Tiết 47
BÀI 34. ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO XE MÁY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Biết được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong dùng cho xe máy.
- Biết được đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy.
2. Kỹ năng: - HS được rèn luyện kĩ năng tìm hiểu khoa học kĩ thuật.
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp thông tin.
3. Thái độ: Phát huy sự say mê tìm hiểu khoa học kĩ thuật.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dung ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực trình bày
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát thiết bị kĩ thuật, năng lực khai thác thông tin kĩ thuật, năng lực phân tích so sánh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Giáo viên: kế hoạch dạy học, bút dạ, phiếu học tập.
- Học sinh: Vở, SGK, tài liệu liên quan đến bài học.
III. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn đinh lớp(1phút)
2. Hoạt động khởi động(3 phút): Nhóm học sinh thực hiện, đặt ra vấn đề bài học đồng thời tạo hứng thú học tập cho lớp học.
Ngày soạn: 16/3/20017 Ngày giảng: 20/3/2017 Tiết 47 BÀI 34. ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO XE MÁY I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong dùng cho xe máy. - Biết được đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy. 2. Kỹ năng: - HS được rèn luyện kĩ năng tìm hiểu khoa học kĩ thuật. - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp thông tin. 3. Thái độ: Phát huy sự say mê tìm hiểu khoa học kĩ thuật. 4. Phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dung ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực trình bày - Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát thiết bị kĩ thuật, năng lực khai thác thông tin kĩ thuật, năng lực phân tích so sánh. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Giáo viên: kế hoạch dạy học, bút dạ, phiếu học tập. - Học sinh: Vở, SGK, tài liệu liên quan đến bài học. III. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn đinh lớp(1phút) 2. Hoạt động khởi động(3 phút): Nhóm học sinh thực hiện, đặt ra vấn đề bài học đồng thời tạo hứng thú học tập cho lớp học. 3. Kiểm tra bài cũ(3 phút) - Câu hỏi 1: Hãy hoàn thành sơ đồ hệ thống truyền lực trên xe ô tô? Đáp án: Li hợp → Hộp số → Truyền lực các đăng→ Truyền lực chính → Bộ vi sai → Bánh xe. - Câu hỏi 2: Hộp số ô tô 3 trục 5 cấp thì có mấy số tiến và mấy số lùi? A.3 số tiến và 1 số lùi C. 5 số tiến và 1 số lùi B.4 số tiến và 1 số lùi D. 3 số tiến và 2 số lùi 4. Hoạt động tìm hiểu bài học mới: Đặt vấn đề( 1 phút ): Trong bài trước chúng ta đã biết được đặc điểm, cách bố trí động cơ và đặc điểm của hệ thống truyền lực trên ô tô. Vậy động cơ đốt trong được ứng dụng trên xe máy như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu Bài 34. Động cơ đốt trong ung cho xe máy. * Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm động cơ và cách bố trí động cơ trên xe máy. (15 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng - Gv hướng dẫn HS hoạt động nhóm, giám sát quá trình, hỗ trợ các em nếu cần. - HS hoạt động theo 4 nhóm: Mỗi nhóm sử dụng phiếu ghi auk tin về một số loại xe kết hợp kiến thức tự tìm hiểu về xe máy gia đình. Bày tỏ ý kiến cá nhân, tổng hợp ý kiến chung của nhóm về đặc điểm động cơ xe máy. Sau khi hoàn thành, đại diện nhóm gắn lên bảng. - GV đánh giá sơ bộ để chọn đại diện một nhóm trình bày đặc điểm động cơ. - GV: nhận xét, kết luận. Mở rộng kiến thức: GV giới thiệu một số loại xe máy đặc biệt sử dụng động cơ nhiều xilanh, công suất lớn. Chuyển ý: Qua tìm hiểu xe máy tại gia đình, em háy cho biết động cơ xe được bố trí tại vị trí nào? - HS trả lời câu hỏi: động cơ đặt giữa xe( Viva, Wave, Dream, Ecxiter); động cơ đặt phía đuôi xe( Sh, Air Blade, Atila) - Bố trí động cơ trên xe phải đáp ứng yêu cầu nào? Dự kiến trả lời: Dễ bảo dưỡng sửa chữa, thuận tiện cho việc điều khiển xe, đảm bảo tính thẩm mĩ cho xe... - Hãy chỉ ra ưu điểm, hạn chế của cách bố trí động cơ trên xe máy? HS phát biểu chỉ ra ưu điểm, hạn chế. GV chốt lại nội dung. I. Đặc điểm động cơ và cách bố trí động cơ trên xe máy: 1. Đặc điểm động cơ 2. Cách bố trí động cơ trên xe - Động cơ đặt giữ xe - Động cơ đặt lệch về đuôi xe Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy. (15 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập: đánh dấu X vào những bộ phận mà em cho là thuộc hệ thống truyền lực trên xe máy. HS các nhóm thảo luận, thực hiện phiếu. Sau khi các nhóm hoàn thành, GV treo lên bảng nhận xét bài làm. Chốt lại kiến thức. GV giới thiệu một số bộ phận chính trong hệ thống truyền lực. II. Đặc điểm hệ thống truyền lực trên xe máy 1. Sơ đồ 2. Một số bộ phận chính của hệ thống Điều chỉnh, bổ sung: 5. Củng cố: (5 phút) Trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ” 6. Hướng dẫn tự học ở nhà và chuẩn bị bài sau (2 phút) - Học bài và trả lời câu hỏi 1,2 SGK trang 146. - Đọc và chuẩn bị trước bài: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện. IV. TỰ RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....... Ngày 17 tháng 3 năm 2017 Người soạn Nguyễn Thị Hạnh KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1. Hãy hoàn thành sơ đồ hệ thống truyền lực trên xe ô tô? Li hợp → . .→ Truyền lực các đăng→ và bộ vi sai → .. Câu hỏi 2. Hộp số ô tô 3 trục 5 cấp thì có mấy số tiến và mấy số lùi? A. 3 số tiến và 1 số lùi C. 5 số tiến và 1 số lùi B. 4 số tiến và 1 số lùi D. 3 số tiến và 2 số lùi PHIẾU HỌC TẬP NHÓM: Tên bộ phận Xe máy số Xe tay ga Li hợp Hộp số Truyền lực các đăng Truyền lực xích Bộ vi sai Bánh xe
Tài liệu đính kèm: