Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 17 Bài 18 - Vật liệu cơ khí

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Biết được một số vật liệu cơ khí phổ biến và tính chất cơ bản của chúng.

 - Biết cách phân loại vật liệu cơ khí phổ biến.

2. Kĩ năng: - Biết lựa chọn và sử dụng hợp lý vật liệu cơ khí.

3. Thái độ: - Có ý thức làm việc nhóm, yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị:

1. GV: - Chuẩn bị kiến thức có liên quan về vật liệu cơ khí, các mẫu vật liệu cơ khí.

 - Sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí (kìm.)

2. HS: - Chuẩn bị bài trước ở nhà.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: (1 phút). 8A1: .

 8A2: .

2. Kiểm tra bài cũ: - Lồng ghép trong bài mới.

3. Đặt vấn đề: (1 phút) - Vật liệu cơ khí đóng vai trò rất quan trọng trong gia công cơ khí, nó là cơ sở ban đầu để chế tạo sản phẩm cơ khí. Nếu không có vật liệu cơ khí thì không có sản phẩm cơ khí. Như vậy vật liệu cơ khí gồm những loại nào?

 

doc 2 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 17 Bài 18 - Vật liệu cơ khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09 Ngày soạn: 15-10-2017
Tiết : 17 Ngày dạy : 17-10-2017
Chương III: GIA CÔNG CƠ KHÍ 
Bài 18: VẬT LIỆU CƠ KHÍ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết được một số vật liệu cơ khí phổ biến và tính chất cơ bản của chúng.
 - Biết cách phân loại vật liệu cơ khí phổ biến.
2. Kĩ năng: - Biết lựa chọn và sử dụng hợp lý vật liệu cơ khí.
3. Thái độ: - Có ý thức làm việc nhóm, yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Chuẩn bị kiến thức có liên quan về vật liệu cơ khí, các mẫu vật liệu cơ khí.
 - Sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí (kìm...)
2. HS: - Chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: (1 phút). 8A1:.
 8A2:.
2. Kiểm tra bài cũ: - Lồng ghép trong bài mới.
3. Đặt vấn đề: (1 phút) - Vật liệu cơ khí đóng vai trò rất quan trọng trong gia công cơ khí, nó là cơ sở ban đầu để chế tạo sản phẩm cơ khí. Nếu không có vật liệu cơ khí thì không có sản phẩm cơ khí. Như vậy vật liệu cơ khí gồm những loại nào?
4. Tiến trình: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
TRỢ GIÚP CỦA GV
Hoạt động 1: Tìm hiểu vật liệu cơ khí phổ biến: (25 phút)
- Theo dõi và ghi vở phân loại vật liệu cơ khí.
VẬT LIỆU CƠ KHÍ
Đồng,
hợp kim đồng
Thép
gang
Kim loại màu
Kim loại đen
Vật liệu 
phi kim loại
Vật liệu kim loại
Nhôm,
hợp kim nhôm
Cao 
su
Chất dẻo
Gốm, sứ
- Tham khảo tài liệu và cho biết kết quả.
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Giới thiệu cơ sở phân loại vật liệu cơ khí.
- HS cho biết tính chất của từng vật liệu?
- Ở mỗi vật liệu lấy ví dụ trong bài 19 SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: (17 phút)
1. Tính chất vật lý: Là những tính chất về vật liệu thể hiện qua các hiện tượng vật lý khi thành phần hoá học của nó không đổi: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt...
2. Tính cơ học: Biểu hiện ở khả năng chịu tác động của ngoại lực: tính dẻo, bền...
3. Tính hoá học: Cho biết khả năng chịu tác động của mmôi trường: chống axít, ăn mòn...
4. Tính công nghệ: Cho biết khả năng gia công của vật liệu như: đúc, hàn, rèn...
- Cho HS nêu 4 tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí?
Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Theo dõi. Lấy ví dụ minh hoạ.
- HS trả lời các câu hỏi trong bài học.
- Cho HS về nhà học kĩ phần ghi nhớ.
- HS chuẩn bị trước bài 19.
5. Ghi bảng:
I. Phân loại vật liệu cơ khí:
-Gang: (C >2,14%) có tính cứng cao, chịu mài mòn, chống rung tốt, dễ đúc nhưng khó gia công. Dùng làm bàn trượct, vỏ máy...
-Thép: (C <=2,14%) có tính cứng cao, chịu tôi, chịu mài mòn...Dùng làm dụng cụ đồ nghề, dụng cụ cắt gọt, làm bêtông-cốt thép.
-Hợp kim đồng: Dễ gia công cắt gọt, dễ đúc, cứng bền. Dùng làm chí tiết máy dụng cụ gia đình.
-Hợp kim nhôm: Nhẹ, tính bền và tính cứng cao. Dùng trong công nhgiệp hàng không, trong ngàh xây dựng, đúc Pitông-Xinh lanh.
-Chất dẻo: Nhẹ, dẻo, tính dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, không bị ô xi hoá, dễ gia công. Dùng trong sản xuất dụng cụ gia đình.
-Cao su: Dẻo, đàn hồi tốt, giảm chấn tốt, cách điện, cách âm. Dùng làm săm lốp, đai truyền, vòng đệm...
II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí:
1.Tính chất vật lý: Là những tính chất về vật liệu thể hiện qua các hiện tượng vật lý khi thành phần hoá học của nó không đổi: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt...
2.Tính cơ học: Biểu hiện ở khả năng chịu tác động của ngoại lực: tính dẻo, bền...
3.Tính hoá học: Cho biết khả năng chịu tác động của mmôi trường: chống axít, ăn mòn...
4.Tính công nghệ: Cho biết khả năng gia công của vật liệu như: đúc, hàn, rèn...
IV. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9 Tiet 17 CN8_12174053.doc