TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP LÀM VĂN: VIẾT THƯ
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (Đủ 3 phần: Đầu thư, phần chính, phần cuối thư).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ viết những nội cần ghi nhớ, tem thư, phong bì thư, giấy viết thư.
HS: VBTTV tập 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ 1: (5 phút) KT bài cũ:
1bức thư gồm mấy phần đó là những phần nào? Hãy nêu nội dung mỗi phần?
GV nhận xét, đánh giá.
HĐ 2: (2 phút) Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài, ghi bảng.
HĐ 3: (3 phút) HD HS nắm yêu cầu của đề bài
- Nhắc HS lại ND cần ghi nhớ- GV treo bảng phụ
- GV viết đề bài kiểm tra lên bảng, gọi 1 HS đọc yêu cầu bài kiểm tra
- YC 1 HS đọc phần gợi ý, cả lớp đọc thầm. GH nhắc HS chú ý: lời lẽ trong thư cần chân thành, thể hiện sự quan tâm, viết thư xong cho thư vào phong bì, ghi ngoài phong bì tên người gửi, người nhận, địa chỉ ( GV nhắc HS đồng thời GV làm mẫu phần bỏ thư vào phong bì )
- Gọi HS nói đề bài và đối tượng em chọn để viết thư.
? Muốn tìm số trung bình cộng của 3 số ta làm thế nào? ( HS trả lời miệng) -YC HS cả lớp tính trung bình cộng của các số 32, 48, 64, 72. 1HS lên bảng làm còn HS dưới lớp làm vào vở nháp. HS cả lớp nhận xét, GV nhận xét chung. -YC HS nêu quy tắc tính số trung bình cộng của nhiều số HĐ 4: (18 phút) Luyện tập Bài1a,b,c: Luyện k/n tìm số trung bình cộng của nhiều số - HS nêu y/c và tự làm bài vào vở, sau đó gọi 1 HS lên bảng chữa bài, HS cả lớp chú ý và nhận xét, GV nhận xét ghi điểm Bài 2: Luyện k/n giải toán về tìm số trung bình cộng -Gọi 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài toán Cho HS tự làm bài vào vở. Rồi yêu cầu 1 HS lên trình bày bài giải và gọi HS cả lớp nhận xét .GV chấm điểm, nhận xét chốt kết quả đúng, ghi điểm. HĐ 5: (3 phút) Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài. Chiều Thứ tư ngày 24 tháng 9 năm 2014 TOÁN LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố: - Hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng. - Giải bài toán về tìm số trung bình cộng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập1, 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ 1: (5 phút) KT bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập: HS1: BT2-tr27, HS 2: BT3-tr27 - GV nhận xét, ghi điểm cho học sinh. HĐ 2: (2 phút) Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài, ghi bảng. HĐ 3: (30 phút) HD HS luyện tập Bài 1: Củng cố k/n tìm trung bình cộng của nhiều số - GV treo bảng phụ - YC học sinh tự làm bài vào vở, sau đó gọi 2 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng. Bài2: Củng cố k/n giải bài toán về tìm số trung bình cộng. - HS đọc bài toán và tự giảI vào vở, GV theo dõi HD thêm cho HS yếu và chấm điểm cho HS. - HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét.GV chốt kết quả đúng. Bài 3: Củng cố k/n giải bài toán về tìm số trung bình cộng. - Gọi 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập ? Bài toán cho biết gì và yêu cầu làm gì? (HS trả lời các câu hỏi)-YC HS tự làm bài vào vở, sau đó gọi 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp chú ý quan sát,nhận xét và bổ sung. GV chốt kết quả đúng. HĐ 4: (3 phút) Củng cố, dặn dò: GV tổng kết giờ học - Nhận xét, dặn dò. Sáng Thứ năm ngày 25 tháng 9 năm 2014 TOÁN BIỂU ĐỒ I.MỤC TIÊU:Giúp HS: - Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh. - Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV kẻ vẽ sẵn biểu đồ giống như SGK lên bảng phụ, bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ 1: (5 phút) KT bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập 5b, 2b-SGK. -YC HS cả lớp quan sát, nhận xét. GV nhận xét ghi điểm. HĐ 2: (2 phút) Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài, ghi bảng. HĐ 3: (10 phút) Làm quen với biểu đồ tranh - GV treo biểu đồ các con của 5 gia đình cho HS quan sát - GV gợi ý cho HS phát biểu: Cột bên trái ghi tên 5 gia đình, cột bên phải nói về số con của trai, con gái của 5 gia đình. Biểu đồ có 5 hàng, nhìn vào hàng thứ nhất ta biết gia đình cô Mai có 2 con gái... HĐ 4: (20 phút) Luyện tập Bài1: Luyện k/n đọc các thông tin trên biểu đồ tranh - HS nêu yêu cầu bài tập - HS thảo luận theo nhóm đôi(hỏi-đáp).HS cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng, cho điểm HS Bài 2: Củng cố k/n đọc các thông tin trên biểu đồ tranh - GV treo bảng phụ đã chuẩn bị, gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập YC HS thảo luận theo nhóm 2 và làm bài tập vào vở Gọi 1,2 nhóm lên bảng điền kết quả, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng. HĐ 5: (3 phút) Củng cố.dặn dò: Củng cố k/n đọc số liệu trên biểu đồ tranh. Nhận xét tiết học. Chiều Thứ năm ngày 25 tháng 9 năm 2014 ĐẠO ĐỨC BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết được: trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có l quan đến trẻ em. - Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quanđến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lnghe, tôn trọng ý kiến của người khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK,SGV, vài bức tranh dùng cho hoạt động khởi động, 1 chiếc micrô. - HS: VBT đạo đức, mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu xanh, đỏ và trắng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ 1: (2 phút) Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ 2: (15 phút) NHẬN XÉT TÌNH HUỐNG - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp. + GVnêu tình huống (SGK) + HS thảo luận 2 câu hỏi SGK(cặp đôi) +Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Hỏi : Điều gì sẽ xảy ra nếu như các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em ? GV kết luận : khi không được nêu ý kiến về những việc có liên quan đến mình có thể các em sẽ phải làm những việc không đúng, không phù hợp. + Hỏi : Vậy, đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì ? + GV: Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em. - Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình. HĐ 3: (15 phút) BÀY TỎ THÁI ĐỘ - GV cho HS làm việc theo cá nhân. Phát cho các nhóm 3 miếng bìa màu xanh - đỏ - vàng. HS giơ bìa màu thể hiện ý kiến của mình đối với mỗi câu. + Yêu cầu HS TL về ND: 1. Trẻ em có quyền có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. 2. Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. 3. Người lớn cần lắng nghe ý kiến trẻ em 4. Mọi trẻ em đều được đưa ý kiến và ý kiến đó đều phải được thực hiện. Câu nào cả nhóm tán thành thì ghi số của câu đó vào miếng bìa đỏ, phân vân thì ghi vào miếng bìa vàng, nếu không tán thành thì ghi vào miếng bìa xanh. - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp : + Yêu cầu 1 HS lên bảng lần lượt đọc từng câu để các nhóm nêu ý kiến. + Với những câu có nhóm trả lời sai hoặc phân vân thì GV yêu cầu nhóm đó giải thích + Lấy ví dụ + Tổng kết, khen ngợi nhóm đã trả lời chính xác. + Kết luận : Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về việc có liên quan đến mình nhưng cũng phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác HĐ 4: (3 phút) Củng cố, dặn dò: GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến trẻ em và bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó. HS lắng nghe, ghi nhớ. Thứ 6 ngày 26 tháng 9 năm 2014 TOÁN BIỂU ĐỒ ( TIẾP THEO ) I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Bước đầu biết về biểu đồ hình cột. - Biết cách đọc một số thông tin trên biểu đồ cột. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ vẽ biểu đồ về số chuột 4 thôn đã diệt được, bảng phụ viết bài tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ 1: (5 phút) KT bài cũ: - Gọi 1HS lên bảng chữa các bài tập 2 trang 29-SGK - GV nhận xét chung, cho điểm HS HĐ 2: (2 phút) Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài, ghi bảng. HĐ 3: (10 phút) Làm quen với biểu đồ hình cột GV cho HS quan sát biểu đồ GV đã chuẩn bị, YC HS nêu tên 4 thôn được nêu trong biểu đồ, ý nghĩa mỗi cột trong biểu đồ, cách đọc số liệu biểu diễn trên biểu đồ, cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn, cột thấp hơn biểu diễn số chuột ít hơn. HĐ 4: (20 phút) Luyện tập Bài 1: Luyện k/n đọc thông tin trên biểu đồ hình cột - GV treo bảng phụ đã chuẩn bị - Gọi 1HS đọc YC bài tập, sau đó YC HS thảo luận theo cặp và làm bài vào vở. - Gọi từng cặp HS lên bảng chữa bài, nêu miệng. - HS cả lớp theo dõi nhận xét, nêu kết quả. - GV chốt kết quả đúng và ghi điểm cho HS. HĐ 5: (3phút) Tổng kết, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò. TẬP ĐỌC NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. MỤC TIÊU: - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.(trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: tranh minh hoạ SGK, bảng phụ viết đoạn văn hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau: ? Bài thơ ca ngợi phẩm chất gì? của ai? Em thích hình ảnh nào trong bài ? vì sao? - GV nhận xét, cho điểm. HĐ 2: (2 phút) 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài bằng tranh HĐ 3: (10 phút) a. Luyện đọc: - YC HS tiếp nối đọc từng đoạn (3 lượt) theo trình tự: Đoạn1: Ngày xưa....đến bị trừng phạt Đoạn2: Có chú bé....đến nảy mầm được Đoạn3: Rồi vua dõng dạc...đến hiền minh - GV sửa lỗi phát âm cho HS - Gọi 2 HS đọc toàn bài; Gọi 1HS đọc chú giải - GV đọc mẫu HĐ 4: (12 phút) Tìm hiểu bài *Đoạn 1: Gọi 1HS đọc đoạn1, cả lớp nhìn SGK đọc thầm theo bạn và trả lời các câu hỏi sau: ? Nhà vua làm cách nào để tìm người trung thực? ? Theo em hạt thóc giống có nảy mầm được khồng? vì sao? - HS trả lời lần lượt các câu hỏi, GV chốt ý đúng. ? Đoạn 1 nói gì? (Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi) - HS tìm ý 1, trả lời. GV ghi bảng ý1, gọi nhiều HS nhắc lại *Đoạn 2,3,4 - Gọi 1 HS đọc đoạn 2, Cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: ? Theo lệnh vua chú bé đã làm gì? Kết quả ra sao? ? Đến kì nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra? ? Hành động cậu bé Chôm có gì khác mọi người? - Gọi 1 HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: ? Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói? - Gọi 1 HS đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm theo bạn và trả lời các câu hỏi sau: ? Nhà vua đã nói thế nào? ? Nhà vua khen cậu bé Chôm những gì? ? Cậu bé Chôm đuợc hưởng những gì do tính thật thà dũng cảm của mình? ? Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý? HS trả lời các câu hỏi trên, nhận xét và bổ sung cho nhau. GV chốt ý đúng. ? Đoạn 2, 3, 4, nói lên điều gì? (Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật) * Gọi 1 HS đọc cả bài và nói lên ý nghĩa câu chuyện -GV ghi ý chính ND lên bảng, gọi 2-3 HS nhắc lại HĐ 5: (8 phút) Đọc diễn cảm -Gọi 4 HS đọc tiếp nối, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc hay, thích hợp. -Gọi 4 HS tiếp theo đọc tiếp nối từng đoạn. -GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc, GV đọc mẫu, YC HS luyện đọc. -HD HS luyện đọc theo vai. HĐ 6: (3 phút) Củng cố, dặn dò:? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? -Nhận xét tiết học, dăn HS về nhà học bài THỂ DỤC TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, QUAY SAU TRÒ CHƠI “ BỊT MẮT BẮT DÊ” I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số và quay sau cơ bản đúng. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. II. DỤNG CỤ: Chuẩn bị : 1 còi; 2-6 chiếc khăn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ1(7'): Phần mở đầu - Tập hợp lớp- lớp trưởng báo cáo và thực hiện thủ tục lên lớp. - Kiểm tra ĐHĐN Tổ chức kiểm tra 1 nhóm HS - Phổ biến nội dung: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau; Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”. HS nhắc lại tên bài học - Khởi động: Cho cả lớp khởi động xoay các khớp chân, tay, cổ - Tổ chức trò chơi ” Tìm người chỉ huy” HĐ2(20')Phần cơ bản 1. Nội dung: -Đội hình đội ngũ: + Ôn tâp hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng trái ,vòng phải đứng lại. GV điều khiển lớp tập (2 lần). Có nhận xét sửa chữa sai sót cho học sinh. - Chia tổ tập luyện( 6 lần), tổ trưởng điều khiển 2. Trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê” GV tập hợp học sinh theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, rồi cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét, biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. HĐ3(8')Phần kết thúc: 1. Nhận xét : - GV cùng HS hệ thống lại bài- GV nhận xét và đánh giá giờ học 2. Hồi tĩnh: - Cho HS chạy Cho HS thành 1 hàng dọc chạy thường quanh sân trường 1 vòng, sau đó khép dần lại thành một vòng tròn nhỏ, chuyển thành đi chậm, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng. TẬP ĐỌC GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm. - Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo. - HTL khoảng 10 dòng thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV:Tranh minh hoạ trong bài, bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS đọc bài Những hạt thóc giống, trả lời câu hỏi: ? Vì sao trung thực là người đáng quý? Câu chuyện nói với em điều gì? - GV nhận xét, cho điểm HĐ 2: (2 phút) Giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng tranh, ghi đầu bài HĐ 3: (10 phút) Luyện đọc YC HS đọc tiếp nối theo đoạn trong 3 lượt theo trình tự: HS 1: Nhác trông...đến bày tỏ tình thân HS 2: Nghe lời cáo...đến loan tin này HS 3: Cáo nghe....đến làm gì được ai GV chú ý sữa lổi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. -Gọi 1 HS đọc phần chú giải -Gọi 2 HS đọc bài -GV đọc mẫu HĐ 4: (12 phút) Tìm hiểu bài *Đoạn 1: YC 1HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo bạn và trả lời câu hỏi: ? Gà trống và cáo đứng ở vị trí khác nhau như thế nào? ? Cáo đã làm gì để dụ gà xuống đất? ? Từ rày có nghĩa như thế nào? ? Tin tức cáo đưa ra là sự thật hay bịa đặt? Nhằm mục đích gì? HS trả lời, GV nhận xét chốt ý ?Đoạn 1 nói cho chúng ta biết điều gì? (Âm mưu của cáo) GV ghi bảng ý chính, gọi nhiều HS nhắc lại *Đoạn 2: YC 1HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm theo bạn sau đó trả lời các câu hỏi: ? Vì sao Gà không nghe lời Cáo? ? Gà tung tin có gặp chó săn đang chạy đến để làm gì? ?’’Thiệt hơn’’ nghĩa là gì? HS trả lời các câu hỏi, GV nhận xét câu trả lời đúng. ?Đoạn 2 nói lên điều gì ? ( Sự thông minh của Gà ) GV ghi ý chính lên bảng lớp, HS nhắc lại *Đoạn 3: HS đọc thầm ? Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao? ? Theo em, Gà thông minh ở điểm nào? ? Đoạn 3 cho ta biết gì? ( Cáo bộc lộ rõ bản chất gian xảo ) GV ghi bảng ý chính đoạn 3, gọi nhiều HS nhắc lại. YC HS nhắc lại các ý chính của bài và tìm nội dung của bài GV ghi nội dung lên bảng, gọi HS cả lớp nhắc lại. HĐ 5: (8 phút) Đọc diễn cảm và HTL - Gọi 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc. - GV giới thiệu đoạn thơ cần luyện đọc , gọi 3HS luyện đọc và tìm ra cách đọc hay. - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng thơ và cả bài theo nhóm. - Gọi HS thi đọc, cả lớp chú ý nghe để tìm cách đọc hay nhất. HĐ 6: (3 phút) Củng cố, dặn dò:? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? - Nhận xét tiết học. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: - Dựa vào gợi ý (SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực. - Hiểu được câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1-GV: Một số câu chuyện viết về tính trung thực, bảng phụ viết các tiêu chí đánh giá bài kể chuyện 2-HS: Chuẩn bị nhớ và hình dung lại 1 số câu chuyện đã nghe, đã đọc có chủ đề trung thực. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS kể và trả lời ý nghĩa câu chuyện Một nhà thơ chân chính -2 HS kể, HS cả lớp nghe và nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm cho HS. HĐ 2: (2phút) Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài HĐ 3: (5 phút) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài -Gọi 1 HS đọc đề bài, GV gạch chân những từ đã nghe, đã đọc, trung thực. -Gọi 4 HS đọc nối tiếp các gợi ý 1-2-3-4. -YC HS nêu 1 số biểu hiện của tính trung thực. -Tìm truyện về tính trung thực ở đâu? -HS kể truyện trao đổi với nhau về ý nghĩa câu truyện -GV dán lên bảng dàn ý bài kể chuyện -GV nhắc HS nên tìm kể những câu chuyện ngoài SGK, nếu kể những câu truyện trong SGK thì được tính ít điểm hơn. -Gọi HS giới thiệu tên truyện của mình HĐ4: (25 phút) HD kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện -YC HS kể chuyện theo cặp -YC HS thi kể trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện, cả lớp nhận xét, GV kết luận cho điểm -YC HS bình chọn người ham đọc sách, chọn câu chuyện hay nhất, bạn kể tự nhiên hấp dẫn nhất. HĐ 5: (3 phút) Củng cố, dặn dò -Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện, giáo viên nhận xét cho điểm học sinh. -Nhận xét tiết học. Dặn về nhà kể lại chuyện cho mọi người trong nhà nghe. KHOA HỌC SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN I. MỤC TIÊU: -Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật , các chất béo có nguồn gốc thực vật. - Nêu về lợi ích của muối i-ốt (Giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Hình trang 20, 21-SGK; Các tranh ảnh, nhãn mác về các thực phẩm có chứa i-ốt và vai trò của i-ốt đối với sức khoẻ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi: ? Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? ? Trong nhóm đạm động vật tại sao chúng ta nên ăn cá? GV nhận xét, ghi điểm. HĐ 2: (2 phút) Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài, ghi bảng. HĐ 3: (10 phút) TRÒ CHƠI THI KỂ TÊN CÁC MÓN ĂN CUNG CẬP NHIỀU CHẤT BÉO Mục tiêu : Lập được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo Cách tiến hành : Bước 1 : Tổ chức - GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào nói trước. Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào nói trước. Bước 2 : Cách chơi và luật chơi - GV nêu cách chơi và luật chơi Bước 3 : Thực hiện- Hai đội bắt đầu chơi theo hướng dẫn của GV. - GV bấm đồng hồ và theo dõi diễn biến của cuộc chơi. Thức ăn chứa nhiều chất béo: thịt quay, cá rán, bánh rán, thịt luộc, muối vừng,... HĐ 4: (10 phút) THẢO LUẬN VỀ ĂN PHỐI HỢP CHẤT BÉO CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT Mục tiêu: Biết tên một số món ăn vừa cung cấp chất béo động vật vừa cung cấp chất béo thực vật. - Nêu ích lợi của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc đạm động vật và chất béo có nguồn gốc đạm thựcvật. Cách tiến hành : - GV yêu cầu cả lớp đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất béo do các em đã lập nên qua trò chơi và chỉ ra món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thựcvật. HS đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất bÐo do các em đã lập nên qua trò chơi và chỉ ra món ăn nào vừa chứa chất béo động vật vừa chứa chất béo thực vật. - GV hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ? - HS trả lời. HĐ 5: (10 phút) THẢO LUẬN VỀ ÍCH LỢI CỦA MUỐI I-ỐT VÀ TÁC HẠI CỦA ĂN MẶN Mục tiêu: - Nói về lợi ích của muối I- ốt. - Nêu tác hại của thói quen ăn mặn. Cách tiến hành : - GV yêu cầu HS giới thiệu những tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm về vai trò của muối I-ốt đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em. - HS giới thiệu những tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm về vai trò của muối I-ốt đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em. - GV giảng thêm về ích lợi của I-ốt. - Tiếp theo GV cho HS thảo luận : + Làm thế nào để bổ sung I-ốt cho cơ thể? + Để phòng tránh các rối loạn do thiếu I-ốt gây lên. + Tại sao không nên ăn mặn? + Ăn mặn có liên quan đến bệnh huyết áp cao. HĐ 6: (3 phút) Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK. - 3 HS đọc. GV nhận xét tiết học. MĨ THUẬT THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: XEM TRANH PHONG CẢNH I.MỤC TIÊU: - Hiểu vẻ đẹp của tranh phong cảnh. - Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh. - Biết mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh. - HS yêu thích phong cảnh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1-GV:-SGK, SGV, một số tranh phong cảnh và 1 vài bức tranh vẽ đề tài khác -Bài vẽ của học sinh các lớp trước. 2-HS:-SGK, sưu tầm tranh III - CÁC HĐ DẠY- HỌC CHỦ YẾU HĐ 1: (2 phút) Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài, ghi bảng. HĐ 2: (5 phút) Giới thiệu vài nét về nội dung của tranh phong cảnh. - GV giới thiệu, học sinh cả lớp quan sát lắng nghe HĐ 3: (20 phút) Xem tranh Hồ Gươm tranh sáp màu và bút dạ của Nguyễn Xuân Mai, HS Tiểu học. - YC HS quan sát SGK. - GV đặt câu hỏi về hình ảnh, Màu sắc và nội dung thể hiện. +Học sinh K - G nhận xét, học sinh TB,Y nhắc lại. - GV bổ sung và tổng hợp ý kiến HĐ 4: (5 phút) Nhận xét đánh giá - HS Giỏi nêu cảm nhận bài học. - GV nhận xét chung tiết học - Khen ngợi các nhóm và cá nhân tích cực, phát biểu ý kiến xây dựng bài HĐ 5: (3 phút) Dặn dò: Chuẩn bị bài sau -Nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị đồ dùng tiết sau. LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC-TỰ TRỌNG I.MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm trung thực - tự trọng (BT4); Tìm được 1,2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với từ tìm được(BT1,2); Nắm được nghĩa của từ tự trọng(BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1-GV:-Bảng phụ viết bài tập 1, bài tập 3, bài tập 4, 1 vài trang từ điển, giấy khổ to và bút dạ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ 1: (5 phút) KT bài cũ: Gọi 2HS trả lời miệng bài tập 1, 2 HS lên làm bài tập 2 ở SGK, cả lớp làm vào vở nháp, sau đó gọi HS dưới lớp nhận xét. GV nhận xét cho điểm. HĐ 2: (2 phút) Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài, ghi bảng. HĐ 3: (30 phút) Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Tìm được 1,2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực. -GV chia nhóm thành 4 nhóm và giao việc cho các nhóm trao đổi và thực hiện các yêu cầu của bài tập -GV treo bảng phụ, gọi 1HS đọc nội dung bài tập -GV phát giấy và bút dạ đã chuẩn bị cho các nhóm -Nhóm nào làm xong trước lên dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận về các từ đúng Bài 2: Đặt câu với từ tìm được BT 1. -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập -YC cá nhân HS suy nghĩ, mỗi HS đặt 2 câu , một câu cùng nghĩa với trung thực, một câu trái nghĩa với từ trung thực -HS suy nghĩ và đọc câu của mình, lớp nghe nhận xét. GV kết luận những câu đúng. Bài 3: Nắm đựoc nghĩa của từ tự trọng -GV treo bảng phụ có nội dung bài tập 3, gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập - YC HS thảo luận cặp đôi để tìm đúng nghĩa của từ tự trọng. Tra trong từ điển để đối chiếu các từ có nghĩa từ đã cho, chọn nghĩa phù hợp. -Gọi HS trình bày, các HS khác bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng. Bài 4: Tìm thêm 1 số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm trung thực - tự trọng -GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm trao đổi thảo luận yêu cầu của bài tập -GV treo bảng phụ viết bài tập 4, gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung -Các nhóm trao đổi thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung, GV chốt kết quả đúng. HĐ 4: (3 phút) Củng cố, dặn dò:? Em thích nhất câu thành ngữ, tục ngữ nào? Vì sao? - Nhận xét tiết học. Dặn dò. TẬP LÀM VĂN
Tài liệu đính kèm: