Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn - Năm học: 2017 - 2018

Tiết 01-02: ÔN TẬP KIẾN THỨC VỀ TRƯỜNG TỪ VỰNG

RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC QUA VĂN BẢN “TÔI ĐI HỌC”

A. Mục tiêu cần đạt:

- Ôn tập lại các kiến thức về trưòng từ vựng.

- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.

B. Chuẩn bị:

Thầy: Các dạng bài tập

Trò: Ôn tập

 

doc 53 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn - Năm học: 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
b) Dôc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời
c) Thân gầy guộc lá mong manh
 Mà sao nên lũy nên thành tre ơi
d) Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
 Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
2. Bài tập 2
* Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu về người ấy và cảm xúc của mình đối với người ấy.
b. Thân bài:
- Giới thiệu về người ấy: hình dáng, tính nết.
- Kể về kỉ niệm sâu sắc giữa mình và người ấy.
c. Kết bài: Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoặc nêu những cảm nghĩ về nhân vật “tôi” trong sự liên hệ với bản thân).
* Viết bài
a. Mở bài:
Tuổi thơ mỗi người gắn liền với những ngày tháng thật êm đềm. Tuổi thơ tôi cũng vậy, nhưng sao mà mỗi lần nhắc đến, lòng tôi lại rung động và xót xa vô cùng. Phải chăng... điều đó đã vô tình khơi đậy trong tôi những cả xúc yêu thương mãnh liệt, da diết về người. Đó không ai khác ngoài nội.
b. Thân bài:
 Nội sinh ra và lớn lên khi đất nước còn trong chiến tranh lửa đạn. Do đó như bao người cùng cảnh ngộ, nội hoàn toàn "mù chữ". Đã bao lần, nội nhìn từng dòng chữ, từng con số với một sự thơ dại, nội coi đó như một phép màu của sự sống và khát khao được cầm bút viết chúng, được đọc, được đánh vần. Thế rồi điều bà thốt ra lại đi ngược lại những gì tôi kể: "Bà già cả rồi, giờ chẳng làm chẳng học được gì nữa đâu, chỉ mong sao cháu bà được học hành đến nơi đến chốn. Gía như bà có thêm sức khoẻ để được chứng kiến cảnh cô cháu bé bỏng hôm nào được đi học nhỉ?..." Một ước muốn cỏn con như thế, vậy mà bà cũng không có được!
 Lên năm tuổi, bà tôi qua đời. Đó quả là một mất mát lớn lao, không gì bù đắp nổi. Bà đi đẻ lại trong tôi ba xúc cảm không nói được thành lời. Để rồi hôm nay, những xúc cảm đó như những ngọn sóng đang trào dâng mạnh mẽ trong lòng.
 Nội là người đàn bà phúc hậu. Nội trở nên thật đặc biệt trong tôi với vai trò là người kể chuyện cổ tích đêm đêm. Tôi nhớ bà kể rất nhiều chuyện cổ tích. Hình như bà có cả một kho tàng chuyện cổ tích, bà lấy đâu ra nhiều chuyện thú vị và kì diệu đến thế nhỉ??? Cũng giống như chú bé A-li-ô-sa, tuổi thơ của tôi đã được sưởi ấm bằng thứ câu chuyện cổ tích ấy. Tôi lớn lên nhờ chuyện cổ tích, nhờ cả bà. Bà là người đàn bà tài giỏi, đảm đang. Bà thông thạo mọi chuyện trong nhà ngoài xóm. Bà thành thạo trong mọi viêc: việc nội trợ,... đến việc coi sóc tôi. Bà làm tất cả chỉ với đôi bàn tay chai sạn. Hình ảnh của bà đôi khi cứ hiện về trong kí ức tôi, trong những giấc mơ như là một bà tiên.
 Nhớ rất rõ những hôm có chợ đêm, hai bà cháu đi bộ ra đó chơi. Khung cảnh hiện lên rực rỡ màu sắc ánh đèn, chợ thật đông vui với đầy đủ các thứ hàng hoá... và thêm cả trò chơi đu quay "sở trường". " Pằng! Pằng! Pằng!" Bà vẫy tay đưa mắt dõi theo." Bay lên nào! Hạ xuống thôi!... Bùm bùm chéo!..." Tôi thích thú vô cùng. Đêm về ngã vào vòng tay bà nghe bà ru và kể chuyện cổ tích. Giọng kể êm ái và đầy ngọt ngào đưa tôi chìm sâu vào giấc ngủ.
c. Kết bài:
