Giáo án Đại số lớp 6 - Trường THCS Nguyễn Trung Trực - Tuần 12

I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :

+Kiến thức:Pht biểu được thế nào là BCNN của hai hay nhiều số, quy tắc tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố, phân biệt được quy tắc tìm BCNN & quy tắc tìm ƯCLN.

+Kỹ năng: Biết tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố

+Thái độ: Tun thủ tính chủ động, tích cưc trong quá trình xây dựng bài mới, tính cẩn thận, chính xác khi tìm BCNN

 + Năng lực: Tính toán, tư duy logic

II/ Chuẩn bị :

-GV:Thước thẳng, phấn màu, MTBT

-HS: Xem trước bài mới

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số lớp 6 - Trường THCS Nguyễn Trung Trực - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 03/ 11/ 14 - Ngày dạy :10 / 11 / 2014 
TUẦN 12 – Tiết 34	 BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh : 
+Kiến thức:Phát biểu được thế nào là BCNN của hai hay nhiều số, quy tắc tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố, phân biệt được quy tắc tìm BCNN & quy tắc tìm ƯCLN.
+Kỹ năng: Biết tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố
+Thái độ: Tuân thủ tính chủ động, tích cưc trong quá trình xây dựng bài mới, tính cẩn thận, chính xác khi tìm BCNN
 + Năng lực: Tính tốn, tư duy logic
II/ Chuẩn bị :
-GV:Thước thẳng, phấn màu, MTBT
-HS: Xem trước bài mới
III/ Tiến trình bài dạy : 
T/g
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
5’
*HĐ1: KTBC: Viết B(4);
B(6) và BC(4;6)
1 hs lên bảng
Kết quả:
BC(4;6) = {0;12;24;48;72;}
10’
*HĐ2:Bài mới
+HĐ2.1: Đ/nghĩa BCNN :
 -Tìm số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(4, 6) ?
 -Ta nói 12 là BCNN của 4 và 6
 - BCNN của hai hay nhiều số là gì ?
 -Ghi kí hiệu BCNN
 -Nêu nhận xét về quan hệ giữa BC(4, 6) và 
BCNN(4, 6)?
+ Nêu chú ý về trường hợp tìm BCNN của nhiều số mà có một số bằng 1?
-Tìm số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(4, 6) là 12.
-Phát biểu định nghĩa BCNN của hai hay nhiều số 
-Nhận xét được tất cả các bội chung của 4 và 6 đều là bội của BCNN(4, 6).
-Nêu chú ý
1/ Bội chung nhỏ nhất :
+Ví dụ : sgk
B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36;  }
B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; }
Ta nói : 12 là bội chung nhỏ nhất của 4 và 6. 
+Kí hiệu : BCNN(4, 6) = 12
+Định nghĩa : (SGK)
+Nhận xét : Tất cả các BC của 4 và 6 đều là bội của BCNN(4, 6)
+Chú ý :
Mọi số tự nhiên đều là bội của 1;
Với mọi số tự nhiên a và b ta có :
BCNN(a, 1) = a; 
BCNN(a, b, 1) = BCNN(a, b)
11’
+HĐ2.2: Xây dựng qui tắc : 
-Yêu cầu hs phân tích các số 8;18;30 ra thừa số nguyên tố?
-Để chia hết cho 8 ;18;30 thì BCNN của ba số 8; 18; 30 phải chứa thừa số nguyên tố nào ? Với số mũ bao nhiêu ?
