Giáo án môn Công nghệ 7 - Tiết 35 đến tiết 52

KIỂM TRA 1 TIẾT

 ĐỀ BÀI

Câu 1: Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng: (2đ)

 1. Rừng cần được bảo vệ vàì:

 a. Là nơi cư trú cho các loài sinh vật, nơi nghiên cứu môi trường.

 b. Cải biến khí hậu, tạo cân bằng sinh thái, tham gia Vào các chu trình sống.

 c. Là nguồn tài nguyên quý giá cho đất nước.

 d. Cả 3 câu a, b, c.

 2. Luân canh là:

 a. Là chỉ gieo trồng một loại cây trồng.

 b. Là tiến hành trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một diện tích.

 c. Trên cùng một diện tích, trồng hai loại hoa màu cùng một lúc.

 d. Cả 3 câu a, b, c.

 3. Những đối tượng nào sau nay được chọn để khoanh nuôi phục hồi rừng:

 a. Đất đã mất rừng, nương ray bỏ hoang không còn tính chất rừng.

 b. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.

 c. Cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày dưới 30cm.

 d. Gieo trồng bổ sung, bảo vệ.

 4. Việc khai thác rừng hiện nay phải tuân theo các qui định chung nhằm mục đích:

a. Duy trì, bảo vệ rừng, bảo vệ đất hiện có. c. Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.

b. Bảo đảm chất lượng rừng, mật độ che phủ đất. d. Rừng có khả năng tự phục hồi, tái sinh.

 

docx 10 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 7 - Tiết 35 đến tiết 52", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn:
Tiết 35 Ngày dạy:
KIỂM TRA 1 TIẾT
 ĐỀ BÀI
Câu 1: Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng: (2đ)
	1. Rừng cần được bảo vệ vàì:
	a. Là nơi cư trú cho các loài sinh vật, nơi nghiên cứu môi trường.
	b. Cải biến khí hậu, tạo cân bằng sinh thái, tham gia Vào các chu trình sống.
	c. Là nguồn tài nguyên quý giá cho đất nước.
	d. Cả 3 câu a, b, c.
	2. Luân canh là: 
	a. Là chỉ gieo trồng một loại cây trồng.
	b. Là tiến hành trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một diện tích.
	c. Trên cùng một diện tích, trồng hai loại hoa màu cùng một lúc.
	d. Cả 3 câu a, b, c.
	3. Những đối tượng nào sau nay được chọn để khoanh nuôi phục hồi rừng:
	a. Đất đã mất rừng, nương ray bỏ hoang không còn tính chất rừng.
	b. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.
	c. Cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày dưới 30cm.
	d. Gieo trồng bổ sung, bảo vệ.
	4. Việc khai thác rừng hiện nay phải tuân theo các qui định chung nhằm mục đích:
a. Duy trì, bảo vệ rừng, bảo vệ đất hiện có. 	c. Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.
b. Bảo đảm chất lượng rừng, mật độ che phủ đất. 	d. Rừng có khả năng tự phục hồi, tái sinh.
Câu 2: Hãy chọn các từ, cụm từ: ( giảm sâu, bệnh, sản phẩm thu hoạch, ánh sáng, điều hòa dinh dưỡng , độ phì nhiêu) để điền Vào chỗ trống cho thích hợp. (1đ) 
	Luân canh làm cho đất tăng...............................................và
	Xen canh sử dụng hợp lývà giảm sâu bệnh.
	Tăng vụ góp phần tăng thêm
Câu 3: Em hãy đánh dấu (x) để phân biệt những biến đổi nào ở cơ thể vật nuôi thuộc sự sinh trưởng và sự phát dục theo bảng sau: (1đ)
Những bàiến đổi của cơ thể vật nuôi
Sự sinh trưởng
Sự phát dục
1. Gà mái bắt đầu đẻ trứng
2. Thể trọng lợn con từ 5kg tăng lên 8kg 
3. Xương của ống chân bề dài thêm 5cm
Gà trống biết gáy
Câu 4: Chăn nuôi có vai trò gì? Cho biết nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta hiện nay. (2đ) 
Câu 5: Lập vườn ươm cần đảm bảo yêu cầu gì và cách chia đất trong vườn ươm như thế nào? (2đ) 
Câu 6: Có mấy loại khai thác rừng? Trình bày nội dung của từng loại khai thác đó. (2đ) 
ĐÁP ÁN:
Câu 1: Mổi ý đúng 0,5 điểm:	
	1 – d; 	2 – b; 	3 – b; 	4 - a
Câu 2: điền đúng 1 từ 0,25 điểm:
	1 – độ phì nhiêu, điều hoà dinh dưỡng; 	2 – giảm sâu, bệnh;	
	3 – đất, ánh sáng; 	4 - sản phẩm thu hoạch 
Câu 3: điền đúng 0,25điểm
	1 – sự phát dục; 2 – sự sinh trưởng;
	3 – sự sinh trưởng; 4 – sự phát dục	
Câu 4: Nêu được vai trò (1điểm)
	Nêu được nhiệm vàụ (1điểm)
Câu 5: Nêu đủ 4 yêu cầu: (1điểm)
	+ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại.
	+ pH từ 6 - 7.
	+ Mặt đất bằng hơi dốc (từ 2 đến 4 độ)
	+ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
Nêu đúng cách chia đất trong vàườn ươm (1điểm)
	Tùy theo địa hình và yêu cầu sản xuất, việc phân chia đất vườn ươm phải thuận tiện cho vàiệc đi lại và sản xuất.
 Dùng các biện pháp để ngăn chặn sự phá hại của trâu, bò.
Có mấy loại khai thác rừng? Trình bày nội dung của từng loại khai thác đó. (2đ) 
Câu 6: Có 3 loại khai thác rừng:(2điểm)
	- Khai thác trắng là chặt hết cây trong một mùa chặt, sau đó trồng lại rừng.
	- Khai thác dần là chặt hết cây trong 3 đến 4 lần chặt trong 5 đến 10 năm để tận dụng rừng tái sinh tự nhiên.
	- Khai thác chọn là chọn chặt cây theo yêu cầu sử dụng và yêu cầu tái sinh tự nhiên của rừng
Tuần 35 Ngày soạn:
Tiết 51 Ngày dạy:
