TIẾT: 3
BÀI 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được thành phần cơ giới của đất là gì.
- Hiểu thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính.
- Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
- Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất và vai trò của độ phì nhiêu trong trồng trọt.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu của đất và bảo vệ môi trường đất.
Ngày soạn: ngày/tháng/năm Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........ Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........ TIẾT: 3 BÀI 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết được thành phần cơ giới của đất là gì. - Hiểu thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính. - Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. - Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất và vai trò của độ phì nhiêu trong trồng trọt. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp. 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu của đất và bảo vệ môi trường đất. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - SGK, giáo án, một số mẫu đất. 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số) 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: - Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế ở địa phương em? - Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng? Đáp án: - Vai trò của trồng trọt trong ngành kinh tế: Cung cấp lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nông sản cho xuất khẩu. - Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ. 3. Bài mới * Vào bài Đa số cây trồng nông nghiệp sống và phát triển trên đất. Thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông sản. Muốn sử dụng đất hợp lí cần phải biết được các đặc điểm và tính chất của đất. Đó là nội dung bài học hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức, tìm hiểu thông tin SGK và trả lời câu hỏi. ? Phần rắn của đất được hình thành từ những thành phần nào? ? Thành phần vô cơ bao gồm các cấp hạt nào? ? Thành phần cơ giới đất là gì? ? Dựa vào kích thước, hãy cho biết, hạt cát, hạt limon, hạt sét khác nhau như thế nào? ? Việc xác định thành phần cơ giới của đất để làm gì? ? Dựa vào thành phần cơ giới, người ta chia đất thành mấy loại chính? - GV nhận xét và bổ sung: + Đất cát: 85% cát, 10% limon, 45% sét. + Đất thịt: 45% cát, 40% limon, 15% sét. + Đất sét: 25% cát, 30% limon, 45% sét. Ngoài 3 loại đất chính còn có các loại đất trung gian như: Đất cát pha, đất thịt nhẹ... => GV kết luận: - Tỉ lệ (%) của các hạt cát, limon, và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất. - Dựa vào thành phần cơ giới người ta chia đất thành 3 loại chính: Đất cát, đất thịt, đất sét. I. Thành phần cơ giới của đất là gì? - Nhớ lại kiến thức, tìm hiểu thông tin SGK và trả lời. - Phần rắn của đất được hình thành từ thành phần vô cơ và hữu cơ. - Phần vô cơ gồm các hạt: cát, limon, sét. - Tỉ lệ (%) của các hạt cát, limon, và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất. - Hạt cát từ 0.05 - 2 mm, hạt limon từ 0.002 - 0.05mm, hạt sét <0.002 mm. - Xác định tỉ lệ từng loại hạt có trong đất - Dựa vào thành phần cơ giới người ta chia đất thành 3 loại chính: Đất cát, đất thịt, đất sét. - Lắng nghe. - Ghi nhận thông tin. Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là độ chua, độ kiềm của đất? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: ? Độ pH dùng để đo cái gì? ? Trị số pH được dao động trong phạm vi nào? ? Với giá trị nào của pH thì đất được gọi là đất chua, kiềm, trung tính? ? Xác định độ chua, kiềm của đất nhằm mục đích gì? - GV bổ sung: Người ta chia đất thành đất chua, kiềm, trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo. =>THBVMT: Bón liên tục một vài loại phân sẽ làm tăng nồng độ ion H+ và làm cho đất bị chua. ? Đối với loại đất chua thì cần cải tạo bằng cách nào? - GV nhận xét và bổ sung. => GV kết luận: - Độ pH được dùng để đo độ chua, độ kiềm của đất. - Trị số pH dao động từ 0 – 14 - Trị số: + pH < 6.5 đất chua. + pH = 6.6 – 7.5 đất trung tính. + pH > 7.5 đất kiềm. II.Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất? - Tìm hiểu thông tin và trả lời. - Độ pH được dùng để đo độ chua, độ kiềm của đất. - Trị số pH dao động từ 0 – 14 - Trị số: + pH < 6.5 đất chua. + pH = 6.6 – 7.5 đất trung tính. + pH > 7.5 đất kiềm. - Để có kế hoạch sử dụng và cải tạo đất. Vì mỗi cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển tốt trong một phạm vi pH nhất định. - Lắng nghe. - Đối với đất chua để cải tạo đất cần phải bón vôi kết hợp với thủy lợi đi đôi với canh tác hợp lí. - Lắng nghe. - Ghi nhận thông tin. Hoạt động 3: Tìm hiểu khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: ? Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? ? Em hãy so sánh khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của các loại đất khác nhau? ? Em hãy hoàn thành bài tập SGK trang 9 và nêu nhận xét về các loại đất? - GV nhận xét và bổ sung: Để tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất người ta bón phân, nhưng tốt nhất là bón nhiều phân hữu cơ. => GV kết luận: - Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. - Đất chứa nhiều hạt có kích thước càng bé thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt. III. Khả năng giữ nước và chất đinh dưỡng của đất. - Tìm hiểu thông tin, thảo luận và trả lời. - Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. + Đất sét giữ nước, chất dinh dưỡng: tốt. + Đất thịt giữ nước, chất dinh dưỡng: trung bình. + Đất cát giữ nước, chất dinh dưỡng: kém. - Đất chứa nhiều hạt có kích thước càng bé thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt. - Lắng nghe. - Ghi nhận thông tin. Hoạt động 4: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, liên hệ và trả lời các câu hỏi sau: ? Đất thiếu nước, chất dinh dưỡng cây trồng phát triển như thế nào? ? Đất đủ nước, đủ chất dinh dưỡng cây phát triển như thế nào? - GV kết luận và bổ sung thêm: Vậy nước và chất dinh dưỡng là 2 yếu tố của độ phì nhiêu. Đất có đủ nước, chất dinh dưỡng chưa hẳn là đất phì nhiêu vì đất đó chưa cho năng suất cao. ? Vậy đất phì nhiêu là đất như thế nào? - GV nhận xét, bổ sung. => THBVMT: Do chăm sóc không hợp lý, chặt phá rừng làm đất bị xói mòn, rửa trôi và mất độ phì nhiêu. ? Muốn đạt năng suất cao ngoài độ phì nhiêu của đất còn cần yếu tố nào nữa? - GV nhận xét và bổ sung: Muốn nâng cao độ phì nhiêu của đất phải làm đất đúng kĩ thuật, cải tạo và sử dụng đất hợp lí, thực hiện chế độ canh tác tiên tiến. => GV kết luận: - Độ phì nhiêu của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡngcần thiết cho cây trồng đảm bảo cho năng suất cao và không chứa nhiều chất độc hại cho sinh trưởng và phát triển của cây. Muốn đạt năng suất cao ngoài độ phì nhiêu của đất còn cần có giống tốt, chăm sóc tốt ,thời tiết thuận lợi. IV. Độ phì nhiêu của đất - Tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời. - Phát triển chậm, còi cọc, héo úa - Phát triển tốt. - Lắng nghe. - Đất phì nhiêu là đất có đủ nước, đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cho năng suất cao và không chứa nhiều chất độc hại cho sinh trưởng và phát triển của cây. - Ngoài độ phì nhiêu của đất cần có giống tốt, chăm sóc tốt ,thời tiết thuận lợi. - Lắng nghe. - Ghi nhận thông tin. 4. Củng cố - GV: Thế nào là đất chua, kiềm và đất trung tính? - HS: Đất chua: pH 7.5. - GV: Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? - HS: Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. Đất chứa nhiều hạt có kích thước càng bé thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt. 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài mới.
Tài liệu đính kèm: