Giáo án Đại số khối 6 - Tuần 12

I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :

+Kiến thức :Hiểu được thế nào là BCNN của hai hay nhiều số,

+Kỹ năng :Biết tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố,.phân biệt được Quy tắc tìm BCNN & Quy tắc tìm ƯCLN.biết tìm BCNN một cách hợp lý , trong từng trường hợp cụ thể toán đơn giản.

+ Thái độ : Rn tính cẩn thận trong tính tốn cho hs

II/ Chuẩn bị : GV :Thước thẳng , phấn màu , bảng phụ

 HS : Thước thẳng , mtbt , bảng nhĩm

III/ Tiến trình bài dạy :

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số khối 6 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 – Tiết 34 – Ngày soạn : 6 / 11 / 2010	 
BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh : 
+Kiến thức :Hiểu được thế nào là BCNN của hai hay nhiều số, 
+Kỹ năng :Biết tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố,.phân biệt được Quy tắc tìm BCNN & Quy tắc tìm ƯCLN.biết tìm BCNN một cách hợp lý , trong từng trường hợp cụ thể toán đơn giản.
+ Thái độ : Rèn tính cẩn thận trong tính tốn cho hs
II/ Chuẩn bị : GV :Thước thẳng , phấn màu , bảng phụ
 HS : Thước thẳng , mtbt , bảng nhĩm 
III/ Tiến trình bài dạy :
T/g
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
4p
HĐ1 :Kiểm tra : 
+Tìm B(4) = ?; B(6) = ? ; BC(4, 6) = ?
10p
+HĐ2: Định nghĩa BCNN :
 -Tìm số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(4, 6) ?
 - BCNN của hai hay nhiều số là gì ?
 -Nêu nhận xét về quan hệ giữa BC(4, 6) và BCNN(4, 6) ?.
-Nêu chú ý về trường hợp tìm BCNN của nhiều số mà có một số bằng 1?
-Tìm số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(4, 6) là 12.
-Phát biểu định nghĩa BCNN của hai hay nhiều số 
-Nhận xét được tất cả các bội chung của 4 và 6 đều là bội của BCNN(4, 6).
-Nêu chú ý
1/ Bội chung nhỏ nhất :
+Ví dụ :
B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36;  }
B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; }
Ta nói : 12 là bội chung nhỏ nhất của 4 và 6. 
+Kí hiệu : BCNN(4, 6) = 12
+Định nghĩa : (SGK)
+Nhận xét : Tất cả các BC của 4 và 6 đều là bội của BCNN(4, 6)
+Chú ý :
Mọi số tự nhiên đều là bội của 1;
Với mọi số tự nhiên a và b ta có :
BCNN(a, 1) = a; 
BCNN(a, b, 1) = BCNN(a, b)
12p
+HĐ3 : Xây dựng qui tắc : 
-Hãy phân tích các số 8; 18; 30 ra thừa số nguyên tố ?
-Để chia hết cho 8 , BCNN của ba số 8; 18; 30 phải chứa thừa số nguyên tố nào ? Với số mũ bao nhiêu ?
-Để chia hết cho ba số 8; 18; 30, BCNN của ba số phải chứa thừa số nguyên tố nào ?
-(GV giới thiệu : Thừa số nguyên tố chung và riêng). Các thừa số đó cần lấy với số mũ như thế nào?
+Muốn tìm BCNN ta làm như thế nào ?
+Trả lời hệ thống câu hỏi :
-Phân tích các số 8, 18, 30 ra thừa số nguyên tố .
-Phải chứa thừa số nguyên tố : 2, với số mũ là 3 (23)
- Phải chứa thừa số nguyên tố : 2, 3, 5.
-Lấy với số mũ lớn nhất.
-Đọc quy tắc tìm BCNN ở SGK
-Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa quy tắc tìm BCNN với quy tắc tìm ƯCLN .
2/ Cách tìm BCNN bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố:
+Ví dụ 2 :
+Phân tích ra thừ số nguyên tố :
8 = 23
18 = 2. 32
30 = 2 . 3. 5
+Thừa số nguyên tố chung & riêng: 2, 3, 5
+BCNN(8, 18, 30 ) = 23. 32. 5 = 360
+Quy tắc : (SGK)
5p
+ HĐ4 : chú ý : 
