Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 9, 10

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 HS nắm được khi nào ta có phép chia hết, nắm được dạng tổng quát của phép chia có dư và điều kiện của số dư.

2. Kĩ năng:

 HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.

3. Thái độ:

 Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ, phép chia để tìm số chưa biết trong phép trừ, phép chia. Rèn luyện tính chính xác trong phát biểu và giải toán.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước, máy tính bỏ túi.

- HS: Chuẩn bị bảng nhóm và bút viết, máy tính bỏ túi.

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1008Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 9, 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 	 	 Ngày soạn : 02/09/2014
Tiết 9 	 Ngày giảng: 04/09/2014
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
	HS nắm được khi nào ta có phép chia hết, nắm được dạng tổng quát của phép chia có dư và điều kiện của số dư. 
2. Kĩ năng: 
	HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư. 
3. Thái độ: 
	Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ, phép chia để tìm số chưa biết trong phép trừ, phép chia. Rèn luyện tính chính xác trong phát biểu và giải toán.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước, máy tính bỏ túi. 
- HS: Chuẩn bị bảng nhóm và bút viết, máy tính bỏ túi.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (7 phút): Kiểm tra bài cũ
GV: Cho 2 số tự nhiên a và b, khi nào thì ta có phép trừ a – b = x? Điều kiện để phép trừ a – b luôn thực hiện được là gì?
Áp dụng: Tìm x, biết: 
a) 25 – x = 13 	
b) 2. x + 17 = 35 
c) (37 – x) . 3 = 0
GV: Nhận xét, ghi điểm. 
HS: Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b +x = a thì ta có phép trừ a – b = x . Điều kiện để phép trừ luôn thực hiện được là SBT lớn hơn hoặc bằng số trừ. 
Áp dụng: Tìm x
a) x = 12	
b) x = 9	
c) x = 37
Hoạt động 3 (30 phút): Luyện tập
Điều kiện để phép trừ thực hiện được là gì?
Điều kiện của số dư trong phép chia có dư như thế nào?
GV: Trong phép chia cho 2, số dư có thể bằng 0 hoặc bằng 1. Tức là chia hết hoặc chia có dư. Vậy trong phép chia cho 3, cho 4, cho 5 số dư có thể bằng bao nhiêu?
Dạng tổng quát của phép chia cho 2 dư 1 là 2k + 1
Hãy viết dạng tổng quát của số chia hết cho 3, chia 3 dư 1, dư 2
GV: Cho HS hoạt động nhóm
Yêu cầu nhóm treo bảng nhóm của mình lên bảng
GV: Gọi 4 HS lên bảng thực hiện
GV làm mẫu VD	
GV cho 2 HS lên bảng
GV làm mẫu. Cho 2 HS lên bảng giải, các em khác làm vào vở và theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
	Sau mỗi bài GV cho HS thử lại (bằng cách nhẩm).
- Để phép trừ thực hiện được thì số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ. 
- Số dư trong phép chia có dư phải nhỏ hơn số chia
Trong phép chia cho 3 số dư có thể 0,1,2