ÔN TẬP HKII (lớpVNEN)
	I. MỤC TIÊU: 	 
	1. Kiến thức:
	Qua tiết ôn tập học sinh củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học. Trên cơ sở đó học sinh có khả năng vận dụng Vào thực tế sản xuất.
	2. Kỹ năng:
Củng cố những kỹ năng thực hiện những quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt.
	3. Thái độ:
	Có ý thức vận dụng vào trong thực tế sản xuất.
	II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	_ Sơ đồ 6 SGK phóng to trang 78.
	_ Các bảng phụ.
	2. Học sinh:
	Xem lại tất cả các bài HKI.
 3.PP: Trực quan, đàm thoại, HĐ nhóm 
	IVÀ. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
	2. Kiểm ta bài cũ: (5 phút)
	_ Hãy nêu mục đích của vàiệc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta.
	_ Người ta dùng các biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng?
	3. Bài mới: 
	- Giới thiệu bài mới: (2')
	 Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập để tiết sau chúng ta kiểm tra. Chúng ta bắt đầu ôn tập.
Hoạt động
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Vai trò của rừng. 6'
 Yêu cầu: Biết được rừng có vai trò như thế nào.
I. Vai trò của rừng:
 1. Vai trò của rừng
 2. Tình hình và nhiệm vụ trồng rừng.
_ Giáo viên hỏi:
+ Rừng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất?
+ Nhiệm vụ trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới là gì?
_ Giáo viên nhận xét, chỉnh và hoàn thiện kiến thức phần này.
_ Học sinh trả lời:
à Vai trò:
+ Bảo vệ môi trường
+ Cung cấp sản phẩm lâm nghiệp.
+ Cung cấp cho xuất khẩu.
à Nhiệm vụ:
+ Trồng rừng sản xuất: lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và sản xuất.
+ Trồng rừng phòng hộ: phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng ven biển
+ Trồng rừng đặc vùng: vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và môi trường rừng để nghiên cứu khoa học, văn hoá, lịch sử và du lịch.
_ Học sinh lắng nghe.
* Hoạt động 2: Kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc cây rừng. 13'
 Yêu cầu: Biết được các kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây rừng.
II. Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây rừng:
 1. Làm đất gieo ươm cây rừng:
 - Lập vườn gieo ươm.
 - Làm đất gieo ươm.
 2. Gieo hạt, chăm sóc vàườn gieo ươm cây rừng:
 - Kích thích hạt nẩy mầm.
 - Thời vụ, quy trình gieo hạt.
 - Chăm sóc vàườn gieo ươm.
 3. Trồng cây rừng:
 - Thời vụ trồng.
 - Làm đất trồng.
 - Quy trình trồng cây con có bầu, cây rễ trần.
 4. Chăm sóc cây rừng sau khi trồng:
 - Thời gian, số lần chăm sóc.
 - Nội dung chăm sóc.
_ Giáo viên hỏi:
+ Cho biết nơi đặt vườn gieo ươm cây rừng cần có những yêu cầu gì?
+ Từ đất hoang để có được đất gieo ươm, cần phải làm những công việc gì?
+ Nêu cách tạo nền đất gieo ươm cây rừng.
_ Giáo viên nhận xét, chỉnh và hỏi tiếp:
+ Để kích thích hạt giống cây rừng nẩy mầm, người ta thường dùng các biện pháp nào?
+ Hãy nêu thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng ở nước ta.
+ Hãy nêu những công vàiệc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.
_ Giáo viên hoàn thiện kiến thức và hỏi sang phần khác:
+ Hãy nêu quy trình làm đất để trồng rừng.
+ Cho biết quy trình trồng cây gây rừng bằng cây con có bầu và bằng cây con rễ trần.
_ Giáo viên nhận xét và hỏi: 
+ Chăm sóc rừng sau khi trồng Vào thời gian nào? Cần chăm sóc bao nhiêu năm và số lần chăm sóc trong mỗi năm.
+ Nêu các biện pháp chăm sóc rừng sau khi trồng.
_ Giáo viên nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức phần này.
_ Học sinh trả lời:
à Yêu cầu:
+ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại
+ Độ pH từ 6 đến 7 (trung bình hay ít chua)
+ Mặt đất hay hơi dốc (từ 2 đến 40)
+ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
à Cần thực hiện các công việc:
+ Dọn cây hoang dại
+ Cày sâu, bừa kỹ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại
+ Đập và san phẳng đất
+ Đất tơi xốp
à Tạo nền đất gieo ươm cây rừng:
_ Luống đất:
+ Kích thước luống: dài 10 – 15m, rộng 0,8 – 1m, khoảng cách giữa 2 luống 0,5m.
+ Phân bón lót: bón hổn hợp phân vàô cơ và phân hữu cơ theo công thức: phân chuồng ủ hoai từ 4 đến 5 kg/m2 với phân supe lân từ 40 đến 100g/m2.
+ Hướng chuồng: theo hướng Bắc – Nam để cây nhận được đủ ánh sáng.
_ Bầu đất:
+ Vỏ bầu có hình ống, hở 2 đầu, làm bằng nilông sẫm màu.
+ Ruột bầu thường chứa từ 80 đến 89% đất mặt tơi xốp với 10% phân hữu cơ ủ hoai và từ 1 đến 2% phân supe lân.
_ Học sinh lắng nghe và trả lời:
à Thường dùng các biện pháp như: đốt hạt, tác động bằng lực và kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.
à Thời vụ:
+ Mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh miền Bắc thường từ tháng 11 đến tháng 2 năm sáu.
+ Mùa gieo hạt ở miền Trung từ tháng 1 đến tháng 2.
+ Ở miền Nam từ tháng 2 đến tháng 3.
à Quy trình gieo hạt: Gieo hạt => lấp đất => che phủ => tưới nước => phun thuốc trừ sâu, bệnh => bảo vệ luống gieo.
à Công việc chăm sóc vàườn gieo ươm cây rừng gồm: che mưa, nắng, tưới nước, phân bón, làm cỏ, xới đất, phòng trừ sâu, bệnh, tỉa cây để điều chỉnh mật độ.
_ Học sinh lắng nghe và trả lời:
à Quy trình làm đất:
_ Kích thước hố:
 + Loại 1: 30cm x 30cm x 30cm.
 + Loại 2: 40cm x 40cm 40cm.
_ Kỹ thuật đào hố:
+ Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố.
+ Lấy lớp đất màu đem trộn vàới phân bón. Lấp đất đã trộn vàới phân bón Vào hố.
+ Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố.
à Quy trình trồng rừng bằng cây con:
 + Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất;
 + Rạch bỏ vàỏ bầu;
 + Đặt bầu Vào lỗ trong; hố;
 + Lấp và nén đất lần 1;
 + Lấp và nén đất lần 2;
 + Vun gốc.
à Quy trình trồng cây con rễ trần:
 + Tạo lỗ trong hố đất;
 + Đặt cây Vào lỗ trong hố;
 + Lấp đất kín gốc cây;
 + Nén đất;
 + Vun gốc.
_ Học sinh lắng nghe và trả lời:
à Chăm sóc rừng:
_ Thời gian: sau khi trồng cây gây rừng từ 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc ngay, chăm sóc liên tục trong 4 năm.
_ Số lần chăm sóc: năm thứ nhất và năm thứ 2, mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần. Năm thứ 3 và năm thứ 4, mỗi năm chăm sóc 1 đến 2 lần.
à Các biện pháp chăm sóc rừng:
- Làm rào bảo vệ.
- Phát quang.
- Làm co.
- Xới đất, vàun gốc.
- Bón phân.
- Tỉa và dặm cây.
_ Học sinh lắng nghe
* Hoạt động 3: Khai thác và bảo vệ rừng.13'
 Yêu cầu: Biết được các biện pháp khai thác và bảo vệ rừng.
III. Khai thác và bảo vệ rừng:
 1. Khai thác rừng:
 - các loại khai thác rừng.
 - Điều kiện áp dụng khai thác rừng.
 - Phục hồi rừng sau khai thác.
 2. Bảo vệ rừng:
 - Ý nghĩa
 - Mục đích, biện pháp bảo vệ rừng.
 - Mục đích, đối tượng, biện pháp rừng. khoanh nuôi
_ Giáo viên hỏi:
+ Phân biệt những đặc điểm chủ yếu của các loại khai thác gỗ rừng.
+ Khai thác gỗ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phải tuân theo các điều kiện gì?
+ Để phục hồi lại rừng sau khi khai thác, rừng đã nghèo kiệt phải dùng các biện pháp nào?
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức phần này.
 Giáo viên hỏi:
+ Hãy nêu mục đích của vàiệc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta.
