Giáo án Công nghệ 7 năm học 2011 - 2012

I. Mục tiêu.

 Học xong bài học này cần làm cho học sinh:

 1. Kiến thức

 Hiểu được vai trò của trồng trọt, đất trồng là gì, vai trò của đất trồng đối với cây trồng, đất trồng gồm những thành phần gì?

 2. Kĩ năng

 Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện.

 3. Thái độ

 Có hứng thú trong học kỉ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt.

II. Phương pháp dạy học:

 Quan sát trực quan, thuyết trình, vấn đáp, thảo luận, so sánh

III. Chuẩn bị giáo cụ.

 Giáo viên: Phóng to hình 1 SGK, phiếu học tập, mẩu vật về đất, đá để học sinh so sánh.

 Học sinh : Bảng phụ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.

 

doc 120 trang Người đăng trung218 Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
 + Tưới nước (Hình b).
 + Phun thuốc (Hình c).
 + Làm cỏ xới đất
 + Bón phân thúc.
 + Tỉa và cấy cây.
- Do nguyên nhân thời tiết xấu, sâu bệnh (côn trùng) cắn hỏng hạt hoặc ăn hạt, bệnh làm thối hạt và thối rễ mầm, chăm sóc chưa đạt yêu cầu.
 4. Hệ thống củng cố bài .
 - Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ.
 	 - Gv hệ thống lại toàn bài và cho học sinh nhắc lại.
 5. Hướng dẫn học ở nhà.
 	- Làm hết bài tập ở sách giáo khao.
 	- Đọc trước bài 25, chuẩn bị dụng cụ để tiết sau thực hành.
Ngày soạn:17/11/2009.
Ngày giảng:7B- 19/11/2009.
 7A- 30/11/2009.
 Tiết 24 
TH: GIEO HẠT VÀ CẤY CÂY VÀO BẦU ĐẤT.
I. Mục tiêu.
 Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức 
Củng có kiến thức về làm bầu, gieo hạt cây cây rừng
2. Kĩ năng
Làm được các thao tác kĩ thuật gieo hạt và cấy cây vào bầu đất.
3. Thái độ
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và lòng hăng say lao động.
II. Công tác chuẩn bị.
- Mỗi nhóm thực hiện gieo hạt vào 10 - 15 bầu đất
- Mỗi nhóm cần chuẩn bị vật tư thiết bị như sau :
+ Đất và phân bón theo tỉ lệ: 89% đất tơi xốp; 10% phân chuông ủ hoai; 1% lân.
+ Hạt giống đã xử lí : 2-3 hạt trên 1 bầu đất.
 	+ Túi bầu nilon 15 túi/ nhóm.
+ Tranh vẽ qui trình gieo hạt
+ Dụng cụ: Các nhóm: cuốc, xẻng, dùi hay dao để cấy cây, chậu hay thùng đựng vật liệu, bình tưới hoa sen.
+ Vật liệu che phủ: rơm khô mục, cành là hoặc giàn che 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp. 
 2. Tiến hành thực hành.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành 
Gv: Nêu mục tiêu cần đạt của bài thực hành.
- Làm được các thao tác kỉ thuật theo qui trình gieo hạt vào bầu đât.
- Kiểm tra học sinh về một số nội dung có liên quan, thời vụ gieo hạt, qui trình gieo hạt.
- Nhắc nhở học sinh vệ sinh khi tiếp xúc với đất và phân bón, an toàn lao động khi dùng cuốc, xẻng.
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về các vật liệu và dụng cụ để thực hành.
- Chia nhóm và phân công vị trí nhệm vụ của mỗi nhóm.
- Mỗi học sinh phải thực hiện tất cả các bước trong qui trình gieo hạt vào bầu đất, mỗi nhóm phải hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Hoạt động 3: Thực hiện qui trình thực hành.
1. Gieo hạt vào bầu đất.
 	Bước 1: Trộn đất với phân bón tỉ lệ 88 đến 89% đất mặt;10% phân hữu cơ ủ hoai và từ 1 đến 2% supe lân.
 	Bước 2: Cho hỗn hợp đất phân vào túi bầu, vỗ và nén chặt đất trong bầu, đất thấp hơn miệng túi từ 1 đến 2 cm, xếp bầu đất thành hàng trên luống đất hay chổ đất bằng.
 	Bước 3: Gieo hạt đất giữa bầu đất, mỗi bầu đất gieo từ 2 đến 3 hạt, lấp kín hạt bằng một lớp đất mịn dày từ 2 đến 3 lần kích thước của hạt.
 	Bước 4: Che phủ luống bầu đất đã gieo hạt bằng rơm, rác mục, cành lá tươi cắm trên luống ... Tưới ẩm bầu đất bằng bình hoa sen. Phun thuốc trừ sâu bảo vệ bầu đất.
2. Cấy cây con vào đất .
 	Bước 1 và 2: Thực hiện như bước 1 và 2 trong phần gieo hạt.
 	Bước 3: Dùng dao cấy cây tạo hóc giữa bầu đất, độ sâu của hốc lớn độ dài của bộ rễ từ 0.5 đến 1 cm. Đặt bộ rễ cây thẳng đứng vào hốc. ép đất chặt kín cổ rễ.
 	Bước 4: Che phu luống cây cấy bằng giàn che, bằng cành lá tươi cắm trên luống ... tưới ẩm bầu đất bằng bình hoa sen.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả.
Hs: Thu dọn vật liệu và dụng cụ lao động làm vệ sinh nơi thực hành.
- Từng nhóm, từng hs tự đánh giá kết quả thực hành.
- Số lượng bầu đất đã được gieo hạt có đạt chỉ tiêu không?
- Chuẩn bị vật tư và dụng cụ có đầy đủ không?
Gv: đánh giá giờ thực hành của học sinh về các mặt :
+ Chuẩn bị vật liệu.
+ Các thao tác thực hành.
+ Kết quả, sản phẩm.
+ ý thức làm việc.
3. Hướng dẫn học ở nhà.
- Đọc trước bài 26, 27.
Ngày soạn: /11/2009.
Ngày giảng: 7B- 26/11/2009.
 7A- 07/12/2009.
 Tiết 25
 TRỒNG CÂY RỪNG
I. Mục tiêu. 
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Biết được thời vụ trồng rừng, biết được kĩ thuật đào hố trồng cây rừng, biết được quy trình trồng cây rừng bằng cây con.
- Hiểu được nội dung công việc chăm sóc sau khi trồng.
2. Kĩ năng
Làm được các công việc trong trồng rừng bằng cây con
3. Thái độ
Rèn ý thức lao động đúng kĩ thuật, cẩn thận, an toàn khi lao động.
II. Công tác chuẩn bị.
Tranh vẽ 41, 42, 43.
III. Các hoạt động dạy học.p
1. Tổ chức ổn định lớp. 
 2. Kiểm tra bài cũ.
Kông
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
? Theo em trước khi trồng cây ta phải làm những công việc gì ? Trước khi gieo trồng ta phải xác định thời vụ trồng, tiến hành làm đất, trồng cây. Vậy kĩ thuật làm ntn bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được các vấn đề đó.
Hoạt động của Gv, Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu thời vụ trồng rừng
Gv: Trồng cây trái thời vụ sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng, cây sinh trưởng còi cọc, tỉ lệ chết cao, thậm trí chết gần hết do đó thời vụ là yếu tố kĩ thuật quan trong trong quy trình trồng cây gây rừng, thời vụ trồng rừng vào mùa nào là thích hợp.
? Trồng rừng vào mùa hè và mùa đông có được không ? tại sao ? (đa số các loại cây rừng ở các tỉnh phía Bắc không trồng được vào mùa hè và mùa đông: Mùa hè quá nắng nóng cây mất nhiều nước, trong khi cây mới trồng rễ lại chưa hút được nhiều nước, đất trồng lại khô cằn, do đó cây thường bị chết hoặc còi cọc. Mùa đông quá lạnh sương muối, khô hanh, cây cũng mất nhiều nước mà chết) 
? Ở địa phương em trồng rừng vào mùa nào ?
GV: Kết luận:
GV: Chúng ta vừa tìm hiểu thời vụ trồng rừng sau khi biết được thời vụ trồng, bước tiếp theo là làm đất trồng, vậy làm đất trồng cây như thế nàoII
I. Thời vụ trồng rừng.
 - Miền bắc: Mùa xuân và mùa thu.
 - Miền Trung và miền Nam: vào mùa mưa.
Hoạt động 3: Tiến hành làm đất trồng
Gv: Làm đất trồng cây, là khâu quan trọng trong trồng rừng, trong làm đất ta có hai bước cơ bản là: xác định kích thước hố và kĩ thuật đào hố Thầy và các em sẽ cùng tìm hiểu.
Gv: Treo tranh và giới thiệu về các kích thước của hố trồng cây.
? Em hiểu như thế nào về kích thước 30 x 30 x 30 (cm)?
GV: Yêu cầu Hs quan sát H. 41
Dựa vào hình vẽ Gv trình bày thứ tự các công việc đào hố trồng rừng.
? Trước khi đào hố tại sao phải làm cỏ và phát qang ở quanh miệng hố? (cỏ hoang dại mọc nhiều chúng sẽ chèn ép và cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng với cây trồng còn đang non yếu vì vậy phải phát dọn cỏ dại, xới cỏ xung quanh miệng hố, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển)
? Tại sao khi lấp hố lại cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước ? (Đất trồng rừng phần lớn ở vùng đồi núi, đất bị rửa trôi mạnh, khô cằn và thiếu dinh dưỡng. Do đó cho lớp đất màu chộn phân bón xuống trước để lớp đất màu chộn phân bón không bị rửa trôi và có đủ nguồn dinh dưỡng cho cây con nhanh phục hồi và phát triển trong thời gian mới trồng).
II. Làm đất trồng cây.
1. Kích thước hố
 + Loại I: 30 x 30 x 30 (cm)
 + Loại II: 40 x 40 x 40 (cm)
 2. Kĩ thuật đào hố.
 + Vạc cỏ, phát xung quanh miệng hố và đào hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố.
 + Lấy lớp đất màu đem trộn với phân bón.
Tỉ lệ: 1kg phân hữu cơ + 100g su pe lân + 100g NPK cho một hố.
Chú ý: Lớp đất màu chộn phân bón cho xuống trước
 + Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ và lấp đầy hố.
Hoạt động 4: Trồng rừng bằng cây con.
? Đào hố xong thì công việc tiếp theo ta phải làm gì ? (trồng cây) Trồng cây như thế nào chúng ta chuyển sang p III.
Gv: Trong trồng rừng thường chúng ta có ba cách trồng là: Trồng cây con có bầu, trồng cây con rễ trần, gieo hạt. Nhưng phương pháp gieo hạt hiện nay không thực hiện, mà chủ yếu là trồng cây con có bầu và trồng cây con rễ trần, đặc biệt trồng cây con có bầu.
Ta cùng tìm hiểu
Gv: Treo tranh H. 42 lên bảng cho Hs quan sát 
?Nêu quy trình trông cây con có bầu?
Gv: Nhận xét và củng cố lại kiến thức, cho Hs ghi vào vở.
? Tại sao trồng cây con có bầu là cách trồng phổ biến ? (Mang cây đi trồng thì bộ rễ không bị tổn thương, bầu đất đã có đủ phân bón và đất tơi xốp, cây trồng có tỉ lệ sống cao do đó)
Gv: Chúng ta vừa tìm hiểu xong quy trình trồng cây con có bầu, ta tìm hiểu cách trồng thứ hai
Gv: Treo tranh H. 43 lên bảng cho Hs quan sát và trả lời câu hỏi.
? Theo em trồng cây con rễ trần thường áp dụng đối với những loại cây nào ?
Gv: Yêu cầu Hs quan sát tranh thảo luận theo nhóm bàn trong 2 phút và sắp xếp theo thứ tự đúng quy trình trồng cây con rễ trần. 
Gv: Nhận xét kết luận.
? Theo em chúng ta nên trồng rừng bằng cây con có bầu hay cây con rễ trần ? vì sao ?
Gv: Ngoài 2 cách trồng trên người ta còn taọ cây rừng bằng phương pháp gieo hạt nhưng phương pháp này hiện nay không được sử dụng vì: (Hạt giống bị chim và côn trùng ăn, hạt bị nấm bệnh làm hỏng, cây bị cỏ dại chèn ép và chết nhiều)
III. Trồng rừng bằng cây con.
1. Trồng cây con có bầu: 
- Là cách trồng phổ biến trong trồng rừng.
- Quy trình trồng:
 + Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất.
 + Rạch võ bầu đất.
 + Đặt bầu vào lỗ trong hố 
 + Lấp và nén đất lần 1.
 + Lấp và nén đất lần 2.
 + Vun gốc.
2. Trồng cây con rễ trần.
- Áp dụng với loại cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe, nơi đất tốt và ẩm
- Quy trình.
 + Tạo lỗ trong hố đất.
 + Đặt cây vào lỗ trong hố.
 + Lấp đất kín gốc cây
 + Nén đất.
 + Vun gốc. 
4. Hệ thống củng cố bài: 
- Giáo viên: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài học.
- Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
- Gọi 1 học sinh đọc phần có thể em chưa biết.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài học.
- Chuẩn bị bài 27.
Ngày soạn: 01/12/2009.
Ngày giảng: 7B- 03/12/2009.
 7A- /12/2009.
Tiết 26 
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu. 
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Hệ thống hoá kiến thức đã học trong học kỳ I: Về trồng trọt, lâm nghiệp 
- Làm được một số khâu trong qui trình sản xuất lâm nghiệp.
- Biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. Công tác chuẩn bị.
- Học sinh chuẩn bị kiến thức của phần: trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi.
- Giáo viên: chuẩn bị câu hỏi để học sinh trả lời.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp. 
2. Bài mới
Hoạt động 1: Hệ thống hoá những nội dung chính trong chương 1 và 2 của 
 phần trồng trọt.
Gv: Nêu câu hỏi
Hs: Trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt?
Câu 2: Đất trông là gì? Thành phần và tính chất của đất trồng?
Câu 3: Làm đất nhằm mục đích gì? Nêu các công việc lầm đất?
Câu 4: Phòng trừ sâu, bệnh hại, các biện pháp canh tác để phòng trừ sâu, bệnh hại, tác dụng của các biện pháp đó?
Câu 5: Nêu các tiêu chí của giống tốt, xử lý hạt giống bằng phương pháp nào?
Câu 6: Nêu các biện pháp chăm sóc cây trồng?
Câu 7: Các cách thu hoạch, bảo quả, chế biến nông sản?
Câu 8: Nêu khái niệm và tác dụng của luôn canh, xen canh, tăng vụ?
Hoạt động II: Hệ thống hoá những nội dung chính của phần lâm nghiệp. 
Gv: Nêu câu hỏi
Hs: trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Cho biết rừng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của xã hội?
Câu 2: Em hãy cho biết nhiệm vụ trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới là gì? Cách làm đất gieo ươm cây rừng?
Câu 3: Nơi đặt vườn ươm cây rừng cần có những yêu cầu nào?
Câu 4: Từ đất hoang để có được đất gieo ươm phải làm những công việc gì?
Câu 5: Cấu tạo của vỏ bầu, ruột bầu, kích thước luống đất như thế nào?
Câu 6: Có mấy cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm?
Câu 7: Nêu thời vụ và qui trình gieo hạt cây rừng ở nước ta?
Câu 9: Nêu qui trình kỷ thuật trồng cây rừng có bầu và trồng cây rễ trần?
Hưỡng dẫn trả lời
Câu 1: 
* Vai trò của rừng
- Làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí độc hại, bụi trong không khí.
- Phòng hộ: Phòng gió bão hạn chế lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cải tạo đất.
- Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống sản xuất, xuất khẩu.
- Nơi nghiên cứu khoa học và sinh hoạt văn hoá khác như tồn tại hệ sinh thái.
Câu 3:
* Yêu cầu khi đặt vườn ươm
- Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại
- Độ pH từ 6 - 7 (trung tính hay ít chua)
- Mặt đất bằng hay hơi dốc từ 2- 4oc
- Gần nguồn nước và nơi trồng rừng
Câu 7: 
 - Phương pháp hái: VD: Cam, bưởi, hồng ...
	- Phương pháp nhổ: VD: Lạc, sắn ....
	- Phương pháp đào: VD: Khoai lang, khoai tây ....
	- Phương pháp cắt : VD: Lúa, hoa, bắp cải.
Câu 9:
 - Vạc cỏ phát xung quanh miệng hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố
 - Lớp đất màu đem trộn với phân bón, tỉ lệ 1 kg phân hưu cơ + 100g Supe lân + 100g NPK cho một hố
 - Lớp đất màu trộn phân bón cho xuống trước
 - Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ và lấp đầy hố
Câu 8:
 + Luân canh: Là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một diện tích
 + Xen canh: Trên cùng một diện tích, trồng hai loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu
 + Tăng vụ: Tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích
* Tác dụng:
 - Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa chất dinh dưỡng và giảm sâu, bệnh
 - Xen canh sử dung hợp lí đất đai, ánh sáng và giảm sâu, bệnh.
 - Tăng vụ góp phần tăng thêm sản lượng nông sản
Câu 2: Nhiệm vụ của trồng rừng
+ Trồng rừng sản xuất: Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.
+ Trồng rừng để phòng hộ. Phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng ven biển
+ Trồng rừng sản xuất: Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.
+ Trồng rừng đặc dụng. Vườn Quốc gia khu bảo tồn thiên nhiên, để nghiên cưu khoa học, văn hóa, lịch sử và du lịch.
3. Hướng dẫn học ở nhà.
Về nhà học kỹ các phần: Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt, vai trò và phương pháp chọn giống cây trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản, luân canh, xen canh, tăng vụ, tác dụng của phân bón trong trồng trọt, vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt, kỷ thuật trông rừng, kỷ thuật trồng rừng.
Ngày soạn: /12/2009.
Ngày giảng: 7B- /12/2009.
 7A- /12/2009.
 Tiết 27	 
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu. 
- Đánh giá mức tiếp thu kiến thức của học sinh qua phần trồng trọt, phần lâm nghiệp và phần chăn nuôi đã được học.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, độc lập sáng tạo, áp dụng vào thực tế cuộc sống.
- Làm bài nghiêm túc, độc lập sáng tạo.
II. Công tác chuẩn bị.
- Học sinh chuẩn bị kiến thức của phần : trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi.
- Giáo viên: ra đề, đánh máy và phô tô.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp. 
 2. Ra đề.
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm) Em cho biết vai trò của rừng trong đời sống, sản xuất, xã hội ? Nơi đặt vườn ươm cây rừng cần có những yêu cầu nào?
Câu 2: (2 điểm) Nêu các phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt ? Lấy ví dụ của mỗi phương pháp?
Câu 3: (2 điểm) Nêu kĩ thuật đào hố trồng cây rừng, quy trình trồng cây con bầu ?
Câu 4: (3 điểm) Nêu khái niệm, tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ là gì ?
Câu 5: (1 điểm) Em hãy nêu một số ví dụ về tác hại của việc phá rừng ?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: 
* Vai trò của rừng
- Làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí độc hại, bụi trong không khí.
- Phòng hộ: Phòng gió bão hạn chế lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cải tạo đất.
- Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống sản xuất, xuất khẩu.
- Nơi nghiên cứu khoa học và sinh hoạt
Văn hoá khác như tồn tại hệ sinh thái.
* Yêu cầu khi đặt vườn ươm
- Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại
- Độ pH từ 6 - 7 (trung tính hay ít chua)
- Mặt đất bằng hay hơi dốc từ 2- 4oc
- Gần nguồn nước và nơi trồng rừng
Câu 2: 
 - Phương pháp hái: VD: Cam, bưởi, hồng ...
	- Phương pháp nhổ: VD: Lạc, sắn ....
	- Phương pháp đào: VD: Khoai lang, khoai tây ....
	- Phương pháp cắt : VD: Lúa, hoa, bắp cải.
Câu 3:
 - Vạc cỏ phát xung quanh miệng hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố
 - Lớp đất màu đem trộn với phân bón, tỉ lệ 1 kg phân hưu cơ + 100g Supe lân + 100g NPK cho một hố
 - Lớp đất màu trộn phân bón cho xuống trước
 - Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ và lấp đầy hố
Câu 4:
 + Luân canh: Là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một diện tích
 + Xen canh: Trên cùng một diện tích, trồng hai loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu
 + Tăng vụ: Tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích
* Tác dụng:
 - Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa chất dinh dưỡng và giảm sâu, bệnh
 - Xen canh sử dung hợp lí đất đai, ánh sáng và giảm sâu, bệnh.
 - Tăng vụ góp phần tăng thêm sản lượng nông sản
Câu 5: 
- Thiệt hại về người, của, đất bi bạc màu xói mòn, nhiệt độ trái đất tăng dần, môi trườn bị ô nhiễm...
2 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
2 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
3 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
1 điểm
3. Hướng dẫn học ở nhà
- Chẩn bị bài mới
Ngày soạn: 02 /01/2010.
Ngày giảng: 7A- 04/01/2010.
 7B- 07/01/2010.
 Tiết 28	 
CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG
I. Mục tiêu.
 Sau khi học xong bài này học sinh phải :
1. Kiến thức 
Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng, hiểu được nội dung công việc chăm sóc sau khi trồng.
2. Kĩ năng
Biết chăm sóc rừng sau khi trồng
3. Thái độ
Có ý thức, chịu khó, cẩn thận an toàn lao động trong khi chăm sóc rừng.
II. Công tác chuẩn bị.
Tranh vẽ 44.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp. 
 2. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Gv: Chăm sóc rừng sau khi trồng là yếu tố rất cơ bản, quyết định đến tỉ lệ sống của cây và chất lượng cây trồng. Vậy quy trình chăm sóc như thế nào bài hôm nay
Hoạt động của Gv, Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu thời gian và số lần chăm sóc.
? Mục đích của việc chăm sóc rừng là gì ?
? Giải thích tại sao sau khi trồng cây rừng từ 1 - 3 tháng phải chăm sóc ngay?
? Giải thích tại sao giảm chăm sóc khi rừng khép tán (sau 3 - 4 năm)?
(Vì sau khi trồng từ 3- 4 năm rừng đã khép tán cũng là lúc cây trồng đã lớn có khả năng sống độc lập trong môi trường khắc nhiệt. Đồng thời khi rừng khép tán ánh sáng lọt vào rừng yếu do đó cỏ hoang dại ít không có khả năng chèn ép cây trồng)
I. Thời gian và số lần chăm sóc.
1. Thời gian: 
 Sau khi trồng cây rừng từ 01 đến 03 tháng phải tiến hành chăm sóc cây ngay, chăm sóc liên tục đến 4 năm.
 2. Số lần chăm sóc: 
 Năm thứ nhất và năm thứ hai, mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần, năm thứ 3 và năm thứ 4 chăm sóc 1 đến 2 lần
Hoạt động 3: Tìm hiểu những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng
? Nguyên nhân nào làm cho cây rừng sau khi trồng phát triển chậm, thậm chí chỉ còn chết hàng loạt ?
(Cỏ hoang dại chèn ép cây trồng, đất khô cằn thiếu dinh dưỡng, thời tiết diễn biến sấu, nắng nóng, hạn hán, mưa to lâu ngày rửa trôi làm trốc rễ cây, sâu bệnh hại, thú rừng trâu bò phá hoại.)
Gv: Từ những nguyên nhân trên nên con người phải tác động, cải tạo môi trường sống để cây trồng sinh trưởng mạnh, có tỷ lệ sống cao. Cách tác động này được thể hiện qua nội dung chăm sóc cây trồng sau khi trồng.
Gv: Dùng tranh vẽ hình 44 SGK cho học sinh quan sát để phân tích các nội dung chăm sóc.
Gv: Cho học sinh thảo luận mục đích từng biện pháp
Hs: Thảo luận
Gv: Nhận xét kết luận
? Cho biết sau khi trồng rừng cây chết là do nguyên nhân nào ?
Gv: Nhận xét kết luận và giảI thích về các công việc chăm sóc cây rừng.
II. Những công việc chăm sóc sau khi trồng.
 1. Làm rào bảo vệ.
 2. Phát quang.
 3. Làm cỏ.
 4. Xới đất, vung gốc
 5. Bón phân.
 6. Tỉa và dặm cây.
4. Hệ thống củng cố bài: 
- Giáo viên: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài học.
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài học.
- Chuẩn bị bài 28.
Ngày soạn: 04 /01/2010.
Ngày giảng: 7A- 06/01/2010.
 7B- 08/01/2010.
 Tiết 29	 
KHAI THÁC RỪNG
I. Mục tiêu.
 Sau khi học xong bài này giúp học sinh:
1. Kiến thức
 	- Phân biệt được các loại khai thác rừng, hiểu được điều kiện khai thác rừng ở nước ta hiện nay.
 	- Biết được các biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác rừng
2. Kĩ năng
- Biết cách khai thác rừng hợp lí
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ rừng không khai thác rừng bừa bãi
II. Công tác chuẩn bị.
 - Bảng phụ
 - H 45, 46, 47.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức ổn định lớp : 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
? Chăm sóc rừng sau khi trồng vào thời gian nào? Cần chăm sóc bao nhiêu năm và số lần chăm sóc trong mỗi năm?
? Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc gì?
Hs: Lên bảng trả lời.
Gv nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: GTB.
  Công việc khai thác rừng thời gian qua đã làm cho rừng suy giảm mạnh cả về diện tích, chủng loại cây, chất lượng rừng. Nguyên nhân cơ bản: khai thác bừa bãi, không đúng các chỉ tiêu, kĩ thuật, khai thác rừng không chú ý tới tái sinh và phục hồi lại rừng.
Gv: Nêu mục tiêu các bài học nhằm giúp học sinh có 1 số hiểu biết đúng đắn về khai thác rừng
Hoạt động của Gv, Hs
Nộidung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại khai thác rừng.
Gv: Dùng bảng phụ lập bảng chi tiêu kĩ thuật các loại khai thác rừng.
? Thế nào là khai thác trắng, khai thác dần? Khai thác chọn?
? Cách phục hồi sau khi khai thác trắng, khai thác dần và khai thác chọn? 
? Dựa vào bảng trên hãy so sánh các điểm giống nhau và khác nhau về các chỉ tiêu và kĩ thuật của các loại khai thác rừng?
? Tại sao không được khai thác trắng rừng ở nơi có độ dốc lớn hơn 150, nơi rừng phòng hộ? (Độ dốc lớn làm cho đất bị bào mòn, rửa trôi và thói hóa về mùa mưa dòng chảy có khối lượng và tốc độ lớn nên gây lũ lụt, việc trồng lại rừng gặp nhiều khó khăn, rừng phòng hộ nhằm mục đích chống gió bão, điều hòa dòng chảy để chống lũ lụt, hạn hán, chóng gió và cố định cát vì vậy không được khai thác trắng)
? Khai thác trắng nhưng không trồng rừng ngay có tác hại gì ?
Hs: Thảo luận nhóm với nội dung các câu hỏi trên.
Hs: Trả lời các ý kiến, các ý kiến khác bổ sung. 	
I. Các loại khai thác rừng
Loại khai thác rừng
Các đặc điểm chủ yếu
Số lượng cây chặt
Số lần chặt
Thời gian chặt
Cách phục hồi
Khai thác trắng
Toàn bộ cây rừng
Một lần chặt
Trong 1 năm khai thác
Trồng rừng
Khai thác dần
Toàn bộ cây rừng
Ba, bốn lần chặt 
Năm đến mười năm
Rừng tự phục hồi = TSTN
Khai thác chọn
Chọn chặt một số cây theo yêu cầu
Kéo dài
Kéo dài
Rừng tự phục hồi = TSTN
Hoạt động 3: Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam
Gv: Diện tích rừng ở Việt Nam hiện nay giảm mạnh đồi, búi trọc tăng nhanh độ che phủ ngày một ít, chất lượng rừng cũng giảm.
Gv: Hướng dẫn HS tìm hiểu tình trạng rừng h

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_7.doc