Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 38 Ôn tập

Tiết 38 ÔN TẬP

I/ MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

 - Củng cố kiến thức về phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi, nhân giống vật nuôi.

 - Ôn kiến thức về thức ăn vật nuôi, vai trò của thức ăn, chế biến, dữ trữ, sản xuất thức ăn cho vật nuôi.

2- Kĩ năng:

- Nhận biết một số giống gà, lợn qua quan sát ngoại hình.

- Chế biến thức ăn họ đậu, giàu gluxit.

3- Thái độ:

 Thích tìm hiểu về chăn nuôi.

II/ CHUẨN BỊ:

1- Chuẩn bị của GV:

Đồ dùng dạy học:

Tìm hiểu các bài 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42 SGK.

Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Cá nhân, ôn tập.

2- Chuẩn bị của HS:

Ôn các bài 33, 34, 35, 36 37, 38, 39, 40, 41, 42 SGK.

 

doc 5 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 2734Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 38 Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết 38 ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
 - Củng cố kiến thức về phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi, nhân giống vật nuôi.	
 - Ôn kiến thức về thức ăn vật nuôi, vai trò của thức ăn, chế biến, dữ trữ, sản xuất thức ăn cho vật nuôi. 
2- Kĩ năng:
- Nhận biết một số giống gà, lợn qua quan sát ngoại hình.
- Chế biến thức ăn họ đậu, giàu gluxit.	
3- Thái độ:
 Thích tìm hiểu về chăn nuôi.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng dạy học:
Tìm hiểu các bài 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42 SGK.
Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Cá nhân, ôn tập.
2- Chuẩn bị của HS:
Ôn các bài 33, 34, 35, 36 37, 38, 39, 40, 41, 42 SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
Điểm danh học sinh trong lớp.
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: (3’)
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
- Nêu quy trình rang hạt đậu tương?
Bước 1: 
Làm sạch vỏ.
Bước 2: 
Rang, khấy đảo liên tục trên bếp.
Bước 3: 
Khi hạt đậu chín vàng, có mùi thơm, tách vỏ hạt dễ dàng thì nghiền nhỏ.
2 đ
2 đ
6 đ
3- Giảng bài mới: (1’)
a/Giới thiệu bài:
Hôm nay các em ôn các bài phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi, nhân giống vật nuôi, nhận biết một số giống lợn, gà qua quan sát ngoại hình.
b/Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
 8’
Hoạt động 1:Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi
I/ Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi
- Chọn lọc hàng loạt là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước, sức sản xuất cửa từng vật nuôi để chọn những vật nuôi tốt nhất làm giống.
- Kiểm tra năng suất (còn gọi là kiểm tra cá thể) là chọn những vật nuôi tốt được nuôi dưỡng trong cùng điều kiện, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được để chọn con tốt nhất làm giống.
- Gĩư cho các vật nuôi không bị pha tạp về mặt di truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn giống thuần chủng hoặc lai tạo để nâng cao chất lượng của giống vật nuôi.
- Thế nào là chọn giống vật nuôi?
- Nêu các phương pháp chọn giống vật nuôi?
- Chọn lọc hàng loạt là làm như thế nào ?
- Kiểm tra năng suất là làm như thế nào?
- Quản lí giống vật nuôi như thế nào?
- Chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi.
- Chọn lọc hàng loạt và kiểm tra năng suất.
- Chọn lọc hàng loạt là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã 
định trước, sức sản xuất cửa từng vật nuôi để chọn những vật nuôi tốt nhất làm giống.
- Kiểm tra năng suất (còn gọi là kiểm tra cá thể) là chọn những vật nuôi tốt được nuôi dưỡng trong cùng điều kiện, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được để chọn con tốt nhất làm giống.
- Gĩư cho các vật nuôi không bị pha tạp về mặt di truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn giống thuần chủng hoặc lai tạo để nâng cao chất lượng của giống vật nuôi.
 8’
Hoạt động 2: Nhân giống vật nuôi
II/ Nhân giống vật nuôi
- Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn đôi giao phối, gọi tắt là chọn phối.
- Nhân giống thuần chủng là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để đời con cùng giống với bố mẹ.
- Cho biết chọn phối là làm như thế nào?
- Cho biết có mấy phương pháp chọn phối và nêu các phương pháp chọn phối?
- Cho biết nhân giống thuần chủng là làm như thế nào?
- Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn đôi giao phối, gọi tắt là chọn phối.
- Có hai phương pháp chọn phối: Muốn nhân lên một giống tốt đã có thì chọn ghép con đực với con cái trong cùng giống đó.
Muốn lai tạo thì chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau.
- Nhân giống thuần chủng là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để đời con cùng giống với bố mẹ.
 6’
Hoạt động 3: Nhận biết một số giống gà, lợn qua quan sát ngoại hình
III/ Nhận biết một số giống gà, lợn qua quan sát ngoại hình
1- Chọn giống gà:
- Loại hình sản xuất trứng thể hình dài.
- Loại hình sản xuất thịt thể hình ngắn.
2- Chọn giống lợn:
- Đo dài thân: đo từ đường nối hai gốc tai đến khấu đuôi.
- Đo vòng ngực: đo chu vi lồng ngực sau bả vai.
* Ta xét chọn giống gà.
- Hình dáng toàn thân loại hình sản xuất trứng và sản xuất thịt như thế nào?
- Đo khoảng cách giữa hai xương háng của gà như thế nào thì đẻ trứng to?
- Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà mái như thế nào thì đẻ trứng to?
* Ta xét chọn giống lợn.
- Lợn Lan dơ rat có đặc điểm gì?
- Lợn Đại Bạch có đặc điểm gì?
- Lợn Móng Cái có đặc điểm gì?
- Đo dài thân các em đo từ đâu đến đâu?
- Đo vòng ngực các em đo như thế nào?
- Loại hình sản xuất trứng thể hình dài.
Loại hình sản xuất thịt thể hình ngắn.
- Khoảng cách lọt 3 ngón tay.
- Khoảng cách để lọt 3 đến 4 ngón tay.
- Lợn Lan đơ rat tai to rủ xuống phía trước.
- Lợn Đại Bạch mặt gãy, tai to hướng về phía trước.
- Lợn Móng Cái có lang trắng đen hình yên ngựa.
- Đo dài thân: đo từ đường nối hai gốc tai đến khấu đuôi.
- Đo vòng ngực: đo chu vi lồng ngực sau bả vai.
 8’
Hoạt động 4: Thức ăn vật nuôi
IV/ Thức ăn vật nuôi
- Trong thức ăn vật nuôi có nước và chất khô. Trong chất khô có: protein, lipit, gluxit, vitamin và chất khoáng.
- Phương pháp cắt ngắn dùng cho thô xanh, nghiền nhỏ với thức ăn hạt, xử lí nhiệt đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu.
Các loại thức ăn giàu tinh bột dùng phương pháp đường hoá, ủ lên men.
Kiềm hoá rơm với thức ăn nhiều xơ như rơm rạ.
Phối hợp nhiều loại thức ăn tạo ra thức ăn hỗn hợp.
- Dự trữ thức ăn dùng phương pháp làm khô với cỏ, rơm và các loại cỏ hạt. Dùng phương pháp ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.
- Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm nước ngọt và nước mặn.
Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm.
Trồng xen, tăng vụ...để có nhiều cây và hạt họ đậu.
- Vậy thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?
- Trong thức ăn vật nuôi có những thành phần gì?
- Nêu vai trò của thức ăn đối với vật nuôi?
- Nêu các phương pháp chế biến thức ăn?
- Nêu các phương pháp dự trữ thức ăn?
- Nêu cách sản xuất thức ăn vật nuôi?
- Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng.
- Trong thức ăn vật nuôi có nước và chất khô. Trong chất khô có: protein, lipit, gluxit, vitamin và chất khoáng.
- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi vận động và phát triển.
Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa...
- Phương pháp cắt ngắn dùng cho thô xanh, nghiền nhỏ với thức ăn hạt, xử lí nhiệt đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu.
Các loại thức ăn giàu tinh bột dùng phương pháp đường hoá, ủ lên men.
Kiềm hoá rơm với thức ăn nhiều xơ như rơm rạ.
Phối hợp nhiều loại thức ăn tạo ra thức ăn hỗn hợp.
Dự trữ thức ăn dùng phương pháp làm khô với cỏ, rơm và các loại cỏ hạt. Dùng phương pháp ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.
- Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm nước ngọt và nước mặn.
Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm.
Trồng xen, tăng vụ...để có nhiều cây và hạt họ đậu.
 8’
Hoạt động 5: Chế biến thức ăn
V/ Chế biến thức ăn
- Bước 1: Làm sạch vỏ.
Bước 2: Rang, khấy đảo liên tục trên bếp.
Bước 3: Khi hạt đậu chín vàng, có mùi thơm, tách vỏ hạt dễ dàng thì nghiền nhỏ.
- Bước 1: Cân bột và men rượu theo tỉ lệ: 100 phần bột, 4 phần men rượu.
Bước 2: Gĩa nhỏ men rượu, bỏ bớt trấu.
Bước 3: Trộn đều men rượu với bột. 
Bước 4: Cho nước sạch vào, nhào kĩ đến đủ ẩm.
Bước 5: Nén nhẹ bột xuống cho đều, phủ ni lông sạch lên mặt. Đem ủ nơi kín gió, khô, ấm trong 24 giờ.
- Quy trình rang hạt đậu tương như thế nào?
- Nêu các bước của quy trình dùng men rượu chế biến thức ăn giàu gluxit?
- Bước 1: Làm sạch vỏ.
Bước 2: Rang, khấy đảo liên tục trên bếp.
Bước 3: Khi hạt đậu chín vàng, có mùi thơm, tách vỏ hạt dễ dàng thì nghiền nhỏ.
- Bước 1: Cân bột và men rượu theo tỉ lệ: 100 phần bột, 4 phần men rượu.
Bước 2: Gĩa nhỏ men rượu, bỏ bớt trấu.
Bước 3: Trộn đều men rượu với bột. 
Bước 4: Cho nước sạch vào, nhào kĩ đến đủ ẩm.
Bước 5: Nén nhẹ bột xuống cho đều, phủ ni lông sạch lên mặt. Đem ủ nơi kín gió, khô, ấm trong 24 giờ.
4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
- Học thuộc các nội dung đã ôn tập.
- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.	
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 38.doc