Giáo án Đại số lớp 6 - Tiết 51 đến tiết 58

A.MỤC TIÊU:

 Kiến thức: Hiểu quy tắc dấu ngoặc. Biết khái niệm tổng đại số.

 Kĩ năng: Biết vận dụng quy tắc dấu ngoặc.

 Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.

B.CHUẨN BỊ:

• GV: Sgk, giáo án, bảng phụ ghi đề các bài tập.

• HS: Ôn tập các kiến thức cũ, xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.

 

doc 17 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số lớp 6 - Tiết 51 đến tiết 58", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17	
Tên bài: Bài 8: QUY TẮC DẤU NGOẶC Tiết ppct: 51
Ngày dạy, lớp: 6A1:././  ; 6A2:././ ;6A3:././ 
A.MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Hiểu quy tắc dấu ngoặc. Biết khái niệm tổng đại số.
Kĩ năng: Biết vận dụng quy tắc dấu ngoặc.
Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. 
B.CHUẨN BỊ: 
GV: Sgk, giáo án, bảng phụ ghi đề các bài tập.
HS: Ôn tập các kiến thức cũ, xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
 C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định: 
 Kiểm diện 
Lớp
Vắng
6A1
6A2
6A3
 2. Kiểm tra kiến thức cũ: 
Tính và so sánh kết quả:
5-(9-16); 5-9+16
8-[(-12)+7]; 8+12-7
 3. Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Đặt vấn đề:
Hãy tính giá trị của biểu thức:
5+(42 – 15 + 17)–(42 + 17)
Nêu cách làm?
GV: Ta nhận thấy trong dấu ngoặc thứ nhất và ngoặc thứ hai đều có 42 + 17, vậy có cách nào bỏ được các ngoặc này đi thì việc tính toán sẽ thuận lợi hơn.
xây dựng quy tắc dấu ngoặc.
GV: Cho HS làm ?1 sgk
GV: Cho HS tính ?2 sgk.
GV: Yêu cầu HS rút ra nhận xét: khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc như thế nào?
GV: Từ đó cho biết: khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước ta làm như thế nào?
GV: cho HS làm ?3 sgk theo nhóm.
GV: Giới thiệu như SGK:
- Tổng đại số là một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên.
- Khi viết tổng đại số: bỏ dấu của phép cộng và dấu ngoặc.
GV: Nêu VD.
GV: Giới thiệu các phép biến đổi trong tổng địa số:
+ Thay đổi vị trí các số hạng.
+ Cho các số hạng vào trong ngoặc có dấu “+”, “–” đằng trước.
GV: Nêu chú ý tr 85 sgk.
HS: Ta có thể tính giá trị trong từng dấu ngoặc trước, rồi thực hiện phép tidnh từ trái sang phải.
HS: 
a) Số đối của +2 là -2;
 Số đối của -5 là 5
Số đối của [2+(-5)] là -[2+(-5)] = -(-3) = 3
b) Tổng các số đối của 2 và -5 là: (-2) + 5 = 3.
Số đối của tổng [2+(-5)] cũng là 3.
Vậy: “Số đối của một tổng bằng tổng các số đối của các số hạng”.
HS: Tính:
a) 7 + (5 - 13) 
= 7 + (-8) = -1
7 + 5 + (-13) 
= 12 + (-13) = -1
HS: Nhận xét: dấu các số hạng giữ nguyên.
b) 12 - (4 - 6) 
= 12 - (-2) = 14
12 - 4 + 6 = 8 + 6 = 14
HS: Phát biểu quy tắc.
HS: Làm theo nhóm.
HS: Nghe GV giới thiệu.
HS: Thực hiện các ví dụ tr 85 sgk.
HS: Ghi bài.
1/Quy tắc dấu ngoặc:
?1 sgk
a) Số đối của +2 là -2;
 Số đối của -5 là 5
Số đối của [2+(-5)] là
 -[2+(-5)] = -(-3) = 3
b) Tổng các số đối của 2 và -5 là: (-2) + 5 = 3.
Số đối của tổng [2+(-5)] cũng là 3.
Vậy: “Số đối của một tổng bằng tổng các số đối của các số hạng”.
