Giáo án dạy học chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 9 - Năm học 2017 - 2018

Chủ đề:

 MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua chủ đề giúp học sinh nắm được:

1. Kiến thức:

- Hiểu được những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước trong không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc.

- Nắm được kế hoạch rèn luyện ở HKII.

- Phát huy khả năng văn nghệ của lớp, củng cố cho HS niềm tin yêu Đảng, niềm tự hào về quê hương đất nước, về mùa xuân của dân tộc.

- Tìm hiểu về cuộc đơi, phẩm chất, và những thành tích của những Đảng viên ưu tú trong sự nghiệp CM và xây dựng quê hương.

2. Kĩ năng:

- Biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống quê hương.

- Thực hiện các kế hoạch đã đề ra, tự đưa ra các phương pháp học tập.

 - Rèn cho HS tính mạnh dạn, tự tin vào khả năng của bản thân trước tập thể.

- Lắng nghe, phản hồi tích cực các ý kiến, truyện kể về các gương sáng Đảng viên.

- Trình bày suy nghĩ về gương sáng Đảng viên.

 

docx 14 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 9 - Năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 31/12/2017
Ngµy d¹y : Thø 3/2/1/2018
Lớp 9A
 TiÕt 9,10,11,12 Chủ đề: 	
 MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua chủ đề giúp học sinh nắm được:
1. Kiến thức:
- Hiểu được những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước trong không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc.
- Nắm được kế hoạch rèn luyện ở HKII.
- Phát huy khả năng văn nghệ của lớp, củng cố cho HS niềm tin yêu Đảng, niềm tự hào về quê hương đất nước, về mùa xuân của dân tộc.
- Tìm hiểu về cuộc đơi, phẩm chất, và những thành tích của những Đảng viên ưu tú trong sự nghiệp CM và xây dựng quê hương.
2. Kĩ năng:
- Biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống quê hương.
- Thực hiện các kế hoạch đã đề ra, tự đưa ra các phương pháp học tập. 
 - Rèn cho HS tính mạnh dạn, tự tin vào khả năng của bản thân trước tập thể.
- Lắng nghe, phản hồi tích cực các ý kiến, truyện kể về các gương sáng Đảng viên.
- Trình bày suy nghĩ về gương sáng Đảng viên.
3. Thái độ:
- Tự hào về quê hương và những phong tục truyền thống tốt đẹp. 
- Tự giác học tập, rèn luyện đạo đức để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương. 
- Động viên tinh thần các em phấn khởi, lạc quan, học tập tốt, rèn luyện tốt.
- Có lòng tự hào, cảm phục và yêu mến các Đảng viên ưu tú của xã nhà.
4. Năng lực cần hình thành và phát triển.
- Năng lực chung: 
+Năng lực tự học
+ Năng lực hợp tác
+Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực tự quản
+ Năng lực tư duy
- Năng lực riêng:
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt
+ Năng lực tự điều chỉnh hành vi( tự quản bản thân).
 + Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, phiếu học tập, các thiết bị bổ trợ khác
2. Học sinh:
- Sưu tầm một số bài thơ, tranh vẽ, bài hát về nội dung nét đẹp quê hương.
III. CẤU TRÚC CỦA CHỦ ĐỀ:
1.Cơ sở hình thành chủ đề: chủ đề được xây dựng từ những nội dung kiến thức của 4 tiết trong khung phân phối chương trình THCS, thuộc chủ điểm tháng 1,2 cụ thể: 
 Tiết 9 - chủ điểm tháng 1 theo phân phối chương trình
