Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 17: Ôn tập

 Tiết 17: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Thông qua giờ ôn tập giúp HS củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học. Trên cơ sở đó HS có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất.

2. Kĩ năng :

- Rèn luyện kĩ năng tái hiện kiến thức để trả lời các câu hỏi ôn tập.

3. Thái độ:Nghiêm túc trong học tập.

 II. PHƯƠNG PHÁP:

 - Phương pháp vấn đáp – tìm tòi.

 - Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ.

 - Phương pháp đàm thoại – tái hiện kiến thức.

 III. CHUẨN BỊ:

 - GV : câu hỏi ôn tập.

 - HS: ôn lại kiến thức đã học.

 

doc 3 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 2949Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 17: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 01/09/2015 
 Tiết 17: 	ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Thông qua giờ ôn tập giúp HS củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học. Trên cơ sở đó HS có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất.
2. Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng tái hiện kiến thức để trả lời các câu hỏi ôn tập.
3. Thái độ:Nghiêm túc trong học tập.
 II. PHƯƠNG PHÁP:
 - Phương pháp vấn đáp – tìm tòi.
 - Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ. 
 - Phương pháp đàm thoại – tái hiện kiến thức. 
 III. CHUẨN BỊ:
 - GV : câu hỏi ôn tập.
 - HS: ôn lại kiến thức đã học.
 IV. TIẾN TRÌNH:
1.Ổn định: 
2./ Kiểm tra bài cũ: 
3. Giảng bài mới.
Hoạt Động của GV và HS
Nội dung
Ho¹t ®éng 1: Ôn tập phần trồng trọt theo sơ đồ hướng dẫn trong SGK/ 52
GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ theo từng phần để ghi nhớ kiến thức 
Ho¹t ®éng 2: Trả lời câu hỏi ôn tập
? Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt?
? Đất trồng là gì? Trình bày thành phần và tính chất chính của đất trồng?
? Nêu vai trò và cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp?
? Nêu vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng?
? Hạy nêu tác dụng của biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng?
? Tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng cây nông nghiệp?
HS: Nhớ lại kiến thức trả lời các câu hỏi, GV nhận xét, sữa chữa và rút ra kết luận
I. ÔN TẬP THEO SƠ ĐỒ
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP
4. Củng cố: GV tổng hợp lại các kiến thức, kĩ năng cần nắm vững.
5. Dặn dò
 Học bài ôn lại các kiến thức đã học, chuẩn bị kiểm tra HKI
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐT NINH SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 15-16
 *** Môn: Công nghệ 7
 --------------------------------------------------------
A. CÂU HỎI ÔN TẬP:
Bài 1: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt
Câu 1. Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt ?
Câu 2. Mục đích của biện pháp khai hoang, lấn biển ?
Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại
Câu 3. Nêu tác dụng phòng trừ sâu, bệnh của biện pháp canh tác ?
Câu 4. Nêu ưu, nhược điểm của phòng trị sâu, bệnh bằng biện pháp hoá học. Cần đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật nào để phát huy tốt hiệu quả phòng trừ của phương pháp này ?
Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng
Câu 5. Đất trồng là gì ? 
Câu 6. Nếu môi trường đất bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống ?
Bài 3: Một số tính chất của đất trồng
Câu 7. Đất nào giữ nước tốt nhất ? 
Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất
Câu 8. Nêu các biện pháp thường dùng để bảo vệ và cải tạo đất ?
Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
Câu 9 Phân đạm có đặc điểm gì ? 
Câu 10. Loại phân nào dễ tan trong nước ?
Câu 11. Hãy nêu ảnh hưởng của phân bón, thuốc trừ sâu đến môi trường, con người và các sinh vật khác ? 
Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường
Câu 12. Căn cứ vào hình thức bón phân, người ta chia thành những cách nào ?
Câu 13. Phân hữu cơ chủ yếu được sử dụng khi nào ?
Bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng
Câu 14. Trình tự sản xuất hạt giống ? 
Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng
Câu 15. Trình tự biến thái của côn trùng ? giai đoạn phá hoại mạnh?
B. GỢI Ý TRẢ LỜI: 
Câu 1. Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt:
 a. Vai trò:
	- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; thức ăn cho chăn nuôi; nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản cho xuất khẩu;
	- Điều hoà không khí và cải tạo môi trường.
 b. Nhiệm vụ:
	Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu.
Câu 2. Biện pháp khai hoang, lấn biển nhằm mục đích làm tăng diện tích đất canh tác.
Câu 3. Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh của biện pháp canh tác:	
	- Vệ sinh đồng ruộng trừ mầm mống sâu, bệnh và nơi ẩn náu;
	- Gieo đúng thời vụ để tránh được thời kì sâu, bệnh phát triển mạnh;
	- Chăm sóc cây kịp thời, bón phân hợp lí để tăng sức đề kháng cho cây trồng;
	- Luân canh để làm mất nguồn thức ăn của sâu, bệnh.
Câu 4.	
- Ưu điểm: Diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công, trên diện tích rộng.
	- Nhược điểm: Gây ngộ độc cho người, cây trồng, vật nuôi; làm ô nhiễm môi trường và giết chết các sinh vật khác ở ruộng.
	- Các yêu cầu kĩ thuật: 
+ Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng.
	+ Phun đúng kĩ thuật.
Câu 5. Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng. 
Câu 6. Nếu môi trường đất bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng; làm giảm năng suất, chất lượng nông sản và ảnh hưởng gián tiếp đến vật nuôi và con người.
Câu 7.Đất giữ nước tốt nhất là đất sét.
Câu 8. Các biện pháp thường dùng để bảo vệ và cải tạo đất là: canh tác, thủy lợi và bón phân.
Câu 9. Phân đạm có đặc điểm là dễ hoà tan trong nước. 
Câu 10. Loại phân dễ hoà tan trong nước là phân đạm.
Câu 11. Ảnh hưởng của phân bón, thuốc trừ sâu đến môi trường, con người và sinh vật khác:
	- Làm ô nhiễm không khí, đất, nước;
	- Gây ngộ độc cho con người và các sinh vật khác.
Câu 12. Căn cứ vào hình thức bón phân, người ta chia thành các cách: bón vãi, bón theo hàng, theo hốc hoặc phun trên lá.
Câu 13. Phân hữu cơ chủ yếu được sử dụng để bón lót (bón vào đất trước khi gieo trồng).
Câu 14. Trình tự sản xuất hạt giống là: Phục tráng – So sánh dòng – Nhân giống SNC – Nhân giống NC – Sản xuất đại trà.
Câu 15.Nắm hai kiểu biến thái. BT hoàn toàn: phá hoại à Sâu non
-Giai đoạn phá hoại của 2 kiểu biến thái.
 BT không hoàn toàn à Sâu trưởng thành
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 17 ON TAP HKI.doc