+ Dùng các biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng?
+ Những đối tượng và những biện pháp nào được áp dụng trong khoanh nuôi, phục hồi rừng ở nước ta?
_ Giáo viên nhận xét, hoàn thiện kiến thức.
_ Học sinh trả lời:
à Các loại khai thác rừng:
_ Khai thác trắng: 
 + Lượng cây chặt hạ: chặt toàn bộ cây rừng trong một lần.
 + Thời gian chặt hạ: trong mùa khai thác gỗ (< 1 năm).
 + Cách phục hồi rừng: trồng rừng.
_ Khai thác dần:
 + Lượng cây chặt hạ: chặt toàn bộ cây rừng trong 3 đến 4 lần khai thác.
 + Thời gian chặt hạ: kéo dài 5 đến 10 năm.
 + Cách phục hồi: Rừng tự nhiên phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
_ Khai thác chọn:
 + Lượng cây chặt hạ: Chọn chặt cây đã già, cây có phẩm chất và sức sống kém. Giữ lại cây còn non, cây gỗ tốt và có sức sống mạnh.
 + Thời gian chặt hạ: không hạn chế thời gian.
 + Cách phục hồi: Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
à Tuân theo các điều kiện:
 + Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng.
 + Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
 + Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác.
à Có các biện pháp:
_ Rừng đã khai thác trắng: trồng rừng để phục hồi lại rừng. Trồng xen cây công nghiệp vàới cây rừng.
_ Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn: thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi bằng các biện pháp sau:
 + Chăm sóc cây gieo giống.
 + Phát dọn cây cỏ hoang dại để hạt dễ nảy mầm và cây con sinh trưởng thuận lợi.
 + Dặm cây hay gieo hạt Vào nơi có ít cây tái sinh và nơi không có cây gieo trồng.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh trả lời:
à Mục đích của việc bảo vệ rừng:
 + Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có. 
 + Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao vàa chất lượng tốt nhất.
à Mục đích của vàiệc khoanh nuôi phục hồi rừng: Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển rừng có sản lượng cao.
à Biện pháp bảo vệ rừng:
 + Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản, săn bắn động vật rừng..
 + Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp về: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.
 + Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.
à Đối tượng khoanh nuôi:
 + Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.
 + đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.
à Biện pháp khoanh nuôi rừng: 
 + Bảo vệ: cấm chăn thả đại gia súc, tổ chức phòng chống cháy rừng
 + Phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới đất tơi xốp quanh gốc cây gieo giống và cây trồng bổ sung.
 + Tỉa hạt hay trồng cây Vào nơi đất có khoảng trống lớn.
_ Học sinh lắng nghe.
	4. Củng cố và đánh giá giờ dạy: (3')
	 Yêu cầu học sinh xem lại các câu hỏi ở trang 79.
	5. Dặn dò: (2')
	_ Nhận xét về thái độ ôn tập của học sinh.
	_ Dặn dò: Về nhà xem lại các bài và chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
*Rút Kinh Nghiệm:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Tuần 36 Ngày soạn:
 Tiết 52 Ngày KT:
	KIỂM TRA 1 TIẾT - Ma trận đề:
Tên chương
(nội dung chính)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
VD thấp
VD cao
TL
TL
TL
TL
Chương I : 
ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT LÂM NGHIỆP
- Biết được các quá trình phát triển của rừng.
- Biết được vai trò và nhiệm vụ của rừng.
- Biết tầm quan trọng của ngành lâm nghiệp.
Nắm vững cơ chế làm rừng và chăm sóc rừng
Vận dụng vào chăm sóc bảo vệ rừng. 
Số câu
%
Điểm
3
20%
2
1