 Tiết 10 - chủ điểm tháng 1 theo phân phối chương trình
 Tiết 11- chủ điểm tháng 2 theo phân phối chương trình
 Tiết 12 - chủ điểm tháng 2 theo phân phối chương trình
 2. Cấu trúc nội dung chủ đề:
Cấu trúc nội dung chủ đề theo từng tiết
Các mức độ câu hỏi, bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tiết 1: 
TRÌNH BÀY KẾT QUẢ SƯU TẦM VỀ CA DAO, TỤC NGỮ VÀ TRUYỀN THỐNG NÉT ĐẸP QUÊ HƯƠNG
- Biết được những nét đẹp truyền thống quê hương.
- Hiểu được những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, của dân tộc ngày xuân, ngày tết.
-Tìm kiếm và xử lý thông tin về các phong tục tập quán vui xuân, đón tết.
-Trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết.
Tiết 2
THẢO LUẬN BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN Ở HKII
- Nhận biết các chỉ tiêu phấn đấu của lớp trong HKII.
và biện pháp thực hiện.
- Hiểu cách thực hiện các chỉ tiêu đề ra
- Đưa ra cấc chỉ tiêu, xử lý các ý kiến khác nhau để thống nhất.
-Tìm kiếm các biện pháp thực hiện tối ưu.
-Thuyết trình, phân tích, phản biện
Tiết 3
 SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN
- Nhận biết được những bài hát, điệu múa về Đảng, về mùa xuân.
- Cảm nhận được 
nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết.
- Phát biểu cảm nghĩ về nét đẹp truyền thống vui xuân đón tết của dân tộc Việt Nam.
-Tự tin, mạnh dạn trình bày trước tập thể.
Tiết 4
TÌM HIỂU GƯƠNG SÁNG ĐẢNG VIÊN Ở QUÊ HƯƠNG EM
- Biết các tên Đảng viên có công trong công cuộc xây dựng quê hương.
- Lắng nghe, phản hồi tích cực các ý kiến, truyện kể về gương sáng Đảng viên.
- Hiểu được công lao to lớn đóng góp xây dựng quê hương của các đảng viên ở xã Hoa Sơn
.- Trình bày suy nghĩ, lòng biết ơn của cá nhân HS về tấm gương đảng viên ưu tú của xã nhà
- Mạnh dạn, tự tin trình bày trước tập thể
Ngµy so¹n: 31/12/2017
Ngµy d¹y : Thø 3/2/1/2018
Lớp 9A
Tiết 9: Tên hoạt động: 
 TRÌNH BÀY KẾT QUẢ SƯU TẦM VỀ CA DAO, TỤC NGỮ 
 VỀ TRUYỀN THỐNG NÉT ĐẸP QUÊ HƯƠNG
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: Hiểu được những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, của dân tộc ngày xuân, ngày tết.
2.Kỹ năng: Biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống quê hương.
3.Thái độ: Tự hào về quê hương và những phong tục truyền thống tốt đẹp.
II.Nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động:
1.Nội dung:
- Những phong tục truyền thống văn hóa ngày xuân, ngày tết của quê hương đát nước qua sách báo, ca dao, tục ngữ, câu thơ, bài hát, điệu múa, tranh ảnh mà HS được đọc, được nghe.
- Qua những trải nghiệm thực tế mà HS được biết.
2.Hình thức: Trình bày và giới thiệu kết quả sưu tầm, tìm hiểu giữa các tổ.
3.Phương pháp: Văn nghệ, trò chơi, thảo luận.
III.Chuẩn bị hoạt động:
1.Phân công trách nhiệm GV và HS.
a.GVCN: Hướng dẫn HS sưu tầm tranh ảnh, thơ ca  theo đúng yêu cầu mục tiêu của bài.
b.Cán bộ lớp:
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- Phân công HS chuẩn bị các đồ dùng.
- Phân công người dẫn chương trình.
- Phân công trang trí, chuẩn bị hoa, tặng phẩm.
2.Phương tiện: Các bài thơ, tranh vẽ, bài hát về nội dung nét đẹp quê hương.
IV.Tiến trình hoạt động:
1.Ổn định trật tự lớp.(2p)
- Ổn định tổ chức: Lớp trưởng báo cáo sỉ số.
