I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
- Củng cố các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình, chú ý đi sâu ở bước lập phương trình. Cụ thể: chọn ẩn số, phân tích bài toán, biểu diễn các đại lượng, lập phương trình.
2) Kỹ năng:
- Vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất: toán chuyển động, toán năng suất, toán quan hệ số,.
3) Thái độ:
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;
- Có tính cần cù, cẩn thận, chính xác, sáng tạo;
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;
- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.
4) Tư duy: - Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic, óc phân tích, tổng hợp; - Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình; - Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo; - Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa. II/ CÂU HỎI QUAN TRỌNG: 1) Các em đã biết hôm nay chúng ta học tiếp về giải bài toán bằng cách lập phương trình. Vậy em nào cho cô biết ta sẽ học thêm những kiến thức nào về giải bài toán bằng cách lập phương trình? (Lập bảng biểu diễn các đại lương trong bài toán theo ẩn đã chọn). 2) Bài học cần nhắc lại kiến thức nào? (Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình). 3) Cách lập bảng dựa vào đâu? (Các đối tượng và đại lương tham gia vào bài toán). 4) Có thể vận dụng kiến thức của bài học vào dạng bài tập như thế nào? (Dạng toán chuyển động, toán năng suất, toán quan hệ số,). III/ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH QUA: - Sau khi chuẩn bị ở nhà có thể lên bảng tóm tắt và trình bày tương đối đủ những yêu cầu của cô giáo. - Làm tốt những công việc cô giáo yêu cầu: Trả lời được những câu hỏi từng phần, lên bảng làm được những phần việc được giao. - Lập được bảng để biểu diễn các đại lượng trong từng bài toán cụ thể. - Làm tốt các bài tập củng cố. - Liệt kê các hình thức đánh giá: Cho điểm vào sổ điểm lớp, làm bài trực tiếp trên bảng, phiếu học tập,... IV/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bài soạn, phiếu học tập, thước thẳng, phấn màu, máy tính, máy chiếu. HS: Thước thẳng, bút dạ. V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: V.1. Ổn định lớp: V.2. Kiểm tra bài cũ: (6’) - Mục đích: 1HS lên bảng làm bài tập và 1HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài, nội dung kiến thức cũ liên quan. - Phương pháp: 1HS lên bảng trình bày, 1HS đứng tại chỗ trả lời. - Phương tiện, tư liệu: GV tóm tắt đề bài lên máy chiếu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu 1 HS chữa tập bài 48/SBT (GV đưa đề bài tóm tắt lên máy chiếu) Cho: Thùng 1: 60 gói kẹo Thùng 2: 80 gói kẹo Số kẹo lấy ra từ thùng 2 bằng 3 lần số gói kẹo lấy ra từ thùng 1. Số gói kẹo còn lại ở thùng 1 bằng 2 lần số kẹo còn lại ở thùng 2. Hỏi: Số kẹo lấy ra ở thùng 2? - Hỏi dưới lớp: Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình? - HS1: Lên bảng chữa bài Giải: Gọi số gói kẹo lấy ra từ thùng 1 là: x (gói) x< 60 và xÎN*. Số gói kẹo lấy ra ở thùng 2 là: 3x (gói). Số gói kẹo còn lại ở thùng 1 là: 60 – x (gói) Số gói kẹo còn lại ở thùng 2 là: 80 – 6x (gói) Vì số kẹo còn lại ở thùng 1 bằng 2 lần số kẹo