Giáo án Công nghệ 6 - Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc

Tuần 1 – Tiết 2 Chương 1: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH

Bài 2

1.Mục tiêu

1.1.Kiến thức:

-Biết được nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi pha.

- GDMT biết bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên như gỗ,than đá, dầu mỏ

1.2.Kĩ năng: Phân biệt được một số loại vải thông dụng.

1.3.Thái độ: Vận dụng kiến thức vào thực tế.

2.Nội dung học tập:

0 Nguồn gốc, tính chất của các loại vải.

3.Chuẩn bị.

 3.1.GV: tranh -Quy sản xuất vải sợi thiên nhiên.

 -Quy trình sản xuất vải sợi hoá học.

Bộ mẫu các loại vải (để quan sát và nhận biết), vải vụn các loại(dùng để thử nghiệm phân loại vải); một số băng vải nhỏ ghi thành phần sợi dệt đính trên áo, quần

 

doc 4 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 1959Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 – Tiết 2 Chương 1: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG 
TRONG MAY MẶC 
Ngày dạy: 30 /08/2008
Bài 2
1.Mục tiêu
1.1.Kiến thức:
-Biết được nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi pha.
- GDMT biết bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên như gỗ,than đá, dầu mỏ
1.2.Kĩ năng: Phân biệt được một số loại vải thông dụng.
1.3.Thái độ: Vận dụng kiến thức vào thực tế.
2.Nội dung học tập:
Nguồn gốc, tính chất của các loại vải.
3.Chuẩn bị.
 3.1.GV: tranh -Quy sản xuất vải sợi thiên nhiên.
 -Quy trình sản xuất vải sợi hoá học.
Bộ mẫu các loại vải (để quan sát và nhận biết), vải vụn các loại(dùng để thử nghiệm phân loại vải); một số băng vải nhỏ ghi thành phần sợi dệt đính trên áo, quần 
Dụng cụ: Bát chứa nước để thử nghiệm để chứng minh về độ thấm nước của vải.Diêm quẹt để thử nghiệm đốt sợi vải.
 3.2.HS: 3 loại vải Mỗi nhóm chuẩn bị ít nhất (10 cm x15cm) 
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi:
1.Trình bày phương pháp học tập bộ môn Công Nghệ 6 ?
2.Hãy nêu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình?
(2 câu trả lời đúng 10 đ)
Đáp án:
1. Phương pháp học tập bộ môn Công Nghệ 6:đáp đúng như SGK phần III/4 (6đ)
2. Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình: đáp đúng như phần I bài học (bài mở đầu)(4đ).
4.3.Tiến trình bài học:
*Giới thiệu bài
_ Các loại vải có nguồn gốc từ đâu và có tính chất gì?Làm thế nào để phân biệt các loại vải? Ta sẽ đi tìm hiểu nguồn gốc của nó và tìm hiểu tính chất của các loại vải.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung bài dạy
-GV: Có 3 loại vải chính: vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi pha.
I.Hoạt động 1:Tìm hiểu về nguồn gốc vải sợi thiên.
-GV:Treo tranh, hướng dẫn HS quan sát tranh H 1.1 .
-HS: Em hãy cho biết tên cây trồng, vật nuôi cung cấp sợi dùng để dệt vải?(nguồn gốc TV: cây bông, lanh, đay, gai  ; nguồn gốc ĐV: con tằm, cừu, dê, lạc đa ø)
-GV: Sợi bông, lanh, đay, gai là dạng sợi có dẵn trong thiên nhiên; trong quá trình sản xuất, sợi dệt có thành phần và tính chất của nguyên liệu ban đầu.
-GV: Hướng dẫn HS quan sát H1.1a (SGK).
-HS:Em hãy nêu quy trình sản xuất vải sợi bông?
-GV: Quả bông sau khi thu hoạch được giũ sạch hạt, loại bỏ chất bẩn và đánh tơi để kéo thành sợi dệt vải.
-HS:Thảo luận nhóm sau đó đưa ra sơ đồ quy trình sản xuất vải sợi bông và vải tơ tằm:
-HS:Em hãy cho biết thời gian tạo thành nguyên liệu?(lâu vì cần có nhiều thời gian từ khi cây con sinh ra đến khi cho thu hoạch).
-HS:Em hãy cho biết nguồn gốc của vải sợi thiên nhiên?
-HS:Em hãy cho biết phương pháp dệt như thế nào?(bằng thủ công,máy).
-GV:Đưa bộ mẫu vải để HS quan sát và nhận biết. Đối chiếu với mẫu vật đã chuẩn bị.
-HS: Quan sát và nhận biết mẫu vải của mình đã chuẩn bị.
-GV: Làm thử nghiệm vò vải, đốt sợi vải, nhúng vải vào nước trước lớp để HS quan sát.
-HS:Em hãy nêu tính chất của vải sợi thiên nhiên?
-GV:Ngày nay đã có công nghệ xử lí đặc biệt làm cho vài sợi bông, tơ tằm không bị nhàu,tăng giá trị của vải nhưng giá thành cao.
*/GDMT: GDHS biết bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên như gỗ,than đá, dầu mỏ
II.Hoạt động 2:Tìm hiểu về vải sợi hoá học.
-GV:cho HS quan sát H1.2 (SGK)
HS:thảo luận nhóm cho biết nguồn gốc vải sợi hoá học?
-GV: Từ chất xenlulozơ của tre, gỗ, nứa và một số chất hoá học lấy từ than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiênnguyên liệu không có dạng sợi mà phải qua quá trình tạo sợi. 
-HS: thảo luận nhóm làm BT SGK.
Đáp án:
Vải sợi nhân tạo;vải sợi tổng hợp.
Sợi visco;axetat;gỗ, tre, nứa.
Sợi nilon, sợi polyeste;dầu mỏ,than đá.
-GV: SX vải sợi hoá học nhờ có máy móc hiện đại nên rất nhanh chóng.Sử dụng nhiều trong may mặc.
-HS:Vì sao vải sợi hoá học được sử dụng nhiều trong may mặc?
-HS:Em hãy cho biết tính chất của vải sợi hoá học?
I. Nguồn gốc,tính chất của các loại vải.
 1 Vải sợi thiên nhiên.
Nguồn gốc.
Quy trình sản xuất vải sợi bông và vải tơ tằm:
Cây bônggquả bông gxơ bông gsợi dệt gvải sợi bông.
Con tằmg kém tằm gsợi tơ tằm gsợi dệtg vải tơ tằm.
 _Vải sợi thiên nhiên được dệt từ các dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên như sợi bông, sợi tơ tằm
 b. Tính chất
 _Vải bông, vải tơ tằm mặc thoáng mát, thích hợp với khí hậu nhiệt đới nhưng dễ bị nhàu và độ bền kém.
2 .Vải sợi hoá học.
Nguồn gốc.
 _Vải sợi hoá học gồm vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp được dệt từ dạng sợi do con người tạo ra từ một số chất hóa học.
 b. Tính chất.
Vải sợi nhân tạo mặc thoáng mát, ít nhàu hơn vải bông.Vải sợi tổng hợp bền, đẹp, dễ giặt, không bị nhàu nhưng mặc bí và ít thấm mồ hôi.
 4.4.Tổng kết:
Vì sao người ta lại thích mặc áo vải sợi bông, vải tơ tằm và ít sử dụng lụa nilon, vải polyeste vào mùa hè? (Vì vải bông, vải tơ tằm mặc thoáng mát, thích hợp với khí hậu mùa hè.)
Làm thế nào để phân biệt được vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học?(có thể đốt và dựa vào mùi)
 4.5.Hướng dẫn học tập:
 Đối với tiết học này:
-Học thuộc bài – đọc mục “Có thể em chưa biết”
 Đối với tiết học này:
-Chuẩn bị:đọc trước phần “Vải sợi pha-thử nghiệm”
5.Phụ lục:

Tài liệu đính kèm:

  • doccong_nghe_6HKI.doc