Giáo án Công nghệ 10 - Bài 55: Quản lí doanh nghiệp

Bài 55: Quản lí doanh nghiệp

I. MỤC TIÊU:Sau khi học xong học sinh phải:

1. Kiến thức:

Biết được việc tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Biết được nội dung và phương pháp xđ kế hoạch cho DN kinh doanh.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận biết, làm việc với sgk, làm việc theo nhóm.

- Rèn cho học sinh khả năng phân tích, so sánh, khái quát.

3. Thái độ:

- Rèn luyện ý thức làm việc có kế hoạch có phương pháp.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Có khả năng phát hiện vấn đề, đề xuất cách giải quyết vấn đề hợp lí, hiệu quả: Chủ động vận dụng kiến thức đã học trong bài học vào việc giải quyết các vấn đề phát hiện trong bài học.

- Năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm

 

docx 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 5230Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 10 - Bài 55: Quản lí doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 
 Theo ppct
Bài 55: Quản lí doanh nghiệp
I. MỤC TIÊU:Sau khi học xong học sinh phải:
1. Kiến thức: 
Biết được việc tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Biết được nội dung và phương pháp xđ kế hoạch cho DN kinh doanh.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận biết, làm việc với sgk, làm việc theo nhóm.
- Rèn cho học sinh khả năng phân tích, so sánh, khái quát.
3. Thái độ:
- Rèn luyện ý thức làm việc có kế hoạch có phương pháp.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Có khả năng phát hiện vấn đề, đề xuất cách giải quyết vấn đề hợp lí, hiệu quả: Chủ động vận dụng kiến thức đã học trong bài học vào việc giải quyết các vấn đề phát hiện trong bài học.
- Năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm
- Năng lực tự học: Học sinh tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập, mục tiêu học tập phù hợp với bản thân và nỗ lực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ được giao để thực hiện mục tiêu học tập. Chịu khó, chủ động đọc tài liệu, ghi chép thông tin cần thiết và nội dung thảo luận khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực sáng tạo
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY – HỌC
1. Giáo viên:
- SGK + tư liệu có liên quan đến bài học ( luật doanh nghiệp hiện hành 2005)
2. Học sinh :
- SGK + đọc trước bài mới 
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
KHỞI ĐỘNG 
Mục tiêu: Đã có ở phần trên
Phương thức:
Chuyển giao nhiệm vụ: Công việc quản lí doanh nghiệp rất quan trọng, là yếu tố chính để doanh nghiệp hđ có hiệu quả. Trong quản lí doanh nghiệp có nhiều yếu tố như: Tổ chức hoạt động kinh doanh, hạch toán trong kinh doanh .Để hiểu rõ quản lí doanh nghiệp như thế nào.
Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
Học sinh lắng nghe gv hướng dẫn vào bài mới
Báo cáo kết quả
Học sinh lắng nghe gv dẫn dắt bài mới.
Đánh giá, nhận xét
Gv dẫn vào bài mới
HoẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 
Nội dung
 Trong doanh nghiệp cơ cấu tổ chức bao gồm những gì?
 Các cá nhân, các bộ phận có mối quan hệ với nhau không? Quan hệ như thế nào?
 Các cá nhân, các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm mục đích gì?
- Mđ: thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp.
 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có những đặc trưng nào?
 Thế nào là tính tập chung, tính tiêu chuẩn hoá?
Thực tế ta thấy: có doanh nghiệp có nhiều bộ phận, cá nhân, có doanh nghiệp ít bộ phận, ít người hơn.
* Bổ sung cho hs:
DN nhỏ
DN có quy mô vừa, lớn
- ưu điểm:
+ Tổ chức hoạt động kinh doanh linh hoạt, dễ thay đổi phù hợp với nhu cầu thị trường và dễ đổi mới công nghệ, dễ quản lí chặt chẽ .
- ưu điểm:
+ Cơ cấu tổ chức đạt trình độ cao (cán bộ công nhân được đào tạo bài bản)
+ Trình độ quản lí có tính chuyên nghiệp.
+ Bộ máy tổ chức hoạt động chặt chẽ, linh hoạt.
+ Nguồn vốn lớn nhưng dễ huy động.
+ Thông tin thị trường được cập nhật có tính chuyên nghiệp, rộng khắp.
- Khó khăn:
+ Khó đầu tư đồng bộ, thường thiếu thông tin về thị trường, trình độ lao động thấp, trình độ quản lí thiếu chuyên nghiệp.
- Khó khăn:
+ Nhân công, nhà quản lí phải đào tạo thời gian dài ® chi phí đào tạo lớn.
+ Nếu rủi ro thì khó khắc phục.
+ Tính cạnh tranh cao, cơ sở vật chất đầu tư ban đầu lớn, việc thu hồi vốn trong thời gian dài.
 Tổ chức thực hiện kế hoạch KD của DN có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?
Nguồn lực của doanh nghiệp gồm các yếu tố nào?
 Theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh nhằm mục đích gì?
 Nếu xđ mức vốn quá thấp, quá cao so với yêu cầu sẽ gây nên hiện tượng gì?
 Doanh nghiệp có thể huy động vốn kinh doanh từ các nguồn nào?
 Doanh nghiệp thường dùng đơn vị nào để hạch toán?
- Tiền tệ.
 Doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinh tế có lợi gì? không hạch toán sẽ có hậu quả gì?
- Hậu quả: không xđ được chi phí, doanh thu ( lỗ, lãi) của doanh nghiệp là bao nhiêu ® không chủ động được nguồn vốn, nguồn hàng cũng như các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Þ Điều này khiến không ít doanh nghiệp phải trả giá.
 Vậy em hiểu doanh thu, chi phí, lợi nhuận là gì?
 Chi phí của doanh nghiệp trong 1 kì kinh doanh rất đa dạng, vậy để xđ được tổng chi phí kinh doanh, doanh nghiệp phải xđ từng loại chi phí phát sinh.
 Cho HS nghiên cứu H.55/ sgk- 179.
 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua các tiêu chí nào? 
- Tiêu chí:
+ Doanh thu và thị phần
+ Lợi nhuận
+ Mức giảm chi phí
+ Chỉ tiêu khác
 Lợi nhuận được thể hiện như thế nào?
- Thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp bỏ ra.
 Nếu doanh thu tăng thì hiệu quả kinh tế sẽ như thế nào?
 Nếu doanh thu không đổi nhưng DN giảm chi phí thì hiệu quả KD sẽ như thế nào?
- Vẫn có khả năng ­lợi nhuận.
- Td làm tăng năng xuất, chất lượng, mẫu mã phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường (phù hợp với thời đại).
I. Tổ chức hoạt động kinh doanh:
1. Xác lập cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: 
a. Đặc trưng của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp:
- Cơ cấu tổ chức
Những bộ phận
mqh phụ thuộc nhau
Những cá nhân 
- Đặc trưng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Tính tập chung
sgk
Tiêu chuẩn hóa
 b. Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp:
- Tuỳ theo quy mô của doanh nghiệp để xác lập cơ cấu tổ chức phù hợp
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp có quy mô vừa, lớn
- Cơ cấu tổ chức: ít bộ phận, ít người.
- Quy mô cấu trúc: đgiản (quyền tập chung vào 1 người – Giám đốc: xử lí thông tin và quy định mọi vđề của DN)
- Cơ cấu tổ chức: nhiều bộ phận, nhiều người hơn.
- Quy mô cấu trúc: phức tạp hơn (cấu trúc theo chức năng chuyên môn, cấu trúc theo ngành hàng)
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp: 
 Góp phần thực hiện các mục
 tiêu xác định của d.nghiệp.
- Là khâu 
 q. trọng 
 Biến các kế hoạch của 
 doanh nghiệp thành những kết 
 quả thực tế.
 - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm các công việc sau:
a. Phân chia nguồn lực của doanh nghiệp: 
- Nguồn lực của doanh nghiệp gồm:
 + Tài chính
 +Nhân lực
 + Các nguồn lực khác (trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển ...
b. Theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh:
 Đánh giá mức độ thực hiện 
 kế hoạch của các cá 
- Mđ nhân, bộ phận và cả 
 doanh nghiệp
 Có sự điều chỉnh hợp lí.
3. Tìm kiếm và huy động vốn kinh doanh: 
- Nguồn vốn: 
 +Vốn của chủ DN
 + Các thành viên (cổ phần) 
 + Nhà cung ứng vay vốn.
II. Đánh giá hiệu quả KD của DN:
1. Hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp:
a. Hạch toán kinh tế là gì?
- Là việc tính toán chi phí và kết quả kinh doanh (doanh thu) của doanh nghiệp.
b. ý nghĩa của hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp:
- Giúp chủ doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp.
- Nếu
Mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là số dươngÞ doanh nghiệp có lãi.
Mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là số âm Þ doanh nghiệp bị lỗ.
c. Nội dung hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp:
 Doanh thu
- Là xác định Chi phí
 Lợi nhuận.
VD: Doanh thu bán sản phẩm hàng hoá của công ti A trong 1 năm đạt 10 tỉ đồng.
- Chi phí trong 1 năm: » 9,2 tỉ đồng
Þ Lợi nhuận trong 1 năm ( phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kinh doanh):
 10 tỉ đồng – 9,2 tỉ đồng = 0,8 tỉ đồng.
d. Phương pháp hạch toán kinh tế trong DN:
- Phương pháp xđ doanh thu: 
Doanh thu 
của DN 
=
Số lượng sản
phẩm bán được 
´ 
 Giá bán 1sản phẩm 
- Phương pháp xđ chi phí kinh doanh:
+ Xác định từng loại chi phí phát sinh Þ Tổng chi phí kinh doanh.
2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
a. Doanh thu và thị phần:
- Doanh thu lớn và có khả năng tăng trưởng thể hiện quy mô phát triển của doanh nghiệp.
- Thị phần: là phần thị trường của doanh nghiệp (bộ phận khách hàng hiện tại của doanh nghiệp). Thị phần lớn thể hiện sự gia tăng khách hàng của doanh nghiệp.
b. Lợi nhuận:
- Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
c. Mức giảm chi phí:
- Là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
d. Tỉ lệ sinh lời:
- Là sự so sánh giữa lợi nhuận thu và vốn đầu tư.
e. Các chỉ tiêu khác: (sgk)
III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: 
1. Xác định cơ hội kinh doanh phù hợp với DN:
2. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực: (sgk)
3. Đổi mới công nghệ kinh doanh:
4. Tiết kiệm chi phí:
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm những công việc gì?
Hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp có ý nghĩa gì? 
Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nội dung và phương pháp xác định các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.
VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
Tìm đọc các sách về quản lí doanh nghiệp và cách tổ chức hoạt đông kinh doanh.
Tìm đọc trên mạng internet để tìm hiểu về quản lí doanh nghiệp.
RÚT KINH NGHIỆM.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kim sơn, ngày.........tháng.....năm......
 Tổ trưởng ký duyệt
Tuần Tiết 39
Ngày soạn:
Ngày dạy 
Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong học sinh phải:
- Biết được thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp nhỏ.
- Biết các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doang nghiệp nhỏ.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng, kỹ xảo: Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận biết, làm việc với sgk, làmg việc theo nhóm.
- Tư duy: rèn cho học sinh khả năng phân tích, so sánh, khái quát.
3. Thái độ:
- Có hứng thú kinh doanh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK + tư liệu có liên quan đến bài học.
2. Học sinh :
- SGK + đọc trước bài mới 
III.TRỌNG TÂM: Đặc điểm, thuận lợi, khó khăn, các lĩnh vực kinh thích hợp
IV. TIẾN TRÌNH:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
* Câu hỏi: Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình?
3. Bài mới:
Hoạt động 
Nội dung
 Em hãy lấy ví dụ về doanh nghiệp nhỏ ở địa phương?
 Vậy doanh nghiệp nhỏ có đặc điểm gì? 
 Doanh nghiệp nhỏ trong hoạt động kinh doanh có những thuận lợi, đồng thời gặp những khó khăn nhất định.
Y/ c học sinh quan sát H. 50.1 ; 50.2; 50. 3;50.4 sgk® Nêu tên các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ? 
- Sản xuất, mua bán, dịch vụ.
 Kể tên các dịch vụ ở địa phương em?
GV: y/ c: đọc thông tin bổ xung sgk / 157.
I. Tìm hiểu kinh doanh hộ gia đình:
II. Doanh nghiệp nhỏ: 
1. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ:
- Doanh thu không lớn
- Số lượng lao động không nhiều
- Vốn kinh doanh ít.
2. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ:
a. Thuận lợi: ( sgk )
b. Khó khăn:( sgk )
3. Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ:
a. Hoạt động sản xuất hàng hoá:
- Sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm: Thóc, ngô, rau, quả, gia cầm, gia súc
- Sản xuất các mặt hàng tiêu dùng: bút bi, giấy, vở hs, đồ sứ gia dụng, quần áo, mây tre đan, sản phẩm thủ công mĩ nghệ
b. Các hoạt động mua bán hàng hoá:
- Đại lí bán hàng: vật tư phục vụ sản xuất, xăng dầu, hàng hoá tiêu dùng khác
- Bán lẻ hàng hoá tiêu dùng: hoa, quả, bánh, kẹo, quần áo
c. Các hoạt động dịch vụ:
- Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp, vui chơi, giải trí
- Dịch vụ ăn uống, giải khát
- Dịch vụ bán cho thuê: sách, cưới hỏi, băng đĩa 
4. Củng cố: Đặc điểm của DNN? 
5. Dặn dò:
- Học bài cũ + đọc trướcbài mới : nghiên cứu căn cứ lựa chọn lĩnh vực kinh doanh . Thế nào là lĩnh vực kinh doanh phù hợp?
V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 55 & 50b CN10.docx