I. Mục tiêu: Kiến thức: nắm vững khái niệm ước và bội của một số.
Kỹ năng: Biết tìm được ước và bội của một số cho trước.
Thái độ: Sử dụng đúng các kí hiệu.
II. Chuẩn bị: Gv: Bảng phụ, phấn màu.
Hs: Sgk, bảng nhóm.
III. Phương pháp dạy học:
- Thuyết trình.
- Diễn giảng – nêu vấn đề
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2015 – 2016 Ngày soạn: 08/10/2015 Ngày dạy: 15/10/2015 Tiết 24: Bài dạy: ƯỚC VÀ BỘI I. Mục tiêu: Kiến thức: nắm vững khái niệm ước và bội của một số. Kỹ năng: Biết tìm được ước và bội của một số cho trước. Thái độ: Sử dụng đúng các kí hiệu. II. Chuẩn bị: Gv: Bảng phụ, phấn màu. Hs: Sgk, bảng nhóm. III. Phương pháp dạy học: Thuyết trình. Diễn giảng – nêu vấn đề IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Cho các số sau: 254; 393; 146; 206; 951; 567. Số nào chia hết cho 2; số nào chia hết cho 3? Gọi học sinh lên bảng giải Các học sinh còn lại làm bài tập vào vở nháp Vào bài: Các số chia hết cho 3 gọi là bội của 3 và 3 là ước của các số đó. Tương tự như thế 2 là ước của 254; 146; 206 và các số 254; 146; 206 là bội của 2. Vậy thế nào là ước, thế nào là bội? Cách tìm ước và bội như thế nào? Ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Hoạt động 1: Ước và bội GV lấy bài kiểm tra bài cũ để mở rộng lên dạng tổng quát ab a là bội của b còn b là ước của a. Gọi học sinh cho ví dụ một số chia hết cho 4. Trả lời tại sao số đó lại là ước của 4? Và số đó là gì của 4? Làm ?1 Hỏi hs 18 có là bội của 3 và 4 không?Vì sao? Hỏi hs 4 có là ước của 12 và 15 không?Vì sao? Hoạt động nhóm: Bt điền dấu x vào ô đúng sai: Câu Đúng Sai 32 là bội của 8 16 là ước của 4 100 là bội của 21 5 là ước của 100 1 là ước của 99 0 là ước của 7 0 là bội của 13 Vào mục 2: ta đã biết thế nào là ước, thế nào là bội. Vậy làm sao để tìm được ước và bội, chúng ta đi vào mục 2 của bài Hs lắng nghe Hs trả lời Vì số đó chia hết cho 4 Số đó là bội của 4 - Hs đọc sgk Ghi a b -> a là bội của b -> b là ước của a TL: 18 là bội của 3 không là bội của 4 vì 18 3; 18 4 Tl: 4 là ước của 12, không là ước của 15 vì 12 4 và 12 5. Hs làm việc theo nhóm vào tờ phiếu mà Gv chuẩn bị sẳn. Tiết 24: ƯỚC VÀ BỘI Ước và bội: Định nghĩa: Sgk/ ab a là bội của b còn b là ước của a. Ghi ví dụ mà hs cho ?1: 18 là bội của 3 18 không là bội của 4 4 là ước của 12 4 không là ước của 15 Câu Đúng Sai 32 là bội của 8 x 16 là ước của 4 x 100 là bội của 21 x 5 là ước của 100 x 1 là ước của 99 x 0 là ước của 7 x 0 là bội của 13 x Hoạt động 2: Cách tìm ước và bội - Giới thiệu ký hiệu ước và bội. Vd 1: Hãy tìm tích của 5 với 0; 1; 2; 3; 4; 5? Kiểm tra xem các tích đó có là bội của 5 không? Vì sao? Viết tập hợp bội của 5? Từ đó các em hãy nêu cách để tìm bội của một số bất kì Làm ?2 Làm sao ta có thể tìm được các bội của 8? Hãy tìm các bội của 8? Trong các bội đó bội nào nhỏ hơn 40 Vd 2: Hãy chia 6 cho các số 1; 2; 3; 4; 5; 6. Kiểm tra xem 6 chia hết cho số nào? Các sô chia hết gọi là gì của 6? Từ đó rút ra cách tìm ước của một số Làm ?3 Làm sao để tìm được ước của 12? Làm ?4 1 chia hết cho các số nào? 1 có bao nhiêu ước? Có bao nhiêu số chia hết cho 1? Vậy số 1 có bao nhiêu bội? Chú ý Hoạt động nhóm? Một lớp học có 28 học sinh.Giáo viên chủ nhiệm dự định chia đều 28 học sinh đó vào các nhóm. Trong các cách sau , cách nào thực hiện được? Hãy điền vào ô trống trong trường hợp chia được? Cách chia Số nhóm Số người trong mỗi nhóm Thứ nhất 2 14 Thứ hai 7 4 Thứ ba 9 Không được Thứ tư 14 2 Đâu là ước của 28 Hs Lắng nghe Hs tl là: 0; 5; 10; 13; 20; 25 Các số đó là bội của 5 vì nó chia hết cho 5 HS viết Hs trả lời: Lấy số đó nhân với 0; 1; n Hs tl lấy 8 nhân với số 0; 1; 2; 3 Hs thực hiện Hs tìm HS tl 6 chia hết cho 1; 2; 3; 6. Các số đó là ước của 6. Hs tl Hs tl: lấy 12 Chia cho các số từ 1;;12 Số nào mà 12 chia hết là ước của 12. Chỉ chia hết cho 1 Hs tl là 1 Hs tl vô số HS tl vô số Hs làm việc theo nhóm vào phiếu đã chuẩn bị? Hs tl 2. Cách tìm ước và bội: - Ký hiệu Ư(a): các ước của a B(b): các bội của b ví dụ 1: Tìm tích của 5 với các sô 0; 1; 2; 3; 4; 5? Các số đó là bội của 5 B(5) = {0; 5; 10; 15; 20; 25} Cách tìm bội: sgk ?2: Ví dụ 2: Tìm thương của 6 cho các số 1; 2; 3; 4; 5; 6. 6 chia hết cho các số nào? Viết tập hợp các ước của 6? Ư(6) = {1; 2; 3 ;6} Cách tìm ước: sgk ?3: ?4: Chú ý: - Số 1 chỉ có 1 ước là 1. - Số 1 là ước của mọi số tự nhiên. - Số 0 không là ước của bất kì số nào. - Số 0 là bội của mọi số tự nhiên. Hoạt động 3: Củng cố Trò chơi: Mảnh ghép bí ẩn Luật chơi: Có 4 mảnh ghép che khuất một bức tranh đằng sau. Lớp chia làm bốn đội mỗi đội chọn một mảnh ghép tương ứng với 1 câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi đội sẽ được cộng 10 điểm. Nếu đội trả lời sai, các đội còn lại được quyền trả lời, nếu trả lời đúng được cộng năm điểm. Các đội có quyền trả lời hình ảnh ở sau mảnh ghép, nếu đúng được cộng 20 điểm. Đội nhất mỗi thanh viên sẽ được cộng 1 điểm bài kiểm tra miệng. CÂU 1: Trong các số sau số nào là bội của 5? A. 15; 25, 35. B. 10; 20; 30 C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai CÂU 2: Trong các số sau số nào là ước của 8? A. 1;2;4;8. B. 0; 2; 4; 6; 8 C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai CÂU 3: Làm sao để ta có thể tìm được ước của 9? A. Ta nhân 9 với các giá trị 0; 1; 2;;9. B. Ta chia 9 cho các giá trị 0; 1; 2;;9 C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai CÂU 4: Để tìm bội của 4 ta nhân 4 với các giá trị 0; 1; 2; 3;.? A. Đúng. B. Sai BTVN: Học thuộc khái niệm ước, bội. Nắm vững cách tìm ước và bội. Làm các bài tập các bài tập 111; 112; 113/SGK. Đọc trước bài “Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố” Hdẫn bài 112: Viết các ước của các số đó thành tập hợp. V. Rút kinh nghiêm: ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: