Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 8 bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường

TIẾT: 8

BÀI 9: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG.

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Hiểu được các cách bón phân, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.

 2. Kỹ năng

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.

 3. Thái độ

 - Có ý thức tiết kiệm, bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trường khi sử dụng

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên

 - SGK, giáo án, tranh vẽ hình 7, 8, 9, 10, bảng phụ.

 

doc 5 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 1390Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 8 bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 8
BÀI 9: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG.
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
	- Hiểu được các cách bón phân, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.
 	2. Kỹ năng 
	- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.
 	3. Thái độ 
	- Có ý thức tiết kiệm, bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trường khi sử dụng
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
 	- SGK, giáo án, tranh vẽ hình 7, 8, 9, 10, bảng phụ.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
	- SGK, vở ghi.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
	Câu hỏi:
	- Phân bón là gì? Phân bón chia thành mấy nhóm chính? 
- Nêu tác dụng của phân bón?
	Đáp án:
	- Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. Gồm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hoá học và phân vi sinh.
	-Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
	Chúng ta đã làm quen với một số loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp. Hôm nay chúng ta học cách sử dụng các loại phân bón đó, sao cho có thể thu được năng suất cao, tiết kiệm được phân bón và bảo vệ môi trường.
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bón phân
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin SGK, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Căn cứ vào thời kỳ bón phân người ta chia làm mấy cách bón phân?
? Thế nào là bón lót? Mục đích của việc bón lót?
? Thế nào là bón thúc? Mục đích của việc bón thúc?
- GV: Nhận xét, bổ sung.
=> GV: Kết luận:
- Căn cứ vào thời kỳ bón phân người ta chia làm mấy cách bón: Bón lót và bón thúc.
- Bón lót: Là bón phân vào đất trước khi gieo trồng
- Bón thúc: Là bón phân trong thời gian sinh trưởng.
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin SGK, quan sát hình 7, 8, 9, 10, liên hệ, hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi.
? Hãy cho biết tên của các cách bón phân ở hình 7, 8, 9, 10.
? Nêu ưu nhược điểm của từng cách bón và hoàn thành bài tập SGK?
GV: Giảng giải cho học sinh thấy cách bón phân trực tiếp vào đất
- GV: Nhận xét, bổ sung.
=> GV: Kết luận:
- Căn cứ vào hình thức bón có các cách bón: Bón theo hốc, theo hàng, bón vãi hoặc phun trên lá .
I. Cách bón phân
1. Căn cứ vào thời kì bón:
- Tìm hiểu thông tin SGK, liên hệ và trả lời.
- Căn cứ vào thời kỳ bón phân người ta chia làm mấy cách bón: Bón lót và bón thúc.
- Bón lót: Là bón phân vào đất trước khi gieo trồng, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc, mới bén rễ.
- Bón thúc: Là bón phân trong thời gian sinh trưởng, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
2. Căn cứ vào hình thức bón
- Tìm hiểu thông tin SGK, quan sát, liên hệ, hoạt động nhóm và trả lời.
- Bón theo hốc ( Hình 7):
+ Ưu điểm: Cây dễ sử dụng (1), cần dụng cụ đơn giản (9).
+ Nhược điểm: Phân bón ít bị chuyển thành chất khó tan do hạn chế tiếp xúc với đất (3).
- Bón theo hàng ( Hình 8):
+ Ưu điểm: Cây dễ sử dụng (1), cần dụng cụ đơn giản (9).
+ Nhược điểm: Phân bón ít bị chuyển thành chất khó tan do hạn chế tiếp xúc với đất (3).
- Bón vãi ( Hình 9): 
+ Ưu điểm: Dễ thực hiện, cần ít công lao động (6), cần dụng cụ đơn giản (9).
+ Nhược điểm: Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất (4).
- Phun trên lá (Hình 10): 
+ Ưu điểm: Cây dễ sử dụng (1), Phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất (2), tiết kiệm phân bón (5).
+ Nhược điểm: Có dụng cụ máy 
móc phức tạp (8).
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng các loại phân bón thông thường.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Khi bón phân vào đất chất dinh dưỡng chuyển hóa thành các chất hòa tan thì cây mới hấp thu được. Loại phân khó hòa tan phải bón vào đất để có thời gian phân hủy. Loại dễ hòa tan thường dùng để bón thúc.
- GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm, căn cứ vào đặc điển chủ yếu của các loại phân bón để hoàn thành bài tập SGK.
- GV gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, bổ sung: Khi bón cần chú ý đến dặc điển từng loại phân để có cách sử dụng phù hợp. Bón liên tục một vài loại phân, bón quá liều lượng sẽ làm tang nồng độ ion H+ và làm cho đất bị chua hoặc xấu đi.
=> GV: Kết luận:
- Phân hữu cơ thường dùng để bón lót.
- Phân đạm, kali, hỗn hợp, thương dùng để bón thúc, nếu bón lót thì chỉ bón lượng nhỏ.
- Phân lân thường dùng để bón lót.
II. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường.
- Lắng nghe.
- Hoạt động nhóm hoàn thành bài tập.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
	Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bảo quản các loại phân bón thông thường
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin SGK, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Đối với phân hóa học ta phải bảo quản như thế nào?
? Vì sao không để lẫn lộn các loại phân với nhau?
? Đối với phân chuồng ta phải bảo quản như thế nào?
? Vì sao phải dùng bùn ao để phủ kín đống phân ủ?
- GV: Nhận xét, bổ sung: Tùy từng loại phân mà có cách bảo quản khác nhau.
=> GV: Kết luận:
- Đối với phân hóa học để bảo đảm chất lượng cần phải bảo quản tốt bằng các biện pháp sau:
+ Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao ni long.
+ Để nơi cao ráo thoáng mát.
+ Không để lẫn lộn các loại phân với nhau.
- Đối với phân chuồng: Bảo quản tại chuồng hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.
III. Bảo quản các loại phân bón thông thường
- Tìm hiểu thông tin SGK, liên hệ và trả lời.
- Để bảo đảm chất lượng cần phải bảo quản tốt bằng các biện pháp sau:
+ Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao ni long.
+ Để nơi cao ráo thoáng mát.
+ Không để lẫn lộn các loại phân với nhau.
- Vì để lẫn lộn các loại phân với nhau sẽ xảy ra phản ứng làm hỏng chất lượng phân, tạo ra các chất khí làm ô nhiễm môi trường.
- Bảo quản tại chuồng hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.
- Tạo điều kiện cho vi sinh vật phân giải, hạn chế đạm bay hơi, giữ vệ sinh môi trường.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
	4. Củng cố
	- GV: Có mấy cách bón phân?
	- HS:
	+ Căn cứ vào thời kỳ bón phân người ta chia làm mấy cách bón: Bón lót và bón thúc.
+ Căn cứ vào hình thức bón có các cách bón: Bón theo hốc, theo hàng, bón vãi hoặc phun trên lá .
	- GV: Nêu cách bảo quản các loại phân bón thông thường?
	- HS:
	+ Đối với phân hóa học để bảo đảm chất lượng cần phải bảo quản tốt bằng các biện pháp sau:
	* Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao ni long.
	* Để nơi cao ráo thoáng mát.
	* Không để lẫn lộn các loại phân với nhau.
	+ Đối với phân chuồng: Bảo quản tại chuồng hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.
 	5. Dặn dò
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 8 BÀI 9 CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG..doc