng sản xuất đại trà + Phạm vị khảo nghiệm giông quốc gia GV giải thích thêm sau khi khảo nghiệm về so sánh giống và thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật các yêu cầu kĩ thuật của giống, nếu đáp ứng yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia đồng thời xây dựng kĩ thuật gieo trồng và cho phép phổ biến rộng trong sản xuất. Chuyển ý Hoạt động 4 3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo - Chuyển giao nhiệm vụ - GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: 1, Giống mới với những điều kiện gì sẽ được tổ chức thí nghiệm sản xuất quảng cáo? 2, Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích gì? 3, làm thế nào để giống mới được tuyên truyền rộng rãi và được đưa và sản xuất đại trà? - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ + Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi - Báo cáo kết quả 1, Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận giống quốc gia 2, Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà 3, Tổ chức hội nghị đầu bờ, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người đều biết về giống mới( GV có thể chiếu bằng hình giải thích thêm) Đánh giá, nhận xét + Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức ( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát) + Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà + Tổ chức hội nghị đầu bờ, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người đều biết về giống mới. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Bài tập 1. hãy khoanh tròn vào đáp án đúng. Giống được cấp giấy chứng nhận quốc gia khi giống đáp ứng yêu cầu khi đã tổ chức thí nghiệm: A. Thí nghiệm sao sánh giống B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật C. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo D. Không cần thí nghiệm ( Đáp án B) - GV kết luận những nội dung chính của hoạt động 4 D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG Tìm đọc sách khoa học kĩ thuật hoặc tra cứu trên mạng internet để tìm hiểu yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và quy trình kĩ thuật gieo trồng một loại cây trồng mới chưa có ở địa phương. Nên chọn loại cây hoa hoặc rau có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ theo dõi. Sau đó làm thí nghiệm so sánh giống hoặc thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật bằng cách thực hiện một biện pháp kĩ thuật đơn giản, nhanh cho kết quả như chế độ phân bón hoặc mật độ gieo trồng.... Theo dõi và ghi chép kết quả thu thập được. E. Rút kinh nghiệm. .......................................................................................................................................... Kim Sơn, ngày..tháng..năm Tổ trưởng kí duyệt
Tài liệu đính kèm: