Giáo án dạy học theo Chuyên đề Vật lý lớp 7

I. MỤC TIÊU (Chung cho cả chuyên đề)

1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

1.1. Kiến thức

- Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

- Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.

- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.

- Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.

- Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.

 

doc 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5313Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học theo Chuyên đề Vật lý lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC CƠ
 MÔN: VẬT LÝ	
SẢN PHẨM 2_ NHÓM 3
Tên một số chuyên đề có thể xây dựng trong chương trình vật lý lớp 7 THCS.
TT
Tên chuyên đề
Thời lượng
Gồm các bài học/ phần
1
Sự truyền ánh sáng
4 tiết
Bài 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng.
Bài 2. Sự truyền thẳng của ánh sáng
Bài 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sang
Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
2
Gương cầu
5 tiết
Bài 5: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Bài 6: Thực hành quan sát và vẽ ảnh của một vaatj tạo bởi gương phẳng
Bài 7: Guong cầu lồi.
Bài8: Guong cầu lõm
Bài 9: tổng kết
3
Nguồn âm
3 tiết
Bài 10:
Bài 11
Bài :12
4.
Môi trường truyền âm
3 tiết
Bài 13. Môi trường truyền âm
Bài 14. Phản xạ âm-Tiếng vang
Bài 15. Chống ô nhiễm tiếng ồn
5.
Hiện tượng nhiễm điện
5 tiết
Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
Bài 18: Hai loại điện tích
Bài 19
Bài 20
Bài :21
6
Các tác dụng của dòng điện
5 tiết
Bài 22;23;24;25; 26
7
Thực hành cường độ dòng điện, hiệu điện thế
3 tiết
Bài 27; 28;29
GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ
VẬT LÝ LỚP 7
Tên chuyên đề: Sự truyền của ánh sáng
 Thời lượng: 4 tiết 
Bài 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng.
Bài 2. Sự truyền thẳng của ánh sáng
Bài 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sang
Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng 
I. MỤC TIÊU (Chung cho cả chuyên đề)
1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. 
1.1. Kiến thức
- Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
- Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng. 
- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
- Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
1.2.Kĩ năng
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
- Nhận biết được tia tới, tia phản xạ
- Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,.. - Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng., góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng.
.1.3. Thái độ
-Tự lực, tự giác học tập tham gia xây dựng kiến thức.
-Yêu thích môn học.
2. Mục tiêu phát triển năng lực
2.1. Định hướng các năng lực được hình thành
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm:NL dự đoán suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán, phân tích , khái quát rút ra kết luận khoa học. Đánh giá kết quả và giải quyết vân đề.
 2.2. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề 
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Mô tả mức độ thực hiện 
trong chuyên đề
Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lý
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lý.
-HS phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
-HS Nhận biết được 3 loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
-HS nhận biết được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
- HS phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý. 
- HS nắm vững mối quan hệ giữa nguồn sáng, vật sáng, định luật truyền thẳng ánh sáng
K3: Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Sử dụng kiến thức định luật truyền thẳng của as để thảo luận về hiện tượng bóng tối, bóng nửa tối, nhật thực, nguyêt thực, cách vẽ tia tới tia phản xạ.
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lý vào các tình huống thực tiễn.
-HS vận dụng ĐL truyền thẳng của as để ngắm các vật thẳng hàng.
-HS giải thích được bóng tối, bóng nửa tối.
-HS giải thích được vì sao có nhật thực, nguyệt thực.
HS vẽ được tia tới tia phản xạ
Nhóm NLTP về phương pháp (tập trung vào năng lực thực nghiệm và năng lực mô hình hóa)
P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý.
Đặt ra được câu hỏi ta nhìn thấy được một vật khi nào? Ánh sáng truyền đi theo đường nào ?khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì?
P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.
Mô tả được ta nhìn thấy được một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Mô tả được ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Mô tả được hiện tượng nhật thực , nguyệt thực
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lý.
HS trả lời câu hỏi liên quan đến các TN trong chuyên đề.
P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lý.
P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lý.
P6: Chỉ ra được điều kiện lý tưởng của hiện tượng vật lý.
HS Chỉ ra được trong môi trường trong suốt và đồng tính thì as truyền theo đường thẳng.
P7: Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.
HS đề xuất được dự đoán: Trong không khí ánh sáng truyền theo đường thẳng.
P8: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. 
P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn của các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này.
Nhóm NLTP trao đổi thông tin
X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lý bằng ngôn ngữ vật lý và các cách diễn tả đặc thù của vật lý. 
HS trao đổi, diễn tả, giải thích một số hiện tượng liên quan đến nhìn thấy một vật , nguồn sáng vật sáng, định luật truyền thẳng của ánh sang,
X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lý (chuyên ngành). 
HS phân biệt được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau.
So sánh được những nhận xét từ kết quả thí nghiệm của nhóm mình với nhóm khác về nhận biết ánh sáng, nhìn thấy một vật,đặc điểm của mỗi loại chùm sáng. Bóng tối, bóng nửa tối.
X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kỹ thuật, công nghệ.
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm).
HS ghi nhận lại được các kết quả từ hoạt động học tập vật lý của mình.
X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm) một cách phù hợp.
HS Trình bày ý kiến cá nhân, thảo luận, tự rút ra nhận xét về đường truyền của ánh sáng trong không khí. Bóng tối, bóng nửa tối.
X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lý. 
Thảo luận nhóm về kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét của mình.
X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý.
HS tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý
Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lý.
Xác định được trình độ hiện có về các kiến thức : nhận biết được ánh sáng .Sự truyền ánh sáng, Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng thông qua các bài kiểm tra ngắn ở lớp và việc làm bài tập về nhà.
C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lý nhằm nâng cao trình độ bản thân.
C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lý trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lý và ngoài môn Vật lý. 
C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lý- các giải pháp kỹ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 
Nêu được ứng dụng của Sự truyền ánh sáng, Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
C5: Sử dụng được kiến thức vật lý để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại. 
Cảnh báo mức độ an toàn của các vấn đề trong cuộc sống .Ảnh hưởng của tử ngoại.
C6: Nhận ra được ảnh hưởng vật lý lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.
Nhận ra được vai trò của sự truyền thẳng ánh sáng. Bóng tối và bóng nửa tối đối với con người, khoa học và đời sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS)
1. Chuẩn bị của GV
 	- Dụng cụ thí nghiệm: 
- Bố trí thí nghiệm H 1.2a,b.3 về nhìn thấy một vật, nguồn sáng, thí nghiệm H2.1; 2.2(SGK) về đường truyền của ánh sáng.
-Bộ thí nghiệm H2.4; 2.5(SGK) về tia sáng và chùm sáng.
-Bộ thí nghiệm H3.1; 3.2(SGK) về bóng tối, bóng nửa tối.
-Thí nghiệm mô phỏng H3.3; 3.4 về nhật thực, nguyệt thực.
 	- PHT 1: C3/SGK/7
2. Chuẩn bị của HS:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TT
HOẠT ĐỘNG 
CỦA GV
HOẠT ĐỘNG 
CỦA HS
Năng lực được hình thành
1. Nội dung 1:
Nhận biết ánh sáng- nguồn sáng và vật sáng
2. Nội dung 2:
Sự truyền ánh sáng
Hoạt động 1:nhận biết ánh sáng
Phương pháp: đàm thoại, dạy học theo nhóm.
Thời lượng: 10’
-Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi phần I và c1sgk VL7/ tr 4
HS Rút ra kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
Hoạt động 2:nhìn thấy một vật
Phương pháp: Thực ngiệm, dạy học theo nhóm.
Thời lượng: 15’
-Hướng dẫn HS làm TN hình 1.2a,b sgk VL7/ tr 4-5
-Yêu cầu các nhóm làm TN và trả lời câu hỏi c2 nêu kết quả thu được.
-Rút ra kết luận: ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta
Hoạt động 3:nguồn sáng và vật sáng
Phương pháp: đàm thoại, dạy học theo nhóm.
Thời lượng: 20’
-Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi c3.
-Rút ra kết luận: sgk
Cho hs trả lời câu hỏi c4,c5 sgk trang 5?
Hoạt động 4: Tìm hiểu đường truyền của ánh sáng
Phương pháp: Thực ngiệm, dạy học theo nhóm.
Thời lượng: 15’
-Hướng dẫn HS làm TN hình 2.1, 2.2 sgk VL7/ tr 6
-Yêu cầu các nhóm làm TN và nêu kết quả thu được.
-Rút ra kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng
-Định luật truyền thẳng của ánh sáng. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
-Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 và câu c1 sgk VL7/ tr4.
Ghi nhớ kết luận.
Làm thí nghiệm H1.a,b trả lời câu hỏi c2
Rút ra kết luận 
Trả lời câu hỏi c3
Rút ra kết luận 
Làm các câu hỏi vận dụng
Hs trả lời c4,c5
Hs làm thí nghiệm 2.1,2,3
Hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi c1,c2
Hs rút ra được kết luận
Hs ghi nhớ định luật truyền thẳng của ánh sáng
X1,K1,p1,p2
X7,x8
P1,p2,p3,x1,x3
X7,x8
K2,p1,x1
P3, P8
X1, X8, K1, K2
X5
Hoạt động 5: Tìm hiểu tia sáng và chùm sáng.
Phương pháp: Thực nghiệm, dạy học theo nhóm, thuyết trình.
Thời lượng: 15’
- Giới thiệu quy ước về tia sáng.
- Hướng dẫn HS làm TN hình 2.4, 2.5 sgk VL7/ tr 7
- Yêu cầu các nhóm làm TN và nêu kết quả thu được, trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập.
* Kết luận: - Tia sáng là một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
- Có 3 loại chùm sáng: Hội tụ, song song và phân kì.
-Thu thập thông tin từ giáo viên.
-Làm TN thảo luận và trả lời câu hỏi C3, sgk VL7/ tr8, điền thông tin vào phiếu học tập
-Ghi nhớ kiến thức.
P3 P8
X1, X8, K1, K2
X5
Hoạt động 6: Vận dụng
Phương pháp: Vấn đáp, thực nghiệm, hoạt động nhóm.
Thời lượng: 15’
-Yêu cầu HS trả lời C4.
-Hướng dẫn HS làm TN và giải thích vì sao phải làm như thế?
-Trả lời C4.
-Làm TN theo nhóm, thảo luận và trả lời.
C1,C5, C6
P3 P8, X1, X5, X8, K1, K2
3. Nội dung 3:
Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
Hoạt động 7: Tìm hiểu về bóng tối-Bóng nửa tối.
Phương pháp: Thực nghiệm
Thời lượng: 15’
Hướng dẫn hs làm TN H3.1(SGK) để nhận biết về bóng tối
Làm TN, thảo luận 
P8,X7,X8
H: Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng sáng, vùng tối?
Trả lời câu hỏi.
K3
H: Hãy giải thích vì sao vùng đó lại tối, hoặc sáng?
Trả lời câu hỏi.
K4,C1
H:Vậy bóng tối là gì?
HS trả lời câu hỏi
K1,C1
Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được as từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.
Ghi nhớ kiến thức
K1,X5,C1
Hướng dẫn hs làm TN H3.2(SGK) để nhận biết về bóng nửa tối
Làm TN, thảo luận 
P8,X7,X8,C1
H:Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng sáng, vùng bóng tối
Trả lời câu hỏi.
K1
H:Hãy so sánh độ sáng hai vùng trên với vùng còn lại và giải thích tại sao?
Trả lời câu hỏi.
K1,C4,X2
Vậy vùng đó là vùng bóng nửa tối.
Ghi nhớ kiến thức
K1
H:Bóng nửa tối là gì?
HS trả lời câu hỏi
K1
Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng chỉ nhận được as từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.
Ghi nhớ kiến thức
K1,X5
Hoạt động 8: Nhật thực-Nguyệt thực
Phương pháp: Trình chiếu
Thời lượng: 30’
Trình chiếu thí nghiệm về hiện tượng nhật thực.
HS quan sát.
C1
Hãy chỉ ra trong TN trên đâu là vùng bóng tối, vùng bóng nửa tối, vùng sáng.
HS trả lời câu hỏi
C1,P3,X2
Thông báo về hiện tượng nhật thực toàn phần, nhật thực một phần.
HS ghi nhớ kiến thức.
K1
H: Giải thích tại sao đứng ở nơi có nhật thực toàn phần ta lại không thấy mặt trời và thấy trời tối lại.
HS trả lời câu hỏi
K4,C5
Trình chiếu thí nghiệm về hiện tượng nguyệt thực.
HS quan sát.
C1
H:Hãy chỉ ra trong thí nghiệm trên Mặt trăng ở vị trí nào được Mặt trời chiếu sáng, vị trí nào không được Mặt trời chiếu sáng.
HS trả lời câu hỏi
P3
Vậy Mặt trăng ở vị trí 1 không được Mặt trời chiếu sáng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng nguyệt thực.
HS ghi nhớ kiến thức.
K1,C6
Thông báo về hiện tượng nguyệt thực.
HS ghi nhớ kiến thức.
K1
4. nội dung 4:
Định luật phản xạ ánh sáng
Hoạt động 9: gương phẳng
Phương pháp: đàm thoại
Thời lượng: 10’
H: hình của một vật trong gương gọi là gì?
H : em hãy chỉ ra một số có bề mặt nhẵn bóng có thể dùng để soi nhr của mình như một gương phẳng?
Trả lời: gọi là ảnh của vật tạo bởi gương
Trả lời:Mặt đá hoa, mạt nước đang phẳng lặng.
k1,k3,k4,p3,x5,x7,x8
Hoạt động 10: định luật phản xạ ánh sáng
Phương pháp: Thực nghiệm
Thời lượng: 35’
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm H4.2 sgk trang 12
Kết luận: hiện tượng tia sáng khi gặp mặt gương phẳng bị hắt lại gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng
H : tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào?
H : cho học sinh thảo luận trả lời câu hỏi c2?
Kết luận: tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới
H : phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới ?
Giáo viên hướng dẫn hs làm thí nghiệm và rút ra kết luận
Kết luận: góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới
Hướng dẫn học sinh rút ra kết luận 
Hướng dẫn học sinh biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ( h 4.3)
Cho học sinh vẽ h4.4 sgk trang 14
Cho hs đọc ghi nhớ sgk trang 14
Hs: làm thí nghiệm, thảo luận và trả lời Câu hỏi.
Hs: thảo luận trả lời câu hỏi
Hs: rút ra kết luận
Hs : thảo luận theo nhóm và tiến hành làm thí nghiệm rút ra kết luận
Hs : chốt hai kết luận 
Hs vẽtia phản xạ cau c3
 Hs: vẽ hình 4.4 sgk
Hs: đọc ghi nhớ
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH.
Nội dung
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng 
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cấp cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
1. nội dung 1: nhận biết ánh sáng nguốn sáng vật sáng
1. ( k1, x6)Ta nhận biết được ánh sáng khi nào?
2. ( k2 )Em hãy nêu ba ví dụ dụ về nguồn sáng, ba ví dụ về vật sáng?
1. Nội dung 2: Sự truyền ánh sáng
1.(K1): Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng ?
2.(K1,X6): Nêu đặc điểm của mỗi loại chùm sáng?
3. (K2, C6): Chùm sáng do dây tóc bóng đèn pin ( đèn đang phát sáng ) có tính chất nào dưới đây?
a. Song song.
b. Phân kì.
c. Hội tụ.
d. Đầu tiên hội tụ sau đó phân kì?
4.(K4): Trong một buổi tập đội ngũ, lớp trưởng hô “ đằng trước thẳng”, em đứng trong hàng, hãy nói xem em làm thế nào để biết mình đã đứng thẳng hàng chưa? Giải thích cách làm?
3. Nội dung 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
5. (K1,X1,C1): Nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng nhật thực?
A. Mặt trời ngừng phát ra as
B. Mặt trời bỗng nhiên biến mất
C. Mặt trời bị mặt trăng che khuất nên ánh sáng Mặt trời không đến được mặt đất
D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái đất, không được Mặt trời chiếu sáng
6(K3,X3): Một vật cản được đặt trong khoảng giữa bóng đèn dây tóc đang sáng và một màn chắn. Kích thước của bóng nửa tối thay đổi như thế nào khi đưa vật cản lại gần màn chắn hơn
7(K4): Vì sao khi đặt bàn tay ở dưới một ngọn đèn điện dây tóc thì bóng của bàn tay trên mặt bàn lại rõ nét, còn khi đặt dưới bóng đèn ống thì bóng của bàn tay lại nhòe?
8.(K4):
Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm âm lịch?
4. nội dung 4định luật phản xạ ánh sáng
1. ( k1)gương phẳng là gì?
2.(,k2)	phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
3.( k4)Vẽ tia phản xạ qua gương phẳng khi tia tới hợp bởi gương một góc 300?

Tài liệu đính kèm:

  • docDay_hoc_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_mon_Vat_Ly_7.doc