Tiết 21, Bài 6: Tia phân giác của góc - Nguyễn Văn Hạnh

I. MỤC TIÊU

 1. Về kiến thức: Qua bài học sinh cần:

 - Hiểu và phát biểu được định nghĩa tia phân giác của một góc. Diễn tả được tia phân giác của một góc bằng một số cách khác nhau.

 - Hiểu đường phân giác của một góc là gì? Biết mỗi góc (không phải là góc bẹt) chỉ có một tia phân giác và mỗi góc có một đường phân giác.

 - Biết dùng thước đo góc, gấp giấy để vẽ tia phân giác của một góc cho trước.

 2.Về kỹ năng: Học sinh:

 - Biết vẽ tia phân giác của một góc

 - Nhận biết một tia là phân giác trong trường hợp đơn giản.

 - Vận dụng định nghĩa tia phân giác của một góc để tính số đo góc

 3.Về tư duy, thái độ:

 - Rèn tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy.

 - Chủ động phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, có tinh thần hợp tác trong học tập.

 - Biết nhận xét, đánh giá bài làm của bạn.

 - Thấy được kiến thức toán học có liên hệ và xuất phát từ thực tiễn.

 

doc 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 7542Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 21, Bài 6: Tia phân giác của góc - Nguyễn Văn Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:21/02/2012
Tiết 21
Bài 6. TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC
I. MỤC TIÊU
 1. Về kiến thức: Qua bài học sinh cần:
 - Hiểu và phát biểu được định nghĩa tia phân giác của một góc. Diễn tả được tia phân giác của một góc bằng một số cách khác nhau.
 - Hiểu đường phân giác của một góc là gì? Biết mỗi góc (không phải là góc bẹt) chỉ có một tia phân giác và mỗi góc có một đường phân giác.
 - Biết dùng thước đo góc, gấp giấy để vẽ tia phân giác của một góc cho trước.
 2.Về kỹ năng: Học sinh:
 - Biết vẽ tia phân giác của một góc
 - Nhận biết một tia là phân giác trong trường hợp đơn giản.
 - Vận dụng định nghĩa tia phân giác của một góc để tính số đo góc
 3.Về tư duy, thái độ:
 - Rèn tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy. 
 - Chủ động phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, có tinh thần hợp tác trong học tập.
 - Biết nhận xét, đánh giá bài làm của bạn.
 - Thấy được kiến thức toán học có liên hệ và xuất phát từ thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1.Chuẩn bị của giáo viên:
 - Thước thẳng, thước đo góc, giấy trong để gấp, bút dạ, các slides trình chiếu
 - Máy tính xách tay; Projector.
 - Chia HS thành nhóm.
 2.Chuẩn bị của học sinh:
 -Thước thẳng, thước đo góc, giấy để gấp, bút dạ
 - Ôn lại kỹ năng vẽ góc khi cho biết số đo, kỹ năng tính góc
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp, 
 - Đàm thoại,
 - Nêu và giải quyết vấn đề 
 - Hợp tác nhóm nhỏ
IV.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
 1.Ổn định tổ chức (1 phút)
 - Kiểm tra sĩ số.
 - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng, việc làm bài tập về nhà của học sinh
2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	Bài toán:
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa tia Ox vẽ hai tia Oy và Oz sao cho 
