Giáo án Công nghệ 7 - Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất

BÀI 6. BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lí.

- Biết được các biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất.

2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh

 - Đưa ra được những biện pháp sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất phù hợp.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

- Có í thức chăm sóc, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.

 

doc 5 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 2707Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 02 – Tiết 03
Ngày soạn: 10/08/2015
Ngày dạy: 18/08/2015
BÀI 6. BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lí. 
- Biết được các biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất.
2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh
 - Đưa ra được những biện pháp sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất phù hợp.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học.
- Có í thức chăm sóc, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong SGK và các tài liệu liên quan khác.
+ Tranh hình 3, 4, 5 SGK phóng to.
+ Bảng phụ.
Học sinh:
+ Đọc trước nội dung bài học ở nhà, liên hệ thực tế cách sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất của gia đình.
+ Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (7’)
HS 1: Nêu thành phần cơ giới của đất ?
HS 2: Độ phì nhiêu của đất là gì? Muốn cây trồng có năng suất cao theo em cần có những điều kiện gì ?
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Dân số tăng nhanh khiến nhu cầu sử dụng lương thực thực phẩm ngày càng cao. Trong khi đó thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa. Mặt khác một bộ phận diện tích đất không nhỏ còn bị nhiễm chất độc hại, bị thoái hóa, bị xói mòn rửa trôi... Vậy làm như thế nào để vừa đáp ứng được nhu cầu lương thực ngày cao của con người vừa không làm mất đi độ phì nhiêu của đất ? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu lí do cần phải sử dụng đất hợp lí (12’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
GV yêu cầu HS đọc mục I. SGK
- HS đọc bài
GV: Như Mac nói: Đất là kho tàng cung cấp cho con người mọi thứ cần thiếtTuy nhiên diện tích đất có hạn, mà dân số lại không ngừng tăng nhanh, đồng nghĩa với việc thiếu đất, nhất là đất canh tác trong thời gian không xa. Ở nước ta tỉ lệ tăng dân số cao, nên nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng tăng rất nhiều, trong khi đó diện tích đất trồng còn có nguy cơ bị thu hẹp. Vậy đứng trước tình hình đó chúng ta phải sử dụng đất như thế nào?
- HS: Phải sử dụng đất một cách hợp lí.
GVKL: Để sử dụng đất hợp lí, có hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp sử dựng đất khoa học, phù hợp. Những biện pháp đó như thế náo và mục đích của các biện pháp đó là gì chúng ta sẽ cùng nhau hoàn thành bảng theo mẫu SGK/14.
- HS nghiên cứu và hoàn thành bảng.
GV giải thích: “ vừa sử dụng, vừa cải tạo” tức là trong quá trình trồng cây tiến hành các biện pháp kĩ thuật đi kèm như: làm đất, bón phân, tưới nướcgóp phần cải tạo đất.
GV gọi đại diện HS trả lời
- HS trình bày kết quả làm được
GV gọi HS nhận xét, bổ sung, sau đó GV tổng kết và chốt lại kiến thức.
GVKL: Sử dụng đất hợp lí để duy trì và tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp cho cây trồng có năng suất cao
I.Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
à Do nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng mà diện tích đất trồng trọt có hạn, vì vậy phải sử dụng đất một cách hợp lí.
Biện pháp sử dụng đất
Mục đích
1.Thâm canh, tăng vụ
- Không để đất trống giữa các vụ, tăng tổng sản phẩm thu hoạch
2.Không bỏ đất hoang
- Tăng diện tích đất canh tác, tránh lãng phí đất
3.Chọn cây trồng phù hợp với đất
- Để cây trồng sinh trưởng tốt nhất, cho năng suất cao nhất
4.Vừa sử dụng, vừa cải tạo
- Duy trì độ phì nhiêu của đất
Hoạt động 2: Tìm hiểu các biên pháp cải tạo và bảo vệ đất(15’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
GV gọi HS đọc mục II.SGK/14
- HS đọc bài 
? Nguyên nhân nào làm làm đất xấu và diện tích đất xấu ngày càng tăng?
?Theo em, đất phải như thế nào thì được coi là đất tốt, cây trồng mới có thể cho năng suất cao?
- HS: Đất phải đủ dinh dưỡng, đủ nước, đủ không khí và không có chất độc hại.
? Trong các loại đất: đất bạc màu, đất đồi trọc, đất phèn, đất cát ven biển, đất phù sa sông Hồng và đất đồng bằng sông Cửu Long. Loại đất nào tốt cần được bảo vệ, loại nào xấu cần được cải tạo?
- HS:
+ Đất tốt cần được bảo vệ là đất phù sa Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long.
+ Đất xấu cần được cải tạo là đất đồi trọc, đất phèn, đất cát ven biển và đất bạc màu
? Vậy cải tạo đất nhằm mục đích gì?
GV yêu cầu HS quan sát hình 3, 4, 5 SGK/14
- Hs quan sát
? Dựa vào nội dung SGK và thực tế, em hãy kể tên các biện pháp cải tạo đất.
GV chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ tiến hành thảo luận nhóm hoàn thành bài tập mục II. SGK/15
- HS chia nhóm và thảo luận
GV gọi đại diện nhóm đọc kết quả, gọi HS nhóm khác nhận xét và chấm điểm sau đó GV nhận xét và chốt lại kiến thức
II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất
à Nguyên nhân:
+ Sự gia tăng dân số
+ Tập quán canh tác lạc hậu, không đúng kĩ thuật.
+ Đốt phá rừng tràn lan
+ Lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
à Mục đích: Biến đổi đất xấu ( đất kém phì nhiêu) thành đất phì nhiêu, tăng năng suất cây trồng.
à Biện pháp:
+ Cày sâu, bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ
+ Làm ruộng bậc thang
+ Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh
+Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
+ Bón vôi
+ Ngoài ra còn biện pháp thủy lợi và biện pháp bón phân.
Biện pháp cải tạo đất
Mục đích
Áp dụng cho loại đất
1. Cày sâu, bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ
- Tăng bề dày lớp đất canh tác (lớp đất mặt)
- Đất bạc màu
2. Làm ruộng bậc thang
- Hạn chế dòng nước chảy, hạn chế xói mòn, rửa trôi
- Đất dốc, đất đồi, núi
3. Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh
- Tăng độ che phủ, chống xói mòn
- Đất dốc, đồi trọc
4. Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
- Không xới lớp đất phèn ở tầng dưới lên, hòa chất phèn trong nước, tạo môi trường yếm khí, tháo nước phèn thay thế bằng nước ngọt
- Đất phèn
5. Bón vôi
- Khử chua
- Đất chua
6. Thủy lợi + bón phân
- Thau chua, rửa mặn, thổ phèn
- Bổ sung dinh dưỡng cho đất
- Đất chua, đất mặn, đất phèn
4. Củng cố bài học (5’)
?Những câu khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
Đất phèn cần cày sâu, bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ
Đất trống, đồi trọc là loại đất không thể sử dụng và cải tạo được, nên bỏ không.
Đất đồng bằng châu thổ không cần cải tạo nhưng cần bảo vệ và sử dụng hợp lí.
Bảo vệ đất cát ven biển bằng việc trồng cây chắn gió,cố định cát
 cát ven biển.
? Đất canh tác của gia đình ( địa phương) em thuộc loại nào? Các biện pháp sử dụng, cải tạo đất chủ yếu là gì? Đã hợp lí chưa ?
5. Tổng kết, dặn dò (5’)
- GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 15
- GV hướng dẫn HS trả lời 3 câu hỏi cuối bài.
- Dặn dò HS:
+ Làm câu hỏi trong vở bài tập
+ Học thuộc bài cũ
+ Đọc trước nội dung bài thực hành ( bài 4) và chuẩn bị trước một số mẫu đất theo yêu cầu.
------***------
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Bien_phap_su_dung_cai_tao_va_bao_ve_dat.doc