Giáo án Đại số 7 - Chủ đề: Hàm số và đồ thị

CHỦ ĐỀ: HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ

Tên bài dạy: ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN

Tiết thứ: 24

Ngày soạn: .

Lớp: 7, ngày dạy., kiểm diện .

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học, học sinh có thể:

- Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận.

- Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận.

2. Kĩ năng:

Sau bài học, học sinh có thể:

- Nhận biết được hai dại lượng có tỉ lệ thuận hay không.

- Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, tích cực trong học tập, có ý thức trong hoạt động nhóm.

4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh

- Phẩm chất trung thực.

- Năng lực tính toán

- Năng lực hợp tác.

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI

- Định nghĩa, tính chất hai đại lượng tỉ lệ thuận?

- Bài tập 1, 2, 3/ SGK-54

- Làm bài 4/SGK-54 (HS khá giỏi)

 

doc 58 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1053Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Chủ đề: Hàm số và đồ thị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm chất trung thực.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực hợp tác.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI 
- Định nghĩa, tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch?
- Bài tập 19, 21/ SGK- 61.
- Bài tập 22, 23/ SGK- 62 (HS khá)
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng, quan sát
- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét, bằng điểm.
- Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra: 
Câu hỏi: Phát biểu định nghĩa và nêu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch? 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Bài 19 / SGK-61
Yêu cầu học sinh đọc bài
Tóm tắt bài
Đọc bài
Tóm tắt
Bài 19 (SGK - 61)
Tóm tắt:
Cùng một số tiền mua được:
Số mét vải mua được và giá tiền là hai đại lượng có mối quan hệ như thế nào?
Nhận xét?
HS hoạt động theo nhóm làm 
1 HS trình bày trên bảng.
Nhận xét.
+ 51 (m) vải loại I với giá a (đ/m)
x (m) vải loại II giá bằng 58% a
Giải:
Số m vải mua được và giá tiền là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có:
Vậy với cùng số tiền có thể mua 60 m vải loại hai
Hoạt động 2: Bài 21 / SGK-61
Yêu cầu học sinh đọc bài
- GV hướng dẫn, cho HS trả lời các câu hỏi:
Số máy và số ngày hoàn thành công việc là hai đại lượng có mối quan hệ như thế nào?
Lập tỉ lệ thức?
Nhận xét?
Chốt lại bài
Đọc bài
HS làm bài vào vở.
1HS trình bày kết quả trên bảng.
Nhận xét
Bài 21 (SBT - 61)
Gọi số máy của ba đội theo thứ tự là x1, x2, x3
Vì các máy cày có cùng công suất nên số máy và số ngày là hai đại lượng tỉ lệ nghịch, do đó ta có:
Vậy số máy của ba đội theo thứ tự là 6, 4, 3 máy.
4. Củng cố:
Cho HS làm bài tập sau:
 Bài tập: Hai người xây xong một bức tường hết 8 giờ. Hỏi 5 người xây xong bức tường đó hết bao lâu? (cùng năng suất như nhau)
- HS suy nghĩ thảo luận nhóm trong ít phút sau đó trình bày lời giải.
Lời giải: 
Gọi số giờ 5 người xây xong bức tường là x (giờ) 
Vì số người và số giờ làm là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên: 
Vậy nếu 5 người thì sẽ xây xong bức tường đó trong 3,2 giờ
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Ôn tập đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch
Làm bài tập 20, 22, 23 (SGK – 61, 62)
28, 29, 34 (SBT – 46, 47)
 - Nghiên cứu trước bài 5: Hàm số
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................
Tên bài dạy: HÀM SỐ - BÀI TẬP
Tiết thứ: 30
Ngày soạn: ..........................................
Lớp: 7, ngày dạy.......................................... kiểm diện ........................................ .....................................
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Sau bài học, học sinh có thể:
- Biết được khái niệm hàm số và biết cách cho hàm số bằng bảng và công thức
- Nhận biết được đại lượng này có là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho (bằng bảng, bằng công thức) cụ thể và đơn giản.
2. Kĩ năng: 
Sau bài học, học sinh có thể:
- Tìm được giá trị của hàm số tại một giá trị của biến số
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc, hợp tác tốt.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
- Phẩm chất trung thực.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực hợp tác.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI 
- Định nghĩa hàm số?
- Bài tập 24/ SGK- 63.
- Bài tập: Cho hàm số y = f(x) = 2x2 +3
a, Tính f(-1) ; f(3) ; f() ; 
f(-)
b, Tìm x biết f(x) = 5
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng, quan sát
- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét, bằng điểm.
- Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra: 
+ Nêu công thức tính khối lượng m của một vật có thể tích V, khối lượng riêng D?
+ Công thức tính thời gian của một vật có vận tốc v đi được một quãng đường S 
m =D.V
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Một số ví dụ về hàm số
Đưa bảng phụ VD1
Theo bảng này nhiệt độ cao nhất khi nào?
Có nhận xét gì về nhiệt độ T và thời gian t 
Công thức này cho ta biết m và V là hai đại lượng có quan hệ với nhau như thế nào?
Trả lời ?1
Gv ghi kết quả trên bảng 
Làm VD 3?
Công thức này cho ta biết khi quãng đường không đổi, thời gian và vận tốc là hai đại lượng có mối quan hệ như thế nào?
- Từ VD 1 em có nhận xét gì:
+ Với mỗi giá trị của ta luôn xác định được mấy giá trị tương ứng của T. 
+ Lấy ví dụ ?
=>Giới thiệu T là hàm số của t
-Tương tự, VD2, VD3
Nhiệt độ T phụ thuộc vào thời gian t. Mỗi giá trị của t có 1 giá trị của T.
m và V là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
- Thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
t = 10; 5; 2; 1
+ Nhiệt độ T(0C) phụ thuộc vào sự thay đổi của thời gian t(h)
+ Với mỗi giá trị của ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của T. 
1. Một số ví dụ về hàm số :
* Ví dụ1: ( SGK – 62) 
* Ví dụ 2: (SGK – 63)
m = 7,8V
?1
V = 1 m = 7,8
V = 2 m = 15,6
V = 3 m = 23,4
V = 4 m = 31,2
* Ví dụ 3: (SGK – 63)
 t = 
?2
v(km/h)
5
10
25
50
t(h)
10
5
2
1
Nhận xét: Trong VD1, ta thấy :
+ Nhiệt độ T(0C) phụ thuộc vào sự thay đổi của thời gian t(h)
+ Với mỗi giá trị của ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của T. Ta nói, T là hàm số của t
 Tương tự : m là hàm số của V; t là hàm số của v.
Hoạt động 2: Khái niệm về hàm số