còn lại ở thùng 2 nên ta có phương trình: 60 – x = 2( 80 – 3x) ó 60 – x = 160 – 6x ó 6x – x = 160 – 60 ó 5x = 100 ó x = 20 (TMĐK) Vậy số gói kẹo lấy ra ở thùng 1 là 20 gói. - HS2: Đứng tại chỗ trả lời. V.3. Giảng bài mới: ĐVĐ (3 phút): Trong bài toán trên để nhận thấy sự liên quan giữa các đại lượng ta có thể lập bảng như sau: GV đưa bảng trên máy chiếu rồi yêu cầu HS đứng tại chỗ điền số và các biểu thức thích hợp vào ô trống: Số kẹo ban đầu (gói) Số kẹo lấy ra (gói) Số kẹo còn lại (gói) Thùng 1 60 X 60 – x Thùng 2 80 3x 80 – 3x GV: Việc lập bảng ở một số dạng toán (quan hệ số, toán chuyển động, toán năng suất,.) để biểu diễn các đại lượng trong bài toán theo cách chọn ẩn giúp ta phân tích bài toán dễ dàng từ đó thiết lập được phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng => Bài học hôm nay ta cùng đi phân tích biểu thị sự tương quan giữa các đại lượng bằng cách lập bảng. Hoạt động 1: Ví dụ: SGK – 27 (Toán chuyển động) - Mục đích, thời gian: Hướng dẫn học sinh cách lập bảng thông qua ví dụ, từ đó học sinh tự lập bảng ?4 trên phiếu học tập và làm ?5. Sau đó so sánh 2 cách chọn ẩn => Rút ra cách chọn ẩn thích hợp. (20 phút) - Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, HS làm bài vào phiếu học tập. - Phương tiện, tư liệu: Phiếu học tập, máy chiếu (GV đưa 2 cách chọn ẩn và lập bảng trên máy chiếu dẫn đến PT nhận được để HS dễ dàng so sánh), phấn màu, thước thẳng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Để lập được phương trình ta cần khéo chọn ẩn số và tìm sự liên quan giữa các đại lượng trong bài toán. Lập bảng biểu diễn các đại lượng trong bài toán theo ẩn số đã chọn là 1 phương pháp thường dùng. Chúng ta xét ví dụ sau. GV: yêu cầu HS tự đọc đề bài (máy chiếu) ? Nêu tóm tắt đề bài. GV: Bài toán này thuộc dạng toán nào? GV: Trong toán chuyển động có những đại lượng nào? Kí hiệu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v; hãy nêu công thức liên hệ giữa 3 đại lượng này? GV: Trong bài toán có những đối tượng nào tham gia chuyển động? Cùng chiều hay ngược chiều? GV: Trong bài toán này ta chọn đại lượng nào làm ẩn? GV: Ta có thể lập bảng để biểu diễn các đại lượng trong bài toán như sau: v (km/h) t (h) s (km) Xe máy Ô tô Sau đó GV hướng dẫn HS điền dần vào bảng: - Biết đại lượng nào của xe máy, ô tô? - Hãy chọn ẩn số? Đơn vị của ẩn? - Biểu diễn ô tô đi? - Vậy x có điều kiện gì? - Biểu diễn quãng đưỡng mỗi xe đã đi theo công thức s = v. t Từ đó hoàn thành bảng: v (km/h) t (h) s (km) Xe máy 35 X 35.x Ô tô 45 x - 45.(x - ) ? Ta căn cứ vào cơ sở nào để lập được phương trình của bài toán? GV gợi ý: Hai quãng đường này quan hệ với nhau như thế nào? GV: Đó chính là phương trình thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng mà ta cần tìm. GV: yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày lời giải HS: dưới lớp làm vào vở GV: yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm của HS trên bảng, GV sửa sai nếu có. GV: Hãy đối chiếu điều kiện rồi trả lời bt. GV: Chốt lại: Ta có thể lập bảng để biểu diễn các đại lượng trong bài toán. Từ đó thiết lập được phương trình của bài toán. GV: Ngoài cách chọn trực tiếp đại lượng cần