- Tuyên bố lý do:
-Giới thiệu đại biểu: GVCN.
2.Khởi động: (3p)Hát tập thể “Đảng cho em mùa xuân”
3.Các hoạt động(37p)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 PTNL
Hoạt động 1(25p): Thi tìm hiểu.
- Kiến thức: những nét đẹp truyền thống của quê hương.
- Kỹ năng sống:
+ Xác định/tìm kiếm các lựa chọn về nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết.
+ Tìm kiếm và xử lý thông tin về các phong tục tập quán vui xuân, đón tết.
- Nội dung:
+ Mỗi đội sẽ trả lời câu hỏi bằng cách đưa bảng.
+ Mỗi câu trả lời đúng được 10đ. Đội nào ba lần liên tiếp trả lời sai sẽ ngừng ch¬i.
1.Đây là 2 loại bánh thường dùng trong ngày tết tượng trưng cho trời và đất theo quan niệm của người Việt xưa?
2.Hoa này chỉ nở vào mùa xuân ở miền Bắc?
3.Ngày tết thường trồng cây gì trước nhà?
4.Bài hát “Chóc xuân” của nhạc sĩ nào?
5.Loài hoa nào chỉ nở vào mùa xuân ở Việt Nam?
Hoạt động 2(12p): Thi tìm hiểu truyền thống quê hương.
- Kiến thức: Những nét đẹp truyền thống của quê hương.
- Kỹ năng sống: Trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết.
- Nội dung:
+ Cách thi: Các tổ lên trình bày phần thi của mình theo chủ đề đã bốc thăm như sau:
Tổ 1:Cội nguồn dân tộc.
Tổ 2: Quê hương giàu đẹp.
Tổ 3: Trẩy hội mừng xuân.
Tổ 4: Phong tục truyền thống.
- Tổ 1: Giới thiệu về đội và trình bày chủ đề của mình bằng một vë kịch “Lạc Long Quân và Âu Cơ”
- Tổ 2: Trình bày một số bài hát.
- Tổ 3: Biểu diễn trang phục truyền thống.
- Tổ 4: Sân khấu hóa kịch “Bánh chưng, bánh giày”
+ BGK cho điểm và thông báo kết quả.
Hoạt động 3: Văn nghệ.
- Kiến thức: những bài hát ca ngợi quê hương đất nước.
- Kỹ năng sống: Mạnh dạn, tự tin khi thể hiện mình.
- Nội dung: Lớp trưởng mời mỗi bạn đã chuẩn bị tiết mục văn nghệ lên trình bày.
- BGK cho điểm và phát thưởng.
Chủ điểm:
MỪNG ĐÀGR MỪNG XUÂN
Tên hoạt động: TRÌNH BÀY KẾT QUẢ SƯU TẦM VỀ CA DAO, TỤC NGỮ VÀ NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
Hoạt động1: Thi tìm hiểu chung
Hoạt động 2: Thi tìm hiểu truyền thống quê hương.
Hoạt động 3: Văn nghệ.
NL
tự học
Năn lực
Hợp tác
NL
giao 
tiếp 
tiếng
Việt
V.Kết thúc hoạt động(2p)
1.Củng cố, đánh giá:
? Em có cảm nhận gì về nét đẹp truyền thống quê hương mình?
* Đánh giá: GVCN nhận xét buổi sinh hoạt.
2.Dặn dò hoạt động sau(1p)
- “Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch rèn luyện HKII”
- Các tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghÖ.
- Lớp trưởng chuẩn bị bảng báo cáo kết quả HKI.
- Lớp phó HT chuẩn bị các biện pháp thực hiện.
Tiết 10: Tên hoạt động: 
 THẢO LUẬN BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN Ở HKII
I.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được kế hoạch rèn luyện ở HKII của lớp 9A
2.Kỹ năng: Thực hiện các kế hoạch đã đưa ra., tự đưa ra các phương pháp học tập.
3.Thái độ; Có thái độ, ý thức tự giác, đoàn kết học tập tốt.
II.Nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động:
1.Nội dung:
- Kế hoạch và chỉ tiêu học lực, hạnh kiểm HKII.
- Biện pháp thực hiện cụ thể.
2.Hình thức: Trao đổi và đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu.
3.Phương pháp: Văn nghệ, trò chơi, thảo luận, trình bày.
III.Chuẩn bị hoạt động:
1.Phân công tr¸ch nhiệm GV và HS.
a.GVCN:
- Hướng dẫn hs cách đưa ra chỉ tiêu.
- Gợi ý một số biện pháp thực hiện.
b.Cán bộ lớp:
- Phân công các tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- Cán bộ lớp và tổ trưởng thảo luận các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện trước.
2.Phương tiện: Các chỉ riêu, biện pháp thực hiện, cau hỏi thảo luận.
IV.Tiến trình hoạt động:
1.Ổn định lớp:(2p)
- Ổn định tổ chức: Lớp trưởng báo cáo sỉ số.
- Giới thiệu đại biểu: GVCN.
- Tuyên bố lý do:
2.Khởi động: Hát tập thể “Niềm vui của em”(3p)
3.Các hoạt động(37p)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
Hoạt động 1(15p): Nêu các chỉ tiêu phấn đấu của lớp trong HKII.
- Kiến thức: Biết rõ các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện.
- Kỹ năng sống:
+ Kỹ năng đưa ra cấc chỉ tiêu, xử lý các ý kiến khác nhau để thống nhất.
+ Tìm kiếm các biện pháp thực hiện tối ưu.
- Nội dung:
+ Lớp trưởng đề ra các chỉ tiêu phấn đấu về học lực và hạnh kiểm.
+ Cả lớp lắng nghe và có ý kiến đề xuất cho chỉ tiêu dự kiến trên.
+ Thảo luận đưa ra các biện pháp thực hiện tốt nhất
+ Thư ký viết biên bản.
Hoạt động 2: (7p)Trò chơi
- Kiến thức: Nội dung của các biện pháp thực hiện và khả năng thực hiện.
- Kỹ năng sống: Giải quyết các vấn đề đưa ra.
- Nội dung:
+ Mỗi tỏ sẽ đưa ra một tình huống có nội dung học tập có liên quan đến các biện pháp đã nêu.
+ Nhóm khác trả lời câu hỏi đã đưa ra → rút ra nhận xét về tính khả thi của biện pháp đó.
Hoạt động 3(15p) Văn nghệ.
- Kiến thức: Các bài hát có nội dung về thầy cô, mái trường, bạn bè.
- Kỹ năng sống: Mạnh dạn, tự tin khi thể hiện tr­íc tập thể.
- Nội dung: Lớp trưởng mời từng tiết mục văn nghệ lên biểu diễn.
Chủ diểm:
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Tên hoạt động:
THẢO LUẬN BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN Ở HKII.
Hoạt động 1: Nêu các chỉ tiêu phấn đấu của lớp 9A trong HKII.
Học lùc giỏi 30 b¹n
Häc lùc khá 15 b¹n
Häc lùc trung b×nh: 0 b¹n
 H¹nh kiÓm tèt: 45 b¹n
 H¹nh kiÓm kh¸: 0b¹n
Kh«ng cã HK trung binh
- Phấn đấu đạt chi hội thanh niên xuất sắc vì ngày mai lập nghiệp.
Hoạt động 2: Trò chơi
Hoạt động 3: Văn nghệ.
Năng lực tự quản
Năng lực hợp tác
Năng lực giải quyết vấn đề
V.Kết thúc hoạt động(2p)
1.Củng cố,đánh giá:
? Em sẽ làm gì để thực hiện được các chỉ tiêu đã đề ra?
* Đánh giá: GVCN nhận xét chung tiết sinh hoạt.
2.Dặn dò hoạt động sau:(1p)
- Chuẩn bị hoạt động “Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng mừng xuân”
- Các tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
- Lớp trưởng phân công các bạn trang trí bảng và nội dung sinh hoạt.
Ngµy so¹n: 3/2/2018
Ngµy d¹y : thø 2/5/2/2018
Lớp 9A
 Chủ điểm Tháng 1,2: MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN
Tiết 11: Tên hoạt động: 
 SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: Phát huy khả năng văn nghệ của lớp, củng cố cho HS niềm tin yêu Đảng, niềm tự hào về quê hương đất nước, về mùa xuân của dân tộc.
2.Kỹ năng: Rèn cho HS tonhs mạnh dạn, tự tin, khả năng của bản thân trước tập thể.
3.Thái độ: Động viên tinh thần các em phấn khởi, lạc quan, học tập tốt, rèn luyện tốt.
II.Nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động:
1.Nội dung: Những bài hát, bài thơ, điệu múa dân tộc ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
2.Hình thức: Thi văn nghệ giữa các tổ.
3.Phương pháp: Thảo luận, trình bày, văn nghệ.
III.Chuẩn bị hoạt động:
1.Phân công trách nhiệm GV và HS.
a.GVCN:
- Hướng dẫn HS cách tổ chức.
- Gợi ý cho HS một bài hát, điệu múa.
b.Cán bộ lớp:
- Phân công HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- Trang trí bảng.
- Chuẩn bị nội dung dẫn chương trình, BGK cho cuộc thi.
2.Phương tiện:
- Các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị.
- Các câu hỏi đáp nhanh.
IV.Tiến trình hoạt động:
1.Ổn định lớp(2p)
- Kiểm tra sỉ số.
- Tuyên bố lý do:
- Giơi thiệu đại biểu: GVCN.
2.Khởi động: (3p)Hát tập thể “Mái trường mến yêu”
3.các hoạt động(37p)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
Hoạt động 1: (15P)Tìm hiểu kiến thức âm nhạc.
- Kiến thức: tìm hiểu về những bài hát, điệu múa về Đảng, về mùa xuân.
- Kỹ năng sống: Tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Nội dung: Mỗi đội sẽ trả lời câu hỏi bằng cách bấm chuông (thổi còi). Mỗi câu trả lời đúng được một bông hoa. Đôi nào liên tiếp trả lời sai sẽ bị rời khỏi cuộc thi.
1.Đảng ta được thành lập ở đâu? Vào ngày tháng năm nào?
2.Em hãy kể tên 5 bài hát về Đảng, mùa xuân?
3.Em biết những điệu múa truyền thống nào của dân tộc?
4.Em hãy hát một đoạn trong bài hát “Ôi! Mùa xuân đã về”?
Hoạt động 2(15p): Phát biểu cảm nghĩ về nét đẹp truyền thống vui xuân đón tết của dân tộc Việt Nam.
- Kiến thức: Nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết.
- Kỹ năng:
+Tìm kiếm và xử lý thông tin về các phong tục tập quán vui xuân, đón tết.
+ Trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống ngày tết, ngày xuân.
- Nội dung: mỗi tổ sẽ có một bài phát biểu cảm nghĩ trình bày trong 2’.Đảm bảo đúng thời gian và nội dung.
+ Mỗi tổ cử đại diện lên trình bày vbài phát biểu cảm nghĩ.
+ GVCN góp ý, nhận xét.
+ BGK ghi điểm.
Hoạt động 3(7p): Văn nghệ.
- Kiến thức: Những bài hát về đảng và mùa xuân.
- Kỹ năng sống: Tự tin, mạnh dạn trình bày trước tập thể.
- Nội dung: Mỗi tổ sẽ trình bày tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. BGK ghi điểm.
Chủ điểm:
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Tên hoạt động:
SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức âm nhạc.
Hoạt động 2: Phát biểu cảm nghĩ về nét đẹp truyền
Hoạt động 3: Văn nghệ.
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
4.Củng cố, đánh giá(2p):
? Qua tiết hoạt động em có nhận xét gì về truyền thống tốt đẹp vui xuân, đón tết của dân tộc Việt Nam?
* GVCN: Nhận xét, đánh giá tiết hoạt động của lớp.
5.Dặn dò hoạt động sau(1p)
- Chuẩn bị hoạt động: Tìm hiểu Đảng viên gương sáng ở quê em.
- Tìm các tư liệu về truyền thống cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ quê hương, những Đảng viên ưu tú co nhiều đóng góp cho sự nghệp cách mạng quê hương.
:
Tiết 12: Tên hoạt động: 
 TÌM HIỂU GƯƠNG SÁNG ĐẢNG VIÊN
 Ở QUÊ HƯƠNG EM
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: Tìm hiểu về cuộc đơi, phẩm chất, và những thành tích của những Đảng viên ưu tú trong sự nghiệp CM và xây dựng quê hương.
2.Kỹ năng:
- Lắng nghe, phản hồi tích cực các ý kiến, truyện kể về các gương sáng Đảng viên.
- Trình bày suy nghĩ về gương sáng Đảng viên.
3.Thái độ: Có lòng tự hào, cảm phục và yêu mến các Đảng viên ưu tú.
II.Nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động.
1.Nội dung:
- Truyền thống CM xây dựng và bảo về quê hương.
- Gương các Đảng viên.
2.Hình thức:
- Nghe nói chuyện và thảo luận.
- Hs sưu tầm, tìm hiểu vả trình bày kết quả tìm được.
3.Phương pháp: Thảo luận, trò chơi, thuyết trình.
III.Chuẩn bị hoạt động.
1.Phân công trách nhiệm GV và HS.
a.GVCN:
- Tìm hiểu các tư liệu về truyền thống cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ quê hương.
- Các tư liệu về các Đảng viên ưu tú có nhiều đóng góp cho sự nghiệp CM ở quê hương.
b.Cán bộ lớp:
- Sưu tầm chuyện kể về các tấm gương Đảng viên ở địa phương.
- Phân công Hs trang trí lớp, dẫn chương trình.
2.Phương tiện:
- Chuyện về những tấm gương Đảng viên.
- Tranh ảnh (Nếu có)
IV.Tiến trình hoạt động:
1.Ổn định lớp(2p)
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số HS.
- Tuyên bố lý do:
- Giới thiệu đại biểu: GVCN.
2.Khởi động(3p) Hát tập thể “Bài lớp chúng mình”
3.Các hoạt động(37p)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
Hoạt động 1(15p) Giới thiệu gương Đảng viên ở quê hương.
- Kiến thức: Biết các Đảng viên có công trong công việc xây dựng quê hương.
- Kỹ năng sống:
+ Lắng nghe, phản hồi tích cực các ý kiến, truyện kể về gương sáng Đảng viên.
+ Trình bày suy nghĩ về gương sáng Đảng viên.
- Nội dung:
+ Lớp trưởng kể về chuyện gương sáng Đảng viên ở quê hương.
+ Cả lớp chú ý lắng nghe.
+ Lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận về tấm gương sáng của quê hương.
Câu 1: Em có nhận xét gì về tinh thần cố gắng vươn lên xây dựng quê hương của đồng chí Đảng viên?
Câu 2: Theo em, những hành động việc làm ấy giúp em nhận thức như thế nào về việc xây dựng quê hương đất nước?
Hoạt động 2: (15p)Trò chơi
- Kiến thức: Hiểu biết về các Đảng viên có tại quê hương.
- Kỹ năng sống: phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt.
- Nội dung: Các tổ lần lượt kể tên các Đảng viên có tại quê hương. Trong thời gian 5’ đội nào kể nhiều nhất thì đội đó thắng.
Hoạt động 3: (7p)Văn nghệ
- Kiến thức: Những bài hát về Đảng, về quê hương.
- Kỹ năng sống: mạnh dạn, tự tin trình bày trước tập thể.
- Nội dung: Các tổ trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
+ BGK cho điểm.
Chủ điểm:
MỨNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN
Tên hoạt động:
TÌM HIÊU GƯƠNG SÁNG ĐẢNG VIÊN Ở QUÊ HƯƠNG EM.
Hoạt động 1: Giới thiệu gương Đảng viên ở quê hương.
Hoạt động 2: Trò chơi
Hoạt động 3: Văn nghệ
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Năng lực giải quyết vấn đề
4.Củng cố, đánh giá(2p)
? Qua tiết hoạt động em có cảm nghĩ gì về gương sáng Đảng viên ở quê hương?
* Đánh giá: GV nhận xét, đánh giá tiết hoạt động.
5.Dặn dò hoạt động sau:(1p)
- Chuẩn bị hoạt động sau: “Thảo luận kế hoạch chuẩn bị hội trại 26/3”
- Phân công người điều khiển chương trình.
- Chuẩn bị nội dung sinh hoạt: các vật dụng cần thiết cho hội trại, địa điểm cắm trại, kế hoạch thực hiện.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docxlop 9_12264380.docx