Trong phép chia cho 4 số dư có thể 0,1,2,3
Trong phép chia cho 5 số dư có thể 0,1,2,3,4
HS: Số chia hết cho 3: 3k
Số chia cho 3 dư 1: 3k + 1
Số chia cho 3 dư 2: 3k + 2
HS: Hoạt động nhóm
Trình bày kết quả
a
392
278
357
360
420
b
28
13
21
14
30
q
14
21
17
25
12
r
5
0
10
0
HS: a) x= 2436: 12
 x = 203
 b) 6x = 613 + 5
 x = 618 : 6
 x = 103
 c) x – 47 = 115
 x = 162
 c) x- 36 = 18. 12
 x – 36 = 216
HS chú ý theo dõi.
2 HS lên bảng, các em khác làm vào vở, theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn trong lớp.	
2 HS lên bảng giải bài tập.
 x = 6
Bài tập 46 tr 24SGK:
Bài tập 45 tr 24:
(Treo bảng phụ) 
Bài tập Tìm x:
2436: x = 12
6. x – 5 = 613
(x- 47) - 115 = 0
(x- 36) :18 = 12
Bài 48:
VD: 
57 + 96 = 
=(57 – 4)+(96 + 4)
= 53 + 100 = 153
a) 35 + 98 =
= (35 – 2) + (98 + 2)
= 33 + 100 = 133
b) 46 + 29 =
= (46 –1) + (29 +1)
= 45 + 30 = 75
Bài 49:
VD: 
135 – 98 =
= (135 + 2) – (98 + 2)
= 137 – 100 = 37
a) 321 – 96 =
= (321 +4) – (96 + 4)
=325 – 100 = 225
b) 1354 – 997=
=(1354+3) – (997+3)
= 1357 – 1000 = 357
Hoạt động 5 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
- Nắm được điều kiện phép trừ thực hiện được trong N
- Nắm được khi nào ta có phép chia hết
- BTVN: 52,53,54 SGK; 67,68,69 SBT
- Tiết sau luyện tập tiếp theo
Tuần 3 	 	 Ngày soạn : 02/09/2014
Tiết 10 	 Ngày giảng: 04/09/2014
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
	HS được củng cố kiến thức về phép trừ và phép chia, biết cách tính nhẩm hợp lý khi thực hiện phép tính. 
2. Kĩ năng: 
HS thực hiện phép tính về phép trừ và phép chia thành thạo. Tính nhẩm nhanh và hợp lí. Giải được các bài toán dạng tìm x 
3. Thái độ: 
Rèn ý thức học tập, khả năng liên hệ với kiến thức đã học.
Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ, phép chia để tìm số chưa biết trong phép trừ, phép chia. Rèn luyện tính chính xác trong phát biểu và giải toán
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước, máy tính bỏ túi.. 
- HS: Chuẩn bị bảng nhóm và bút viết, máy tính bỏ túi.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (7 phút): Kiểm tra bài cũ
GV: Điều kiện để có phép trừ là gì?
Áp dụng: Chữa bài tập
a) (x- 35) - 120 = 0
b) 124 + (118 – x) = 217
GV: Khi nào ta nói số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0?
Áp dụng: Tìm x biết
a) 2436: x = 12	
b) 6x – 5 = 613
HS: Điều kiện để có phép trừ là số bị trừ phải lớn hơn hoặc bằng số trừ. 
a) (x- 35) - 120 = 0 	b) 124 + (118 – x) = 217
 x – 35 = 120	 118 – x = 217 – 124
	x = 120 + 35	 118 – x = 93
	x = 155	x = 118 – 93	 	 x = 25
GV: Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên q sao cho a = b. q
Áp dụng:
a) 2346: x = 12	 	b) 6x – 5 = 613
 x = 2436 : 12 6x = 613 + 5
 x = 203 x = 618 : 6
 x = 103
Hoạt động 3 (30 phút): Luyện tập
GV ta sẽ thêm vào ở số hạng này và bớt ở số hạng kia cùng một số thích hợp. Ta làm thế nào?
GV: Gọi HS lên bảng thực hiện
- Ở bài tập này ta thêm vào SBT và ST cùng một số thích hợp
GV: Ta nhân thừa số này và chia thừa số kia cho cùng một số thích hợp. 
b) Ta nhân số bị chia và số chia với cùng một số thích hợp
c) Ta áp dụng tính chất 
(a+b) :c = a:c + b: c
GV: Gọi HS đọc to đề bài
- Nếu bạn Tâm chỉ mua vở loại I hỏi bạn Tâm mua được nhiều nhất bao nhiêu quyển vở?
- Nếu bạn Tâm chỉ mua vở loại II hỏi bạn Tâm mua được nhiều nhất bao nhiêu quyển vở?
GV: Yêu cầu Hs hoạt động theo nhóm
- Phép chia có thương là 3 dư là 8 có nghĩa là gì?
GV: a chia cho 3 thương là 15 thì dạng tổng quát của a là như thế nào?
Vậy có các trường hợp nào của r?
HS: Ở câu a ta thêm 2 và bớt 2
Ở câu b ta thêm 4 và bớt 4
a) 35 + 98 = (35 – 2) + (98 + 2) 
= 33 + 100 = 133
b) 46 + 29 = (46 + 4) + (29 – 4) 
= 50 + 25 = 75
HS:
a) 321 – 96 = (321+4) – (96+4) 
= 325 – 100 = 225
b) 1354–997 = (1354+3) –(997+3) 
= 1357 – 1000 = 357
HS: 
a) 14. 50=(14:2) . (50. 2) 
=7. 100 = 700
16. 25=(16:4) . (25. 4) 
=4. 100 = 400
b) 2100:50=(2100. 2) :(50. 2) 
= 4200:100= 42
1400:25=(1400. 4) :(25. 4) 
= 5600:100 = 56
c) 132 : 12 = (120+12) :12
= 120: 12+ 12: 12
=10+ 1 = 11
96: 8 = (80+16) : 8 
= 80: 8+ 16:8
= 10 + 2 = 12
HS: Đọc đề bài
HS: Nếu chỉ mua vở loại I bạn Tâm mua nhiều nhất:
21000: 2000 = 10 dư 1000
Nên mua nhiều nhất 10 quyển
Nếu chỉ mua vở loại II bạn Tâm mua nhiều nhất:
21000: 1500 = 14
Nên mua nhiều nhất 14 quyển
HS: Hoạt động nhóm
Trình bày
Số chỗ ngồi trong một toa:
12. 8 = 96 (chỗ ngồi) 
Số toa cần dùng:
1000: 96 = 10 dư 40
Vậy cần phải dùng ít nhất 11 toa
- Phép chia có thương là 3 dư là 8 có nghĩa là số bị chia bằng 3 lần số chia cộng thêm 8
SBC + SC = 72
SC. 3 + 8 + SC = 72
4. SC = 72- 8
SC = 16
SBC = 56
- Dạng tổng quát của a là:
a= 3. 15 +r với 0r<3
HS: r = 0, r= 1,r=2
Nếu r = 0 thì a = 45
Nếu r = 1 thì a = 46
Nếu r = 3 thì 4 = 47
Dạng 1: Tính nhẩm 
Bài tập 48 tr 24 SGK
a) 35 + 98
b) 46 + 29
Bài tập 49 tr 24
321 – 96 
1354 – 997
Bài tập 52 tr 25
a) 14. 50 ; 16. 25
b) 2100:50 ; 1400:25
c) 132:12 ; 96:8
Dạng 2: Toán đố
Bài tập 53 tr 25SGK
Bài tập 54 SGK
Dạng 3: Nâng cao
Một phép chia có tổng của số bị chia và số chia là 72. Biết rằng thương là 3 và số dư là 8. Tìm số bị chia và số chia
Tìm các số tự nhiên a biết rằng a chia cho 3 thì thương là 15
Hoạt động 4 (5 phút): Củng cố
Em hãy nhắc lại những điều cần ghi nhớ trong phép trừ và phép chia?
- Điều kiện để có phép trừ là SBT lớn hơn hoặc bằng ST
- Với a, b N, b0
a=b. q+r; 0r<b
r=0: Phép chia hết
- SC bao giờ cũng khác 0
- Số dư phải nhỏ hơn số chia
Hoạt động 7 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
+ Ôn lại các kiến thức về phép trừ, phép nhân. 
+ Đọc “Câu chuyện về lịch” (SGK) 
+ BTVN: 76 à 80, 83 tr. 12 (SBT) . 
+ Đọc trước bài “Lũy thừa với số mũ tự nhiên – Nhân hai lũy thừa cùng cơ số”

Tài liệu đính kèm:

  • docSH 9.10.doc