tìm là ẩn ta cũng có thể giải bài toán bằng cách chọn đại lượng khác làm ẩn số theo cách khác. Gọi 1HS đọc ?4 GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng điền vào bảng biểu diễn các đại lượng (bảng phụ), dưới lớp điền vào phiếu học tập. GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. GV: Nêu điều kiện của ẩn và lập phương trình của bài toán. GV: Yêu cầu 1HS lên bảng làm ?5 HS dưới lớp làm vào vở. GV: Hãy nhận xét và so sánh 2 cách chọn ẩn để giải bài toán trên. GV: Chốt lại: Tùy từng bài cụ thể lựa chọn cách chọn ẩn, cho lời giải ngắn gọn, đơn giản để phương trình không cồng kềnh phức tạp giúp giải nhanh, tránh nhầm lẫn. GV: Uốn nắn cho HS cách thức lập bảng nên chọn dòng, cột như thế nào để việc biểu diễn các đại lượng được dễ dàng. Cho: Xe máy: HN -> NĐ Ô tô : NĐ -> HN v xe máy: 35km/h; v ô tô : 45km/h Ô tô khởi hành sau xe máy 24’ = h Quãng đường HN – NĐ : 90 km Hỏi: Thời gian hai xe gặp nhau (từ khi xe máy khởi hành)? HS: Toán chuyển động HS: Vận tốc, thời gian, quãng đường HS: s = v. t; ; HS: Có 1 xe máy và 1 ô tô chuyển động ngược chiều. HS: Ghi bài theo hướng dẫn. HS: Trả lời các câu hỏi. HS: Suy nghĩ tìm câu trả lời. HS: Tổng quãn đường 2 xe đi được bằng quãng đường NĐ-HN. Giải: Gọi thời gian lúc xe máy khởi hành đến lúc 2 xe gặp nhau là x (h). ĐK: x > Quãng đường xe máy đi được là 35.x (km) Thời gian ô tô đi là x - (h) Q. đường ô tô đi được là 45.(x - ) (km) Vì 2 xe đi ngược chiều nên đến lúc 2 xe gặp nhau thì tổng quãng đường hai xe đi được bằng quãng đường HN-NĐ, do đó ta có phương trình: 35x +45( x - ) = 90 ó 35x + 45x – 18 = 90 ó 80x = 90 + 18 ó 80x = 108 ó x = 108 : 80 = (TMĐK) Vậy thời gian hai xe gặp nhau (h) tức 1h21’. ?4 HS: Lên bảng điền HS dưới lớp tự điền bằng bút chì vào phiếu học tập. v (km/h) t (h) s (km) Xe máy 35 x Ô tô 45 90 – x HS: Gọi quãng đường đi được của xe máy đến chỗ gặp nhau là x (km). ĐK: 0 < x < 90 Lập phương trình: (1) ?5 Giải PT vừa nhận được 9x – 630 + 7x = 126 1x = 126 + 630 16x = 756 x = (TMĐK) Quãng đường xe máy đi từ HN đến chỗ gặp nhau km.Vậy thời gian xe máy đi từ HN đến chỗ gặp nhau là (h) Nhận xét: Cách chọn ẩn này cho lời giải phức tạp dài hơn cách làm trên. Hoạt động 2: Bài đọc thêm: SGK – 28 (Toán năng suất) - Mục đích, thời gian: Hướng dẫn học sinh cách lập bảng dạng toán năng suất. (10 phút) - Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, tự nghiên cứu SGK. - Phương tiện, tư liệu: Máy chiếu (GV đưa đề bài lên máy chiếu), phấn màu, thước thẳng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Yêu cầu HS đọc bài toán (máy chiếu) ? Hãy tóm tắt đề bài. GV: Có những đại lượng nào tham gia vào bài toán? Quan hệ của chúng như thế nào? GV: Phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng, ta có thể lập bảng như ở trang 29-SGK và xét trong 2 quá trình: - Theo KH - Đã thực hiện Số áo may 1 ngày Số ngày may Tổng số áo may KH 90 x 90x Thực hiện 120 x - 9 120(x – 9) GV: Nêu PT bài toán? GV: Em nhận xét gì về câu hỏi của bài toán và cách chọn ẩn của bài giải? GV: Trong cách giải trên, mặc dù bài toán hỏi tổng số áo may theo kế hoạch nhưng ta không chọn đại lượng đó làm ẩn mà chọn ẩn gián tiếp là