-Tìm BCNN(4, 6) bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố ?
-Tìm BCNN(8, 12)
-Tìm BCNN(5, 7, 8) , đi đến chú ý a
-Tìm BCNN(12, 16, 48) . Đi đến chú ý b
-Thực hành tìm BCNN bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố
-BCNN(4, 6) = 12.
+BCNN(8, 12) = 24.
+BCNN( 5, 7, 8 ) = 5. 7. 8 = 280.
+BCNN(12, 16, 48) = 48
+Chú ý :
+Nếu các số đã cho từng đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN là tích các số đó.
+Trong các số đã cho , Nếu số lớn nhất là bội của các số còn lại thì BCNN là số lớn nhất đó.
12p
HĐ5 : Cũng cố : 
+ Yêu cầu học sinh so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai qui tắc tìm ƯCLN và BCNN
+ Cho học sinh giải các bài tập : 
	BT149 / 59 : 
A/ 60 = 22 . 3 . 5 ; 280 = 23 . 5 . 7 vậy BCNN(60;280) = 23 .3 . 5 . 7 = 840
B/ 84 = 22 . 3 . 7 ; 108 = 22 . 33 . Vậy BCNN(84;108) = 22 . 3 3 . 7 = 756 
C/ Vì 13 và 15 là hai số nguyến tố cùng nhau nên : BCNN(13;15) = 13 . 15 = 195
2p
HĐ6 : Hướng dẫn về nhà :
	+ Học bài 
	+ Giải các bài tập 150 ; 151 / 59 / sgk 
	+ Chuẩn bị các bài tập 152 ; 153 ; 154 ; 155 / 59 ; 60 để tiết sau luyện tập 
	+ Xem trước phần còn lại của bài học “ Tìm BC thông qua tìm BCNN ”
* Rút kinh nghiệm 
Tiết 35 – Ngày soạn : 7/ 11 / 2010
 LUYỆN TẬP 1
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
+Kiến thức : Rèn luyện kĩ năng tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. 
+Kỹ năng : Nắm chắc & thực hành thành thạo tìm BC thông qua tìm BCNN.;biết tìm BCNN một cách hợp lý , trong từng trường hợp cụ thể toán đơn giản.
+Thái độ : Rèn tính chính xác ,cẩn thận trong Hs 
II/ Chuẩn bị : GV :Thước thẳng , phấn màu , bảng phụ
 HS : Thước thẳng , mtbt , bảng nhĩm 
III/ Tiến trình bài dạy : 
T/g
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
4p
HĐ1 :Kiểm tra : 
+Tìm BCNN(10;12;15) . Nêu quy tắc tìm BCNN  ?
. Có cách nào tìm BC mà không cần liệt kê các phần tử ?
HĐ2 : Luyện tập 
10p
+Làm ví dụ 3 . 
Từ ví dụ 3 nêu cách tìm BC thông qua tìm BCNN.
-Đọc kĩ ví dụ 3 SGK. Từ đó rút ra cách tìm BC thông qua tìm BCNN.
3/ Tìm BC thông qua tìm BCNN :
+Ví dụ 3 : (SGK) – Theo đề thì 
ta có x BC(8, 18, 30) và x < 1000
BCNN(8, 18, 30) = 23.32.5 = 360
BC(8, 18, 30) = B(360) = {0; 360; 720; 1080; }; VậyA ={0;360; 720}
* Tổng quát : sgk / 59
9p
+ Hướng dẫn BT152 / 60 / sgk :
 -Số a quan hệ như thế nào với 15 và 18 ? 
 -Tìm a như thế nào ?
-Tìm quan hệ của a với 15 và 18 
-Tìm a 
Luyện tập : BT152 / 59 
Vì a là số tự nhiên nhỏ nhất khác 0 ; a M 15 và a M 18 nên a=BCNN (15;18) ; 15=3.5 ; 18=2.32
BCNN(15;18)=2.32.5=90 ; a=90
10p
+ Hướng dẫn BT 153 / 60 / sgk : 
 -Muốn tìm các BC nhỏ hơn 500 của 30 và 45 ta 
- Nêu cách tìm các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45 
BT153 / 59 
30 = 2 . 3 . 5 
45 = 32 . 5
BCNN(30;45) = 2.32.5 = 90
làm như thế nào ?
-Tìm BCNN(30;45) rồi tìm các BC < 500 của 30 và 45
BC (30, 45 ) = B(90) = {0; 90; 180; 270; 360; 450; 540;  }
Vậy : Các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45 là : 0, 90, 180, 270, 360, 450
10p
+Hướng dẫn BT154/ 60/sgk
 -Nếu gọi a là số HS lớp 6C , thì a có liên hệ thế nào với 2, 3, 4, 8 ? Và a còn thoả mãn điều kiện nào ?
 -Vậy a = ? 
-Tìm quan hệ của a với các số 2;3;4;8;35và 60
-Tìm a rồi trả lời bài toán 
BT154 / 59 :
Gọi a là số HS lớp 6C ; theo đề bài thì a BC(2, 3, 4, 8 ) và 35 a 60 .
BCNN(2, 3, 4, 8 ) = 24
BC(2, 3, 4, 8 ) =B(24) ={ 0;24;48;96;}
a = 48 ; vậy lớp 6C có 48 học sinh 
a = 48
2p
HĐ3 : Hướng dẫn về nhà :
	+ Học bài 
	+ Giải bài tập 155 / 60 / sgk
	+ Chuẩn bị các bài tập 156 ; 157 ; 158 / 60 / sgk để tiết sau luyện tập
* Rút kinh nghiệm : 
Tiết 36 – Ngày soạn : 7 / 11 / 2010	 
LUYỆN TẬP 2-KIỂM TRA 15P
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh : 
+Kiến thức :Nắm chắc & thực hành thành thạo tìm BC thông qua tìm BCNN.
+Kỹ năng :Giải một số bài toán thực tế liên quan đến BC & BCNN.
+ Thái độ : Rèn tính cẩn thận ,chính xác trong HS
II/ Chuẩn bị : GV :Bảng phụ ghi bài tập 155 SGK , thước thẳng .
 HS : Thước ,bảng nhĩm ,mtbt 
III/ Tiến trình bài dạy :
T/g
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
 	Kiểm tra 15 phút :
1/ Tìm ƯCLN của 150 và 180 
 	2/ Tìm số tự nhiên a biết a Ỵ BC ( 5 ; 8 ; 10 ) và 30 < a < 50
HĐ2 : Luyện tập 
4p
 Sửa bài tập : 
BT155 / 60 / sgk
Treo bảng phụ bài tập 155 / SGK . Yêu cầu HS điền vào ô trống.
+So sánh :
 ƯCLN(a,b).BCNN(a,b) và a.b ?
-Điền vào ô trống 
-Nhận xét được :
ƯCLN(a,b) . BC(a,b) = a.b ?
A /Sửa bài tập 155 / 60 / sgk :
a
6
150
28
50
b
4
20
15
50
ƯCLN(a,b)
2
10
1
50
BCNN(a,b)
12
300
420
50
Tích:ƯCLNvà BCNN
24
3000
420
2500
a . b
24
3000
420
2500
Nhận xét :
ƯCLN(a,b) . BC(a,b) = a.b
6p
 + Hướng dẫn BT156 / 60 / SGK:
 -Theo đề thì x quan hệ thế nào với 12;21;28;150và300?
 -Vậy x = ? 
-Nêu cách giải , thực hành giải rồi lên bảng trình bày lời giải 
Luyện tập : BT 156 / 60 / SGK: Theo đề 
Thì x BC(12, 21, 28) và 150 < x < 300
BCNN(12, 21, 28) = 84
BC(12, 21, 28) = B(84 ) ={0; 84; 168; 252; 336...} ; Vậy : x {168; 252 }
6p
+ Hướng dẫn BT157/60/SGK
 -Số ngày cần tìm quan hệ thế nào với 10 và 12 ?
 -Vậy sau ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn cùng trực ?
-Tìm BCNN(10, 12)
-Trả lời bài toán 
BT157 / 60 / SGK:
Số ngày ít nhất để hai bạn cùng trực nhật làBCNN của 10 và 12 .
BCNN(10, 12) = 60 ; Vậy ít nhất sau 60 ngày thì hai bạn lại cùng trực nhật 
6p
+ Hướng dẫn BT158 / 60 / sgk
 -Nếu gọi a là số cây mỗi đội phải trồng , thì a phải thoả mãn những điều kiện nào ?
 -a = ? ; Mỗi đội phải trồng bao nhiêu cây ? 
-Tìm quan hệ của a với 8;9;100và 200
-Tìm a và trả lời bài toán
BT158 / 60/ sgk :
Gọi a là số cây mỗi đội phải trồng .
ta có : a BC (8, 9) và100 a 200
 BCNN (8, 9) = 72
BC (8, 9) = B(72) = { 0; 72; 144; 216; }
Vậy : a = 144 ; Vậy mỗi đội phải trồng 144 cây
6p
+ Hướng dẫn BT195/25/ SBT
 -Nếu gọi a là số đội viên của liên đội thì a quan hệ thế nào với 2;3;4;5;100 và 150
 -Vì sao a–1ỴBC(2;3;4;5) ? 
-Tìm quan hệ của a vơi 2;3;4;5;100 và150
-Tìm a và trả lời bài toán 
Bài 195 SBT: Gọi số đội viên của liên
đội là a ; (100 a 150) ; vì xếp hàng 2;3;4;5 đều thừa 1 người nên : 
Ta có a-1BC(2, 3, 4 , 5)
Và 99 a-1 149
BCNN(2, 3, 4, 5) = 60;
BC(2,3,4,5,6) = B(60) ={0; 60; 120; }
a-1 = 120 nên a = 120 + 1 = 121
Vậy liên đội có 121 Đội viên.
2p
HĐ3/ Hướng dẫn về nhà : 
	Nắm chắc các dạng bài tập đã giải. 
	Làm thêm bài :196 ; 197 / 25 /SBT
 Chuẩn bị ôn tập : Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 , 5SGK/ Tr 61 ; Làm bài tập : 159; 160 ; 161 ; 162 / 63 / SGK.
 * Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc