Giáo án Nghề nấu ăn

Tiết 1 - 2 :

ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHỀ NẤU ĂN

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được những nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt Nam.

- Thấy được vị trí, vai trò và triển vọng của nghề nấu ăn.

- Nắm được đối tượng , công cụ lao động trong nấu ăn.

2. Kĩ năng:

- Xác định được mục tiêu, nội dung chương trình , phương pháp học tập nghề và đảm bảo vệ sinh, an toàn trong nấu ăn.

3. Thái độ:

- Nâng cao nhận thức về nghề nghiệp, có ý thức tôn trọng nghề nghiệp của mỗi người.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Soạn giáo án

 Tranh: Các mẫu hình ảnh ,sơ đồ minh hoạ của ăn uống ;

- HS: Đọc trước tài liệu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1 Ổn định tổ chức :

2- Kiểm tra bài cũ : Kiếm tra việc chuẩn bị bài của HS

3.Giới thiệu bài mới:

 Nghề nấu ăn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người và là nghề thiết thực nhất.

 

doc 55 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 5060Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Nghề nấu ăn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (nguyên liệu động vật), 4 - 60 C (nguyên liệu thực vật)
- Bảo quản lạnh đông: Nhiệt độ : -15 đến - 200 C (thực phẩm động vật tươi sống) . 
2. Bảo quản bằng các phương pháp khác.
- Bảo quản thực phẩm bằng xử lí nhiệt: Dùng nhiệt (luộc, rán, hấp..) 
- Bảo quản bằng hóa chất: Dùng hóa chất có áp suất thẩm thấu cao tác dụng hạn chế ô xi hóa (bao gồm axits hữu cơ, đường, muối, SO2)
- Bảo quản thực phẩm bằng cách giảm thiểu độ ẩm: Phơi thực phẩm ngoài nắng, gió hoặc sấy ở nhiệt độ không quá cao (40 - 50 0C).
- Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp vi sinh/lên men: Dùng các hệ enzim va hệ vi khuẩn có lợi: muối chua rau quả , làm các loại mắm.
B. Thực hành:
Câu 4: (4.0 điểm) Thực hành: 
1. Các tổ thực hiện, báo cáo.
2. GV thu sản phẩm chấm điểm:
- Sơ chế thực phẩm khô : 
+ Đối với động vật khô: Phủi sạch, ngâm nước ấm hoặc dung dịch muối, nước tro...rồi rửa sạch, pha thái, tẩm ướp gia vị.
+ Đối với rau, củ , quả khô: Loại bỏ phần không ăn được, ngâm nở, rửa sạch, xử lí cụ thể, bán thành phẩm. 
- Sơ chế , tạo hình món nộm, xào, chạo: 
 + Món nộm, xào: Hình dạng: chỉ, sợi (0,1 x 0,1 x 4) cm, thái đứng dao hoặc nạo.
+ Món chạo: Hình dạng: chân hương (0,2 - 0,3) x (0,2 - 0,3) x 4) cm, thái đứng dao.
- Sơ chế , tạo hình món trộn, nấu, rán : Hình dạng: con chì (0,5 - 1) x (0,5 - 1) x 4) cm. thái đứng dao.
- Sơ chế , tạo hình món cơm ran: Hình dạng: hạt lựu (0,4 - 1) x (0,4 - 1) x (0,4 - 1) cm.
thái đứng dao; món nấu : Hình dạng: vát ( 2 mặt phẳng, 2 mặt cong), móng lợn (3 mặt tam giác, hai mặt cong), thái vát, vừa thái vừa xoay góc 40.
VII. Hướng dẫn về nhà: 
Nắm vững phương pháp sơ chế các món ăn.
Thực hành các thao tác sơ chế món ăn.
Chuẩn bị bài mới: Cắt tỉa một số hình khối trang trí món ăn, bàn tiệc.
Duyệt: /11/2017
Tổ trưởng
Trần Thị Thủy
Trường THCS Hà Lan Tiết 20 KIỂM TRA (Lí thuyết + Thực hành)
Môn: Nghề nấu ăn
Họ và tên: ......................................................................Lớp 8A.
Điểm
Lời phê của cô giáo
A. Lí thuyết:
Câu 1: (2.0 điểm) Khoanh tròn một chữ cái để trả lời câu hỏi: 
1. Nghề nấu ăn ngày nay có tốc độ phát triển như thế nào?
A. Phát triển nhanh . B. Phát triển chậm . C. Phát triển bình thường . 
2. Vì sao mỗi dân tộc, vùng miền, quốc gia có tập quán, khẩu vị ăn uống riêng?
A. Do quá trình sống, tác động từ bên ngoài.
B. Do điều kiện kinh tế, xã hội, 
C. Do điều kiện địa lý, khí hậu, tập quán, 
D. Tất cả các ý A, B, C đều đúng.
3. Kinh doanh dịch vụ ăn uống có ý nghĩa như thế nào?
A. Mang lại thu nhập cao 
B. Tạo mối giao lưu quốc tế.
C. Không có lợi ích.
D. Thu nhập cao, thể hiện bản sắc dân tộc, giao lưu quốc tế.
4. Đối tượng liên quan đến nghề nấu ăn là gì?
A. Lương thực, ngũ cốc, rau củ, quả, thịt gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản.
B. Các loại sắt, thép, than
C. Các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, trúc, mai, vầu.
D. Các loại đất, đá, xi măng.
Câu 2: (2.0 điểm) Nối kết các loại thực phẩm và yêu cầu về chất lượng cho phù hợp:
Các loại thực phẩm
Yêu cầu về chất lượng
Nối kết
1
Các loại trứng.
a
 Bề mặt có lớp màng khô hồng nhạt, khi cắt thì căng và co giãn.
- 1 nối với....
2
Thịt tươi.
b
Màu sắc tươi sáng, khi sờ hơi ráp,có bụi phấn,lắc không có tiếng óc ách, hình cầu.
- 2 nối với....
3
Miến gạo, bánh chả.
c
Mắt sáng, màu tươi, thả trong nước còn bơi. 
- 3 nối với....
4
Cá, tôm, cua.
d
Giòn, không nấm mốc, không có mùi lạ.
- 4 nối với....
Câu 3: (2.0 điểm) Nêu các cách bảo quản thực phẩm thông thường?
B. Thực hành:
Câu 4: (4.0 điểm) Thực hành: 
Tổ 1: Sơ chế thực phẩm khô và báo cáo cách thực hiện.
Tổ 2: Sơ chế , tạo hình món nộm, xào, chạo và báo cáo cách thực hiện.
Tổ 3: Sơ chế , tạo hình món trộn, nấu, rán và báo cáo cách thực hiện.
Tổ 4: Sơ chế , tạo hình món cơm rang, nấu và báo cáo cách thực hiện.
Ngày soạn : /11 /2017 
Ngày dạy : / 11/2017 
Tiết 21, 22, 23, 24. Bài 7 
 CẮT TỈA MỘT SỐ HÌNH KHỐI TRANG TRÍ MÓN ĂN, BÀN TIỆC
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Biết được quy trình, các thao tác sơ chế , tạo hình nguyên liệu.
 - Biết được yêu cầu kĩ thuật về pha chế nguyên liệu, cắt tỉa hình tượng khối.
2. Kĩ năng:
- Cắt được một số hình dạng thông dụng.
3. Thái độ:
- Có ý thức làm việc cẩn thận, gọn gàng, tiết kiệm và đảm bảo an toàn lao động.
II. Chuẩn bị.
1.Giáo viên.
- Nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu tham khảo và trong cuộc sống.
- Chuẩn bị một số bài tập về cắt tỉa hình khối.
2. Học sinh
- Đọc trước tài liệu.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học.
1- Ổn định tổ chức : 
2- Kiểm tra bài cũ: ? Nêu phương pháp sơ chế động vật khô mà em biết?
3. Giới thiệu bài mới. 
4. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
A. LÍ THUYẾT
Phương pháp tỉa hình khối .
 - Nguyên liệu cắt tỉa hình khối trang trí món ăn là gì?
? Nêu các dạng hình khối thường cắt tỉa?
? Để cắt tỉa hình khối, chúng ta thực hiện những bước nào?
Một số loại hình trang trí
? Nêu nguyên liệu tỉa hoa đồng tiền và nêu các bước cắt tỉa?
? Nêu nguyên liệu tỉa lay ơn, hoa bưởi và nêu các bước cắt tỉa?
? Nêu nguyên liệu tỉa hoa hồng và nêu các bước cắt tỉa?
? Nêu các món căn dùng hoa trang trí?
- Gv cho HS quan sát một số hình phẳng đã được tỉa.
B. THỰC HÀNH
- GV hướng dẫn .
- HS thực hành theo.
Thực hành cắt tỉa thiên nga
- từ củ cải hoặc củ cà rốt:
? Nêu các bước và thực hành cắt tỉa thiên nga?
Thực hành cắt tỉa con công 
- từ 1 củ su hào (táo, lê), 6 quả dưa chuột, 2 quả ớt đỏ, 1 củ cải, 1 của cà rốt, 30 chiếc tăm nhọn hai đầu, một lọ keo dán (keo dính chặt)
? Nêu các bước và thực hành cắt tỉa con công?
- Ngoài việc tạo hình con thiên nga, hình con công, chúng ta còn có thể tạo hình lẵng hoa từ vỏ dưa hấu, dưa vàng, có thể tạo hình hoa li, hoa súng từ đu đủ, con rồng từ quả dứa.
A. LÍ THUYẾT
1. Phương pháp tỉa hình khối .
a. Nguyên liệu: thực phẩm rau củ quả (cà rốt, xu hào, đu đủ...). 
b. Các dạng hình khối thường cắt tỉa; hoa đồng tiền, lay ơn, con thuyền, giỏ quả, hoa hồng.
c. Các bước: 
Hình thành ý tưởng-> lựa chọn nguyên liệu-> pha khối-> chỉnh sửa đường nét-> nhuộm màu (nếu cần) -> hình tượng trang trí.
2. Giới thiệu một số loại hình trang trí:
- Hoa đồng tiền: thường dùng củ cà rốt.
Cà rốt -> sơ chế -> pha khối -> sửa khối hình nón- > tạo hình đồng tiền -> ngâm nước -> để ráo-> trang trí món ăn.
- Hoa lay ơn, hoa bưởi: quả đu đủ xanh.
Đu đủ -> sơ chế -> pha khối -> sửa khối - > tạo hình hoa -> ngâm nước -> nhuộm màu (nếu cần) -> để ráo-> trang trí món ăn .
- Hoa hồng: Quả cà chua chín hoặc đu đủ chín.
Cà chua chín hoặc đu đủ chín -> sơ chế -> gọt lấy phần vỏ ngoài -> tạo hình hoa -> trang trí món ăn .
* Các món ăn trang trí: 
- Hoa đồng tiền, lay ơn, hoa hồng trang trí món giò, chả, nộm, rau sống, quay, xốt,
- Hoa bưởi , hoa hồng: trang trí món bày bàn.
* Trong một món tỉa các loại hình khác nhau.
B. THỰC HÀNH: cắt tỉa một số hình khối trang trí món và bàn tiệc.
1. Cắt tỉa thiên nga từ củ cải hoặc củ cà rốt:
Bước 1: Cắt khoanh củ cải dày 2.2 cm. Gọt 1 miếng nhỏ phẳng để tạo mặt đứng cho thiên nga.
Bước 2: Từ tâm củ cải cắt chếch lên một góc 150, gọt tròn phần đầu.
Bước 3: Cắt bỏ miếng tam giác song song để tạo cổ cho thiên nga, gọt tròn phần ức.
Bước 4: Cắt bỏ phần nhón để gắn phần mỏ. 
Bước 5: gọt sửa phần đầu và phàn cổ để tạo sự mềm mại.
Bước 6: Sửa phần đuôi, dùng dao tỉa lớp lông.
Bước 7: Cắt cà rốt thành mỏ, lấy cuống ớt dính làm mắt.
Bước 8: Cắt khoanh củ cải dày 5mm để tỉa hình khối cánh, tỉa lớp lông cánh. 
Bước 9: Dùng dao nhọn rạch nhẹ hai đường dọc hai bên thân thiên nga để gắn cánh vào.
2. Cắt tỉa con công:
