I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hiểu được cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức.
2. Kỹ năng :
- Vận dụng các hằng đẳng thức đã học vào việc phân tích đa thức thành nhân tử.
3) Thái độ:
Sau bài học
- Rèn luyện thái độ hợp tác, cẩn thận, tỉ mỉ
- Rèn đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, chính xác và sáng tạo
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác
- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG KHỐI LỚP: 8 - Môn: Đại số Tiết theo PPCT: 10 Trường: Đoàn Thị Điểm PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG HẰNG ĐẲNG THỨC Họ tên giáo viên: Trần Thị Hà Mobil: 0167 576 1898 I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS hiểu được cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức. 2. Kỹ năng : - Vận dụng các hằng đẳng thức đã học vào việc phân tích đa thức thành nhân tử. 3) Thái độ: Sau bài học - Rèn luyện thái độ hợp tác, cẩn thận, tỉ mỉ - Rèn đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, chính xác và sáng tạo - Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác - Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán 4) Tư duy: - Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận lôgic - Rèn khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác - Rèn phẩm chất tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo -Rèn các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa. II/ CÂU HỎI QUAN TRỌNG 1. Theo em bài 6 gồm những kiến thức nào? 2. Cần ôn lại kiến thức nào để học tốt bài 6? 3. Bài học có những khái niệm mới nào? 4.Hãy viết công thức tổng quát t/c phân phối của phép nhân đối với phép cộng? 5.Phân tích đa thức thành nhân tử là gì? 6.Vận dụng kiến thức nào để phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung? 7.Theo em phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử có thể áp dụng vào những dạng bài tập nào? III/ ĐÁNH GIÁ + Phần kiểm tra bài cũ + Làm các bài tập trên lớp + Trả lời các câu hỏi của GV trên lớp Hình thức đánh giá: Điểm miệng; kết quả bài làm. IV/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phương tiện: SGK; SBT - Đồ dùng: Thước, phấn màu V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC V.1. Ổn định lớp: 1 phút V.2. Kiểm tra bài cũ : *Câu hỏi : - viết 7 hằng đẳng thức đáng nhớ ? - Chữa bài 42 SGK ? *Đáp án : Hằng đẳng thức đáng nhớ Bài 42 : luôn chia hết cho 54 V.3. Giảng bài mới Hoạt động 1: Ví dụ (15 phút) - Mục đích: HS hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức. - Phương pháp: vấn đáp, trình bày, luyện tập - Phương tiện, tư liệu: SGK Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV đưa ra VD. - Bài này có dùng được phương pháp đặt nhân tử chung không?Vì sao? - GV treo bảng 7 hằng đẳng thức đáng nhớ. Phân tích đa thức sau thành nhân tử: x2 - 4x + 4 = x2 - 2.2x + 22 = (x- 2)2 - Có thể dùng hằng đẳng thức nào để biến đổi thành tích? - Yêu cầu HS biến đổi. Yêu cầu HS nghiên cứu VD b và c trong SGK - Mỗi ví dụ đã sử dụng những hằng đẳng thức nào để phân tích? - hướng dẫn HS làm ?1 Yêu cầu HS làm tiếp ?2 Phân tích các đa thức sau thành nhân tủ: a)x3+ 3x2 + 3x + 1 = (x+1)3 b) (x + y)2- 9x2 = (x+ y)2- (3x)2 = (x+ y+3x)( x+y - 3x) = (4x + y)(y - 2x) 1052 -25 =1052 - 52 = (105 - 5)(105+ 5) = 110.100 = 110 000 Hoạt động 2: Áp dụng (13 phút) - Mục đích: HS hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức. - Phương pháp: vấn đáp, trình bày, luyện tập - Phương tiện, tư liệu: SGK Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Đưa ra VD. - Để chứng minh đa thức chia hết cho 4 với mọi số nguyên n, cần làm thế nào? - HS làm bài vào vở một HS lên bảng làm. Ví dụ: Chứng minh rằng (2n+ 5)2- 25 chia hết cho 4 với mọi số nguyên n. Bài giải : (2n +5) - 25 = (2n + 5 )2 - 52 = (2n + 5 - 5 )(2n+ 5+5) = 2n.(2n + 10) =4n(n+5) Þ (2n+5)2 - 25 .4 " n ÎZ V.4. Củng cố: (10 phút)) - GV yêu cầu HS làm bài 43 SGK ? Bài 43 SGK a) x2+ 6x +9 = x2+ 2x.3 + 32 = (x+3)2 b) 10x - 25 -x2 = - (x2 - 10x + 25) = - (x2- 2.5.x + 5)2 = - (x - 5)2 GV cho hoạt động nhóm: Nhóm 1 bài 44b SGK Nhóm 2 bài 44e SGK Nhóm 3 bài 45a SGK Nhóm 4 bài 45b SGK Đại diện nhóm lên bảng trình bày, HS nhận xét, góp ý. V.5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (2 phút) - Ôn lại bài, chú ý vận dụnghằng đẳng thức cho phù hợp. - Làm các bài tập: 44a,c,d tr20 SGK 29; 30 tr 6 SBT. - Đọc trước bài phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử. VI. RÚT KINH NGHIỆM: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... VII. Tài liệu tham khảo: - SGK, SGV, SBT, Sách thiết kế bài giảng
Tài liệu đính kèm: