Giáo án Công nghệ 10 - Chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

CHỦ ĐỀ 5: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

(Chủ đề này gồm 4 bài:

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1, Về kiến thức

+ Hiểu được các điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng

+ Hiểu được khái niệm cơ bản, nguyên lí và biện pháp chủ yếu phòng trừ tổng hợp dịch hại

+ Hiểu được ảnh hưởng và biện pháp hạn chế tác hại của thuốc hóa học trừ sâu, bệnh đối với quần thể sinh vật và môi trường

+ Biết được cơ sở khoa học và quy trình sản xuất chế phẩm trừ sâu bảo vệ cây trồng

2, Về kỹ năng

 Rèn học sinh các kĩ năng

- Phân tích, tự học, chia sẻ trong hoạt động nhóm

- Kĩ năng thực hành: Nhận dạng được một biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại phổ biến

- Pha chế được dung dịch Booc đô phòng, trừ nấm hại cây trồng

 

doc 13 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 3666Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 10 - Chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày tháng Năm 
Ngày dạy: Ngày tháng Năm
Bài 17+18+19+20. Tiết 20+21+22+23+24+25
CHỦ ĐỀ 5: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
(Chủ đề này gồm 4 bài: 
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1, Về kiến thức
+ Hiểu được các điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
+ Hiểu được khái niệm cơ bản, nguyên lí và biện pháp chủ yếu phòng trừ tổng hợp dịch hại
+ Hiểu được ảnh hưởng và biện pháp hạn chế tác hại của thuốc hóa học trừ sâu, bệnh đối với quần thể sinh vật và môi trường
+ Biết được cơ sở khoa học và quy trình sản xuất chế phẩm trừ sâu bảo vệ cây trồng
2, Về kỹ năng
 Rèn học sinh các kĩ năng
- Phân tích, tự học, chia sẻ trong hoạt động nhóm
- Kĩ năng thực hành: Nhận dạng được một biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại phổ biến
- Pha chế được dung dịch Booc đô phòng, trừ nấm hại cây trồng
3, Về thái độ
	+ Có ý thức và hứng thú tham gia các hoạt động học tập. 
+ Có ý thức thực hiện đúng quy định về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường khi sử dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh
+ Luôn coi trọng sự hợp tác với các bạn trong nhóm và sự hỗ trợ của thầy, cô giáo trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động của bài học.
4, Các năng lực hướng tới
- Năng lực lập kế hoạch 
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm
- Năng lực tự học
- Năng lực sáng tạo
II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY – HỌC
1, Đối với giáo viên
- SGK, tài liệu tham khảo về các cách phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
- Chuẩn bị hình ảnh, video về một số cách phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
- Chuẩn bị tranh ảnh về một số loài thiên địch
- Chuẩn bị hóa chất và dụng cụ thực hành 
2, Đối với học sinh
- SGK, tài liệu tham khảo, thiết bị kết nối internet, sổ ghi chép. Các thiết bị cần cho quá trình thu thập thông tin, trình bày sản phẩm.
- Học sinh tìm hiểu nghiên cứu về các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng; Các ứng dụng về công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (HĐ KHỞI ĐỘNG)
1, Mục tiêu chung của chủ đề
+ Biết được một số biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
+ Phân biệt đực một số loại thiên địch trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
2, Phương thức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát hình ảnh các giai đoạn phát sinh phát triển của sâu. 
Câu 1. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng? Kể tên một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng.
Câu 2. Nêu một số biện pháp hạn chế, phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ HS: suy nghĩ trả lời
+ Giáo viên: 
 Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
3, Gợi ý sản phẩm
Mỗi HS có trình bày một sản phẩm với các mức độ khác nhau, tôi lựa chọn 01 sản phẩm của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 Hoạt động 1: Khái niệm và nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