-(GV giới thiệu : Thừa số nguyên tố chung và riêng).Các thừa số đó cần lấy với số mũ như thế nào?
+Muốn tìm BCNN ta làm như thế nào ?
-Phân tích các số 8, 18, 30 ra thừa số nguyên tố .
-Phải chứa thừa số nguyên tố : 2, với số mũ là 3 (23)
-Phải chứa thừa số nguyên tố : 2, 3, 5.
-Lấy với số mũ lớn nhất.
-Đọc quy tắc tìm BCNN ở SGK
-Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa quy tắc tìm BCNN với quy tắc tìm ƯCLN .
2/ Cách tìm BCNN bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố:
+Ví dụ: sgk
+Phân tích ra thừ số nguyên tố :
8 = 23
18 = 2. 32
30 = 2 . 3. 5
+Thừa số nguyên tố chung & riêng: 2, 3, 5
+BCNN(8, 18, 30 ) = 23. 32. 5= 360
+Quy tắc : (SGK)
5’
+ HĐ2.3: Nêu chú ý
-Tìm BCNN(4, 6) bằng cách phân tích ra TSNT ?
-Tìm BCNN(8, 12)
-Tìm BCNN(5, 7, 8) 
-Tìm BCNN(12, 16, 48)
-Nêu chú ý 
-Thực hành tìm BCNN bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố
-Nêu chú ý
+Chú ý : sgk
BCNN(4, 6) = 12.
BCNN(8, 12) = 24.
BCNN( 5, 7, 8 ) = 5. 7. 8 = 280.
BCNN(12, 16, 48) = 48
11’
*HĐ3: Củng cố
-Yêu cầu hs nhắc đn và quy tắc
-Cho hs giải BT 149/59/sgk
-Gọi 3 hs lên bảng giải
-Nhận xét, sửa sai nếu có
-Nhắc đn và quy tắc
-Giải BT 149/59/sgk
-3 hs lên bảng giải
-Lớp nhận xét
BT149 / 59 :
a/ 60 = 22 . 3 . 5 ; 280 = 23 . 5 . 7 BCNN(60;280) = 23 .3 . 5 . 7 = 840
b/ 84 = 22 . 3 . 7 ; 108 = 22 . 33 . BCNN(84;108) = 22 . 3 3 . 7 = 756
c/ Vì 13 và 15 là hai số nguyến tố cùng nhau nên : BCNN(13;15) = 13 . 15 = 195
3’
*HĐ4: HDVN
+ Học bài 
	+ Giải các bài tập 150 ; 151 / 59 / sgk 
	+ Chuẩn bị các bài tập 152 ; 153 ; 154 ; 155 / 59 ; 60 để tiết sau luyện tập 
	+ Xem trước phần còn lại của bài học “ Tìm BC thông qua tìm BCNN ”
* Hướng dẫn BT 151 : Tính nhẩm BCNN bằng cách nhân số lớn lần lượt với 1 ; 2 ; 3 ;  cho đến khi được kết quả là một số chia hết cho các số còn lại
IV/ Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn : 03/ 11/ 14 - Ngày dạy :11 / 10 / 2014 
Tiết 35 BỘI CHUNG NHỎ NHẤT ( tt ) + LUYỆN TẬP 1
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
+Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về BCNN, cách tìm BCNN, biết thêm một cách tìm BC thông qua tìm BCNN
+Kỹ năng: Biết tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố, tìm BC thông qua tìm BCNN 
+Thái độ: Tuân thủ tính tích cực trong quá trình xây dựng bài mới, tính cẩn thận, chính xác trong quá trình giải bài tập
 +Năng lực: Tính tốn, tư duy logic
II/ Chuẩn bị : 
	-GV: Thước, phấn màu, MTBT
	-HS: Học bài, chuẩn bị bài tập, xem trước bài mới 
III/ Tiến trình bài dạy : 
T/g
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
5’
+HĐ1: KTBC
