Giáo án Đại số 8 - Tiết 6, 7, 8 - Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)

Tiết 6 §4 NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ

 ( tiếp)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 Học sinh biết được các hằng đẳng thức: Lập phương của một tổng và lập phương của một hiệu. Viết được công thức và cách phát biểu các hằng đẳng thức đó bằng lời.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng được thành thạo các hằng đẳng thức đáng nhớ lập phương của một tổng và lập phương của một hiệu vào giải toán.

3. Thái độ:

- Yêu thích và tích cực học môn học.

4. Các năng lực cần đạt:

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Thước, phấn màu.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Ôn tập các hằng đẳng thức đã học.

- Ôn tập đơn thức, đa thức, quy tắc về dấu của phép nhân.

 

docx 9 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Tiết 6, 7, 8 - Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/8/2017 
Ngày dạy: 08/9/2017. Dạy lớp 8B
 Ngày dạy: 13/9/2017. Dạy lớp 8A, 8D2
Tiết 6 §4 NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ
 ( tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh biết được các hằng đẳng thức: Lập phương của một tổng và lập phương của một hiệu. Viết được công thức và cách phát biểu các hằng đẳng thức đó bằng lời.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng được thành thạo các hằng đẳng thức đáng nhớ lập phương của một tổng và lập phương của một hiệu vào giải toán.
3. Thái độ: 
- Yêu thích và tích cực học môn học.
4. Các năng lực cần đạt:
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
- Thước, phấn màu.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Ôn tập các hằng đẳng thức đã học. 
- Ôn tập đơn thức, đa thức, quy tắc về dấu của phép nhân.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH:
1. Các hoạt động đầu giờ (4’)
a. Kiểm tra bài cũ: 
? Viết công thức của 3 hằng đẳng thức đó học. 
*. Đáp: 
(A + B)2 = A2 + 2AB + B2
(A - B)2 = A2 - 2AB + B2
A2 – B2 = (A + B)(A - B)
Sau khi một học sinh viết xong giáo viên nhận xét và chấm điểm.
 * Đặt vấn đề vào bài mới : Hôm nay chúng ta cùng học tiếp các hằng đẳng thức đáng nhớ tiếp. 
2. Nội dung bài học:
A.B. Hoạt động hình thành kiến thức.
* Mục tiêu: Biết dạng tổng quát của hằng đẳng thức lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu và phát biểu được các hằng đẳng thức đó bằng lời.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1. Lập phương của một tổng(15’)
? Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm phần a) Gọi một học sinh đại diện một nhóm lên bảng làm 1a) Các học sinh khác thực hiện trong vở.
G: Cho A và B là hai biểu thức đại số tùy ý chúng ta cũng có kết quả tương tự.
G: Cho học sinh đọc phần b)
G: Cho học sinh hoạt động cặp đôi thực hiện c)
a) a,b là hai số bất kì .....
(a + b)(a + b)2 = (a + b)(a2 + 2ab + b2)
= a3 + 2a2b + ab2 + a2b + 2ab2 + b3
=a3 + 3a2b + 3ab2 + b3
Mà (a + b)(a + b)2 = (a + b)3 nên:
(a + b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3
b) 
Cho A và B là hai biểu thức tùy ý:
Học sinh đứng tại chỗ phát biểu thành lời hằng đẳng thức .
Học sinh hoạt động cặp đôi thực hiện c)
? Gọi 1học sinh lên bảng thực hiện bài tập áp dụng.
c) Áp dụng:
(2x + y)3 
= (2x)3 + 3(2x)2y + 3(2x)y2 + y3
= 8x3 + 12x2y + 6xy2 + y3
Hoạt động 2. Lập phương của một hiệu(15’)
G: Treo bảng phụ: Các em hoạt động nhóm hãy thực hiện phần a)
+) Tính (a – b)3 = [a + (-b)]3 = ...
+) Cho A và B là hai biểu thức đại số tùy ý, hãy viết hằng đẳng thức thứ HĐT lập phương của một hiệu
GV cho HS đọc phần b) chốt lại kiến thức cần nhớ 
a) 
HS chia nhóm thực hiện các công việc ghi trên bảng phụ.
Nộp phiếu học tập.