- Qua các ví dụ : y là hàm số của x khi nào?
- Nêu khái niệm hàm số
- Lưu ý: y là hàm số của x cần thỏa 3 đk:
+ x và y đều nhận giá trị số.
+ đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x
+với mỗi giá trị của x ta không thể tìm được nhiều hơn một giá trị tương ứng của y.
- GV treo bảng phụ bài 24/63 sgk
- Gv giới thiệu chú ý (sgk)
- GV cho VD củng cố chú ý 3.
HS nêu khái niệm hàm số.
 HS nhắc lại khái niệm hàm số.
Kiểm tra lại 3 điều kiện thỏa mãn nên y là hàm số của x 
2. Khái niệm hàm số:
* Khái niệm: Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.
* Chú ý: (SGK -63)
* Ví dụ: y = f(x) = 3x2 + 1
f() = 3 ()2 + 1 = + 1= 
f(1) = 3. 12 + 1 = 3+ 1= 4
f(-3) = 3. (-3) 2 + 1 
 = 27 + 1= 28
f() = 3 ()2 + 1
 =3.3 +1 = 10
Hoạt động 3: Bài tập
 - GV cho HS làm bài tập sau, ghi đề bài lên bảng.
- Cho HS lên bảng làm ý a.
- GV hướng dẫn làm tiếp ý b: 
Thay f(x) = 5 vào hàm số đã cho sau đó chuyển vế và tìm x.
- GV chữa bài.
- HS đọc đề bài và làm nháp.
Tính f(-1) ; f(3) ; f() ; 
f(-)
- HS lên bảng.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
Bài tập :
 Cho hàm số
 y = f(x) = 2x2 +3
a, Tính f(-1) ; f(3) ; f() ; 
f(-)
b, Tìm x biết f(x) = 5
 Giải:
a, f(-1) = 3. (-1)2 + 3
 = 3+ 2= 5
 f(3) = 2. 32 + 3 = 21
 f() = 2 ()2 + 3 = 13 
 f(-) = 2 (-)2 + 3 = 9 
b, f(x) = 5 2x2 + 3= 5
 2x2 = 2 x2 = 1.
 x= 1 hoặc =-1.
 Vậy với x = 1; -1 thì f(x) = 5
4. Củng cố:
- Cho HS nhắc lại khái niệm hàm số. Điều kiện để y là hàm số của x là gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
Học khái niệm hàm số, vận dụng các điều kiện để y là hàm số của x
Bài tập 25, 26, 27, 28, 29, 31 (SGK- 64, 65)
Làm bài 36; 37; 38 SBT
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................
Tên bài dạy: MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ - BÀI TẬP
Tiết thứ: 31
Ngày soạn: ..........................................
Lớp: 7, ngày dạy.......................................... kiểm diện ........................................ .....................................
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Sau bài học, học sinh có thể:
- Thấy được sự cần thiết phải dùng cặp số để xác định vị trí một điểm trên mặt phẳng, biết vẽ hệ trục tọa độ.
- Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn.
2. Kĩ năng: 
Sau bài học, học sinh có thể:
- Biết xác định 1 điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.
3. Thái độ: 
- Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
- Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
- Phẩm chất trung thực.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực hợp tác.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI 
- Bài tập 32, 33/ SGK- 67.
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng, quan sát
- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét, bằng điểm.
- Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra: 
Khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng x?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Gv: Đọc ví dụ SGK
Tìm thêm ví dụ thực tiễn?
Để biểu thị vị trí của một điểm ta dùng mấy yếu tố?
 HS nghiên cứu ví dụ SGK.
HS lấy ví dụ về : vị trí của một HS trong lớp học; vị trí của quân cờ trên bàn cờ.
 Dùng hai yếu tố.
1.Đặt vấn đề :
- Ví dụ1: (SGK- 65)
VD2: (SGK- 65)
Chữ H chỉ số thứ tự của ghế.
Số 1 chỉ thứ tự của chỗ trong một dãy
Hoạt động 2: Mặt phẳng toạ độ
Yêu cầu HS tự đọc SGK.
Thế nào là mặt phẳng toạ độ?
GV hướng dẫn hs vẽ hệ trục toạ độ.
GV nêu 4 góc của mặt phẳng tọa độ.
Đặc điểm của góc phần tư thứ I, II, III, IV?
 GV giới thiệu đặc điểm của góc phần tư thứ I, II, III, IV?
Đơn vị trên các trục toạ độ có đặc điểm gì?
HS tự nghiên cứu SGK
Mặt phẳng có hệ trục toạ độ.
 HS vẽ vào vở.
Góc: I: x > 0; y > 0
 II: x 0
 III: x <0; y < 0
 IV: x > 0; y < 0
Các đơn vị dài bằng nhau.
2. Mặt phẳng tọa độ 
 Hai trục số O x, Oy vuông góc với nhau tại O.
 Oxy gọi là một hệ trục toạ độ.
Mặt phẳng có hệ trục toạ độ gọi là mặt phẳng toạ độ.
Ox là trục hoành
Oy là trục tung
* Chú ý: (SGK-66)
Hoạt động 3: Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ
Yêu cầu HS tự đọc SGK Trả lời ?1.
Nhận xét?
Hoành độ của P, Q?
Tung độ của P, Q?
Qua sát hình 18.
Mỗi điểm M có mấy cặp số ( x0; y0 )biểu diễn?
Mỗi cặp số ( x0, y0 )biểu diễn mấy điểm?
Cặp số ( x0, y0 ) biểu diễn điểm M thì ta có điều gì?
Hãy viết toạ độ P, Q theo kí hiêu trên?
Biểu diễn R(-2;-2) trên trục số?
Trả lời ?2
- Nhấn mạnh: trên mặt phẳng tọa độ mỗi điểm xác định một cặp số và ngược lại mỗi cặp số xác định một điểm.
- HS tự nghiên cứu SGK.
 - HS vẽ hệ trục toạ độ. Vẽ các điểm P, Q có toạ độ là ( 2; 3) và ( 3; 2) vào vở.
 1 HS trình bày kết quả trên bảng.
HS quan sát hình 18 SGK
 1 cặp duy nhất.
 1 điểm duy nhất.
là toạ độ của điểm M. x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M.
( x0, y0 ) gọi là toạ độ của điểm M.
 Kí hiệu: M (x0, y0)
 HS viết vào vở.
Có tung độ, hoành độ bằng 0. 
1 HS viết trên bảng.
3. Toạ độ một điểm trong mặt phẳng tọa độ
Trên mp toạ độ :
+ Mỗi điểm M xác định một cặp số (x0, y0 ). Ngược lại, mỗi cặp số (x0, y0 ) xác định 1 điểm M
+ Cặp số (x0, y0 ) gọi là toạ độ của điểm M. x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M.
 + Điểm M có toạ độ (x0, y0 ) . Kí hiệu :
 M (x0, y0 )
?2 O ( 0; 0 )
4. Củng cố
- Làm bài 32 SGK.
Nhận xét?
Có nhận xét gì về các điểm nàm trên hai trục Ox, Oy.
M ( x0, y0 ) . M thuộc góc phần tư I, II, III, IV, khi nào?
- Nhắc lại:
+ khái niệm về hệ trục tọa độ, toa độ của một điểm
+ để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng tọa độ ta cần biết điều gì?
HS làm nháp.
 x0, y0 > 0; x0 < 0 và 
y0 > 0
 x0, y0 0 và 
y0 < 0
HS làm bài vào vở.
1 HS trình bày kết quả trên bảng.
Hoành độ và tung độ
Bài 32 (SGK-67)
a, M ( -3; 2) N ( 2; -3)
 P ( 0; -2 ) Q ( -2; 0 )
b, N và M ; P và Q có hoành độ điểm này là tung độ điểm kia và ngược lại.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Học bài, hiểu rõ các các khái niệm và quy định của mặt phẳng toạ độ, toạ độ của một điểm.
Bài tập 33, 34, 35 (SGK – 67, 68). 
Bài tập 44, 45, 46 (SBT – 49, 50)
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................
Tên bài dạy: BÀI TẬP
Tiết thứ: 32
Ngày soạn: ..........................................
Lớp: 7, ngày dạy.......................................... kiểm diện ........................................ .....................................
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Sau bài học, học sinh có thể:
- Củng cố khái niệm hàm số và củng cố lại những kiến thức về mặt phẳng tọa độ.và cách vẽ mặt phẳng tọa độ.
2. Kĩ năng: 
Sau bài học, học sinh có thể:
- Rèn luyện khả năng nhận biết đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia không
- Tìm được giá trị tương ứng của hàm số theo biến số và ngược lại.
- HS thành thạo vẽ hệ trục toạ độ, xác địnhvị trí một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó, biết tìm tọa độ của một điểm cho trước.
3. Thái độ: 	
- Nghiêm túc, hợp tác tốt.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
- Phẩm chất trung thực.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực hợp tác.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI 
- Bài tập 31, 35, 36, 37/ SGK- 65, 68
- Bài tập 50/SBT - 51
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng, quan sát
- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét.
- Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra: 
- Kết hợp trong bài.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Bài 31, 35 / SGK – 65, 68
- Yêu cầu HS làm bài 31 /SGK – 65.
- GV kiểm tra kết quả. 
Gv treo bảng phụ hình 20 SGK - 68 lên bảng
Yêu cầu hs đọc đề bài, quan sát hình vẽ và làm bài
Yêu cầu HS làm bài
Nhận xét.
- HS suy nghĩ làm bài trong ít phút sau đó lên bảng điền.
Tìm toạ độ các đỉnh của các hình?
HS làm bài vào vở.
1 HS trình bày kết quả trên bảng.
 Nhận xét.
Bài 31 (tr65 - SGK)
Cho 
x
-0,5
-4/3
0
4,5
9
y
-1/3
-2
0
3
6
Bài 35 
Hình chữ nhật ABCD:
A(0,5; 2) B2; 2)
C(0,5; 0) D(2; 0)
Toạ độ các đỉnh của PQR:
 Q(-1; 1) P(-3; 3) R(-3; 1)
Hoạt động 2: Bài 36, 37/ SGK –68
- GV cho HS hoạt động theo nhóm làm bài tập 36 và 37 SGK. 
Bài 36 (SGK-68) 
- Nhóm 1: Bài 36
Vẽ các điểm trên mặt phẳng toạ độ?
- Nhóm 2: Bài 37
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Nhóm 1: Bài 36
HS vẽ hình vào bảng nhóm và vở ghi.
- Nhóm 2: Bài 37
 - HS Viết các cặp số. Vẽ hình biểu diễn các cặp số trên mặt phẳng toạ độ.
- HS nhận xét.
ABCD là hình vuông
Bài 37 (SGK-68)
Hàm số y cho bởi bảng
x
 0
1
2
3
4 
 y
 0
2
4
6
8
Các cặp giá trị (x, y) là 
O (0; 0), A(1; 2), B(2; 4), C(3; 6), 
D(4; 8)
Vẽ: 
Hoạt động 3: Bài 50 / SBT- 51
- Cho HS hoạt động nhóm tiếp tục hoàn thành tiếp bài 50.
Tìm tung độ của A?.
M(x; y) nằm trên đường phân giác thì có kết luận gì về x, y?
Hs hoạt động nhóm 
Tung độ của A là 2.
 Kết luận x = y.
Bài 50 (SBT-51).
Tung độ của A là 2
Tung độ và hoành độ của M bằng nhau
4. Củng cố:
 - Đọc phần “Có thể em chưa biết”.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Làm bài 48, 49, 51 SBT.
Bài tập: Cho hàm số y = f(x) = 4 – 3x2 –x
 a, Tính f(1) ; f( 3); f(-2) ; f()
 b, Tìm x để f(0) = 0.
Đọc trước bài: “Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0)”
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................
Tên bài dạy: ĐỒ THỊ HÀM SỐ y = ax (a ≠ 0). BÀI TẬP
Tiết thứ: 33
Ngày soạn: ..........................................
Lớp: 7, ngày dạy.......................................... kiểm diện ........................................ .....................................
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Sau bài học, học sinh có thể:
- Hiểu được khái niệm đồ thị hàm số, đồ thị hàm số y = ax(a0).
 - Biết được ý nghĩa của đồ thị trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số.
2. Kĩ năng: 
- Biết cách vẽ đồ thị hàm số y = a x (a0)
3. Thái độ: 	
- Rèn tính cẩn thận, chính xác. Tinh thần làm việc độc lập, hợp tác.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
- Phẩm chất trung thực.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực hợp tác.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI 
- Đồ thị của hàm số là gì? Đồ thị của hàm số y = ax có dạng như thế nào? Cách vẽ?
- Bài tập 39 / SGK – 71.
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng, quan sát
- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét.
- Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra: 
- Kết hợp trong bài.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Đồ thị của hàm số là gì?
- Yêu câu HS quan sát hàm số được cho bằng bảng.
Trả lời ?1 phần a.
- Cho HS biểu diễn các điểm là các cặp số trên mặt phẳng tọa độ.
- GV: Tập hợp các điểm biểu diễn các cặp số như vậy gọi là đồ thị hàm số. Vậy đồ thị hàm số là gì.
Cho HS nghiên cứu SGK và đưa ra khái niệm hàm số.
- HS đọc kết quả trên bảng.
( -2; 3); ( -1 ; 2); 
( 0; -1 ); 
 ( 0,5; 1) ; ( 1,5 ; -2 )
- HS thực hiện.
- HS nêu khái niệm hàm số.
Đồ thị của hàm số là gì?
?1
Khái niệm: Đồ thị hàm số y=f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu các cặp giá trị tương ứng (x;y) trên mặt phẳng toạ độ. 
Hoạt động 2: Đồ thị của hàm số y = ax 
Trả lời ?2
Viết 5cặp số cần tìm.
Làm thế nào tìm y tương ứng?
Viết 5 cặp?
Vẽ hệ trục?
Vẽ 5 điểm biểu diễn?
Vẽ đường thẳng đi qua
 (-2; -4 ) và ( 2; 4)
Kiểm tra các điểm và đường thẳng?
- Gv vẽ thêm một số điểm thuộc đồ thị hàm số
Có kết luận gì về các điểm thuộc đồ thị hàm số y = 2x?
- Trả lời ?3.
- Trả lời ?4?
- GV: Để vẽ đồ thị hàm số y = ax , ta làm thế nào ?
Nghiên cứu ví dụ 2?
HS làm ?2 trên phiếu học tập2
HS vẽ hình vào vở.
 Cùng nằm trên một đường thẳng.
- Cần biết 2 điểm.
- HS thực hiện.
 A ( 2; 1)
 OA là đồ thị hàm số
 y = 0,5 x.
- HS : Xác định điểm thứ hai khác O, kẻ đường thẳng đi qua O và điểm đó.
- HS tự nghiên cứu ví dụ 2.
2. Đồ thị hàm số y = ax
?2 Hàm số y = 2x.
Bảng một số giá trị tương ứng.
x -2 -1 0 1 2
y -4 -2 0 2 4
Đồ thị của hàm số y = ax (a0) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ
 * Nhận xét: (SGK).
Ví dụ 2: (SGK – 71)
Hoạt động 3 : Bài tập
Yêu cầu hs đọc bài
Vẽ đồ thị hàm số 
y = x.
Vẽ đồ thị hàm số 
y = - 2x.
- GV nhận xét, kiểm tra.
Đọc bài
Nêu yêu cầu của đề bài
Nêu cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax
Hs làm việc cá nhân ít phút
Từng hs lên bảng để vẽ 4 đồ thị hàm số
Bài 39 (SGK- 71)
a, y = x; x = 1 => y = 1.
Vậy A( 1; 1) thuộc đồ thị hàm số.
c, y = -2x; x= -1 => y= 2.
 C(-1; 2)thuộc đồ thị hàm số.
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS nêu lại các khái niệm: Đồ thị của hàm số là gì? Đồ thị của hàm số y = ax có dạng như thế nào? Cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax?
5. Hướng dẫn về nhà:
Nghiên cứu kĩ bài, các ví dụ và các bài tập đã chữa
Bài tập về nhà 40, 41, 42, 43 (SGK -71, 72)
Bài 53, 54, 55 (SBT 52, 53)
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong II Ham so va do thi.doc