-Nêu quy tắc tìm BCNN
-Tìm BCNN(10;12;15)
1 hs lên bảng
Kết quả:
BCNN(10;12;15) = 60 
8’
+HĐ2: Tìm BC thông qua tìm BCNN:
-Từ ví dụ 3 nêu cách tìm BC thông qua tìm BCNN.
-Giải ví dụ 3 SGK. 
-Từ đó rút ra cách tìm BC thông qua tìm BCNN.
3/ Tìm BC thông qua tìm BCNN :
+Ví dụ 3 : (SGK) – Theo đề thì 
ta có x BC(8, 18, 30) và x < 1000
BCNN(8, 18, 30) = 23.32.5 = 360
BC(8, 18, 30) = B(360) = {0; 360; 720; 1080; }; VậyA ={0;360; 720}
* Tổng quát : sgk / 59
8’
+HĐ3: Luyện tập
 Hướng dẫn BT152 / 60 / sgk :
 -Số a quan hệ như thế nào với 15 và 18 ? 
 -Tìm a như thế nào ?
-Tìm quan hệ của a với 15 và 18 
-Tìm a 
Luyện tập : 
BT152 / 59: 
Vì a là số tự nhiên nhỏ nhất khác 0 ; a 15 và a 18 nên a = BCNN (15;18) ;
 15 = 3.5 ; 18 = 2.32
BCNN(15;18) = 2.32.5 = 90 
Vậy a=90
10’
+Hướng dẫn BT 153 / 60 / sgk : 
 -Muốn tìm các BC nhỏ hơn 500 của 30 và 45 ta làm như thế nào ?
-Những số nào trong BCNN(30;45) nhỏ hơn 500?
-Nêu cách tìm các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45 
-Tìm BCNN(30;45) rồi tìm các BC < 500 của 30 và 45
BT153 / 59 
30 = 2 . 3 . 5 
45 = 32 . 5
BCNN(30;45) = 2.32.5 = 90
BC (30, 45 ) = B(90) = {0; 90; 180; 270; 360; 450; 540;  }
Vậy : Các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45 là : 0, 90, 180, 270, 360, 450
10’
+Hướng dẫn BT154/ 60/sgk
 -Nếu gọi a là số HS lớp 6C , thì a có liên hệ thế nào với 2, 3, 4, 8 ? 
-Số a còn thoả mãn điều kiện nào nữa?
-Vậy a = ? 
-Lớp 6C có bao nhiêu học sinh?
-Tìm quan hệ của a với các số 2;3;4;8;35và 60
-Tìm a 
-Trả lời bài toán
BT154 / 59 :
Gọi a là số HS lớp 6C ; theo đề bài thì a BC(2, 3, 4, 8 ) và 35 a 60 .
BCNN(2, 3, 4, 8 ) = 24
BC(2, 3, 4, 8 ) =B(24) ={ 0;24;48;96;}
Do đó a = 48 
Vậy lớp 6C có 48 học sinh 
3’
+HĐ4: HDVN
 - Học bài 
 - Giải bài tập 155 / 60 / sgk
	- Chuẩn bị các bài tập 156 ; 157 ; 158 / 60 / sgk để tiết sau luyện tập 
*Hướng dẫn BT 155 : Điền số thích hợp vào ô trống rồi so sánh tích ƯCLN(a;b) . BCNN(a;b) với tích a.b
IV/ Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn : 03/ 11/ 14 - Ngày dạy :11 / 11 / 2014 
Tiết 36 LUYỆN TẬP 2
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh : 
+Kiến thức: Khắc sâu quy tắc tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố, cách tìm BC thông qua tìm BCNN
+Kỹ năng: Tìm thành thạo tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố, BC thông qua tìm BCNN.
+Thái độ: Tuân thủ tính cẩn thận, chính xác khi giải bài tập, có ý thức liên hệ thực tế qua bài tập, tìm nhiếu cách giải bài tập
 + Năng lực: Tính tốn, tư duy logic
II/ Chuẩn bị : 
-GV: Thước thẳng, phấn màu, MTBT
-HS: Học bài, chuẩn bị bài tập
III/ Tiến trình bài dạy : 
T/g