1, Phương thức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ	
GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau
Câu 1.1. Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là gì? Kể tên một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
Câu 1.2: Tại sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
Câu 1.3: Các nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là gì?
Câu 1.4: Tại sao cần bồi dưỡng để nông dân trở thành chuyên gia trên đồng ruộng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh:
- Nhận nhiệm vụ.
- Phân công nhiệm vụ, giới hạn thời gian cho từng các nhân.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
 Giáo viên: 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
2, Gợi ý sản phẩm
- Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại một cách hợp lí.
- Nguyên lí cơ bản : + Trồng cây khỏe
	+ Bảo tồn thiên địch
	+ Thường xuyên thăm đồng ruộng
	+ Nông dân trở thành chuyên gia
 Hoạt động 2. Các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
1, Phương thức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Mỗi nhóm sẽ tìm hiểu 2 biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng:
	+ Nhóm 1: Biện pháp kĩ thuật + biện pháp sinh học
	+ Nhóm 2: Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh + Biện pháp hóa học
	+ Nhóm 3: Biện pháp cơ giới vật lí + Biên pháp điều hòa
Gv: Gợi ý học sinh phân tích, tìm hiểu chủ đề bằng hệ thống câu hỏi, Yêu cầu học sinh nghiên cứu tài liệu, điều tra thực tế địa phương và trả lời
Câu hỏi:
Nhóm 1: 
Câu 1. Các biện pháp kĩ thuật phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là gì? Tác dụng của các biện pháp đó là gì?
Câu 2. Áp dụng biện pháp sinh học như thế nào? Có lợi ích gì?
Câu 3. Để góp phần thực hiện tốt biện pháp sinh học chúng ta cần làm gì?
Câu 4. Các biện pháp kĩ thuật, biện pháp sinh học có ưu nhược điểm gì?
Nhóm 2:
Câu 1: Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu bệnh là như thế nào? Ưu nhược điểm của biện pháp này là gì?
Câu 2:Thế nào là biện pháp hóa học? 
Câu 3: Có nên sử dụng thuốc hóa học để đề phòng sâu, bệnh xâm nhập cây trồng không? Tại sao? Khi nào thì nên sử dụng thuốc hóa học?
Câu 4: Biện pháp hóa học có ưu nhược điểm gì?
Nhóm 3:
Câu 1: Biện pháp cơ giới vật lí gồm những biện pháp cụ thể nào? Ưu nhược điểm của biện pháp này là gì?
Câu 2: Biện pháp điều hòa là gì? Nhằm mục đích gì?
Câu 3: Biện pháp điều hòa có những ưu, nhược điểm gì?
Bước 2: Nhận nhiệm vụ
Học sinh:
- Nhận nhiệm vụ.
- Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
- Phân công nhiệm vụ, giới hạn thời gian cho từng cá nhân.
- Thống nhất kết quả trong nhóm, thống nhất cách trình bày.
- Nhóm trưởng cần có sổ tay ghi chép tiến trình làm việc của từng cá nhân trong nhóm.
- Hoàn thiện sản phẩm.
 Giáo viên
 Kiểm tra kế hoạch các nhóm để tiện việc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của từng cá nhân, nhóm. Đôn đốc học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Trình bày, báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ.
	- Giáo viên kiểm tra sản phẩm của các nhóm, phát vấn.
	- Các nhóm khác theo dõi, trao đổi, phát vấn trực tiếp.
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức (Nội dung kiến thức là câu trả lời của hệ thống câu hỏi trên)
	- Đánh giá bằng hệ thống câu hỏi bài học theo các mức độ nhận thức.
	- Đánh giá tiến trình thực hiện dự án của các nhóm theo biểu mẫu:
2, Gợi ý sản phẩm
Biện pháp kĩ thuật: Cày bừa, tiêu hủy tàn dư cây trồng, tưới tiêu, bón phân hợp lí, luân canh cây trồng, gieo trồng đúng thời vụ.
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, có tác dụng phòng dịch hại, không gây ô nhiễm môi trường.
+ Nhược điểm: Khi đã xảy ra dịch thì biện pháp ít có tác dụng
Biện pháp sinh học: Sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để ngăn chặn, làm giảm thiệt hại do sâu, bệnh gây ra
+ Ưu điểm: Là biện pháp tiên tiến, an toàn với môi trường sinh thái
+ Nhược điểm: Khó triển khai trên diện rộng
Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh: Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu hoặc hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại
+ Ưu điểm: An toàn cho môi trường sinh thái, có hiệu quả cao với đối tượng có khả năng chống chịu
+ Nhược điểm: Chỉ chống chịu với một số sâu, bệnh nhất định; số lượng cây có khả năng chống chịu còn ít
Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc hóa học để trừ dịch hại cây trồng
+ Ưu điểm: Hiệu quả nhanh, tác dụng trên diện rộng, phòng trừ được nhiều loại sâu bệnh
+ Nhược điểm: Nếu quá lạm dụng và sử dụng không đúng quy trình sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới chất lượng nông sản, gây hại cho sức khỏe con người.
Biện pháp cơ giới, vật lí: Dùng bẫy ánh sáng, mùi vị; bắt bằng vợt, bằng tay...
+ Ưu điểm: Dễ làm, dễ triển khai, hiệu quả cao
+ Nhược điểm: Tốn nhiều công lao động
Biện pháp điều hòa: Giữ cho dịch hại chỉ phát triển ở mức độ nhất định nhằm giữ cân bằng sinh thái.
+ Ưu điểm: Duy trì được thế cân bằng sinh thái, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững
+ Nhược điểm: Nếu không xác định được mức độ duy trì dịch hại thì nguy cơ bùng phát dịch cao.
Hoạt động 3: Thực hành pha chế dung dịch Boóc đô phòng trừ nấm hại
1, Phương thức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ	
GV: Yêu cầu học sinh quan sát màu sắc của dung dịch boóc đô đã được chuẩn bị và trả lời các câu hỏi : Em có nhận xét gì về màu sắc của dung dịch boóc đô?
GV: giới thiệu tác dụng của dung dịch boóc đô trong trừ nấm hại cây trồng.
GV: Thực hiện các bước của quy trình thực hành và yêu cầu HS quan sát, theo dõi các thao tác.
GV: Treo tranh, yêu cầu HS trình bày lại quy trình thực hành pha chế dung dịch booc đô
GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ; phân công vị trí thực hành; kiểm tra dụng cụ vật liệu thực hành. Yêu cầu mỗi nhóm pha chế 1 mẫu dung dịch booc đô phòng trừ nấm hại cây trồng.	
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện, hoàn thành mẫu dung dịch booc đô
*Giáo viên:
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo; trình bày sản phẩm
 Các nhóm nộp mẫu dung dịch đã hoàn thành.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- GV nhận xét quá trình thực hành của HS
- Đánh giá kết quả thực hành
2, Gợi ý sản phẩm
- Sản phẩm là dung dịch booc đô phòng trừ nấm hại cây trồng
 Hoạt động 4: Tìm hiểu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường.
1, Phương thức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ	
 Nhiệm vụ trả lời câu hỏi	
 Câu 1. Hãy nêu nững ảnh hưởng của thuốc hóa học đến quần thể sinh vật? Nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng xấu đó là gì? Biện pháp khắc phục như thế nào? 
 Câu 2. Vì sao sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật có ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật?
 Câu 3. Nêu những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường? Nguyên nhân do đâu? Biện pháp khắc phục như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
Giáo viên
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
	- Đánh giá bằng hệ thống câu hỏi bài học theo các mức độ nhận thức.
2, Gợi ý sản phẩm
-
Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật, môi trường và con người
Nguyên nhân
Biện pháp
- Giảm năng suất và phẩm chất cây trồng
- Phun quá nồng độ và liều lượng quy định
- Phun thuốc không đúng thời điểm.
Sử dụng đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và liều lượng.
- Gây hại cho sinh vật có ích làm mất cân bằng sinh thái
Sử dụng thuốc có phổ độc rộng, sử dụng với nồng độ và liều lượng cao.
Sử dụng thuốc có tính chọn lọc, đúng nồng độ và liều lượng.
- Gây hiện tượng kháng thuốc ở sâu, bệnh hại
- Sử dụng nhiều loại thuốc có tính năng gần giống nhau hoặc dùng 1 loại thuốc liên tục trong nhiều
Sử dụng thuốc đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng
Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
Sử dụng không hợp lí, nồng độ liều lượng quá cao
Chỉ dung thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi dịch hại tới ngưỡng gây hại; sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao; phân hủy nhanh trong môi trường; tuân thủ vệ sinh môi trường.
Ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ra 1 số bệnh hiểm nghèo ở con người.
Tồn dư thuốc hóa học bảo vệ thực vật trong đất, nước, không khí, nông sản, thực phẩm đi vào cơ thể con người.
Tuân thủ an toàn lao động, đảm bảo thời gian cách li.
Hoạt động 5: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật
 (Chia lớp thành 3 nhóm)
1, Phương thức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ	
Nhiệm vụ
Nhóm 1: Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu
Nhóm 2: Chế phẩm virut trừ sâu
 Nhóm 3: Chế phẩm nấm trừ sâu	
 Câu 1. Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là gì?
 Câu 2. Chế phẩm sinh học diệt trừ sâu hại có đặc điểm gì được ưa chuộng?
 Câu 3. Các loại vi khuẩn (virut; nấm) dùng để sản xuất chế phẩm trừ sâu là gì?
 Câu 4. Hãy nêu cơ sở khoa học, quy trình công nghệ sản xuất các chế phẩm bảo vệ thực vật? Ứng dụng của các chế phẩm bảo vệ thực vật là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh
- Nhận nhiệm vụ.
- Phân công nhiệm vụ, giới hạn thời gian cho từng nhóm
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
Giáo viên 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
2, Gợi ý sản phẩm (HS phân biệt được các loại chế phẩm bảo vệ thực phẩm)
- Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là chế phẩm chứa các vi sinh vật có khả năng tiêu diệt sâu bệnh hại cây trồng.
Chế phẩm vi khuẩn 
Chế phẩm virut 
Chế phẩm nấm 
Vi khuẩn; virut; nấm dùng để sản xuất chế phẩm sinh học
Vi khuẩn Baccillus thuringiensis ở giai đoạn bào tử có tinh thể protein độc hình quả trám, hình lập phương
Có hơn 250 bệnh virut ở 200 loài sâu bọ
Nấm túi, nấm phấn trắng
Cơ sở khoa học
+ Tinh thể protein độc gây ngộ độc với một số loài sâu.
+ Sau khi nuốt phải tinh thể protein độc, cơ thể sâu bị tê liệt và bị chết sau 2 – 4 ngày.
Sâu non mẫn cảm nhất với virut, khi nhiễm cơ thể mềm nhũn, màu sắc biến đổi và chết.
+ Nấm túi kí sinh trên nhiều loại sâu bọ và rệp. Khi nhiễm cơ thể trương lên, các hệ cơ quan bị ép vào thành cơ thể sâu bọ, yếu dần rồi chết.
+ Nhiễm khoảng 200 loài, cơ thể sâu cứng lại, trắng ra, chết sau vài ngày
Quy trình sản xuất
Giống thuần→Môi trường nhân sinh khối→Rải mỏng để hình thành bào tử trong điều kiện thoáng khí→Thu sinh khối nấm→ Sấy, đóng gói, bảo quản, sử dụng.
Ứng dụng thực tế
Sử dụng để trừ sâu róm thông, sâu tơ, sâu khoang hại rau cải, súp lơ...
Sử dụng để trừ sâu róm thông, sâu đo, sâu xanh hại bông, đay, thuốc lá...
Dùng để trừ sâu róm thông, sâu đục thân ngô, rầy nâu hại lúa, bọ cánh cứng khoai tây...
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1, Phương thức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ	
 Nhiệm vụ HS trả lời các câu hỏi sau	
Câu 1. Nêu sự khác nhau trong quy trình sản xuất chế phẩm virut trừ sâu và chế phẩm nấm trừ sâu?
Câu 2. Nêu sự khác biệt về thành phần và phương thức diệt trừ sâu hại giữ chế phẩm vi khuẩn trừ sâu và chế phẩm virut trừ sâu? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
*Học sinh:
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
* Giáo viên: 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
2, Gợi ý sản phẩm
 GV giải thích ngắn gọn, HS nghe, ghi nhớ.
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1, Phương thức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ	
 Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi?
Quan sát trực tiếp một số chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật ở địa phương em từ đó nhận biết đây là loại nào? Ứng dụng thực tế là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
 Giáo viên 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
- Nhắc nhở HS về nhà thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
2, Gợi ý sản phẩm
	1. HS nêu một số đề xuất cụ thể, giáo viên bổ xung hoàn chỉnh.
E. RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
 Yên mô, ngày..tháng..năm 2017
 Tổ trưởng kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an chuyên đề phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng mới.doc