 Các nhóm thực hiện báo cáo kết quả công việc của nhóm mình và nhận xét công việc của nhóm bạn.
b)
c)
G: Yêu cầu hs làm phần áp dụng 
Tính theo mẫu:
(x - )3 = ...
Áp dụng :
 (x – 3y)3 = x3 - 9x2y + 27xy2 - 27y3
G: Chốt lại các vấn đề của hằng đẳng thức vừa học và cho học sinh thực hiện áp dụng làm phần C).
C. Hoạt động Luyện tập (10’)
*. Mục tiêu: vận dụng thành thạo các hằng đẳng thức đã học vào giải toán.
GV yêu cầu Hs hoạt cặp đôi hỏi đáp để làm bài tập 1 và 2
Hs hoạt động cặp đôi
GV yêu cầu một cặp đôi đứng lên báo cáo kết quả hoạt động
HS báo cáo kết quả.
Gv cho HS hoạt động cá nhân thức hiện các bài tập
Kết quả bài 2.
a), c) đúng còn lại b), d) sai
Từ đó có nhận xét: (A – B)2 = (B – A)2 ; (A – B)3 = (B – A)3
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Hs về ôn tập lại 5 HĐT đã học
- Làm các bài tập 3,4 phần C. với lớp 8A, B lớp 8D2 làm thêm phần D. E
- Đọc trước §5 tiết sau học.
Ngày soạn: 06/ 09/ 2017
Tiết 7+8 : §5 NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tiếp)
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: 
HS nắm vững các hằng đẳng thức: tổng hai lập phương; hiệu hai lập phương.
Nắm vững công thức của các hằng đẳng thức và cách phát biểu bằng lời.
 2. Kĩ năng :
 Vận dụng thành thạo được các hằng đẳng thức trên để tính nhẩm, tính toán hợp lí và giải toán.
3. Thái độ: 
 Cẩn thận trung thực, có thái độ đúng dắn với bộ môn học
 4. Các năng lực cần đạt:
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ
2. Học sinh: Ôn lại các HĐT đã học 
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 Ngày dạy: 11/ 09/2017 
Lớp dạy:8B
 Ngày dạy: 15/ 09/ 2017
Lớp dạy:8A,8D2
Tiết 1
1. Các hoạt động đầu giờ: (8’)
* Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập và kiểm tra việc vận dụng các hằng đẳng thức đã học vào giải toán của HS
Kiểm bài cũ 
* Câu hỏi:
? Gọi học sinh viết công thức của tất cả 5 hằng đẳng thức đã học.
* Đáp án:
(1) (A + B)2 = A2 + 2AB + B2
(A - B)2 = A2 - 2AB + B2
A2 – B2 = (A + B)(A - B)
(A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3
(A - B)3 = A3 - 3A2B + 3AB2 - B3
GV gọi học sinh khác nhận xét và chấm điểm.
*Đặt vấn đề vào bài mới: 
Ngoài 5 công thức đã được học, hôm nay chúng ta đi nghiên cứu thêm 2 công thức hằng đẳng thức đáng nhớ nữa.
2. Nội dung bài học: 
A.B Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức
*. Mục tiêu: 	Giúp học có biết và vận dụng được cá HĐT tổng hai lập phương và hiệu hai lập phương vào giải toán.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Tổng hai lập phương(18’)
G: Cho học sinh tự nghiên cứu theo phương pháp tương tự các hằng đẳng thức đã học theo nhóm của mình.
? Đứng tại chỗ đọc kết quả a) 
G: Nhận xét và rút ra công thức
a) 
HS thực hiện nhóm để tìm ra công thức
HS đại diện nhóm đọc kết quả
Kết quả: (a + b)(a2 – ab + b2)
 = a3 – a2b + ab2 + ba2 – ab2 + b3
 = a3 + b3.
G: Chốt lại trường hợp tổng quát ta có công thức 6
G: cho học sinh phát biểu thành lời.
? Thế nào là bình phương thiếu của tổng hai biểu thức.
? Yêu cầu làm áp dụng (hoạt động cá nhân)
G: Phát vấn hs trả lời
HS: Ghi lại dạng tổng quat HĐT tổng hai lập phuong vào vở
Cho A và B là hai biểu thức:
A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2) 
HS Phát biểu công thức 6 thành lời
Tổng hai lập phương của hai biểu thức bằng tích giữa tổng hai biểu thức đó với bình phương thiếu của hiệu hai biểu thức đó.
HS: là biểu thức có dạng bình phương của một tổng nhưng khuyết hệ số 2.
Áp dụng:
HS làm việc cá nhân áp dụng
+) 8x3 + 27 = (2x)3 + 33 = (2x + 3)(4x2 – 6x +9)
+) (x + 3)(x2 –3 x + 9) = x3 + 27
Hoạt động 2.Hiệu hai lập phương (18’)
G: Cho học sinh tự nghiên cứu theo phương pháp tương tự các hằng đẳng thức đã học theo nhóm của mình.
? Đứng tại chỗ đọc kết quả a) 
GV: Nhận xét và rút ra công thức 
? Viết công thức của hằng đẳng thức Hiệu hai lập phương
? Phát biểu hằng đẳng thức Hiệu hai lập phương thành lời.
G: gọi học sinh lên bảng thực hiện các phần áp dụng c) 
.
a) HS thực hiện nhóm để tìm ra công thức
HS đại diện nhóm đọc kết quả
Kết quả: (a -b)(a2 + ab + b2)
 = a3 + a2b + ab2 - ba2 - ab2 - b3
 = a3 - b3.
b)
Với A và B là hai biểu thức tùy ý:
A3 – B3 = (A - B)(A2 + AB + B2) 
HS: Hiệu hai lập phương của hai biểu thức bằng tích giữa hiệu hai biểu thức đó với bình phương thiếu của tổng hai biểu thức đó.
c) Áp dụng:
+) 8x3 – 27y3 = (2x)3 – (3y)3
= (2x – 3y)(4x2 + 6xy + 9y2)
+) đáp án đúng là 8 – x3
3. Hướng dẫn tự học nhà: (1’)
- Ôn tập lại bảy hằng đẳng thức đáng nhớ.
-Làm các bài tập phần luyện tập.
- Tiết sau làm bài phần C. Hoạt động luyện tập.
 Ngày dạy: 15/ 09/2017 
Lớp dạy:8B
 Ngày dạy: 20/ 09/ 2017
Lớp dạy:8A,8D2
Tiết 2
1. Các hoạt động đầu giờ: (6’)
Kiểm bài cũ 
* Câu hỏi:
? Gọi học sinh viết công thức của tất cả 7 hằng đẳng thức đã học.
* Đáp án:
 (A + B)2 = A2 + 2AB + B2
(A - B)2 = A2 - 2AB + B2
A2 – B2 = (A + B)(A - B)
 (A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3
(A - B)3 = A3 - 3A2B + 3AB2 - B3
A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2) 
A3 – B3 = (A - B)(A2 + AB + B2) (7)
GV gọi học sinh khác nhận xét và chấm điểm.
*Đặt vấn đề vào bài mới: 
Để củng cố 7 công thức đã được học, hôm nay chúng ta đi Luyện tập
2. Nội dung bài học (38’)
C. Hoạt động luyện tập
1. GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tự ôn tập sau đó báo cáo trước lớp.
2. 
GV: yêu cầu 2 HS lên bảng trình bày các HS khác hoạt động cá nhân dưới lớp hoàn thiện bài tập vào vở
HS: Thực hiện bài tập theo yêu cầu, sau đó nhận xét kết quả cảu các bạn trình bày trên bảng.
Kết quả:
a)
b) 
3. 
GV Yêu cầu HS hoạt động nhóm 2 phút để làm bài
HS thảo luận nhóm làm bài tập
GV: Quan sát giúp đỡ các nhóm, sau khi hết 2 phút gọi đại diện một nhóm đã làm xong lên trình bày
HS đại diện một nhóm lên trình bày bài làm của nhóm, các nhóm khác tiếp tục hoàn thiện và nhận xét. Nhóm nào đã làm song hoàn thiện vào vở và chuyển sang bài tập tiếp theo. Nhận xét kết quả bài làm của nhóm trình bày trên bảng.
GV chốt lại kết quả đúng.
a)
Biến đổi VP ta được:
Áp dụng: a.b = 12; a + b = -7
b)
Biến đổi VP ta được:
4. 
GV Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi 2 phút để làm bài
HS thảo luận cặp đôi làm bài tập
GV: Quan sát giúp đỡ các cặp đôi, sau khi hết 2 phút gọi đại diện một cặp đôi đã làm xong lên trình bày
HS đại diện một cặp đôi lên trình bày bài làm của cặp đôi, các cặp đôi khác tiếp tục hoàn thiện và nhận xét. cặp đôi nào đã làm song hoàn thiện vào vở và chuyển sang bài tập tiếp theo. Nhận xét kết quả bài làm của cặp đôi trình bày trên bảng.
GV chốt lại kết quả đúng.
a) (x + 3y)(x2 - 3xy + 9y2) = x3 + 27y3
b) (2x - 3y)(x2 +3xy + 9y2) = x3 - 27y3
5.
HS hoạt động nhóm làm bài tập
Kết quả: 
a) A = 532 + 106.47 + 472 =532 + 2.53.47 + 472 = (53 + 47)2 = 1002 = 10 000
b) B = 54.34 –(152 - 1)(152 + 1) = 154 – 154 +12 = 1
c) C = 502 - 492 + 482 – 472 + .... +22 - 12 
 = (50-49)(50+49)+ (48-47)(48+47)+ (46-45)(46+45)+ (44-43)(44+43)+......
 + (4-3)(4+3)+ (2-1)(2+1) 
 = 99+95+91+....+7+3 ={(99+3).[(99-3):4+1]}:2
 =51.25=1275
*. Đối với lớp 8D2 còn thời gian làm tiếp phần D.E Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng. Lớp 8A,B bài tập nào chưa song thì về nhà làm tiếp
3. Hướng dẫn học sinh tự học (1’)
- Ôn lại bảy HĐT đáng nhớ.
- Làm các bài tập còn lại trong sách hướng dẫn học.
- Đọc trước baì ”phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung và dùng hằng đẳng thức”

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiết 6,7,8.docx