GV: yêu cầu HS cả lớp vẽ hình vào vở, Gọi 1 em lên bảng vẽ hình.
 Sau đó nhận xét hình vẽ.
GV : Trong 3 tia Ox,Oy,Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? Vì sao ? 
HS : Đứng tại chỗ trả lời.
GV: Hãy tính góc zOy ? 
HS : 
3.Bài mới.
 Đặt vấn đề: 
GV chỉ vào hình vẽ trên bảng: Trong trường hợp này tia Oz được gọi là tia phân giác của góc xOy.
 Vậy thế nào là tia phân giác của một góc ? Và muốn vẽ được tia phân giác của một góc thì ta làm thế nào?
 Để trả lời các câu hỏi trên thầy trò chúng ta đi học bài hôm nay .
GV: Ghi bài , học sinh mở vở ghi bài.
 (Gv yêu cầu HS lấy vở ghi bài) 
Hoạt động của thầy - của trò
Ghi bảng 
Hoạt động 1. Dạy học khái niệm tia phân giác của một góc (9phút)
GV: Sử dụng hình vẽ trên bảng.
GV : Tia Oz có quan hệ gì với các cạnh của góc xOy ?
 + Oz có vị trí thế nào với hai cạnh của góc?
 + Oz tạo với hai cạnh của góc hai góc ra sao?
HS:Tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy và .
GV: Tia Oz có đặc điểm như trên, khi đó ta nói Oz là tia phân giác của góc xOy.
(GV ghi phần tóm tắt với chiều Þ)
GV: Qua ví dụ trên em hiểu thế nào là tia phân giác của một góc ?
HS: Trả lời
GV: Khẳng định đó là định nghĩa tia phân giác của một góc. 
(GV ghi định nghĩa lên phía trên hình vẽ.)
GV: Gọi 1 HS đọc lại định nghĩa.
GV: Như vậy điều kiện để một tia là phân giác của một góc là gì?
HS: Để một tia là phân giác của một góc cần thỏa mãn hai điều kiện: 
 + tia nằm giữa hai cạnh của góc.
 + tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.
GV: Nhấn mạnh hai điều kiện.
GV: Nếu có Oz là tia phân giác của góc xOy thì ta suy ra điều gì ?
HS trả lời.
(GV giới thiệu phần tóm tắt với chiều Ü)
GV: Bây giờ các em vận dụng định nghĩa làm bài tập nhận biết sau:
1.Tia phân giác của một góc là gì?
* Định nghĩa: 
x
O
y
z
 (sgk/trang 85)
Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy
 Oz là tia phân giác của góc xOy	
GV: Bài tập có hình vẽ sẵn lên màn hình
Nhận biết:
Các khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
GV: Lần lượt gọi từng HS trả lời.
GV: Lần lượt đặt các câu hỏi
 - Vì sao hình 1 On là tia phân giác của góc mOp?
 - Vì sao hình 2 Ob không phải là tia phân giác của góc aOc?
 -Vì sao hình 3 OE không phải là tia phân giác của góc COD?
HS: Đứng tại chỗ trả lời và giải thích rõ vì sao?
 H1 : Đúng vì thoả mãn 2 điều kiện của ĐN
 H2 : Sai vì không thoả mãn điều kiện 2 của ĐN
 H3 : Sai vì không thoả mãn điều kiện 1 của ĐN 
GV : Nhấn mạnh lại điều kiện để một tia là phân giác của một góc.
GV:Theo định nghĩa, một tia là phân giác của một góc thì phải thỏa mãn hai điều kiện, vậy muốn vẽ tia phân giác của một góc thì ta làm thế nào ? 
Hoạt động 2. Dạy học cách vẽ tia phân giác của một góc (14 phút)
GV: Chiếu ví dụ. 
? Để tia Oz là phân giác của góc xOy, thì tia Oz cần thỏa mãn điều kiện gì?
HS: Trả lời, nêu các điều kiện.
GV: Từ điều kiện trên, để vẽ tia Oz ta làm như thế nào?
HS: Trả lời 
GV: có thể gợi ý
 Tia Oz tạo với hai cạnh của góc các góc bằng bao nhiêu độ ?
HS : Tia Oz tạo với hai cạnh của góc các góc bằng 320 
