Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 23 bài 23: Làm đất gieo ươm cây rừng

TIẾT: 23

BÀI 23: LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY RỪNG

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Nêu được điều kiện lập vườn và kỹ thuật làm đất gieo ươm cây rừng.

 2. Kỹ năng

 - Vận dụng được kiến thức làm vườn vào thực tế cuộc sống.

 3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ và phát triển vườn ươm.

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên

 - SGK, giáo án, tranh vẽ hình 36, bảng phụ.

 2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi.

 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)

 

doc 5 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 3461Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 23 bài 23: Làm đất gieo ươm cây rừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 23
BÀI 23: LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY RỪNG
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
	- Nêu được điều kiện lập vườn và kỹ thuật làm đất gieo ươm cây rừng.
 	2. Kỹ năng 
	- Vận dụng được kiến thức làm vườn vào thực tế cuộc sống.
 	3. Thái độ 
- Có ý thức bảo vệ và phát triển vườn ươm.
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
 	- SGK, giáo án, tranh vẽ hình 36, bảng phụ.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
- SGK, vở ghi.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi:
- Vai trò của rừng là gì?
	- Nhiệm vụ của trồng rừng của nước ta trong thời gian tới là gì?
	Đáp án:
	- Vai trò của rừng:
	+ Làm sạch môi trường không khí.
	+ Phòng hộ: chắn gió, chống sói mòn, hạn chế tốc độ dòng chảy.
	+ Cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống và xuất khẩu.
	+ Phục vụ cho nghiên cứu khoa hoc và du lịch, giải trí.
	- Nhiệm vụ của trồng rừng của nước ta trong thời gian tới: Trồng rừng thường xuyên, phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó bao gồm:
	+ Trồng rừng sản xuất.
	+ Trồng rừng phòng hộ.
	+ Trồng rừng đặc dụng.
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
	Cũng giống như trồng trọt, việc tạo cây giống tốt đóng vai trò rất quan trọng trong lâm nghiệp. Vậy làm thế nào để có được giống tốt, bài hôm nay sẽ giới thiệu khâu đầu, đó là làm đất để gieo ươm.
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu về lập vườn ươm gieo cây rừng. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Theo em thế nào là vườn gieo ươm cây rừng?
? Vườn ươm có ảnh hương như thế nào đến cây giống?
? Vườn gieo ươm cần đảm bảo những
điều kiện nào?
? Vườn gieo ươm đặt ở nơi đất sét được không? Tại sao?
? Tại sao phải gần nguồn nước và nơi trồng rừng?
? Mặt đất bằng hay hơi dốc nhằm mục đích gì?
- GV: Nhận xét, bổ sung:
=> GV: Kết luận:
- Điều kiện lập vườn gieo ươm:
+ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có
ổ sâu, bệnh hại.
+ Độ pH từ 6 - 7 ( ít chua hay trung tính).
+ Mặt đất bằng hay hơi dốc ( từ 2 đến 4 độ).
+ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
- GV: Yêu cầu HS về nhà tự tìm hiểu.
I. Lập vườn ươm gieo cây rừng
1. Điều kiện lập vườn gieo ươm
- Tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời.
- Vườn gieo ươm là nơi sản xuất cây giống phục vụ cho viêc trồng cây gây rừng.
- Ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ lệ sống và chất lượng cây trồng.
- Điều kiện lập vườn gieo ươm:
+ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có
ổ sâu, bệnh hại.
+ Độ pH từ 6 - 7 ( ít chua hay trung tính).
+ Mặt đất bằng hay hơi dốc ( từ 2 đến 4 độ).
+ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
- Không. Vì đất sét chặt ,bí dễ đóng váng và ngập úng sau khi mưa, rễ cây con khó phát triển.
- Để giảm công và chi phí.
- Để cây con phát triển tốt.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
2. Phân chia đất trong vườn gieo ươm