20%
	2
1 
20%
2
5
60%
6
Chương II:
KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG
Hiểu được nguyên nhân, bảo vệ rừng
Biết được vai trò của chăm soc rừng. Có thể vận dụng vào thực tiễn.
- Biết cách phòng bảo vệ rừng.
Số câu
%
Điểm
1
20%
2
2
20%
2
3
40%
4
Số câu
%
Điểm
3
20%
2
1
20%
2
3
40%
4
1
20%
2
8
100%
10
*Đề KT: 
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
	I. Chọn các câu trả lời đúng:(3đ)
	1. Rừng cần được bảo vệ vàì:
	a. Là nơi cư trú cho các loài sinh vật, nơi nghiên cứu môi trường.
	b. Cải biến khí hậu, tạo cân bằng sinh thái, tham gia vào các chu trình sống.
	c. Là nguồn tài nguyên quý giá cho đất nước.
	d. Cả 3 câu a, b, c.
	2. Để tạo nền đất gieo ươm cây rừng, người ta tiến hành:
	a. Đập đất và lên luống.
	b. Đập và san phẳng nền đất.
	c. Phát hoang nền đất.
	d. Lên luống đất hoặc đóng bầu đất.
	3. Để rừng khai thác có thể phục hồi, việc khai thác gỗ ở Việt Nam phải tuân theo các điều kiện:
	a. Khai thác dần rừng có nhiều cây cao to.
	b. Khai thác trắng những khu rừng không quan trọng.
	c. Khai thác chọn những cây cao to ở các rừng có trữ lượng gỗ lớn.
	d. Khai thác trắng với những rừng có trữ lượng gỗ lớn.
	II. Em hãy điền các từ hay cụm từ thích hợp Vào chỗ : (2đ)
	1. Quy trình trồng cây có bầu:
	Tạo lỗ trong hố đất à (1)à (2)à (3)à (4)à vàun gốc.
	2. Điền Vào chỗ  trong bảng tóm tắt cách phục hồi rừng:
Khai thác rừng
Cách phục hồi rừng
Khai thác trắng
Khai thác dần
Khai thác chọn
B. PHẦN TỰ LUẬN:
	Câu 1: Cho biết rừng có vai trò và nhiệm vụ gì. (2đ)
	Câu 2: Dùng các biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng? (2đ)
	Câu 3: Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc gì? (2đ)
ĐÁP ÁN:
	A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
	I. 	1. d
	2. d
	3. c
	II.
	1. (1): Rạch bỏ vàỏ bầu.
	 (2): Đặt bầu Vào lỗ trong hố. 
	 (3): Lấp và nén đất lần 1.
	 (4): Lấp và nén đất lần 2.
	2. – Khai thác trắng: Trồng rừng
	- Khai thác dần: Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
	- Khai thác chọn: Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
	B. PHẦN TỰ LUẬN:
	Câu 1: - Vai trò:
	+ Làm sạch môi trường không khí.
+ Phòng hộ: chắn gió, chống xói mòn, hạn chế tốc độ dòng chảy.
+ Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu và phục vụ cho đời sống.
+ Phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch, giải trí.
	 - Nhiệm vụ:
 	Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó có:
	+ Trồng rừng sản xuất.
	+ Trồng rừng phòng hộ.
	+ Trồng rừng đặc dụng.	
	Câu 2: Biện pháp bảo vệ rừng và đất rừng:
	 _ Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản, săn bắn động vật rừng Ai xâm phạm tài nguyên rừng sẽ bị xử lí theo pháp luật.
	 _ Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp về: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.
	 	_ Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.
	Câu 3: Bao gồm các công việc:
	_ Làm rào bảo vệ: Trồng cây dứa dại và một số cây khác, làm thành hàng rào dày bao quanh khu trồng rừng.
	_ Phát quang: Chặt bỏ dây leo, cây hoang dại chèn ép cây rừng trồng.
	_ Làm cỏ: Tiến hành ngay sau khi trồng cây từ 1 đến 3 tháng. Làm sạch cỏ xung quanh gốc cây.
	_ Xới đất, vun gốc: Độ sâu xới đất từ 8 đến 13cm, không làm tổn thương bộ rễ cây rừng mới trồng.
	_ Bón phân: Bón thúc phân ngay trong năm đầu, kết hợp xới đất, vun gốc.
	_ Tỉa và dặm cây: Nếu hố có nhiều cây, chỉ để lại 1 cây. Hố có cây chết, phải trồng bổ sung cây cùng tuổi.

Tài liệu đính kèm:

  • docxCong nghe 7VNEN_12243430.docx