GV: Tại sao mỗi góc đó bằng 320 ?
HS: Giải thích
GV: Vậy ta vẽ tia Oz nằm giữa Ox, Oy sao cho góc xOz bằng 320. 
GV: Chiếu các bước vẽ trên màn hình
HS: Quan sát cách vẽ trên máy
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ hình.
GV nhận xét cách vẽ của Hs
=> Cách vẽ: Để vẽ ta phân giác của một góc biết trước số đo ta thực hiện theo các bước.
 - Tính số đo góc tạo bởi tia phân giác với cạnh của góc
 - Vẽ góc, rồi vẽ tia phân giác.
2.Cách vẽ tia phân giác của một góc
Ví dụ: 
 Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy có số đo 640
a) Dùng thước đo góc.
- Vẽ tia Oz nằm giữa Ox, Oy sao cho góc xOz = 320 .
x
O
y
z
320
320
GV: Trở lại hình vẽ trên bảng yêu cầu Hs
 Hãy so sánh các góc xOz với góc xOy và góc zOy với góc xOy?
HS : Suy nghĩ, 1 em đứng tại chỗ trả lời.
GV: Nhận xét câu trả lời rút ra và ghi bảng nhận xét. 
GV: Cho góc xOy có số đo là 900, Oz là tia phân giác của góc xOy thì = ?
 HS: 
* Nhận xét
Nếu tia Oz là tia phân giác thì
GV đvđ: Ở ví dụ trên các em đã biết với một góc biết trước số đo ta có thể vẽ được tia phân giác của nó.
Vậy nếu chưa cho biết trước số đo của góc thì tia phân giác của góc được xác định như thế nào? 
GV vẽ góc aOb bất kì lên bảng nháp.
GV: Muốn vẽ tia Om là phân giác theo em ta làm như thế nào?
HS: Phát hiện và trả lời.
+ Đo góc
+ Vẽ tia Om nằm giữa Oa,Ob sao cho 
GV: Yêu cầu cả lớp thực hiện . Gọi 1 lên bảng vẽ, nhận xét.
GV: ở 2 ví dụ trên ta đã sử dụng dụng cụ nào để hỗ trợ vẽ tia phân giác?
HS: Thước đo góc
GV: Như vậy ta đã có một cách để vẽ tia phân giác của góc đó là dùng thước đo góc 
GV: Nếu thầy giáo có 1 góc được vẽ trên tờ giấy. Muốn vẽ tia phân giác của góc này ta làm thế nào ?
HS: Trả lời
GV: Giới thiệu cách thực hiện trên màn hình
(Sử dụng công cụ hỗ trợ trên violet)
GV: Hướng dẫn cách làm:
 - Vẽ góc xOy trên giấy. 
- Gấp giấy sao cho hai tia Ox, Oy trùng nhau.
 - Trải tờ giấy trên mặt bàn, nếp gấp cho ta vị trí tia phân giác góc xOy.
- Vẽ tia phân giác theo nếp gấp đó.
HS: Theo dõi.
HS thao tác trên giấy đã chuẩn bị.
GV: Trong tiết học này các em chỉ được giới thiệu 2 cách để vẽ tia phân giác của một góc. Sau này các em còn được giới thiệu thêm nhiều cách khác nữa.
a
m
GV : Vẽ 2 góc lên bảng
O
O
b
n
GV: Chia nhóm theo dãy
 - Dãy ngoài: Hãy vẽ tia phân giác Op của góc vuông mOn.
- Dãy trong: Hãy vẽ tia phân giác Ot của góc tù aOb.
GV gọi đại diện mỗi dãy 1 em lên bảng vẽ hình.
GV yêu cầu HS nhận xét hình vẽ.
GV: Hãy vẽ một tia phân giác khác của mỗi góc mOn và aOb ?
HS lên bảng vẽ tiếp.
HS: Báo cáo số tia phân giác của các nhóm đó vẽ.
GV : Em có nhận xét gì về hai tia phân giác của mỗi góc mà các em vừa vẽ ?
HS : Hai tia phân giác trùng nhau.
GV: Vậy mỗi góc vuông, góc nhọn, góc tù có mấy tia phân giác?
HS :Trả lời 
GV : Đưa nhận xét trên màn hình.
HS: Đọc nhận xét
GV: Góc bẹt có mấy tia phân giác ?
GV : Nếu Oz là tia phân giác của góc bẹt thì Oz tạo với 2 cạnh của góc hai góc bằng nhau và bằng bao nhiêu độ ?
HS : Mỗi góc bằng 900
GV: Hãy vẽ tia phân giác Oz của góc bẹt xOy.
HS : Lên bảng vẽ tia phân giác của góc bẹt.
(Nếu HS vẽ được 2 tia thì GV khai thác ngay, còn nếu vẽ được 1 tia thì hỏi tiếp xem có em nào vẽ được tia thứ 2 hay không ?)
GV: Cho HS nhận xét và theo dõi cách vẽ trên bảng rồi rút ra kết luận.
GV : Góc bẹt có mấy tia phân giác ?
HS: Mỗi góc bẹt có 2 tia phân giác
GV: Hai tia phân giác của góc bẹt có quan hệ gì với nhau ?
HS : Đó là hai tia đối nhau
GV: Bằng cách kiểm tra ta khẳng định được góc bẹt thì có 2 tia phân giác là hai tia đối nhau còn mỗi góc không phải góc bẹt chỉ có 1 tia phân giác.
* Nhận xét: Sgk trang86
Hoạt động 3. Dạy học khái niệm đường phân giác của một góc (3 phút)
GV : Chiếu hình 39/sgk trang 86
HS: Quan sát
GV: Nhận xét gì về đường thẳng zz’
HS: Trả lời
GV: Đường thẳng chứa tia phân giác của góc xOy, khi đó người ta nói zz’ là đường phân của góc xOy.
x
O
y
z
z/
 Vậy em hiểu thế nào là đường phân giác của một góc?
HS: Phát biểu
GV: Chiếu khái niệm đường phân giác của một góc lên màn hình.
HS: Đọc khái niệm
 3.Chú ý : sgk/trang 86
- Đường phân giác của một góc
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố toàn bài (10 phút)
GV: Bài học hôm nay các em đã học được những nội dung kiến thức cơ bản nào ?
HS: Trả lời
GV chốt: Qua bài học cần: 
 - Ghi nhớ và hiểu được định nghĩa tia phân giác của một góc, đường phân giác của một góc.
 - Các cách diễn đạt tia phân giác của một góc.
 - Nắm được 2 cách vẽ tia phân giác của một góc.
 => vận dụng định nghĩa tia phân giác của một góc để tính góc.
HS: theo dõi
GV: Cho học sinh vận dụng kiến thức của bài làm một số bài tập.
Bài 1: (Chọn phương án trả lời đúng)
Cho tia Oz là tia phân giác của góc xOy ,biết góc xOy bằng 600, tính góc xOz = ?
1200 B) 600 C) 300
HS: Chọn C
GV: Vì sao chọn C ?
HS: Giải thích
Bài tập 2(bài 32/87sgk)
GV: Đưa đề bài và nêu yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 
HS: Thảo luận báo cáo kết quả
GV: Nhận xét phương án trả lời đúng là C và D 
 (Chú ý cho học sinh đó chính là hai cách diễn đạt tia phân giác của một góc)
Bài tập 3 
Kể tên các tia phân giác của các góc có trong hình vẽ
HS: Thảo luận nhóm, báo cáo
GV: Đưa đáp án
Tia Om là tia phân giác của góc xOy
Tia Ok là tia phân giác của góc mOy
Tia On là tia phân giác của góc xOm
Tia Om là tia phân giác của góc nOk.
GV: Đưa hình ảnh liên hệ thực tế về ta phân giác một góc (Hình ảnh cân robecvan, bàn bi a)
Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài và làm bài tập về nhà (3 phút)
- Về nhà học thuộc và nắm vững định nghĩa tia phân giác của một góc, đường phân giác của một góc.
- Rèn kĩ năng nhận biết một tia là tia phân giác của một góc.
- Tập vẽ tia phân giác của góc đã biết số đo, góc chưa biết số đo.
- Làm các bài tập 31; 33; 34/tr87 SGK 
- Chuẩn bị các bài 35,36,37/tr.87SGK
Bài 33/tr87SGK:
HD: Vẽ tia Oy nằm giữa hai tia Ox’ và Ot nên 
 Do đó ta tính 
(Chú ý về nhà tìm cách khác)

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Tia phân giác của góc - Nguyễn Văn Hạnh - Trường THCS Núi Đèo.doc