- HS về nhà tự tìm hiểu.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu về làm đất gieo ươm cây rừng. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Sau khi đã chọn địa điểm phù hợp, chúng ta phải thực hiện theo quy trình nào để tạo thành luống gieo trồng được?
- GV: giải thích quy trình.
? Nếu đất chua phải làm gì?
? Nếu đất bị sâu, bệnh phải làm gì?
- GV: Nhận xét, bổ sung:
=> GV: Kết luận:
- Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp
theo quy trình kĩ thuật sau:
Đất hoang hay đã qua sử dụng =>Dọn cây hoang dại => Cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại => Đập và san phẳng đất => Đất tơi xốp
- GV: Có mấy cách tạo nền đất gieo ươm?
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin, quan sát H 36a, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Khi lên luống kích thước luống như thế nào?
? Khi lên luống khoảng cách luống và hướng luống như thế nào?
? Khi lên luống thì người ta bón lót hay bón thúc? Bón những loại phân nào?
- GV: Nhận xét, bổ sung:
=> GV: Kết luận:
- Kích thước luống: Dài: 10 => 15m
 Rộng: 0,8 => 1m
 Cao: 0,15 => 0,2m
- Khoảng cách giữa các luống: 0,5m
- Hướng luống: Bắc - Nam
- Bón phân lót: Bón hỗn hợp phân hữu
cơ và phân vô cơ theo công thức: Phân
 chuồng ủ hoai từ 4 => 5 kg/m2 với suppe
lân từ 40 => 100g/m2.
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin, quan sát H 36b, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Hình dạng, kích cỡ bầu như thế nào?
? Vỏ bầu có hình dạng như thế nào? Làm bằng chất liệu gì?
? Ruột bầu thường chứa gì?
? Gieo hạt trên bầu đất có ưu điểm gì so với gieo hạt trên luống?
- GV: Nhận xét, bổ sung:
=> GV: Kết luận:
- Dạng tròn, dài 11 - 15 cm, ngang 8 -10 cm hoặc 6 cm.
- Vỏ bầu hình ống, hở 2 đầu, làm bằng
nilong sẫm màu.
- Ruột bầu thường chứa từ 80 => 89% đất
mặt tơi xốp với 10% phân hữu cơ ủ hoai
và từ 1 => 2% phân suppe lân.
II. Làm đất gieo ươm cây rừng
1. Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp
theo quy trình kĩ thuật sau:
- Tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời.
- Quy trình:
Đất hoang hay đã qua sử dụng =>Dọn cây hoang dại => Cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại => Đập và san phẳng đất => Đất tơi xốp
- Lắng nghe.
- Đất chua phải khử chua bằng vôi bột.
- Phải dùng thuốc phòng trừ sâu, bệnh để diệt ổ sâu, bệnh.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
2. Tạo nền đất gieo ươm cây rừng
- Có 2 cách: lên luống đất và bầu đất.
a. Luống đất
- Tìm hiểu thông tin, quan sát, liên hệ và trả lời.
- Kích thước luống: Dài: 10 => 15m
 Rộng: 0,8 => 1m
 Cao: 0,15 => 0,2m
- Khoảng cách giữa các luống: 0,5m
- Hướng luống: Bắc - Nam
- Bón phân lót: Bón hỗn hợp phân hữu
cơ và phân vô cơ theo công thức: Phân
 chuồng ủ hoai từ 4 => 5 kg/m2 với suppe
lân từ 40 => 100g/m2.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
b. Bầu đất
- Tìm hiểu thông tin, quan sát, liên hệ và trả lời.
- Dạng tròn, dài 11 - 15 cm, ngang 8 -10 cm hoặc 6 cm.
- Vỏ bầu hình ống, hở 2 đầu, làm bằng
nilong sẫm màu.
- Ruột bầu thường chứa từ 80 => 89% đất
mặt tơi xốp với 10% phân hữu cơ ủ hoai
và từ 1 => 2% phân suppe lân.
- Phân bón vào đất trồng không bị rửa trôi nên cây con luôn đủ thức ăn, khi đem trồng không bị tổn thương bộ rễ, cây mầm có tỉ lệ sống và phát triển nhanh
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
	4. Củng cố
- GV: Lập vườn gieo ươm cần đảm bảo những điều kiện nào?
	- HS: Điều kiện lập vườn gieo ươm:
	+ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại.
	+ Độ pH từ 6 - 7 ( ít chua hay trung tính).
	+ Mặt đất bằng hay hơi dốc ( từ 2 đến 4 độ).
	+ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
- GV: Sau khi đã chọn địa điểm phù hợp, chúng ta phải thực hiện theo quy trình nào để tạo thành luống gieo trồng được?
	- HS: Quy trình:
	Đất hoang hay đã qua sử dụng =>Dọn cây hoang dại => Cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại => Đập và san phẳng đất => Đất tơi xốp
 	5. Dặn dò
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 23 BÀI 23 LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY RỪNG.doc