Bước 1: Gọt vỏ, cắt đôi của su hào (táo, lê), gọt tỉa thành hình dạng thích hợp.
Bước 2: Gọt tỉa, tỉa củ cải thành cổ công, đầu công sao cho cân đối với mình công ( có thể làm nhiều đoạn rồi gắn lại)
Bước 3: Lạng cùi dưa chuột thành hình như chiếc lá mảnh , dài; sau đó tỉa răng cưa để thành lông vũ (cần khoảng 12 - 15 chiếc).
Bước 4: Dùng tăm tre gắn lông vũ vào mình công (chiếc ngắn ở lưng, chiếc dài hơn gắn dần về phía đuôi). 
Bước 5: Gắn cổ công vào mình công.
Bước 6: Cắt tỉa rồi găn mỏ, mắt và mào công vào đầu công.
5. Củng cố - HDVN
- Hs trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài : ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN
Duyệt: / 11/2017
Tổ trưởng
 Trần Thị Thủy
Ngày soạn : /11 /2017 
Ngày dạy : / 11/2017 
Tiết 25, 26, 27, 28. Bài 8 
ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Biết được phương pháp chung để chế biến món ăn đặc trưng.
 - Biết được yêu cầu kĩ thuật về chế biến món ăn .
2. Kĩ năng:
- Chế biến được một số món ăn thông dụng.
3. Thái độ:
- Có ý thức làm việc theo quy trình, sáng tạo , gọn sạch, tiết kiệm và đảm bảo an toàn lao động.
II. Chuẩn bị.
1.Giáo viên.
- Nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu tham khảo và trong cuộc sống.
- Chuẩn bị một số bài tập về chế biến món ăn .
2. Học sinh
- Đọc trước tài liệu.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học.
1- Ổn định tổ chức : 
2- Kiểm tra bài cũ: 
 ? Nêu phương pháp sơ chế thực phẩm?
3. Giới thiệu bài mới. 
4. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 Đại cương về phương pháp chế biến và các dạng chế biến.
? Bằng kinh nghiệm thực tiễn, em hãy chỉ ra cách làm cua để nấu canh?
- Khi ta làm cua để nấu canh theo từng bước như vậy tức là ta đang thực hiện các phương pháp chế biến món canh cua.
? Vậy, em hiểu thế nào là phương pháp chế biến món ăn?
- GV cho HS quan sát một số phương pháp chế biến món ăn.
? Theo em, có thể chia phương pháp chế biến món ăn làm mấy loại?
? Chế biến bằng tác động cơ học là như thế nào?
Hs liên hệ trả lời
? Chế biến bằng nhiệt là như thế nào?
Hs liên hệ trả lời
? Chế biến bằng vi sinh là như thế nào?
Hs liên hệ trả lời
Phương pháp chế biến nhiệt
? Kể tên các phương pháp chế biến nhiệt.
? Nêu các món ăn chế biến nóng ướt?
- GV cho HS quan sát một quy trình chế biến nóng ướt.
? Trình bày quy trình chế biến nóng ướt?
- GV yêu cầu HS thực hành món rau luộc, thịt luộc.
? Nêu các món ăn chế biến nóng khô?
- GV cho HS quan sát một quy trình chế biến nóng khô.
? Trình bày quy trình chế biến nóng khô?
- GV yêu cầu HS thực hành món trứng rán, rang lạc.
I. Đại cương về phương pháp chế biến và các dạng chế biến:
1. Phương pháp chế biến món ăn:
 Là cách thức sử dụng phương tiện và đêìu kiện tác động lên nguyên liệu(một hoặc một nhóm tác động) nhằm biến đổi nguyên liệu theo mục đích sử dụng.
2. Các phương pháp chế biến món ăn cơ bản