?2 sgk
a) 7 + (5 - 13) = 7 + (-8) = -1
7 + 5 + (-13) = 12 + (-13) 
 = -1
b) 12 - (4 - 6) = 12 - (-2) 
 = 14
12 - 4 + 6 = 8 + 6 = 14
a) Quy tắc: SGK/82
b) Ví dụ: SGK.
?3 sgk
Tính nhanh:
(768 – 39) – 768
= 768 – 39 – 768 = 39
(–1579) – (12 – 1579)
= –1579 – 12 + 1579
= –12
2) Tổng đại số:
a)Tổng đại số là một dãy tính cộng, trừ,nhân, chia các số nguyên.
b) Nhận xét: Sgk.
c) Ví dụ:
5 – 27 + 5 – 3 
= 5 + 5 – 27 – 3 
=10 - (27 + 3) 
= 10 + 30 = 40
Chú ý: SGK.
4. Củng cố bài giảng: 
Bài 57/85 SGK:
a) (–17) + 5 + 8 + 17 = – 17 + 17 + 5 + 8 = 13
b) 30 + 12 + (–20) + (–12) = 12 – 12 + 30 – 20 = 10
c) (–4)+ (– 440) + (–6) + 440 = – 4 – 6 – 440 + 440 = –10
Bài 59/85 SGK:
(2736 – 75) – 2736 = 2736 – 2736 – 75 = –75
5.Hướng dẫn học tập ở nhà: 
Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm BT 58, 60 SGK.
Tiết sau luyện tập.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 17	
Tên bài: LUYỆN TẬP Tiết ppct: 52
Ngày dạy, lớp: 6A1:././  ; 6A2:././ ;6A3:././ 
A.MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Củng cố quy tắc dấu ngoặc, quy tắc thu gọn một tổng đại số.
Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng bỏ dấu ngoặc hoặc cho các số hạng vào trong dấu ngoặc đằng trước có dấu “+” hoặc có dấu “–”.Tính nhanh các tổng đại số.
Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. 
B.CHUẨN BỊ: 
GV: Sgk, giáo án, bảng phụ ghi đề các bài tập.
HS: Ôn tập các kiến thức cũ, xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
 C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định: 
 Kiểm diện 
Lớp
Vắng
6A1
6A2
6A3
 2. Kiểm tra kiến thức cũ: 
HS1: Phát biểu quy tắc dấu ngoặc. Chữa BT 60 sgk.
HS2: Trong một tổng đại số ta có thể biến đổi như thế nào? Chữa BT 58 sgk.
 3. Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Dạng 1: Tính nhanh.
GV: cho HS làm BT 89/65 SBT.
Tính tổng.
(–24) + 6 + 10 + 24
15 + 23 + (–25) + (–23)
(–3) + (–350) +(–7)+ 350
(–9) + (–11) + 21 + (–1)
GV: Cho HS nhận xét.
GV: Cho HS làm BT 91/65 SBT.
Tính nhanh các tổng sau:
(5674 – 97) – 5674
(–1075) – (29 – 1075) 
GV: Cho HS làm BT 92/65 SBT
Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a) (18 + 29)+(158 – 18 – 29)
b) (13 – 135 +49)–(13 + 49)
GV: Cho HS hoạt động nhóm.
GV: cho các nhóm hoạt động trong khoảng 3 phút thì yêu cầu dừng lại để kiểm tra.
GV: mời đại diện nhóm lầm lượt lên trình bày.
GV: yêu cầu HS nêu lại quy tắc bỏ dấu ngoặc và giải thích lí do nhóm các số hạng.
Dạng 2: Đơn giản, tính giá trị biểu thức.
GV: Cho HS làm BT 93/65 SBT.
Tính giá trị của biểu thức
x + b + c biết
a) x = – 3; b = – 4; c = 2
b) x = 0; b = 7; c = – 8
GV: Làm thế nào để tính được giá trị biểu thức?
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm.
GV: Nhận xét.
4 HS lên bảng làm.
HS: nhận xét.
2 HS lên bảng làm.
HS: Hoạt động nhóm.
HS: Để tính được giá trị biểu thức, ta thay lần lượt giá trị của các chữ vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
2 HS lên bảng làm
HS: Nhận xét.