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
5’
*HĐ1:
-Tìm BCNN ( 8 ; 10 )
-Tìm BC ( 8 ; 10 )
1 hs lean bảng
Kết quả:
-Tìm BCNN ( 8 ; 10 ) = 40
-Tìm BC ( 8 ; 10 ) = B(40) ={0;40;80 }
5’
* HĐ2 : Sửa bài tập : 
BT155 / 60 / sgk
-Treo bảng phụ bài tập 155 / SGK . Yêu cầu HS điền vào ô trống.
-So sánh :
 ƯCLN(a,b).BCNN(a,b) và a.b ?
-Điền vào ô trống 
-Nhận xét được :
ƯCLN(a,b) . BC(a,b) = a.b ?
A /Sửa bài tập 155 / 60 / sgk :
a
6
150
28
50
b
4
20
15
50
ƯCLN(a,b)
2
10
1
50
BCNN(a,b)
12
300
420
50
Tích:ƯCLNvà BCNN
24
3000
420
2500
a . b
24
3000
420
2500
Nhận xét :
ƯCLN(a,b) . BC(a,b) = a.b
8’
*HĐ3 : Luyện tập : 
Hướng dẫn BT156 / 60 / SGK:
 -Theo đề thì x quan hệ thế nào với 12;21;28;150và300?
 -Chọn x nhận những giá trị nào thì phù hợp? 
-Nêu cách giải 
-Thực hành giải rồi lên bảng trình bày lời giải
-Lớp nhận xét
Luyện tập : 
BT 156 / 60 / SGK: Theo đề
Thì x BC(12, 21, 28) và 150 < x < 300
BCNN(12, 21, 28) = 84
BC(12, 21, 28) = B(84 ) ={0; 84; 168; 252; 336...} 
Vậy : x {168; 252 }
6’
+HĐ4 : Hướng dẫn BT157/60/SGK
 -Số ngày cần tìm quan hệ thế nào với 10 và 12 ?
-Vậy sau ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn cùng trực ?
-Tìm BCNN(10, 12)
-Trả lời bài toán 
BT157 / 60 / SGK:
Số ngày ít nhất để hai bạn cùng trực nhật làBCNN của 10 và 12 .
BCNN(10, 12) = 60 
 Vậy ít nhất sau 60 ngày thì hai bạn lại cùng trực nhật 
8p
+ Hướng dẫn BT158 / 60 / sgk
 -Nếu gọi a là số cây mỗi đội phải trồng , thì a phải thoả mãn những điều kiện nào ?
 -a = ? ; Mỗi đội phải trồng bao nhiêu cây ? 
-Tìm quan hệ của a với 8;9;100và 200
-Tìm a và trả lời bài toán
BT158 / 60/ sgk :
Gọi a là số cây mỗi đội phải trồng thì
a BC (8, 9) và100 a 200
BCNN (8, 9) = 72
BC (8, 9) = B(72) = { 0; 72; 144; 216; }
Do đó a = 144 
Vậy mỗi đội phải trồng 144 cây
10’
+ Hướng dẫn BT195/25/ SBT
 -Nếu gọi a là số đội viên của liên đội thì a quan hệ thế nào với 2;3;4;5;100 và 150
 -Vì sao a–1ỴBC(2;3;4;5) ? 
 -Vậy a – 1 = ?
 -Suy ra a = ?
-Tìm quan hệ của a vơi 2;3;4;5;100 và150
-Tìm a - 1
-Tìm a và trả lời bài toán 
Bài 195 SBT: Gọi số đội viên của liên
đội là a ; (100 a 150) ; vì xếp hàng 2;3;4;5 đều thừa 1 người nên : 
Ta có a-1BC(2, 3, 4 , 5)
Và 99 a-1 149
BCNN(2, 3, 4, 5) = 60;
BC(2,3,4,5,6) = B(60) ={0; 60; 120; }
Do đó a-1 = 120 nên a = 120 + 1 = 121
Vậy liên đội có 121 Đội viên.
3’
+HĐ4: HDVN
Xem lại các dạng bài tập đã giải. 
	Giải thêm các bài tập :196 ; 197 / 25 /SBT
 Chuẩn bị ôn tập : Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 , 5SGK/ Tr 61 ; Làm bài tập : 159; 160 ; 161 ; 162 / 63 / SGK.
*Hướng dẫn BT 197 / 25 / sbt : Số răng cần tìm phải là BCNN(18;12)
 IV/ Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc