Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 4

TOÁN

SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊU: - Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV: + Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ1(5’): KT bài cũ:

 - Gọi 4 HS lên bảng chữa btập 2 trg 20-SGK (Mỗi HS một số). GV nxét.

HĐ2(2’): a. GT bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.

HĐ3(10’): HD HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên.

 * Trường hợp hai số có số chữ số khác nhau:

 - GV nêu VD:so sánh các cặp số sau:99 và 100;

 ? số 99 có mấy chữ số? số 100 có mấy chữ số?

 ? Số nào lớn hơn? số nào bé hơn?

 - HS trả lời,GV khái quát:” Trong hai số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn,số nào có ít chữ số thì bé hơn”. - Y/C nhiều HS nhắc lại

 - GV lấy ví dụ-YC HS thực hiện so sánh

 * Trường hợp hai số có số bằng nhau

 - GV nêu ví dụ,cho HS xác định số chữ số rồi so sánh từng cặp chữ sổ ở cùng 1 hàng kể từ trái sang phải (lần lượt như SGK)

 - GV KL: Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, hoặc bé hơn, hoặc bằng số kia.

 

doc 19 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính cấu tạo từ phức TV: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau( từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần( hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau(từ láy).
 - Bước đầu phân biệt từ ghép với từ láy đơn giản(BT1), tìm được các từ ghép và từ láy chưa tiếng đã cho(BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Một vài trang từ điển, 2 bảng phụ viết bài tập 1, bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1(5’): Kiểm tra bài cũ: Gọi 4HS trả lời miệng bài tập 4, sau đó GV nhận xét.
HĐ 2(2’): Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp bằng lời
HĐ 3(12’): Phần nhận xét
 - Gọi 1 HS đọc nội dung của phần nhận xét, cả lớp đọc thầm lại
 - Y/C HS thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi:
? Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành?
? Từ truyện, cổ có nghĩa là gì?
? Từ phức nào do những tiếng có âm hoặc vần lặp lại nhau tạo thành? 
GV kết luận (SGK); HD HS sử dụng từ điển
HĐ 4(5’): Ghi nhớ: - Y/C 3HS đọc phần ghi nhớ
? Thế nào là từ ghép, từ láy? cho VD
HĐ 5(15’): Luyện tập
 * Bài 1 : Gọi 1HS đọc nội dung bài tập
 - GV nhắc học sinh: chú ý những chữ in nghiêng, những chữ vừa in nghiêng vừa in đậm và cần xác định những tiếng in nghiêng có nghĩa hay không?
 - YC HS cả lớp tự làm bài tập vào vở
 * Bài 2 : GV tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm 2, sau đó gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả và nhận xét lẫn nhau. GV chốt kết quả đúng và tuyên dương những nhóm có kết quả chính xác.
HĐ 6(3’): Củng cố, dặn dò: Từ ghép là gì ? Lấy ví dụ.? Từ láy là gì? lấy ví dụ
 - Nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. MỤC TIÊU: 
 - Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ truyện, bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5’): Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 2 HS kể chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu
 - 2 HS kể, HS cả lớp nghe và nhận xét. GV nhận xét cho HS.
HĐ2(2’): Giới thiệu bài
b) GV kể chuyện
 - GV kể lần 1: Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm.
 - YC HS đọc thầm các câu hỏi ở bài 1.
 - GV kể lần 2.
c) Kể lại câu chuyện
HĐ3(10’) : Tìm hiểu truyện
 - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp các câu trong SGK, sau đó gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả và nhận xét lẫn nhau.
HĐ4(15’) : HD kể chuyện
 - YC HS dựa vào câu hỏi và tranh minh hoạ kể chuyện trong nhóm 2 theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện.
 - GV gọi 4 HS kể chuyện tiếp nối nhau( mỗi HS tương ứng với 1 nội dung câu
 hỏi( 2 Lượt kể)
 - GV nhận xét cho từng em.
 - Gọi 3-5 HS kể lại toàn bộ câu chuyện, HS cả lớp nghe và nhận xét.
 - GV nhận xét cho HS.
HĐ5(5’) : Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
? Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ?
? Câu chuyện có ý nghĩa gì?
 HS trả lời các câu hỏi trên và nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
 - Tổ chức cho 2 học sinh thi kể chuyện. GV nhận xét .
HĐ6(3’): Củng cố, dặn dò: Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện, giáo viên nhận xét học sinh.
 - Nhận xét tiết học; dặn về nhà lại chuyện cho mọi người trong nhà nghe.
ĐẠO ĐỨC
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TÂP (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: 
 - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
 - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
 - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
 - Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập
 - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : VBT đạo đức, thẻ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(2’): Giới thiệu: Nêu mục tiêu tiết học.
 2. Thực hành: 
HĐ2(10’): Thảo luận theo tranh
 - Y/C HS tìm hiểu 2 bức tranh trong SGK và đặt tên cho mỗi bức tranh
 - HS thảo luận theo nhóm đôi.
 - GV gọi 1 số nhóm phát biểu, cả lớp cùng trao đổi.
 GV KL: +Tranh 1: Kiên trì luyện viết bằng chân
 + Tranh 2: Vượt khó trong học tập
 - Khen những HS biết vượt khó trong học tập.
 HĐ3(10’): Bày tỏ ý kiến ( BT2- T5 - VBT )
 - Y/C HS thực hiện cá nhân
 + GV nêu mỗi ý kiến trong BT, HS giơ thẻ nếu đồng ý hoặc không đồng ý
 + Sau mỗi lần GV kết luận kq đúng.( ý a, c )
 HĐ4(10’): Xử lý tình huống ( BT3 - VBT )
 - Y/C HS thực hành cá nhân tự làm bài vào vở .
 - Cho cả lớp cùng trao đổi, thảo luận
 - GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
HĐ5(3’): Tổng kết đánh giá: Thu vở của nhóm 1 để nhận xét đánh giá.
 Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2015
 TOÁN
YẾN - TẠ - TẤN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ của yến, tạ, tấn với ki-lô-gam.
- Biết thực hiện phép tính với các số đo tạ, tấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1(5’): Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập cũ tiết trước.
 - GV nhận xét cho học sinh.
HĐ 2(2’): -Giới thiệu bài:
HĐ 3(12’): Giới thiệu yến, tạ, tấn.
 - GV giới thiệu: '' Để đo các vật nặng đến hàng chục ki-lô-gam người ta còn dùng đơn vị là yến.''
+ 10 kg tạo thành 1 yến, 1yến bằng 10 kg
 - Gọi 2 HS nhắc lại
 - GV ghi bảng: 1yến =10kg
? Một người mua 10kg gạo tức là mua mấy yến gạo?
? Mẹ mua 1yến cám gà, vậy mẹ mua bao nhiêu ki-lô-gam cám?
 - Một số học sinh trả lời, GV nhận xét.
 - GV giới thiệu:*Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục yến, người ta còn đơn vị đo là tạ. 
+ 10 yến tạo thành 1tạ, 1tạ bằng 10 yến.
- HS nhắc lại
? 10 yến tạo thành 1tạ, biết 1 yến bằng 10kg, vậy 1 tạ bằng bao nhiêu ki-lô-gam?
? Bao nhiêu ki-lô-gam thì bằng 1tạ?
 HS trả lời các câu hỏi, GV ghi bảng.
? 1 con bê nặng 1tạ, nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến. bao nhiêu kg?
? Một bao xi măng nặng 10 yến, tức là nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu kg?
 - HS trả lời và nhận xét
 - GV giới thiệu:* Để đo khối lượng các con vật nặng chục tấn người ta còn dùng đơn vị là tấn.
+ 10 tạ thì tạo thành 1 tấn, 1tấn bằng 10 tạ. GV ghi bảng 10tạ=1tấn
 - 2 HS nhắc lại.
? Biết 1tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến?
? 1 tấn bằng bao nhiêu kg?
 - HS trả lời các câu hỏi
 GV ghi bảng: 1tấn=100 yến, 1tấn=1000kg
 1tấn=10tạ=100 yến=1000 kg
? Một con voi nặng 2000kg, hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ?
? Một xe hàng chở được 3 tấn hàng, vậy xe đó chở được bao nhiêu kg?
 - HS trả lời các câu hỏi, GV nhận xét.
 HĐ 5(18’): Luyện tập
 + Bài 1: Tập ước lượng số đo và con vật cho phù hợp
? Em có nhận xét gì về đơn vị đo của khối lượng con voi và khối lượng con bò?
YC học sinh tự làm bài vào vở, sau đó gọi 3 HS nêu kết quả miệng, GV chốt kết quả đúng.
 + Bài 2 : Luyện k/n đổi đơn vị đo khối lượng
 - Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập
 - YC học sinh cả lớp tự làm bài vào vở
 - Gọi 4HS lên bảng chữa bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
 + Bài 3 : Luyện k/n thực hiện 4 phép tính với đơn vị đo khối lượng 
 - Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV yêu cầu HS cả lớp tự làm bài vào vở, sau đó gọi 1HS lên bảng chữa bài, HS cả lớp chú ý để nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
HĐ 6(3’): Củng cố, dặn dò:
GV : Bao nhiêu kg thì bằng 1 yến, bằng 1tạ, bằng 1tấn?
? 1 tạ bằng bao nhiêu yến? 1tấn bằng bao nhiêu tạ?
- GV tổng kết giờ học.
TẬP ĐỌC
TRE VIỆT NAM
(Phương thức tích hợp: Khai thác gián tiếp nội dung bài)
I. MỤC TIÊU: 
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
Đọc đúng các tiếng: Nắng nỏ trời xanh, khuất mình, bão bùng
 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 - Đọc diễn cảm toàn bài, phù hợp với nội dung cảm xúc
 - Hiểu các từ: tự, luỹ thành, áo cộc, nòi tre
 - Hiểu nội dung: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người VN: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
 - Trả lời được câu hỏi 1,2 và HTL khoảng 8 câu thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 HĐ1(5’): Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS đọc truyện Một người chính trực, trả lời câu hỏi 1,2 trong SGK. GV nhận xét
HĐ2(2’): Giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng tranh
HĐ3(10’) : Luyện đọc
- Y/C HS đọc tiếp nối theo đoạn trong 3 lượt: 
+ HS1 đọc đoạn Tre xanh...đến bờ tre xanh.
+ HS2 đọc đoạn Yêu nhiều...đến hỡi người.
+ HS 3 đọc đoạn Chẳng may... đến gì lạ đâu.
+ HS 4 đọc đoạn Mai sau...đến tre xanh.
 - GV chú ý sữa lổi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. - GV đọc mẫu
HĐ4(12’):Tìm hiểu bài
+ Đoạn 1: - YC 1HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo bạn và trả lời câu hỏi:
? Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre VN với người VN
 HS trả lời, GV nhận xét chốt ý
? Đoạn 1 muốn nói với chúng ta điều gì?(Nói lên sự gắn bó từ lâu đời của tre với người VN)
+ Đoạn 2,3: YC 1HS đọc đoạn 2,3, lớp đọc thầm theo bạn sau đó TL các câu hỏi:
? Chi tiết nào cho thấy cây tre như con người?
? Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại?
? Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng? 
? Em thích hình ảnh nào về cây tre? vì sao?
 HS trả lời các câu hỏi, GV nhận xét câu trả lời đúng. GV có thể nhấn mạnh: những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống).
? Đoạn 2,3 cho ta biết gì? (Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cây tre). GV ghi ý chính lên bảng lớp, HS nhắc lại
+Đoạn4: YC 1HS đọc đoạn 4, HS cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi ? Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?(Sức sống của cây tre)
 - GV kết luận đây chính là ý chính chính của đoạn 4 và ghi bảng.
 - Y/C HS nhắc lại các ý chính của bài và tìm nội dung của bài
 - GV ghi nội dung lên bảng, gọi HS cả lớp nhắc lại.
HĐ5(8’): Đọc diễn cảm và HTL
 - Gọi 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc.
 - GV giới thiệu đoạn thơ cần luyện đọc, gọi 3HS luyện đọc và tìm ra cách đọc hay.
 - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc hay.
 - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng thơ và cả bài theo nhóm.
 - Gọi HS thi đọc, cả lớp chú ý nghe để tìm cách đọc hay nhất.
HĐ6(3’): Củng cố, dặn dò: ? Qua hình tượng cây tre tác giả muốn nói điều gì? Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ
TẬP LÀM VĂN
CỐT TRUYỆN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Hiểu thế nào là cốt truyện và 3 phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND Ghi nhớ).
 - Bước đầu biết sắp xếp lại các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV: Bảng phụ viết sẵn YC của BT1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1(5’): Kiểm tra bài cũ:1bức thư gồm mấy phần đó là những phần nào? Hãy nêu nội dung mỗi phần?
HĐ 2(2’): Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học
HĐ 3(10’): Phần nhận xét
 - Gọi 1HS đọc yêu cầu, sau đó cho HS thảo luận theo nhóm nội dung phần nhận xét (nhóm 2).
 - Các nhóm nêu kết quả thảo luận và nhận xét lẫn nhau.
 - GV chôt KQ đúng.
HĐ 4(5’): Phần ghi nhớ: Gọi 4 HS đọc phần ghi nhớ
HĐ 5(15’): Luyện tập 
 + Bài 1: YC HS thảo luận theo nhóm 2 và làm BT vào VBT, Sau đó gọi 1HS lên bảng TB KQ BT vào bảng phụ. 
- YC cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
+ Bài 2: Gọi 1HS đọc YC , cả lớp đọc thầm.
 - YC HS tự làm bài vào , gọi 2-3 HS đọc kết quả, cả lớp nghe nhận xét. GV nhận xét chung.
HĐ 6(3’): Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN
(Mức độ tích hợp: Bộ phận)
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:
+ Trồng trọt: Trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, Trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
+ Làm các nghề thủ công: Dệt, thêu, đan, rèn, đúc,
+ Khai thác khoáng sản: A-pa-tít, đồng, chì, kẽm,
+ Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,
- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt lở vào mùa mưa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV: bản đồ tư nhiên VN, tranh ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1(5’): Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi của bài trước. GV nhận xét .
HĐ 2(2’): GV nêu mục tiêu tiết học.
HĐ 3(10’): Trồng trọt trên ruộng bậc thang
 - Y/C HS thảo luận theo nhóm đôi: 
 + Người dân ở HLS trồng trọt gì, ở đâu ?
 + Tại sao họ lại có cách thức trồng trọt như vậy ?
 - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GVKL : Vì ở trên núi nên người dân ở đây phải trồng trọt lương thực ở trên núi...
- Liên hệ: Để tránh xói mòn người dân phải trồng trọt trên đất dốc.
HĐ 4(10’): Nghề thủ công truyền thống
 - GV y/c HS dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết để thảo luận theo cặp: 
 + Kể tên 1 số nghề thủ công và sản phẩm thủ công nổi tiếng của 1 số dtộc ở HLS? 
 + Hàng thổ cẩm thường dùng để làm gì ?
 - Lần lượt từng cặp HS trả lời ; GV nhận xét và bổ sung.
HĐ 4(10’): Khai thác khoáng sản
 - Y/C HS chỉ trên bản đồ 1 số khoáng sản ở HLS -> 2 em lên bảng nhìn kí hiệu chỉ, cả lớp quan sát => GV nhận xét và bổ sung thêm.
 - Y/C QS hình 3 - SGK để tìm các cụm từ thích hợp vào sơ đồ thể hiện quy trình sản xuất phân lân:
 + HS tiến hành thảo luận theo nhóm bàn sau đó đại diện các nhóm trả lời -> nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến
 - GV tổng kết: Quá trình sx ra phân lân bao gồm: quặng apatit...phục vụ ngành nông nghiệp.
HĐ 5(3’): Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. 
 Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2015
TOÁN
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam; quan hệ giữa đê-ca-gam, héc-tô-gam và gam.
 - Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
 - Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV kẻ sẵn lên bảng các dòng như SGK, chưa viết ví dụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1(5’): Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập 2b, 2c-SGK.
 - Y/C HS cả lớp quan sát,nhận xét. GV nhận xét .
HĐ 2(2’): GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu, ghi đầu bài
HĐ 3(12’): Giới thiệu đề-ca-gam, héc-tô-gam.
* Giới thiệu đê-ca-gam
 - GV giới thiệu đề-ca-gam cho HS nghe.
 - GV giới thiệu về cách đọc và viết.
 - GV viết bảng:10g =1dag
 ? 1quả cân nặng 1gam, hỏi bao nhiêu quả cân như thế thì bằng 1dag.
* Giới thiệu héc-tô-gam.
 - GVgiới thiệu về héc-tô-gam cho HS nghe.
 - GV giới thiệu về cách đọc và cách viết cho HS nghe.
? Mỗi quả cân nặng 1dag. Hỏi bao nhiêu quả cân như thế cân nặng 1hg?
b) Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng
 - Y/C HS kể tên các đơn vị đo đã học?
 -Y/C HS nêu tên các đơn vị đo từ bé đến lớn, GV ghi vào bảng đơn vị đo khối lượng.
? Những đơn vị nào lớn hơn ki-lô-gam? Những đơn vị nào bé hơn ki-lô-gam?
 - GV HD HS đổi 2 đơn vị đo ở liền kề và điền vào bảng đơn vị đo khối lượng.
? Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần đơn vị nhỏ hơn và liền kề với nó?
? Mỗi đơn vị đo khối lượng kém mấy lần so với đơn vị lớn hơn và liền kề nó?
- HS trả lời và nhận xét, GV KL.
HĐ 4(18’): Luyện tập
 + Bài1: Luyện k/n đổi đơn vị đo khối lượng 
Y/C HS tự làm bài vào vở, sau đó gọi 5HS lên bảng lớp chữa bài ( mỗi HS 1cột). GV nhận xét, đánh giá.
+ Bài 2: Luyện k/n thực hiện 4 phép tính với đơn vị đo khối lượng
- HS nêu y/c bài và tự làm vào vở, Gv theo dõi HD thêm cho HS yếu.
- Gọi 1số em nêu kết quả miệng, HS nghe và nhận xét.
- GV chấm bài, nhận xét.
 - Gọi 1HS lên bảng chữa bài, HS cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
HĐ3(3’): Củng cố.dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò.
CHÍNH TẢ
Nhớ-Viết : TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
 - Nhớ -viết đúng 10 dòng đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.(HS khá giỏi có thể nhớ-viết 14 dòng thơ đầu)
- Làm đúng bài tập phân biệt âm đầu r/ d/gi (BT2a).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -GV: Bảng phụ chép sẵn ND BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1(5’): Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS lên bảng thi viết nhanh và đúmg các tên con vật, đồ vật bắt đầu bằng tr/ch, thanh hỏi/ thanh ngã (HS 1: viết tên các con vật bắt đầu bằng phụ âm tr/ch. HS 2viết tên các con vật có thanh ?/~)
 - YC HS cả lớp theo dõi và nhận xét, GV nhận xét .
HĐ 2(2’): Giới thiệu bài. GV giới thiệu trực tiếp bằng lời
HĐ 3(22’): Hướng dẫn học sinh nhớ viết
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
 - Gọi 1HS đọc thuộc lòng đoạn nhớ viết trong bài truyện cổ nước mình, cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ.
 - GV nhắc HS cách trình bày đoạn thơ lục bát, chú ý những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả.
 - Y/C HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài.
 - GV chấm chữa 7-10 bài (Trong khi đó y/c từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau ).
HĐ4(8’): HD HS làm bài tập
 - Gọi 1 HS nêu Y C của bài tập, yêu cầu học sinh cả lớp làm bài vào, đồng thời gọi 2 HS lên bảng làm BT vào bảng phụ.
 - GV chấm 1 số bài dưới lớp.
 - Y/C HS nhận xét bài của bạn trên bảng
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: 
 + a .( gió thổi , gió đưa, gió nâng, cánh diều )
 + b. ( nghỉ chân, dân dâng, vầng, trên sân, tiễn chân )
 - Cả lớp sửa lại theo lời giải đúng.
HĐ 5(3’): Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Qua luyện tập bước đầu nắm được 2 loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại)-BT1,2 
- Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần)-BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ viết sẵn BT2, từ điển HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1(5’):Kiểm tra bài cũ: GV hỏi miệng HS cả lớp: Thế nào là từ ghép? cho VD.
 - Thế nào là từ láy? choVD.
HĐ 2(2’): Giới thiệu bài. Nêu mục tiêu của tiết học
HĐ 3(30’): Luyện tập thực hành
 Bài1 : Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập
 - Y C HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi 
 - Gọi đại diện 1 số nhóm nêu kết quả, nhóm nghe và nhận xét. GV nhận xét chốt kết quả đúng
 Bài 2: - GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm: 
 - GV phát phiếu bài tập cho các nhóm, gọi đại diện 1nhóm đọc yêu cầu bài tập.
 - Y/C các nhóm trao đổi, thảo luận và làm bài.
 - Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GV chốt lại lời giải đúng, tuyên dương các nhóm làm đúng.
 Bài 3 : - Gọi 1HS đọc nội dung và yêu cầu.
 - Y/C HS thảoluận cặp đôi yêu cầu của bài tập và làm bài.
 - Y/C các nhóm nêu kết quả, HS nhóm khác nhận xét.GV chốt lời giải đúng.
HĐ 4(3’): Củng cố, dặn dò: ? Từ ghép có những loại từ nào? cho ví dụ. ? Từ láy có những loại từ nào? cho ví dụ. Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
LỊCH SỬ
NƯỚC ÂU LẠC
I. MỤC TIÊU: 
 - Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên dành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, hình trong SGK, phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1(5’): KTBC
- Gv gọi 3 Hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi 1,2,3 trang 14 SGK.
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs.
- Gv hỏi: các em biết gì về thành Cổ Loa, thành này ở đâu, do ai xây dựng ?
- Gv giới thiệu bài mới: bài học trước đã cho các em biết nhà nước Văn Lang, vậy tiếp sau nhà nước Văn Lang là nhà nước nào? Nhà nước này có liên quan gì đến thành Cổ Loa? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài nước Âu Lạc
HĐ2(6’): CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT VÀ NGƯỜI ÂU VIỆT
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK, sau đó lần lượt hỏi các câu hỏi sau:
 + Người Âu Việt sống ở đâu?
+ Đời sống của người Âu Việt có những điểm gì giống với đời sống của người Lạc Việt?
 + Người dân Âu Việt và Lạc Việt sống với nhau như thế nào?
- Gv nêu kết luận: Người Âu Việt sinh sống ở mạn Tây Bắc của nước Văn Lang, cuộc sống của họ có nhiều nét tương đồng với cuộc sống của người Lạc Việt, người Âu Việt và người Lạc Việt sống hòa hợp với nhau.
HĐ 3(8’):SỰ RA ĐỜI NƯỚC ÂU LẠC
- Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm theo định hướng như sau: (Viết sẵn nội dung định hướng trên bảng phụ, hoặc viết vào phiếu thảo luận cho các nhóm):
 1/ Vì sao người Lạc Việt và người Âu Việt lại hợp nhất với nhau thành một đất nước? (đánh dấu × vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất).
 Ž Vì cuộc sống của họ có những nét tương đồng.
 Ž Vì họ có chung một kẻ thù ngoại xâm.
 Ž Vì họ sống gần nhau.
 2/ Ai là người có công hợp nhất đất nước của người Lạc Việt và người Âu Việt?
 3/ Nhà nước của người Lạc Việt và người Âu Việt có tên là gì, đóng đô ở đâu?
Nước đóng đô ở
- Gv yêu cầu Hs trình bày kết quả thảo luận.
- Gv hỏi: Nhà nước tiếp sau nhà nước Văn Lang là nhà nước nào? Nhà nước này ra đời vào thời gian nào?
- Gv kết luận nội dung hoạt động 2
HĐ4(8’): NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NGƯỜI DÂN ÂU LẠC
- Gv yêu cầu Hs làm việc theo cặp với định hướng: hãy đọc SGK, quan sát hành 
minh họa và cho biết người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống: + Về xây dựng?+ Về sản xuất?+ Về làm vũ khí?
- Gv yêu cầu Hs nêu kết quả thảo luận .
- Gv hỏi: so sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc?
- Gv giới thiệu thành Cổ Loa trên lược đồ khu di tích thành Cổ Loa: Cổ Loa là vùng đất cao ráo, dân cư đông đúc nằm ở trung tâm của nước Âu Lạc, là đầu mối giao thông đường thủy rộng lớn. Từ nay có thể theo sông Hồng, sông Đáy xuôi về vùng đồng bằng, cũng có thể lên vùng rừng núi đông bắc qua sông Cầu, sông Thương (GV vừa giới thiệu vừa chỉ trên lược đồ). Chính vì vậy nên Thục Phán An Dương Vương đã chọn đóng đô ở Cổ Loa.
- Gv: Hãy nêu về tác dụng của thành Cổ Loa và nỏ thần.
- Gv kết luận: người Âu Lạc đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống, trong đó thành tựu rực rỡ nhất là về sự phát triển quân sự thể hiện ở việc bố trí thành Cổ Loa và chế tạo nỏ bắn được nhiều mũi tên một lần.
HĐ5(5’): NƯỚC ÂU LẠC VÀ CUỘC XÂM LƯỢC CỦA TRIỆU ĐÀ
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK đoạn từ “Từ năm 207 TCN  phong kiến phương Bắc”.
- Gv nêu yêu cầu: dựa vào SGK, bạn nào có thể kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc?
- Gv hỏi: Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại?
- Vì sao năm 179 TCN, nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?
HĐ6(3’): CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Gv gọi Hs đọc phần ghi nhớ cuối bài.
- G

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 4 ...doc