Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 44 - Bài 49 và 50

PHẦN 4

THUỶ SẢN

CHƯƠNG I

ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT NUÔI THUỶ SẢN

Tiết 44 Bài 49 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NUÔI THUỶ SẢN

 Bài 50 MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN

I/ MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

- Hiểu được vai trò của nuôi thuỷ sản.

- Biết được một số nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản.

- Biết được một số đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.

- Biết được một số tính chất vật lí, hoá học, sinh học của nước ao.

- Biết các biện pháp cải tạo nước và đáy ao. Tạo được môi trường nuôi thủy sản.

2- Kĩ năng: Phân biệt được vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản.

3- Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về nuôi thuỷ sản. Có ý thức tìm hiểu về nuôi thuỷ sản.

2- Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài học.

II/ CHUẨN BỊ:

1- Chuẩn bị của GV:

Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.75 SGK

Tìm hiểu nuôi tôm, cá.

Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Trực quan, theo nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 3462Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 44 - Bài 49 và 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
PHẦN 4
THUỶ SẢN
CHƯƠNG I
ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT NUÔI THUỶ SẢN
Tiết 44 Bài 49 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NUÔI THUỶ SẢN
	Bài 50	MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Hiểu được vai trò của nuôi thuỷ sản.
- Biết được một số nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản.
- Biết được một số đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.
- Biết được một số tính chất vật lí, hoá học, sinh học của nước ao.
- Biết các biện pháp cải tạo nước và đáy ao. Tạo được môi trường nuôi thủy sản.
2- Kĩ năng: Phân biệt được vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản.
3- Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về nuôi thuỷ sản. Có ý thức tìm hiểu về nuôi thuỷ sản.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài học.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.75 SGK
Tìm hiểu nuôi tôm, cá.
Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Trực quan, theo nhóm.
2- Chuẩn bị của HS:
Đọc trước bài học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
Điểm danh học sinh trong lớp.
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: (3’)
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
- Nêu cách sử dụng vắc xin niu cat xơn phòng bệnh cho gà?
- Phương pháp sử dụng vắc xin niu cat xơn phòng bệnh cho gà:
Bước 1: 
Nhận biết, tháo lắp bơm tiêm.
Bước 2: 
Tập tiêm trên thân cây chuối.
Bước 3: 
Pha chế và hút vắc xin đã hoà tan.
Bước 4: 
Tập tiêm dưới da phía trong của cánh gà.
2 đ
2 đ
2 đ
2 đ
2 đ
3- Giảng bài mới: (1’)
a/Giới thiệu bài:
Nuôi thuỷ sản ở nước ta trên đà phát triển. Vậy nuôi thuỷ sản như thế nào? Các em được tìm hiểu ở phần 4 “Thuỷ sản”.
Chương I: Đại cương về kĩ thuật nuôi thuỷ sản. Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản.
b/Tiến trình bài dạy: 
 Để biết nuôi thủy sản trong môi trường như thế nào?
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nuôi thuỷ sản
I/ Vai trò của nuôi thuỷ sản:
- Cung cấp thực phẩm như tôm, cá...
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác.
- Làm sạch môi trường nước.
* Để biết nuôi thuỷ sản có vai trò gì?
- Các em đọc phần I và xem hình 75.
- Các em thảo luận nhóm, xem hình 75 nêu vai trò của nuôi thuỷ sản trong nền kinh tế và đời sống xã hội?
- Gọi vài nhóm trả lời, GV nhận xét.
- Tôm, cá, cua, ốc...gọi là thực phẩm.
Tôm, cá... làm sạch cho vào kho lạnh đem xuất khẩu.
Sản phẩm nghề cá làm thức ăn vật nuôi.
- Đọc bài.
- Cung cấp thực phẩm như tôm, cá...
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu.
Cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác.
Làm sạch môi trường nước.
- Theo chuẩn bị.
- Chú ý nghe.
18’
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản ở nước ta
II/ Nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản ở nước ta:
- Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi.
- Cung cấp thực phẩm tươi sach.
- Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thuỷ sản.
* Để biết nuôi thuỷ sản ở nước ta có nhiệm vụ gì?
- Các em đọc bài phần II.
- Ba nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản ở nước ta là gì?
- Khai thác tối đa về tiềm năng mặt nước là làm như thế nào?
- Về giống nuôi ta làm như thế nào?
- Cung cấp thực phẩm tươi sạch. Vậy thực phẩm như thế nào là không sạch?
- Vậy để thực phẩm tươi sạch ta làm như thế nào?
- Để ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thuỷ sản là làm như thế nào?
- Đọc bài.
- Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi.
Cung cấp thực phẩm tươi sach.
Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thuỷ sản.
- Là dùng diện tích mặt nước có thể nuôi thuỷ sản vào nuôi thuỷ sản như tôm, cá, cua...
- Là chọn các giống như tôm, cá tốt có năng suất cao để nuôi.
- Như tôm, cá chứa chất độc hại.
- Cho ăn những thức ăn phù hợp không chứa chất độc hại.
- Áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ như sản xuất giống, sản xuất thức ăn, bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh để tạo ra năng suất cao.
5’
Hoạt động 3: Củng cố
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Nuôi thuỷ sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội?
- Nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản là gì?
- Đọc ghi nhớ.
- Bài học.
- Bài học.
Bài 50	MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản
I/ Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản:
- Có khả năng hoà tan các chất hữu cơ và vô cơ.
- Khả năng điều hoà chế độ nhiệt của nước.
- Thành phần oxi thấp và khí cacbonic cao.
* Để biết môi trường nuôi thuỷ sản có đặc điểm gì?
- Các em đọc phần I. Cho biết nước nuôi thuỷ sản có đặc điểm gì?
- Tại sao nuôi cá ta bón phân vô cơ và hữu cơ.
- Ở những vùng nước như thế nào thì thiếu oxi?
- Có khả năng hoà tan các chất hữu cơ và vô cơ.
Khả năng điều hoà chế độ nhiệt của nước.
Thành phần oxi thấp và khí cacbonic cao.
- Để phát triển thức ăn tự nhiên của cá.
- Vùng nước ao tù.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của nước
II/ Tính chất của nước nuôi thuỷ sản:
Tính chất lí học, tính chất hóa học, tính chất sinh học.
* Để biết nước nuôi thuỷ sản có tính chất gì?
- Các em đọc phần II.
- Các tính chất của nước nuôi thủy sản là: Tính chất lí học, tính chất hóa học, tính chất sinh học.
- Đọc bài.
- Nghe và ghi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp cải tạo nước và đáy ao
* Để có ao nuôi cá tốt ta phải làm gì?
- Các em đọc bài phần III.
- Để cải tạo nước ao ta phải làm như thế nào?
- Để cải tạo đáy ao ta làm như thế nào?
- Đọc bài.
- Cải tạo nước ao: trồng cây chắn gió, ao có khu vực nước nông, cắt bỏ thực vật thuỷ sinh còn non.
- Cải tạo đáy ao: tuỳ loại đất mà có biện pháp cải tạo như: trồng cây quanh bờ ao, bón nhiều phân hữu cơ.
III/ Biện pháp cải tạo nước và đáy ao:
- Cải tạo nước ao: trồng cây chắn gió, ao có khu vực nước nông, cắt bỏ thực vật thuỷ sinh còn non.
- Cải tạo đáy ao: tuỳ loại đất mà có biện pháp cải tạo như: trồng cây quanh bờ ao, bón nhiều phân hữu cơ.
Hoạt động 4: Củng cố
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Nêu 3 đặc điểm chính của nước nuôi thuỷ sản?
- Trình bày các tính chất lí học, hoá học và sinh học.
- Nêu biện pháp cải tạo nước và đáy ao?
- Đọc ghi nhớ.
- Bài học.
- Bài học.
- Bài học.
4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
- Về học thuộc bài.
- Tìm hiểu về nuôi tôm, cá ở địa phương.
- Đọc bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản.	
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 44.doc