... Mới đó mà đã hơn chục năm trôi. Chục năm đã đi qua nhưng " bà ơi, bà à ! Những kỉ niệm về bà trong kí ức cháu vẫn còn nguyên vẹn. Dù cho bà không còn hiện diện trên cõi đời này nữa nhưng trái tim cháu, bà còn sống mãi". Người bà trong linh hồn của một đứa trẻ như tôi cũng cũng giống như thần tiên trong chuyện cổ tích. Mãi mãi còn đó không phai mờ." Bà ơi, cháu sẽ ngoan ngoãn và cố gắng học hành chăm chỉ như lời bà đã từng dạy bảo, bà nhé."
 Cháu gái bé bỏng của bà
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập Chiếc lá cuối cùng
Ngày soạn: 19/11/2017
Ngày dạy: 21/11/2017 
TIẾT 09:
RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC QUA VB “CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG”
A. Mục tiêu cần đạt:
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Chiếc lá cuối cùng” của Ô-hen –ri.
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
G: h/d học sinh ôn tập truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O.Henri
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả O.Henri?
?Truyện sáng tác vào khoảng thời gian nào? Vị trí đoạn trích?
 ?Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể?
?Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Phân tích diễn biến tâm trạng của Giôn-xi
? Phân tích nhân vật cụ Bơmen?
1. Bài tập 1
a. Tìm hiểu chung
-Tác giả: 1862 – 1910, nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn.Truyện của ông phần lớn hướng về những người nghèo khổ, bất hạnh với tình yêu thương sâu xa và có kết cấu chặt chẽ, hấp dẫn.
-Truyện sáng tác khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Đoạn trích chiếm khoảng 1/4 phần cuối tác phẩm.
-Ngôi kể: ngôi thứ 3-Tạo cho sự việc mang tính chất khách quan.
-Phương thúc biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
 b.Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi
- Bị bệnh nặng, nghèo, mang tâm trạng yếu đối gần như bất lực trước bệnh tật. Cô chỉ trông đợi chiếc lá cuối cùng của cái dây leo già cỗi kia rụng xuống thì cô lìa đời. Cô chán nản, mệt mỏi và tuyệt vọng buông xuôi
- Lúc nhìn thấy chiếc lá cuối cùng chưa rụng vào sáng hôm sau, Giôn-xi Ngạc nhiên nhưng rồi lại trở lại tâm trạng ban đầu 
- Lần thứ hai, khi trời vừa hửng sáng Giôn-xi lại kéo mành lên hành động đó thể hiện tâm trạng tàn nhẫn, lạnh lùng, thờ ơ với chính bản thân mình 
 - Khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn dai dẳng kiên cường chống chọi lại khắc nghiệt của thiên nhiên, Giôn-xi đã Nhìn chiếc lá hồi lâu, cô gọi Xiu để tâm sự “ có cái gì đấymuốn chết là một tội.”. Cô thèm ăn cháo, uống sữa, ước mơ vẽ vịnh Naplơ...
- Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng hồi sinh ở Giôn –xi: Thuốc men, sự chăm sóc nhiệt tình của bạn, khâm phục sự gan góc kiên cường của chiếc lá. Đó còn là quá trình đấu tranh của bản thân Giôn-Xi để chiến thắng cái chết. Chiếc lá cuối cùng ấy đã đem lại nhiệt tình tuổi trẻ của Giôn-xi, trở lại cho cô, là phương thuốc màu nhiệm kỳ diệu. Nó như một tia lửa, một động lực làm phát sinh, nội lực giúp Giôn-xi thay đổi tâm trạng, có được tình yêu cộng sống và đấu trang để chiến thắng bệnh tật.
 c. Cụ Bơmen
-Là một hoạ sĩ nghèo, kiếm tiền bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ. Cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng 40 năm nay chưa thực hiện được. 
- Cụ Bơ-men ngó ra ngoài cửa sổ nhìn dây thường xuân sợ sệt khi thấy dây thường xuân đang rụng dần hết lá. Có lẽ lúc này cụ đang nghĩ phải làm gì để cứu con bé tội nghiệp. 
- Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết lạnh lẽo, cụ vẽ âm thầm, lặng lẽ bằng chứng là: “Người ta tìm thấy chiếc thang  trộn lẫn”
 - Đó là một kiệt tác vì: 
 + nó giống như thật đến nỗi 2 hoạ sĩ thật cũng không nhận ra.
+ Nó ra đời trong hoàn cảnh khắc nghiệt của một tình yêu thương mạnh mẽ và sự hy sinh cao thượng.
+ Nó thổi vào tâm hồn Giôn –xi hơi ấm và nghị lực, giúp cô vượt qua cái chết trở về sự sống.
àBức vẽ là một tác phẩm nghệ thuật hướng tới con người 
- Cụ không hề nghĩ đến việc mình đang làm nghệ thuật, đang thực hiện công trình để có lưu danh mà chỉ đơn giản là may ra có thể cứu được cô bé Giôn-xi đáng thương. Điều đó càng làm tăng thêm giá trị nhân văn của tác phẩm và làm nổi bật đức hy sinh và lòng vị tha của Bơ-men :Yêu thương lo lắng hết lòng cho số phận của Giôn-xi. Bức vẽ là một kiệt tác bởi nó đã cứu sống một con người. Để hoàn thành nó người hoạ sĩ không chỉ dùng bút lông, bột màu mà bằng cả tình yêu thương, đức hi sinh cao quý. Cụ đã đánh đổi cả mạng sống của mình để giành lại sự sống cho Giôn –Xi.
*Cụ Bơ-men trở thành người châm ngòi, người khơi nguồn làm rực lên ngọn lửa tình yêu cuộc sống vĩnh cửu cho Giôn-xi nhưng chính nó đã đầy nhanh người sáng tạo ra nó về cõi hư vô. cái nghĩa cử ấy của cụ Bơ-men chính là một kiệt tác; không có bố cục, đường nét, sắc màu nhưng thật kỳ diệu và bất diệt.
* Nhà văn muốn ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng vị tha của những con người nghèo khổ trên đất Mỹ nói riêng, trên mọi miền trái đất nói chung
-Nghệ thuật chân chính phải hướng tới con người và vì con người.
Ngày soạn: 25/11/2017
Ngày dạy: 28/11/2017 
TIẾT 10:
ÔN TẬP KIẾN THỨC NÓI QUÁ; NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức về nói quá, nói giảm, nói tránh.
- Ôn tập kiến thức về “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000”
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Em hiểu nói quá là gì? Tác dụng của nói quá?
? Tìm 1 số câu thành ngữ có sử dụng nói quá? 
? Đặt câu có sử dụng nói quá?
? Em hiểu nói giảm, nói tránh là gì? Tác dụng của nói giảm, nói tránh ?
 ? Đặt câu có sử dụng nói giảm, nói tránh ?
GV hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”
? Nêu những tác hại cơ bản của bao bì ni lông?
? Việc xử lý bao bí ni lông hiện nay ntn?
? Người viết đã đưa ra lời kiến nghị gì để bảo vệ môi trường?
? Nêu nghệ thuật đặc sắc của văn bản
1. Bài tập 1
-Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
*Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 
a) Chó ăn đá gà ăn sỏi
b) Bầm gan tím ruột
c) Ruột để ngoài da
d) Vắt chân lên cổ
Đặt câu 
 +Thuý Kiều đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
+ Ông cha ta đã phải lấp biển vá trời. 
+ Đoàn kết là sức mạnh rời non lấp biển
+ Công việc lấp biển vá trời là việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong.
+ Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
+ Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.
2. Bài tập 2
- Nói giảm, nói tránh là 1 biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD: 
Chị xấu quá chị ấy không xinh lắm
Anh già quá! Anh ấy không còn trẻ.
Giọng hát chua! Giọng hát chưa được ngọt lắm.
- Cái áo của cậu không đẹp lắm
- Bài văn của mình chưa sâu lắm
- Chiếc đồng hồ đeo tường không có hoa văn.
3. Bài tập 3
1)Những tác hại cơ bản của bao bì ni lông
- Gây ô nhiễm môi trường do tính chất không phân huỷ của Plaxtic từ đó gây ra hàng loạt tác hại khác: 
+ Bẩn, bừa bãi khắp nơi,gây vướng.
+ Lẫn vào đất, cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật, xói mòn đất ở vùng đồi.
+ Tắc đường dẫn nước thải gây ngập lụt, muỗi phát sinh, truyền dịch bệnh, làm chết các sinh vật nuốt phải
+ Ô nhiễm thực phẩm, gây bệnh cho não, phổi...
+ Khí độc thải ra khi đốt gây ngất, gây ngộ đôc, giảm khả năng miễn dịch, ung thư, dị tật...
+Rác thải đựng trong túi ni lông khó phân huỷ sinh ra các chất độc, thối, khai.
* Dùng bao ni lông bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo.
 2. Việc xử lý bao bí ni lông hiện nay 
 - Có những biện pháp: 
 + Chôn lấp: Mất nhiều diện tích đất đai canh tác.
 + Đốt: chuyển hoá thành đi-ô-xin khí độc làm thủng tầng ô-zôn, khói gây buồn nôn, khó thở, phá vỡ hoóc-môn...
 + Tái chế: khó khăn do quá nhẹ (1000bao/1kg) nên người thu gom không hứng thú, giá thành tái chế đắt gấp 20 lần sản xuất mới, con-ten-nơ đựng bao bì ni lông cũ rất dễ bị ô nhiễm (lẫn vài cọng rau muống,...) vấn đề nan giải
* Các biện pháp nêu ra rất hợp lí vì:
+ Nó tác động đến ý thức của người sử dụng (tự giác)
+ Dừa trên nguyên tắc chủ động phòng tránh, giảm thiểu
 - Khi loài người chưa có giải pháp để thay thế bao bì ni lông thì hạn chế sử dụng thiết thực
 3. Lời kiến nghị 
- 2 kiến nghị:
+ Nhiệm vụ to lớn là bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm.
+ Hành động cụ thể: 1 ngày không dùng bao bì ni lông 
 - Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ to lớn, thường xuyên lâu dài
- Còn việc hạn chế dùng bao bì ni lông là trước mắt.
* Sử dụng kiểu câu cầu khiến khuyên bảo, đề nghị mọi người hạn chế dùng bao bì ni lông để bảo vệ giữ gìn sự trong sạch của môi trường trái đất Đề xuất hợp tình hợp lý, có tính khả thi.
4. Nghệ thuật đặc sắc của văn bản
- Bố cục chặt chẽ
+ MB: tóm tắt lich sử ra đời, tôn chỉ, quá trình hoạt động của tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường, lí do VN chọn chủ đề ''1 ngày...''
+ TB: đoạn 1-nguyên nhân cơ bản hệ quả
đoạn 2- liên kết đoạn trong quan hệ từ ''vì vậy''
+ KB: Dùng 3 từ hãy ứng với 3 ý trong MB
- Sử dụng biện pháp liệt kê, phân tích, câu cầu khiến tăng tính thuyết phục.
- Lời văn trang trọng, giải thích đơn giản, ngắn gọn.
- Nêu tác hại của sử dụng túi ni lông và giải pháp thực hiện. 
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập văn bản thuyết minh. 
Ngày soạn: 25/11/2017
Ngày dạy: 28/11/2017
TIẾT 11:
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại lý thuyết và rèn kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Thế nào là văn thuyết minh?
Cách làm bài văn thuyết minh?
Thuyết minh về cây bút bi
GV hướng dẫn HS lập dàn ý
Viết bài
Thuyết minh về chiếc kính mắt
1. Ôn tập lý thuyết
2. Bài tập: Thuyết minh về cây bút bi
* Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu về cây bút bi
b. Thân bài: 
- Nguồn gốc: Từ Châu Âu, du nhập vào nước ta từ rất lâu.
- Cấu tạo: gồm 2 phần chính là ruột và vỏ, có các phần phụ...
+ Ruột: gồm ống mực và ngòi bút
+Vỏ: thường làm bằng nhựa để bảo vệ ruột và cầm viết cho dễ dàng
- Công dụng: dùng để viết, ghi chép...
- Các loại bút bi: nhiều loại nhưng được nhiều người yêu thích hơn là bút Thiên Long, Bến Nghé...
- Cách bảo quản: không để bút rơi xuống đất...
c. Kết bài: Khẳng định lại vai trò của bút bi
* Viết bài:
a. Mở bài 
Con người đôi lúc thường bỏ qua những gì quen thuộc, thân hữu nhất bên mình. Họ cố công tính toán trung bình một người trong đời đi được bao nhiêu km, nhưng chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Ai làm thì chắc trao cho cái giải INobel thôi chứ gì? Như vậy ta thấy bút bi thật cần thiết đối với đời sống con người
 b. Thân bài
c. Kết bài
Ngày nay, thay vì cầm bút nắn nót viết thư tay, người ta gọi điện hay gửi email, fax cho nhau. Đã xuất hiện những cây bút điện tử thông minh. Nhưng tương lai bút bi vẫn có vai trò quan trọng đối với đời sống con người.
3. Bài tập 3 Thuyết minh kính mắt
a. Mở bài:
 Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ,kính còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai có kiểu dáng ,màu sắc phong phú.
b. Thân bài
 Đa số người mang kính cận, viễn, loạn,... đều lấy làm vui mừng nếu họ không phải mang kính. Một số người phải bỏ ra một số tiền lớn làm phẫu thuật nhằm thoát khỏi cảnh nhìn đời qua hai mảnh ve chai. 
Sản phẩm mới nào sẽ xuất hiện và khách hàng của loại sản phẩm mới này là ai, nếu chúng ta thử cắt bỏ thành phần chính yếu nhất của tròng kính thuốc ?
Câu trả lời là sản phẩm mới sẽ là loại kính đeo mắt có tròng kính 0 đi-ốp và khách hàng của loại kính này sẽ là một số người thích đeo kính !!! Tại sao có người lại thích đeo kính trong khi một số người khác phải tốn tiền để tháo bỏ kính ??? Lý do là những người này khi mang kính họ trông có vẻ thông minh, trí thức, đẹp trai, thời trang hơn,..... hay họ thích đeo kính cho giống thần tượng của họ. Ví dụ rất nhiều em nhỏ sẽ rất thích đeo kính để giống như Harry Potter. Một sản phẩm mới, một thị trường mới mở ra cho các hãng sản xuất kính với số tiền đầu tư vào nghiên cứu và phát triển hầu như bằng 0 !!!!!! 
Ngày nay hầu hết các chính khách và những người nổi tiếng đều đeo kính thì phải. Thật thú vị nếu biết được rằng lịch sử sẽ đi theo hướng nào nếu ngày xưa các bậc vua chúa đều đeo kính (tất nhiên nếu như thật sự họ cần đến kính). Vì như vậy họ đã có thể nhìn mọi vật, mọi việc tốt hơn và chắc hẳn đã trị vì các quốc gia tốt hơn!
 Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng vào năm 1266 ông Rodger Becon đã dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Còn vào năm 1352 trên một bức chân dung người ta nhìn thấy hồng y giáo chủ Jugon có đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra đâu đó giữa năm 1266 và 1352. 
 Khi những cuốn sánh in ra đời thì những đôi kính cũng trở nên rất cần thiết. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước ý và miền nam nước Đức, là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Còn vào năm 1784 Bedzamin Franklin đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.
 Ngày nay ngoài việc giúp con người đọc và nhìn tốt hơn , những chiếc kính còn được sử dụng vào những mục đích khác nhau. Những chiếc kính dâm giúp chúng ta đỡ chói mắt và cản những tia nắng mặt trời có thể làm hại mắt. Người ta còn sản xuất những chiếc kính đặc biệt cho những người thợ thổi thuỷ tinh, những người trượt tuyết, các phi công, các nhà thám hiểm vùng cực... để bảo vệ mắt khỏi những tia cực tím và tia hồng ngoại. Chúng ta còn có thể kể ra đây rất nhiều ngành nghề cần có những đôi kính đặc biệt để đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động. Các bác sĩ mắt cảnh báo, không hiểu do tiết kiệm tiền hay không được tư vấn sử dụng mà rất nhiều bạn trẻ dùng kính áp tròng mà không có dung dịch ngâm rửa và nhỏ mắt. Khi đeo kính áp tròng nếu không đủ nước sẽ làm mắt khô, kính cọ xát vào giác mạc dễ gây viêm, sưng đỏ và rách giác mạc. 
 Nhiều bạn trẻ không hề hay biết là đeo kính áp tròng trong vòng từ 10-12 tiếng, người sử dụng phải nhỏ mắt từ 6-8 lần. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước
 c. Kết bài:
 Bạn cũng không nên đeo loại kính lão có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. 
Kính đeo mắt phù hợp sẽ giúp chúng ta rất nhiều khi sử dụng máy tính, như giúp ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ... 
3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
- Văn thuyết minh: Thuyết minh về chiếc nón lá
Ngày soạn: 09/12/2017
Ngày dạy:12/12/2017
TIẾT 12:
RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu cần đạt:
- Rèn kĩ năng làm bài văn thuyết minh 
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Ca 1
 Ôn tập văn bản Ôn dịch thuốc lá
 ? Nhận xét về cách thông báo, đặc điểm lời văn thuyết minh trong các thông tin này? Tác dụng của nó.
? Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào? 
? Em hiểu gì về tác hại của thuốc lá?
? Em hiểu thế nào là chiến dịch và chiến dịch chống thuốc lá? 
? Những nét nghệ thuật nội dung đặc sắc
Thuyết minh về chiếc nón lá
*Lập dàn ý
Viết bài 
GV hướng dẫn HS viết các phần 
BT: Thuyết minh về cái bình thủy
1. Bài tập 1
1)Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
 - Sử dụng từ thông dụng của ngành y tế, dùng phép so sánh, thông báo ngắn gọn, chính xác, nhấn mạnh nạn dịch thuốc lá Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng của loài người còn nặng hơn cả AIDS
2.Tác hại của thuốc lá
* Hai phương diện 
 + Thuốc lá đối với sức khoẻ con người
 + Thuốc lá đối với đạo đức con người
 - Chứng cớ khoa học, được phân tích, minh hoạ bằng các số liệu thống kê, so sánh thuyết minh kết hợp biểu cảm, lập luận Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút huỷ hoại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và đầu độc những người xung quanh. Nó đe doạ sức khoẻ cộng đồng. Nêu gương xấu cho người khác, huỷ hoại lối sống, nhân cách, đạo đức người VN, nhất là thanh thiếu niên.
3. - Chiến dịch chống thuốc lá
- Cấm hút thuốc nơi công cộng
- Phạt nặng những người vi phạm
- Cấm quảng cáo thuốc lá trên ti vi
 Lâu dài và khó khăn.
4. Những nét nghệ thuật và nội dung đặc sắc
* Nghệ thuật:
 - Thuyết minh bằng trình bày, giải thích phân tích số liệu , dẫn chứng, so sánh
* Nội dung: 
Thuốc lá là 1 ôn dịch gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, kinh tế, đạo đức. Vì thế chúng ta cần quyết tâm chống lại nạn dịch này.
2. Bài tập 2
*Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu về nón lá
b. Thân bài 
- Nguồn gốc
- Cấu tạo, nguyên liệu và cách làm
+ Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu rồi uốn thành vòng tròn trịa bóng bẩy.
+ Lá cọ phơi khô ,người mua phải phơi lá vào sương đêm cho bớt độ giòn và có màu trắng xanh.
 + Có được nan nón, lá nón người ta dùng cái khung hình chóp ,có 6 cây sườn chính để gài 16 cái vành nón lớn nhỏ khác nhau lên khung. Bàn tay người thợ thoăn thoắt kluồn mũi kim len xuống sao cho lỗ khâu thật kín .nguời thợ khéo còn có tài lẩn chỉ,khéo léo giấu những nút nổi vào trong.Chiếc nón khi hòan chỉnh vừa bền vừa đẹp ,soi lên ánh mặt trời thấy kín đều
- Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau:Nón dấu ,nón quai thao, nón thúng, nón khua, nón bài thơ....Có thể kể đến làng Phú Cam nổi tiếng với nón bài thơ Huế đã xinh ở dáng lại nhã ở màu,mỏng nhẹ,soi lên ánh sáng thấy rõ những hình trổ giấy về phong cảnh Huế kèm theo lới thơ cài ở hai lớp lá.Hay xã Nghĩa Châu(Nghĩa Hưng) từ lâu nổi tiếng với nghề làm nón thanh thóat ,bền đẹp.Rồi nón Gò Găng ở Bình Định,Nón lá ở làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây), tất cả tô đẹp thêm cho nét văn hóa nón độc đáo của Việt Nam.
- Cũng chính vì mang đầy tính nghệ thuật mà con người luôn biết trân trọng sản vật văn hóa này.Và rồi, tất nhiên,chiếc nón lá đi vào thơ ca nhẹ nhàng như mặc nhiên phải vậy. 
- Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết,của người phụ nữ mộc mạc chân tình gắn đời với mảnh ruộng quê hương,của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong nón lá.
c. Kết bài: Khẳng định vai trò của nón
*Viết bài
a.Mở bài
Nón lá có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho người con gái Việt Nam và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương.
b. Thân bài
c. Kết bài
Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng ,một ý nghĩa riêng.hiện nay ,Việt Nam ta có đến hàng chục lọai nón cổ truyền khác nhau,chứng minh cho nền văn hóa và đậm sắc nghệ thuật.Đời sống văn min

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day them Ngu van 8_12266242.doc