- Chế biến bằng tác động cơ học: là cách dùng lực cơ học (cắt thái, xay, giã, khuấy, nhào, trộn....) bằng phương tiện thô sơ, thiết bị cơ khí hoặc bán co khí.
- Chế biến bằng nhiệt: cung cấp nhiệt trực tiếp hoặc gián tiếp (quay, nướng, thui) từ nguồn điện, rượu mạnh, cồn, ga, than hoa, củi bằng bếp ga, lò điện, lò vi sóng.
- Chế biến bằng vi sinh: dùng enzim thích hợp để thủy phân prôtêin hay gluxít trong thực phẩm (làm nem chua, sữa chu, muối chu rau quả, lên men rượu bia, làm mắm chua...)
II. Phương pháp chế biến nhiệt
1. Khái quát chung
- Phương pháp chế biến nhiệt được ứng dụng rộng rãi.
- Bao gồm chế biến nóng khô và nóng.
2. Phương pháp chế biến nóng ướt
Làm chín bằng đun trong nước
Làm chín bằng hơi nước
 Luộc, chần
Hấp
 Nhúng, dội
Đồ
 Nấu canh
Tráng
 Ninh, hầm
Tần
 Om, rim, kho
- Sơ chế, cắt theo yêu cầu.
- Sơ chế thực phẩm theo yêu cầu.
- Cho vào nước lạnh hoặc nóng.
- Cho vào dụng cụ chuyên dùng
- Cung cấp nhiệt khi thực phẩm chín.
- Hơi nước bốc lên làm chín thực phẩm.
- Thời gian tùy thuộc vào món ăn(15- 50p)
- Thời gian tùy thuộc vào món ăn (10- 60p)
- Sản phẩm ít biến đổi màu sắc, trạng thái mềm.
- Sản phẩm mềm, giữ được màu sắc.
- Môi trường: Luôn có nước, nhiệt độ thường là 100 0C.
- Môi trường: Hơi nước nóng, nhiệt độ trên 100 0C do có áp suất dư.
3. Phương pháp chế biến nóng khô
Làm chín bằng chất béo
Làm chín không dùng chất béo
 Rán, chao
Quay, nước
 Quay
Rang
 Xào
Thui
 Rang
Vùi
- Sơ chế, cắt theo yêu cầu.
- Sơ chế thực phẩm theo yêu cầu.
- Cho chất béo vào chảo, nồi, xoong đun sôi.
- Cho vào dụng cụ chuyên dùng
- Cung cấp nhiệt khi thực phẩm chín.
- Đốt nóng nhiệt độ làm chín thực phẩm.
- Thời gian tùy thuộc vào món ăn ( 3- 20p)
- Thời gian tùy thuộc vào món ăn (10- 30p)
- Sản phẩm thường biến đổi về màu sắc(thực phẩm giàu tinh bột có màu vàng rơm, vàng cánh gián) , trạng thái mùi thơm.
- Sản phẩm có biến đổi màu sắc, mềm.
- Môi trường: Luôn có nhiệt độ là 160 0C- 180 0C.
-Môi trường: nhiệt độ trên 250 0C - 3000C
5. Củng cố- HDVN 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài.
- Quan sát cách chế biến món ăn trong gia đình.
- Chuẩn bị thực hành : Chế biến các món luộc, canh , kho.
Tổ 1: Thực phẩm luộc (rau các loại, thịt, củ, quả...) và dụng cụ : Xoong, nồi, bếp qa mini, đũa, rổ, đĩa, dao, thớt.
Tổ 2: Thực phẩm canh (rau cải, mồng tơi, thịt.....) và dụng cụ : Xoong, nồi, bếp qa mini, đũa, rổ, đĩa, bát tôdao, thớt.
Tổ 3: Thực phẩm kho(cá kho nghệ, thịt kho củ cải.) và dụng cụ : Xoong, nồi, bếp qa mini, đũa, rổ, đĩa, dao, thớt.
Duyệt: 2017
Tổ trưởng
Trần Thị Thủy
 BÀI 5: BỐ TRÍ SẮP XẾP NỘI THẤT NHÀ BẾP.
Duyệt: 25 /09/2017
TT
? Kể tên các loại dụng cụ dọn, rửa, vệ sinh nhà bếp.
- GV cho HS quan sát các dụng cụ
? Kể tên các loại dụng cụ chứa đựng thực phẩm dự trữ.
- GV cho HS quan sát các dụng cụ
? ở gia đình em sử dụng những dụng cụ nào để đảm bảo vệ sinh cho thức ăn và gia đình trong bữa ăn.
- GV cho HS quan sát các dụng cụ
? Trong khi nấu ăn bị bỏng thì cần đến những dụng cụ cấp cứu nào.
- GV cho HS quan sát các dụng cụ
? Kể tên các đồ dùng sử dụng điện, khí đốt.
? Trong gia đình em khu vực nhà bếp sử dụng những đồ dùng cố định nào.
GV lấy ví dụ: tủ đựng đồ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản
? Kể tên các loại dụng cụ và thiết bị nhà bếp làm bằng kim loại.
Khi sử dung những dụng cụ này cần chú ý điều gì?
2. Dụng cụ đo lường.
Thìa, bát , chai có vạch chia, cân nhiệt kế, đồng hồ
3. Dụng cụ nấu nướng:
- Các loại xoong chảo, nồi, chõ nấu xôi, vỉ hấp, ấm đun nước nồi áp suất.
- Môi, thìa, đũa nấu.
- Dụng cụ chuyên dùng: Vợt lưới , vỉ nướng 
4. Dụng cụ làm bánh: 
- Chậu đựng trứng, đựng bột, xẻng gỗ trộn bột, cây cán bột.
- Khuôn làm bánh , dàn để bánhvà một số dụng cụ chuyên dùng khác để làm một số loại bánh Á, Âu.
5. Dụng cụ dọn thức ăn và dụng cụ để ăn:
- Bát, đĩa các loại, dao ăn, thìa, đĩa, đũa, kê đũa, ly cốc
- Khay, mâm.
- Khăn bàn, khăn ăn
- Bàn ghế ăn.
6. Dụng cụ rửa. dọn và vệ sinh nhà bếp:
- Rổ rá đựng thực phẩm
- Chậu rửa.
- Búi rửa bát.
- Khăn lau bát
- Khăn hoặc cây lau nhà – khăn lau bàn, chổi quét.
- Xẻng rác, thùng đựng rác .
7.Dụng cụ chứa đựng thực phẩm dự trữ:
Hộp, chai, lọ đựng gia vị và thực phẩm khô, thùng đựng gạo
8. Dụng cụ an toàn:
- Lồng bàn.
- Lót tay để bắc nồi
- Lót nồi ( rế)
9.Dụng cụ cấp cứu:
- Thuốc chữa bỏng
- Bông băng, thuốc sát trùng
10. Các đồ dùng sử dụng điện, sử dụng khí đốt:
- Nồi cơm điện- chảo điện- các loại máy xay- máy đánh trứng
-Bếp điện – lò nướng – lò vi sóng - tủ lạnh .
- Bếp ga- bếp dầu.
11. Các đồ dùng cố định:
- Tủ đựng thức ăn , tủ đựng dụng cụ nhà bếp.
- Bồn rửa, bàn bếp.
- Bếp lò ( bếp than, bếp củi)
II. Cách sử dụng và bảo quản:
1.Dụng cụ kim loại:
- Nồi, chảo, ấm đun, muối, thìa, dao, kéo..chế tạo từ những kim loại như nhôm, gang, sắt, sắt không gỉ ( inox), sắt trắng men, đồng.
- Khi sử dụng những dụng cụ này cần chú ý:
+ Nấu nướng xong phải rửa sạch ngay, lau khô ráo, không dùng xà phòng có chứa nhiều axit để rửa. Không dùng giấy nhám hay vật nhọn sắc để cạo hoặc đánh rửa.
+ Dùng đũa tre hoặc gỗ để khuấy, đảo thức ăn.
+ Không để thức ăn trong dụng cụ qua đêm, nhất là thức ăn có vị chua mặn.
+ Tránh va đập mạnh đồ dùng bằng nhôm, gang, sắt, tráng men.
+ Nồi gang chịu nhiệt cao, giữ nóng lâu.
+ Nồi nhôm truyền nhiệt tốt, nấu nhanh.
2.Dụng cụ sành, sứ, thuỷ tinh, đất nung:
- Bao gồm: Nồi đất, âu ( liễn) sành, chén, bát, ly, cốc..
- Khi sử dụng những dụng cụ này nên chú ý:
-Xếp đặt nhẹ, cẩn thận, tránh va đập.
-Rửa sạch bằng nước ấm hoặc nước rửa chén bát, lau khô
- Nồi đất mới, khi dùng lấy lá có nhựa như rau lang, rau muống, xát vào xung quanh nồi để chắc chắn hơn. Đổ đầy nước , đun sôi nhiều lần cho bớt mùi đất. Khi nấu đun nhỏ lửa. Nồi đất giữ nhiệt tốt.
- Đồ thuỷ tinh: Trước khi dùng cho vào nồi nước lạnh luộc kỹ để không bị nứt khi rót nước nóng.
3.Dụng cụ bằng tre, gỗ:
+ Bao gồm : Đũa tre ( hoặc đũa gỗ) , rổ rá tre, nuôi thìa, thớt gỗ..
+ Khi sử dụng cú ý: 
-Dùng xong, rửa sạch ngay, không ngâm trong nước để tránh bị nở do hút nước khi khô sẽ bị cong , nứt.
- Phơi khô để không bị ẩm mốc.
- Không để gần lửa dễ bị cháy , dòn gãy.
4.Dụng cụ bằng nhựa:
Bao gồm: Rổ rá, bát, đĩa, đũa, thìa , cốc..
-Không để thức ăn nóng trong đồ nhựa , nhất là những loại nhựa không chịu được nhiệt và dễ phai màu.
- Dùng xong rửa sạch ngay bằng nước rửa chén bát.
- Không để gần lửa, dễ bị cháy.
5. Đồ dùng bằng vải, sợi:
Gồm các loại kahưn bàn, khăn ăn, khăn phục vụ, khăn lau..
Dùng xong phải giặt sạch, phơi khô ngay. Nếu có điều kiện giạt tay cho trắng sạch.
6.Các đồ dùng sử dụng điện, sử dụng khí đốt.
- Xem hướng dẫn , tính năng và cách sử dụng của đồ dùng khi mới mua về.
-Sử dụng đúng định mức điện thế ghi trên dụng cụ ( 110V- 220V)
-Dùng xong rửa sạch, lau khô
-Không để nước ướt hệ thống điện gây chập mạch.
-Dùng tủ lạnh: Thức ăn để trong tủ lạnh phải gói hoặc đậy kín .Không mở cửa tủ quá lâu làm giảm độ lạnh của tủ.
III.An toàn lao dộng trong nhà bếp:
1. Phòng chống cháy nổ:
+Phòng cháy:
-Nguyên liệu và nhiên liệu dễ cháy nổ như xăng, dầu, giấy, khăn lau để xa ngọn lửa bếp.
- Không mặc áo len có lông dài, áo tay rộng khi nấu nướng.
- Khi bật lửa để xa người.
- Không nên để lửa to qúa khi nấu nướng.
- Dùng bếp dầu nên kiểm tra cẩn thận. bếp đủ bấc, ống dẫn dầu kín, rót dầu trước khi đốt lửa, không dùng xăng thay dầu.
- Dùng bếp ga xong chú ý khoá van an toàn
- Sử dụng nồi áp suất kiểm tra van an toàn trước khi dùng , không đun nấu thức ăn quá đầy có thể bị trào lên tắc van an toàn.
+ Chữa cháy:
- Nếu vải hay giây bị cháy hãy dập tắt bằng nước.
-Nếu dầu hay mỡ cháy dập tắt bằng bột nư gạo, bột ngô, bột mì .,..hay bỏ muối vào, tuyệt đối không đổ nước làm lửa cháy lan rộng thêm.
-Nên có một bình chữa cháy trong bếp và biết cách sử dụng thành thạo
 Nếu bếp dầu bị phụt cháy phải dùng chăn hay mảnh bao thấm nước phủ bao ngọn lửa, không dùng nước.
2.Phòng chống bỏng do nhiệt:
-Khi mở nắp nồi, nên đứng xa. để tránh hơi nóng lùa vào mặt , mở nắp nồi áp suất phả xả van an toàn trước khi mở.
-Dùng đũa dài để nấu và vớt thức ăn, không dùng tay cầm vào thức ăn dang nấu trên bếp.
- Dùng khăn lót tay để bắc nồi ra khỏi bếp.
- Đặt nồi, chảo trên bếp ngay ngắn, để tránh thức ăn đang sôi đổ vào người đang đứng nấu.
-Khi rán, thực phẩm phải khô ráo và đưa vào nhẹ tay tránh bắn mỡ vào người.
-Khi lấy thức ăn trong lò nướng phải kéo vỉ lò ra ngoài mới lấy thức ăn ra.
-Bưng bê bếp hoặc thức ăn đang sôi phải chú ý tránh người xung quanh.
3. Đề phòng đứt tay:
-Dùng dao đúng thao tác kĩ thuật của từng thao tác cắt thái.
-Rửa dao riêng, không chung với bất cứ dụng cụ nào khác, xếp các cạnh dao về cùng một phía.
- Khi đưa dao cho người khác nên đưa cán dao.
- Không nhặt các mảnh thuỷ tinh hay sành sứ vỡ bằng tay. Dùng khăn hoặc giấy thấm nước để thu gom, gói kỹ , bỏ vào thùng rác.
4. Đề phòng va chạm:
-Các đồ dùng xếp đúng chỗ, an toàn, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp để tránh rơi vào người hoặc va chạm trong quá trình nấu nướng.
-Đóng tất cả các cánh tủ để không bị va, vấp.
5. Đề phòng điện giật:
Khi sử dụng các thiết bị làm bếp dùng điện cần chú ý:
-Không cắm phích điện khi tay ướt.
- Không để nước ướt ổ điện hay phích cắm.
-Cắm dây điện vào đồ dùng trước,cắm vào ổ điện sau.
- Không cắm nhiều thiết bị vào cùng một ổ điện.
- Khi rút dây điện, tay cầm vào phích điện, không cầm dây điện kéo.
- Không giăng dây điện vướng lối đi.
- Không dùng dụng cụ kim loại để khuấy đảo thức ăn trong nồi điện hoặc khi nấu bằng bếp điện.
- Dùng lót tay khô để nhấc nồi ra khỏi bếp điện
- Đứng cách điện với mặt đất khi sử dụng đồ điện.
Trần Thị Thủy
Ngày soạn : / 10/2017 
Ngày dạy : /2017 
TIẾT 9 -10 
 BÀI 5: BỐ TRÍ SẮP XẾP NỘI THẤT NHÀ BẾP.
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Biết cách sắp xếp và trang trí các khu vực trong nhà bếp hợp lý và khoa học, tạo sự gọn gàng, ngăn nắp và thoải mái khi ăn.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào điều kiện cụ thể của gia đình.
3. Thái độ:
- Nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn nhà bếp và vệ sinh môi trường.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
+ Nội dung: Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
+ Đồ dùng: Các mẫu hình nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp, hình ảnh các khu làm việc trong nhà bếp, hình ảnh một số kiểu nhà bếp thông dụng
2. Học sinh:
+ Nội dung: Nghiên cứu kỹ Sgk, chuẩn bị phương án trả lời các câu hỏi ở Sgk.
+ Đồ dùng: Tranh ảnh tự sưu tầm
III. Tiến trình thực hiện:
1. Ổn định lớp: 
- Kiểm tra số lượng học sinh tham gia, kiểm tra công tác vệ sinh.
- Nhận xét, khuyến khích học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Những dụng cụ, thiết bị nhà bếp được làm bằng những chất liệu gì? Nêu cụ thể một số tên các dụng cụ, thiết bị đó.
- Cho biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng nhôm, thủy tinh, nhựa.
- Kể tên một vài loại đồ dùng điện trong nhà bếp. Cách sử dụng và bảo quản các loại đó?
3. Giới thiệu bài: 
Nhà bếp là nơi thực hiện nhu cầu ăn uống, là nơi người nội trợ tốn nhiều thời gian và công sức do đó để sắp xếp và trang trí hợp lý, gọn gàng, ngăn nắp, khoa học trong nhà bếp ntn chúng ta đi nghiên cứu bài mới.
4. Bài mới
Họat động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các công việc trong nhà bếp 
- Y/c hs liên hệ thức tế để xác định các công việc trong nhà bếp.
Em hãy kể tên những công việc cân làm trong nhà bếp?
- Ý kiến khác?
Gv tổng hợp, nhận xét- kết luận
- Y/c hs xác định các đồ dùng cần thiết qua những công việc cần làm trong nhà bếp.
- ý kiến khác?
 - Gv tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bố trí , sắp xếp các khu vực hoạt động trong nhà bếp.
- Thế

Tài liệu đính kèm:

  • docnghe nau an_12172161.doc