BT 89/65 SBT:
a) (–24) + 6 + 10 + 24
= (–24 + 24) + (6 + 10) 
= 0 + 16
= 16
b) 15 + 23 + (–25) + (–23)
= (15 – 25) + ( 23 – 23)
= – 10 + 0
= – 10 
c) (–3) + (–350) + (–7) + 350
= (–3 – 7) + ( –350 + 350)
= –10 + 0
= –10
d) (–9) + (–11) + 21 + (–1)
= (–9 –11 – 1) + 21
= – 21 + 21
= 0
BT 91/65 SBT:
a) (5674 – 97) – 5674
= (5674 – 5674) – 97
= 0 – 97
= – 97
b) (–1075) – (29 – 1075) 
= (–1075 + 1075) – 29 
= 0 – 29
= – 29 
BT 92/65 SBT:
a) (18 + 29) + (158 – 18 – 29)
= 18 + 29 + 158 – 18 – 29
= (18 – 18) + (29 – 29) + 158
= 0 + 0 + 158
= 158
b) (13 – 135 + 49) – (13 + 49)
= 13 – 135 + 49 – 13 – 49
= (13 – 13) + (49 – 49) – 135
= 0 + 0 – 135
= – 135
BT 93/65 SBT:
a) x + b + c
= – 3 + ( – 4) +2
= – 3 – 4 + 2
= – 5
b) x + b + c
= 0 + 7 + ( – 8)
= 0 + ( – 1)
= – 1
4. Củng cố bài giảng: 
Kết hợp trong luyện tập.
5.Hướng dẫn học tập ở nhà: 
Học bài.
Ôn tập chuẩn bị tiết sau ôn tập HKI.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 17	
Tên bài: LUYỆN TẬP Tiết ppct: 53
Ngày dạy, lớp: 6A1:././  ; 6A2:././ ;6A3:././ 
ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 1)
A.MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Ôn tập mối quan hệ giữa các tập N, N*, Z. So sánh các số nguyên, biểu diễn các số trên trục số. Ôn tập quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc, ôn tập tính chất các phép cộng trong Z.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính, tính nhanh gái trị của biểu thức, tìm x.
Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. 
B.CHUẨN BỊ: 
GV: Sgk, giáo án, bảng phụ ghi đề các bài tập.
HS: Ôn tập các kiến thức cũ, xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
 C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định: 
 Kiểm diện 
Lớp
Vắng
6A1
6A2
6A3
 2. Kiểm tra kiến thức cũ: không kiểm tra
 3. Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Thế nào là tập N? tập N*, tập Z? Biểu diễn các tập hợp đó.
GV: Mối quan hệ giữa các tập hợp đó như thế nào? 
GV: Nêu quy tắc so sánh hai số nguyên.
GV: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì?
GV: Nêu quy tắc tìm giá trị tuyệt đối của số 0, số nguyên dương, số nguyên âm?
GV: Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu.
Thực hiện phép tính:
(-15) + (-20)=
(+19) + (+31)=
|-25| + |+15| =
GV: Nêu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
Hãy tính:
(-300 + (+10)=
(-15) + (+40) = 
(-12) + |-50| =
GV: Muốn trừ số nguyên a cho số nnguyeen b ta làm thế nào? Nêu công thức.
GV: Phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+”, bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “-”; quy tắc cho vào trong dấu ngoặc.
GV: Phép cộng trong Z có những tính chất gì? Nêu dạng tổng quát.
HS: Tập N là tập hợp các số tự nhiên.
N = {0; 1; 2; 3; }
+ N* là tập hợp các số tự nhiên khác 0.
N*={1; 2; 3;}
+Z là tập hợp các số nguyên gồm các số tự nhiên và các số nguyên âm.
Z={;- 2; -1; 0; 1; 2; }
HS: N* là tập hợp con của N, N là tập hợp con của Z.
HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
HS: Giá trị tuyệt đối của số 0 là số 0, giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính nó, giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó.
HS: Nêu quy tắc và thực hiện phép tính.
HS: Trả lời và thực hiện phép tính.
HS: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.
a – b = a + (-b)
HS: Phát biểu quy tắc.
HS: Nêu 4 tính chất.
I. ÔN TẬP VỀ TẬP N, TẬP Z.
a) Ôn tập về tập N, tập Z:
Tập N là tập hợp các số tự nhiên.
 N = {0; 1; 2; 3; }
N* là tập hợp các số tự nhiên khác 0.
 N*={1; 2; 3;}
Z là tập hợp các số nguyên gồm các số tự nhiên và các số nguyên âm.
 Z={;- 2; -1; 0; 1; 2; }
*Mối quan hệ giữa các tập hợp 
N* là tập hợp con của N, N là tập hợp con của Z.
b) Quy tắc so sánh hai số nguyên.
- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0.
- Mọi số nguyên dương đều lớn hơn số 0.
- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào.
- Trong hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn thì lớn hơn.
II. ÔN TẬP CÁC QUY TẮC CỘNG TRỪ SỐ NGUYÊN
a) Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a:
Là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số.
*Quy tắc tìm giá trị tuyệt đối của số 0, số nguyên dương, số nguyên âm:
Giá trị tuyệt đối của số 0 là số 0, giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính nó, giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó.
b) Phép cộng trong Z:
1) Cộng 2 số nguyên cùng dấu.
- Cộng hai số nguyên dương tương tự cộng hai số tự nhiên.
-Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-” trước kết quả.
2) Cộng 2 số nguyên khác dấu.
- Hai số nguyên đối nhau cso tổng bằng 0.
- Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
c) Phép trừ trong Z.
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.
a – b = a + (-b)
d) Nêu quy tắc dấu ngoặc:
SGK tr 84
III. ÔN TẬP TÍNH CHẤT PHÉP CỘNG TRONG Z:
4 tính chất.
 4. Củng cố bài giảng: 
Bài 1: Thực hiện phép tính:
	a) 
	b) 
c) 
d) 
Đáp số: a) 10; b) 4; c) - 40; d) 70
Bài 2: Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x thỏa mãn – 4 < x < 5. 
Đáp số: 4
Bài 3: Tìm số nguyên a biết:
	a) |a| = 3
	b) |a| = 0
c) |a| = -1
d) |a| = |-2|
Đáp số: a) a =; b) a = 0; c) không có số nào; d) a = 
5.Hướng dẫn học tập ở nhà: 
Ôn tập các quy tắc cộng trừ số nguyên, quy tắc lấy giá trị tuyệt đối một số nguyên, quy tắc dấu ngoặc.
Ôn tập: 
Các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9. Các tính chất chia hết của một tổng.
Số nguyên tố, hợp số.
Thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau?
Nêu cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số. Cách tìm BCNN của hai hay nhiều số.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 17	
Tên bài: ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 2) Tiết ppct: 54
Ngày dạy, lớp: 6A1:././  ; 6A2:././ ;6A3:././ 
A.MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9, số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung, UCLN và BCNN. Ôn tập một số dạng toán tìm x, đố về ƯC, BC.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm các số hoạc tổng chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9. Rèn luyện kĩ năng tìm ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số. HS vận dụng các kiến thức trên vào các bài toán thực tế. 
Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. 
B.CHUẨN BỊ: 
GV: Sgk, giáo án, bảng phụ ghi đề các bài tập.
HS: Ôn tập các kiến thức cũ, xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
 C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định: 
 Kiểm diện 
Lớp
Vắng
6A1
6A2
6A3
 2. Kiểm tra kiến thức cũ: không kiểm tra
 3. Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Cho HS hoạt động nhóm trong thời gian 4 phút rồi gọi một nhóm lên bảng trình bày câu a, b, c, d.
GV: Cho HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
GV: Cho HS làm bài 2. Yêu cầu 2 HS lên bảng làm.
GV: Cho HS làm bài 3.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
GV: Cho HS làm bài 4.
GV: Hỏi muốn biết BCNN gấp bao nhiêu lần ƯCLN (90; 252) trước tiên ta phải làm gì?
GV: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tìm ƯCLN và BCNN của hai hay nhiều số.
GV: Gọi hai HS lên bảng phân tích 90 và 252 ra thừa số nguyên tố.
- Xác định ƯCLN, BCNN của 90 và 252.
- Vậy BCNN (90; 252) gấp bao nhiêu lần ƯCLN của 2 số đó?
- Tìm tất cả các ước chung của 90 cà 252, ta phải làm thế nào?
- Chỉ ra bội chung của 90 và 252. Giải thích cách làm.
GV: Yêu cầu HS làm BT 216/28 SBT. Yêu cầu HS tóm tắt đề.
GV: Nếu ta gọi số HS khối 6 là a (HS) thì a phải có những điều kiện gì?
HS: Hoạt động nhóm.
HS: Nhắc lại.
HS: Lên bảng thực hiện.
HS: 3 HS lên bảng thực hiện.
HS: Nhắc lại.
HS: Ta phải tìm BCNN và ƯCLN của 90 và 252.
HS: Nhắc lại.
HS: Lên bảng thực hiện.
HS: Lên bảng thực hiện.
HS: 70 lần.
HS: Ta phải tìm tất cả các ước của ƯCLN.
HS: 
Số HS khối 6: 200400 HS.
Xếp hàng 12, 15, 18 đều thừa 5 HS.
Tính số HS khối 6?
HS: và 
a – 5 phải là bội chung của 12; 15; 18.
I. ÔN TẬP VỀ TÍNH CHẤT CHIA HẾT VÀ DẤU HIỆU CHIA HẾT, SỐ NGUYÊN TỐ VÀ HỢP SỐ:
Bài 1: Cho các số: 160; 534; 2511; 48309; 3825.
Hỏi trong các số đã cho:
Số nào chia hết cho 2.
Số nào chia hết cho 3.
Số nào chia hết cho 9
Số nào chia hết cho 5
Số nào chia vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5.
Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3.
Số nào vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 9.
Bài 2: Điền chữ số vào dấu * để:
a) 1*5* chia hết cho cả 5 và 9.
b) *46* chia hết cho cả 2; 3; 5; 9
Giải: a) 1755; 1350
 b) 8460
Bài 3: 
a = 717
b = 6.5 + 9.31
c = 3.8.5 – 9.13
Giải: 
a = 717 là hợp số vì 7173
b = 3(10 + 93) là hợp số vì 3.(10 + 93)3
c = 3(40 – 39) = 3 là số nguyên tố.
II. ÔN TẬP VỀ ƯỚC CHUNG, BỘI CHUNG, ƯCLN, BCNN:
Bài 4: Cho hai số: 90 và 252
- Hãy cho biết BCNN(90; 252) gấp bao nhiêu lần ƯCLN của hai số đó.
- Hãy tìm tất cả các ước chung của 90 và 252.
- Hãy cho biết ba bội chung của 90 và 252.
Giải: 
90 = 2.32.5
252 = 22.32.7
ƯCLN (90; 252) = 2.32 = 18
BCNN(90; 252) = 22.32.5.7
 = 1260
BCNN(90, 252) gấp 70 lần ƯCLN (90; 252) 
Ư (18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}
Vậy: ƯC (90; 252) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}
Ba bội chung của 90 và 252 là: 1260, 2520, 3780 (hoặc số khác)
Bài 5: Tìm x, biết:
3(x+8) = 18
(x + 13):5 = 2
2|x| + (-5) =7
Đáp số: 
x = -2
x = -3
x= 6
BT 216/28 SBT:
Số học sinh khối 6 của một trường trong khoảng từ 200 đến 400, khi xếp hàng 12, hàng 15, hàng 18 đều thừa 5 học sinh. Tính số học sinh đó.
Giải: 
 và 
a – 5 phải là bội chung của 12; 15; 18.
BCNN(12; 15; 18) 
= 
as = 365
Vậy: Số HS khối 6 là 365 HS.
4. Củng cố bài giảng: 
Kết hợp trong ôn tập.
5.Hướng dẫn học tập ở nhà: 
Ôn tập các kiến thức và các dạng bài tập đã ôn trong 2 tiết.
Chuẩn bị thi HKI môn toán gồm cả số học và hình học. 
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 18	
Tên bài: THI HỌC KÌ I Tiết ppct: 55,56,57,58
Ngày dạy, lớp: 6A1:././  ; 6A2:././ ;6A3:././ 
ĐỀ PHÒNG GIÁO DỤC HOẶC SỞ GIÁO DỤC RA
Tuần: 19	
Tên bài: TRẢ BÀI THI HỌC KÌ I Tiết ppct: 59, 60, 61, 62
Ngày dạy, lớp: 6A1:././  ; 6A2:././ ;6A3:././ 
A.MỤC TIÊU: 
Đánh giá kết quả học tập của HS thông qua kết quả thi học kì.
Hướng dẫn HS giải và trình bày chính xác bài làm, rút kinh nghiệm để tránh những lỗi sai phổ biến, lỗi sai điển hình.
Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận cho HS.
Từng bước để HS tự đánh giá được kết quả làm bài của bản thân.
B.CHUẨN BỊ: 
*GV: 
- Tập hợp kết quả bài thi học kì I của lớp. Tính tỉ lệ số bài giỏi, khá, trung bình, yếu.
- Lên danh sách những HS tuyên dương, nhắc nhở.
- Chuẩn đề bài, đáp án tóm tắt và biểu điểm.
- Đánh giá chất lượng học tập của HS, nhận xét những lỗi phổ biến, những lỗi điển hình của HS.
- Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, máy tính bỏ túi.
*HS:
- Tự rút kinh nghiệm về bài làm của mình.
- Thước kẻ, máy tính bỏ túi.
 C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định: 
 Kiểm diện 
Lớp
Vắng
6A1
6A2
6A3
 2. Kiểm tra kiến thức cũ: không kiểm tra
 3. Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV thông báo kết quả thi của lớp.
- Số bài từ trung bình trở lên là ............ Chiếm tỉ lệ ..........%.
Trông đó:
+ Loại giỏi (9; 10)
+Loại khá (7; 8)
+Loại trung bình (5; 6)
Mỗi loại bao nhiêu bài, chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm.
- Số bài dưới trung bình là .......... bài.
Chiếm tỉ lệ ............... %.
Trong đó:
+ Loại yếu (3; 4)
+ Loại kém (0; 1; 2)
Mỗi loại bao nhiêu bài, chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm.
-Tuyên dương những HS làm bài tốt.
- Nhắc nhở những HS làm bài còn kém.
GV yêu cầu vài HS đi phát bài cha cả lớp.
- GV cho HS lên bảng giải lại.
Ở mỗi câu, GV phân tích rõ yêu cầu cụ thể, có thể đưa bài giải mẫu. Cần nêu những lỗi sai phổ biến, những lỗi sai điển hình để HS rút kinh nghiệm.
Nêu biểu điểm để HS đối chiếu.
GV nên đưa ra các cách giải khác nhau để HS học tập.
- Đặc biệt với những câu hỏi khó, GV cần giảng kĩ, hướng dẫn cách trình bày cho HS.
- Sau khi đã chữa xong bài thi, GV cần nhắc nhở HS về ý thức học tập, thái độ trung thực, tự giác khi làm bài và những điều chư ý (như cẩn thận khi đọc đề, khi vẽ hình, không tập trung vào các câu hỏi khó khi chưa làm xong các câu khác...) để kết quả bài làm được tốt hơn.
HS: nghe GV trình bày.
HS xem bài làm của mình nếu có chỗ nào thắc mắc thì hỏi GV.
- HS trả lời câu hỏi hoặc giải bài theo yêu cầu của GV.
HS chữa những câu làm sai của mình.
HS có thể nêu ý kiến của mình về bài làm, yêu cầu GV giải đáp những chỗ còn chưa hiểu hoặc đưa ra các cách giải khác.
1. Nhận xét, đánh giá tình hình học tập của lớp thông qua kết quả kiểm thi học kì.
2. Trả bài – chữa bài thi.
4. Củng cố bài giảng: 
5.Hướng dẫn học tập ở nhà: 
- GV nhắc nhở HS cần ôn lại phần kiến thức mình chưa vững để củng cố.
- HS cần tự mình làm lại các bài sai để rút kinh nghiệm.
- Với HS khá giỏi nên tìm thêm các cách giải khác để phát triển tư duy. 
D. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 51 - 58 (tuan 17 - 18).doc