số ngày may theo KH. GV: Để so sánh 2 cách giải, em hãy chọn ẩn trực tiếp: Gọi tổng số áo may theo kế hoạch làm ẩn t và điền vào các ô trống trong bảng. GV: Yêu cầu 1HS lên bảng Lớp điền bằng bút chì vào SGK ? Hãy lập phương trình bài toán và giải phương trình đó? GV: Hãy nhận xét 2 cách giải. GV: Chốt lại: Tùy từng bài ta có thể khéo léo lựa chọn ẩn cho phù hợp sao cho phương trình đơn giản, cách giải ngắn gọn. HS: đọc bài toán. Cho: Kế hoạch: 90 áo/ngày Thực hiện: 120 áo/ngày. Hoàn thành kế hoạch trước 9 ngày và may thêm 60 áo. Hỏi: Theo kế hoạch phân xưởng phải may bao nhiêu áo? HS: - Số áo may 1 ngày - Số ngày may - Tổng số áo HS: Số áo may 1 ngày x Số ngày may = Tổng số áo may HS: Tự nghiên cứu SGK. HS: 120(x – 9) = 90x + 60 HS: Câu hỏi: Theo KH phân xưởng phải may bao nhiêu áo? Chọn ẩn: Số ngày may theo KH là x. => Không chọn ẩn trực tiếp HS: Lên bảng điền Tổng số áo may Số áo 1 ngày Số ngày may KH T 90 Thực hiện t + 60 120 Phương trình: + = 9 Giải PT: t = 3420 (TMĐK) Vậy theo kế hoạch phải may 3420 chiếc áo. Nhận xét: Cách chọn ẩn trực tiếp cho phương trình phức tạp hơn và lời giải dài hơn cách chọn ẩn gián tiếp. Hoạt động 3: Luyện tập- Củng cố - Mục đích, thời gian: Củng cố, vận dụng vào bài tập (4 phút) - Phương pháp: Vấn đáp, làm bài tập. - Phương tiện, tư liệu: Phấn màu, máy chiếu, thước thẳng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Qua bµi häc h«m nay cÇn n¾m nh÷ng kiÕn thøc c¬ b¶n nµo ? GV: Cho HS làm bài 37 (SGK-30) (chiếu đề bài trên máy). GV: Chọn ẩn là đại lượng nào? Yêu cầu 2HS lên bảng lập bảng biểu diễn các đại lượng theo 2 cách chọn ẩn trên, dưới lớp làm vào vở. GV: Gọi HS nhận xét bài làm của 2 bạn và yêu cầu HS về nhà giải tiếp. GV lưu ý HS: Việc phân tích bài toán không phải khi nào cũng lập bảng, thông thường ta hay lập bảng với toán chuyển động, toán năng suất, toán phần trăm, toán có nhiều đại lượng với các quan hệ phức tạp. HS: Trả lời HS: Đọc đề bài HS: Quãng đường AB hoặc vận tốc của xe máy. HS1: v (km/h) t (h) s (km) Xe máy X (x>0) 3,5 3,5x Ô tô x + 20 2,5 2,5(x+20) PT: 3,5x = 2,5(x + 20) HS2: v (km/h) t (h) s (km) Xe máy 3,5 x (x>0) Ô tô 2,5 x PT: V.4. Hướng dẫn về nhà: - Mục đích, thời gian: Hướng dẫn về nhà (2 phút). - Phương pháp: Thuyết trình. - Phương tiện: Máy chiếu Học bài kết hợp vở ghi và SGK. Hoàn thành bài 37, làm tiếp bài 38, 39, 40, 41 (SGK-30, 31). Chuẩn bị tiết sau “Luyện tập”. HD Bµi 39 (SGK-30): Sè tiÒn cha kÓ VAT (ngh×n ®ång) TiÒn thuÕ VAT (ngh×n ®ång) Lo¹i hµng 1 x (0<x<110) 10%x Lo¹i hµng 2 110 – x 8%( 110 – x) Hai lo¹i hµng 100 10 VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO : - SGK toán 8 - SBT toán 8 - SGV toán 8 VII/ RÚT KINH NGHIỆM : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG KHỐI LỚP: 8 - Môn: Đại số Tiết theo PPCT: 52 Trường: Đoàn Thị Điểm LUYỆN TẬP (Tiết 1) Họ tên giáo viên: Trần Thị Hà Mobil: 0167 576 1898 I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: - Sau bài học, học sinh trả lời được câu hỏi – Tiết 52 gồm những kiến thức nào ? Nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập pt . 2/ Kỹ năng: - Sau giờ học, học sinh có thể dùng sơ đồ tư duy để học bài. Có thói quen sử dụng bản đồ tư duy trong học tập các môn và trong cuộc sống. Có thói quen, khi giải bài toán bằng cách lập pt cần phải hiểu, nhớ các bước giải bài toán bằng cách lập pt các dạng toán thực tế. 3/ Thái độ: - Giờ học này chú trọng rèn luyện thái độ hợp tác, cẩn thận, tỉ mỉ, sẵn sàng tiếp cận kiến thức mới. Học được cách học, cách khái quát logic một vấn đề một cách hiệu quả. - Sau bài học, người học ý thức về cách thức học, cách thức ghi chép khoa học,chính xác,mạch lạc, bao quát mà chi tiết một vấn đề. II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG 1). Các em đã biết tiết trước chúng ta học bài “giải bài toán bằng cách lập pt’’. Vậy em hãy cho biết các bước giải bài toán bằng cách lập pt ?(Hs đã chuẩn bị, một em trình bày) 2).Các dạng bài cơ bản ? 3).Một bài toán thường có mấy đại lượng liên quan ? 4).Các dạng bài đã làm? 5).Có thể vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế như thế nào? III. ĐÁNH GIÁ HỌC SINH QUA: + Sau khi chuẩn bị ở nhà có thể lên bảng tóm tắt và trình bày tương đối đủ những yêu cầu của cô giáo. + Làm tốt những công việc cô giáo yêu cầu : Trả lời được những câu hỏi từng phần, sinh hoạt nhóm tích cực, hiệu quả, lên bảng làm được khá tốt những phần việc được giao. + Ghi được bài theo cách ghi của sơ đồ tư duy và từ đó cuối giờ trả lời ngay được câu hỏi “ nhắc lại nội dung chính của giờ học” + Làm tốt các bài tập củng cố. - Liệt kê các hình thức đánh giá: Cho điểm vào sổ điểm lớp, được phản hồi ngay trên bài làm bằng hiệu ứng trên PP, trên phần mềm tạo bài tập. IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC + Phương tiện : Máy tính, máy chiếu. + Đồ dùng : + Học sinh : Thước kẻ, tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy, bút dạ. V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC V.1. Ổn định lớp: V.2. Kiểm tra bài cũ: (6’) Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. + Mục đích : Hs nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài, nội dung kiến thức cũ liên quan. + Thời gian: 3 phút. - Phương pháp: 1 hs lên bảng trình bày. - Phương tiện, tư liệu: HS tóm tắt ra bìa lịch. Lên bảng “gắn” và trình bày. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Yêu cầu cả lớp ngồi tại chỗ giơ bảng đã chuẩn bị ở nhà. Quan sát chọn 1 học sinh lên bảng trình bày. Cả lớp giơ bảng 1 hs lên bảng. V.3. Giảng bài mới: Hoạt động 2: - Mục đích: Thống nhất những nội dung chính của bài học, vẽ các nhánh chính của sơ đồ. – Thời gian: 7 phút. - Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, thuyết trình. - Phương tiện, tư liệu: Phấn màu, thước thẳng. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Qua phần trình bày của hs lên bảng, thông báo nội dung giờ học: gồm các nội dung chính, mỗi nội dung cần nắm được. Hướng dẫn cách ghi vở -Gv ghi ngày, tiết, tên bài, vẽ các nhánh cấp 1, 2 và ghi tên kiến thức. (Hoặc chiếu trên màn hình) Xuống lớp hướng dẫn hs Hs ghi bài Hoạt động 3: - Mục đích: Hướng dẫn hs nghiên cứu dạng toán năng suất. - Thời gian: 10 phút - Phương pháp: Tự nghiên cứu sgk, đàm thoại, gợi mở, vấn đáp. - Phương tiện, tư liệu: Sgk, phấn màu vàng, xanh, thước thẳng. Hoạt động của thày Hoạt động của trò + Giao nhiệm vụ cho học sinh đọc SGK trang 28 bài : bài đọc thêm. + GV ghi : Số áo may trong 1 ngày x Số ngày may = Tổng số áo may. Chú ý nghe câu hỏi xung phong trả lời. (Nêu như sgk trang 28-phần phân tích bài toán) Ghi bài theo cô giáo. 1 hs lên lập bảng . Các hs khác vẽ vào vở. Ghi bài. Nghe và ghi bài Hoạt động 4: - Mục đích: Hướng dẫn hs nghiên cứu dạng bài về số , chữ số. Thời gian: 15 phút - Phương pháp: nghiên cứu sgk, hoạt động nhóm, đàm thoại, gợi mở, vấn đáp. - Phương tiện, tư liệu: Sgk, phấn màu xanh, màu đỏ. Hoạt động của thày Hoạt động của trò Yêu cầu hs nghiên cứu sgk bài 41 trang 31. GV nêu chú ý khi chọn ẩn , đặt điều kiện cho ẩn. GV hướng dẫn viết số có hai chữ số dưới dạng tổng. GV hướng dẫn HS lập pt. Nghiên cứu sgk, trả lời. Làm theo yêu cầu. Hoạt động 5: - Mục đích: Củng cố, vận dụng vào bài tập - Thời gian: 12 phút - Phương pháp: Vấn đáp, làm bài tập. - Phương tiện, tư liệu: Hoạt động của thày Hoạt động của trò 1.Yêu cầu hs phân theo dãy các bài tập : 40; 42; 43. – 3hs lên bảng. Gv xuống kiểm tra, hướng dẫn. Cho hs nhận xét hs trên bảng. Yêu cầu hs nhận xét được cách chọn ẩn , đơn vị , điều kiện.Yêu cầu hs làm miệng bài 44-sgk-31 Yêu cầu hs nêu những nội dung cơ bản cần nhớ. Làm theo yêu cầu và nhận xét. 1 số hs trả lời. Hoạt động 8: - Mục đích: Hướng dẫn về nhà. - Thời gian: 2 phút - Phương pháp: Thuyết trình. *Về nhà học kết hợp vở ghi, sgk. Học theo sơ đồ tư duy. Làm các bài tập ở 45,46,47,48 -31;32- Sgk. VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO : - SGK toán 8 - SBT toán 8 - SGV toán 8 VII/ RÚT KINH NGHIỆM : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG KHỐI LỚP: 8 - Môn: Đại số Tiết theo PPCT: 53 Trường: Đoàn Thị Điểm LUYỆN TẬP (Tiết 2) Họ tên giáo viên: Trần Thị Hà Mobil: 0167 576 1898 I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: - Sau bài học, học sinh trả lời được câu hỏi – Tiết 53 gồm những dạng bài nào ? Nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập pt . 2/ Kỹ năng - Sau giờ học, học sinh có thể dùng sơ đồ tư duy để học bài. Có thói quen sử dụng bản đồ tư duy trong học tập các môn và trong cuộc sống. Có thói quen, khi giải bài toán bằng cách lập pt cần phải hiểu, nhớ các bước giải bài toán bằng cách lập pt các dạng toán thực tế. 3/ Thái độ - Giờ học này chú trọng rèn luyện thái độ hợp tác, cẩn thận, tỉ mỉ, sẵn sàng tiếp cận kiến thức mới. Học được cách học, cách khái quát logic một vấn đề một cách hiệu quả. - Sau bài học, người học ý thức về cách thức học, cách thức ghi chép khoa học,chính xác,mạch lạc, bao quát mà chi tiết một vấn đề. II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG 1). Các em đã biết tiết trước chúng ta học bài “giải bài toán bằng cách lập pt’’. Vậy em hãy cho biết các bước giải bài toán bằng cách lập pt ?(Hs đã chuẩn bị, một em trình bày) 2).Các dạng bài cơ bản ? 3).Một bài toán thường có mấy đại lượng liên quan ? 4).Các dạng bài đã làm? 5).Có thể vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế như thế nào? III. ĐÁNH GIÁ HỌC SINH QUA: + Sau khi chuẩn bị ở nhà có thể lên bảng tóm tắt và trình bày tương đối đủ những yêu cầu của cô giáo. + Làm tốt những công việc cô giáo yêu cầu : Trả lời được những câu hỏi từng phần, sinh hoạt nhóm tích cực, hiệu quả, lên bảng làm được khá tốt những phần việc được giao. + Ghi được bài theo cách ghi của sơ đồ tư duy và từ đó cuối giờ trả lời ngay được câu hỏi “ nhắc lại nội dung chính của giờ học” + Làm tốt các bài tập củng cố. - Liệt kê các hình thức đánh giá: Cho điểm vào sổ điểm lớp, được phản hồi ngay trên bài làm bằng hiệu ứng trên PP, trên phần mềm tạo bài tập. IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC + Phương tiện : Máy tính, máy chiếu. + Đồ dùng : + Học sinh : Thước kẻ, tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy, bút dạ. V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC V.1. Ổn định lớp: V.2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. + Mục đích : Hs nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài, nội dung kiến thức cũ liên quan. + Thời gian: 3 phút. - Phương pháp: 1 hs lên bảng trình bày. - Phương tiện, tư liệu: HS tóm tắt ra bìa lịch. Lên bảng “gắn” và trình bày. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Yêu cầu cả lớp ngồi tại chỗ giơ bảng đã chuẩn bị ở nhà. Quan sát chọn 1 học sinh lên bảng trình bày. Cả lớp giơ bảng 1 hs lên bảng. V.3. Giảng bài mới: Hoạt động 2: - Mục đích: Thống nhất những nội dung chính của bài học, vẽ các nhánh chính của sơ đồ. – Thời gian: 7 phút. - Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, thuyết trình. - Phương tiện, tư liệu: Phấn màu, thước thẳng. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Qua phần trình bày của hs lên bảng, thông báo nội dung giờ học: gồm mấy nội dung chính, mỗi nội dung cần nắm được. Hướng dẫn cách ghi vở -Gv ghi ngày, tiết, tên bài, vẽ sơ đồ tư duy và ghi tên kiến thức. (Hoặc chiếu trên màn hình) Xuống lớp hướng dẫn hs Hs ghi bài Hoạt động 3: - Mục đích: Hướng dẫn hs nghiên cứu dạng toán năng suất phần trăm. - Thời gian: 10 phút - Phương pháp: Tự nghiên cứu sgk, đàm thoại, gợi mở, vấn đáp. - Phương tiện, tư liệu: Sgk, phấn màu vàng, xanh, thước thẳng. Hoạt động của thày Hoạt động của trò + Giao nhiệm vụ cho học sinh đọc SGK trang 31 bài : 45 + GV ghi : Số thảm dệt trong 1 ngày ( x ) Số ngày = Tổng số tấm thảm. Chú ý nghe câu hỏi xung phong trả lời. (Ghi bài theo cô giáo. 1 hs lên lập bảng . Các hs khác vẽ vào vở. Ghi bài. Nghe và ghi bài Hoạt động 4: - Mục đích: Hướng dẫn hs nghiên cứu dạng khác. Thời gian: 15 phút - Phương pháp: nghiên cứu sgk, hoạt động nhóm, đàm thoại, gợi mở, vấn đáp. - Phương tiện, tư liệu: Sgk, phấn màu xanh, màu đỏ. Hoạt động của thày Hoạt động của trò Yêu cầu hs nghiên cứu sgk bài 38 trang 30. GV nêu chú ý khi chọn ẩn , đặt điều kiện cho ẩn. GV hướng dẫn HS lập pt. Nghiên cứu sgk, trả lời. Làm theo yêu cầu. Hoạt động 5: - Mục đích: Củng cố, vận dụng vào bài tập - Thời gian: 12 phút - Phương pháp: Vấn đáp, làm bài tập. - Phương tiện, tư liệu: Hoạt động của thày Hoạt động của trò 1.Yêu cầu hs phân theo dãy các bài tập : 39; 48; 49. – 3hs lên bảng. Gv xuống kiểm tra, hướng dẫn. Cho hs nhận xét hs trên bảng. Yêu cầu hs nhận xét được cách chọn ẩn , đơn vị , điều kiện. Yêu cầu hs nêu những nội dung cơ bản cần nhớ. Là
Tài liệu đính kèm: