Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 26, 27

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Củng cố khái niệm số nguyên tố, hợp số.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản.

- Biết vận dụng hợp lí các kiến thức về số nguyên tố, hợp số để giải các bài toán thực tế.

3. Thái độ:

- HS biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản.

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước.

- HS: Chuẩn bị bảng nhóm và bút viết.

III. Tiến trình dạy học:

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 26, 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 	 	 Ngày soạn : 28/09/2014
Tiết 26 	 Ngày giảng: 01/10/2014
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Củng cố khái niệm số nguyên tố, hợp số.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản.
- Biết vận dụng hợp lí các kiến thức về số nguyên tố, hợp số để giải các bài toán thực tế.
3. Thái độ: 
- HS biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản. 
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước.
- HS: Chuẩn bị bảng nhóm và bút viết.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (7 phút): Kiểm tra bài cũ
- Số nguyên tố là gì ? Hợp số là gì ?Chữa bài tập 117: SGK/47.
Nhận xét, ghi điểm
HS lên bảng trả lời
Hoạt động 3 (35 phút) : Luyện tập
- Yêu cầu HS đọc đề và nêu yêu cầu bài toán.
- Yêu cầu HS làm ra giấy trong bài tập 120.
- Yêu cầu HS đọc đề
- Muốn tìm số tự nhiên k để 3.k là số nguyên tố em làm như thế nào?
- Tương tự em hãy làm phần b.
- GV đưa nội dung bài tập 122 lên bảng phụ .
- Yêu cầu HS làm bài tập 122.SGK.
- GV các em đã biết ô tô đầu tiên ra đời năm 1885. Vậy với chiếc máy bay ở hình 22 ra đời năm nào?
- Yêu cầu HS làm bài 124.
- Làm việc cá nhân.
- 1 HS lên bảng trình bày.
- Nhận xét bài 
- Hoàn thiện vào vở.
- Lần lượt thay k = 0, 1, 2 để kiểm tra.
- Với k = 0 thì 3.k = 0, không là số nguyên tố, không là hợp số. 
- Với k = 1 thì 3.k = 3, là số nguyên tố.
- Với thì 3.k là hợp số.
- HS làm bài
- Làm theo cá nhân và chỉ rõ ví dụ minh hoạ
- 1 HS lên bảng trình bày lời giải.
- Các HS khác nhận xét.
- Hoàn thiện lời giải vào vở.
Bài tập 120: SGK/47
- Để số là số nguyên tố thì * 
- Để số là số nguyên tố thì * 
Bài tập 121: SGK/47
a) Để 3.k là số nguyên tố thì k = 1
b) Để 7.k là số nguyên tố thì k = 1.
Bài tập 122: SGK/47
a. Đúng. ví dụ 3, 5, 7
b. Đúng, ví dụ 3, 5, 7
c. Sai. Vì còn số 2 
d. Sai. Vì có số 5
Bài tập 124: SGK/48
a là số có đúng 1 ước => a = 1.
b là hợp số lẻ nhỏ nhất => b = 9.
c không phải là số nguyên tố, không phải là hợp số và => c = 0.
d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất => d = 3.
Vậy máybay có động cơ ra đời năm 1903.
Hoạt động 4 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học bài: nắm chắc định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
- Làm bài tập 149, 150, 153, 154: SBT/20-21.
- Xem trước nội dung bài học tiếp theo.
Tuần 8 	 	 Ngày soạn : 05/10/2014
Tiết 27 	 Ngày giảng: 07/10/2014
§15. PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
	- HS hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
2. Kĩ năng: 
	- HS biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp mà sự phân tích không phức tạp, biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích.
	- Biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố, biết vận dụng linh hoạt khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
3. Thái độ: 
HS biết vận dụng hợp lý các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước, máy tính bỏ túi. 
- HS: Chuẩn bị bảng nhóm và bút viết, máy tính bỏ túi.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (7 phút): Kiểm tra bài cũ
? Nêu khái niệm số nguyên tố, hợp số.
Bài tập 120/47 sgk
Nhận xét, ghi điểm
Hợp số có thể viết được dưới dạng tích của các số nguyên tố không? Làm thế nào để viết một số dưới dạng tích các thừa số nguyên tố?
Hoạt động 3 (12 phút): Phân tích một số ra thừa số
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK.
- Số 300 có thể viết được dưới dạng một tích của hai thừa số lớn hơn 1 hay không?
- GV với mỗi thừa số trên, có viết được dưới dạng một tích của hai thừa số lớn hơn 1 hay không ? Cứ làm như vậy cho đến khi mỗi thừa số không viết được dưới dạng 1 tích 2 thừa số lớn hơn 1 thì dừng lại.
- Các số 2, 3, 5 là các số nguyên tố. Ta nói rằng 300 được phân tích ra thừa số nguyên tố. 
- Thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
- GVyêu cầu HS đọc nội dung chú ý.
- HS đọc thông tin trong SGK.
300 = 6.50
Hoặc 300 = 3.100
Hoặc 300 = 2.150 
- Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.
1. Phân tích một số ra thừa số :
Ví dụ: SGK/48
300 = 6.50=2.3.2.25
=2.3.2.5.5
* Chú ý: SGK/49
Hoạt động 4 (17 phút) : Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- Hướng dẫn HS phân tích theo cột.
GV lưu ý HS:
- Nên lần lượt xét tính chia hết cho các số 2, 3, 5, 7, 11,...
- Trong quá trình xét tính chia hết nên vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3 đã học.
- Các số nguyên tố được viết bên phải cột, các thương được viết bên trái cột.
- GV hướng dẫn HS viết gọn bằng lũy thừa và viết các ước nguyên tố của 300 theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- Qua các cách phân tích em có nhận xét gì về kết quả phân tích ?
- HS chuẩn bị thước, phân tích theo sự hướng dẫn của GV.
Dù phân tích bằng cách nào ta cũng được cùng một kết quả.
2. Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố:
300
2
150
2
75
3
25
5
5
5
1
Do đó 300 = 2.2.3.5.5
 = 22.3.52
* Nhận xét: SGK/50
Hoạt động 4 (6 phút) : Củng cố
- Yêu cầu HS làm 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân làm ?
- HS làm bài
- 1 HS lên bảng trình bày 
- Nhận xét chéo 
- Hoàn thiện vào vở.
- HS làm việc cá nhân.
- 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét và hoàn thiện vào vở. 
420 = 2. 2.3.5.7=22.3.5.7
Bài tập 125: SGK/50
a) 60 = 22. 3.5
b) 84 = 22.3.7
c) 285 = 3.5.19
d) 1035 = 32 .5.23
e) 400 = 24.52
g) 1000000 = 26.56
Hoạt động 5 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo SGK	
- Bài tập 127, 128: SGK/50
- Bài tập 159, 161, 163, 164: SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docSH 26.27.doc