Tiết 2: Toán
Luyện tập
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10.
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
1.2. Kỹ năng:
- Đọc, viết và thực hiện đúng các phép tính trừ trong phạm vi 10.
1.3. Thái độ:
- Tích cực thực hiện các phép tính trừ trong phạm vi 10.
- Giáo dục HS tính kiên trì, chịu khó.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1. GV: Tranh vẽ, một số vật mẫu, SGK.
2.2. HS: Que tính, bộ đồ dùng toán.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập thực hiện các phép tính cộng, phép tính trừ trong phạm vi 10.
* Mục tiêu: Giúp HS thực hiện đúng các phép tính cộng, phép tính trừ trong phạm vi 10.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS làm vào bảng con. 8 + 2 = ; 10 – 4 = ; 7 + 3 = ; 10 – 2 =
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào bảng con.
- HS, GV nhận xét và tuyên dương HS làm đúng.
Kiểm tra đánh giá - Cho học sinh đọc SGK. - HS tìm tiếng có chứa vần iêm, yêm – HS thi đua tìm. - GV nhận xét HS - tuyên dương trước lớp 5. Định hướng học tập tiếp theo 5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao). - 1 HS học đọc lại toàn bài - GV đưa câu văn để HS tìm iêm, yêm “Quả hồng xiêm ăn rất ngon.” - GV nhận xét tiết học. 5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau. - Về tìm vần iêm, yêm qua sách báo. - Học sinh chuẩn bị xem trước bài 66: uôm, ươm. - Các hình ảnh hoặc vật mẫu các vần uôm, ươm. * Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................. _________________________________________ Tiết 3: Đạo đức Bài 8: Trật tự trong trường học (Tiết 1) 1. Mục tiêu dạy học: Sau tiết học, HS có khả năng: 1.1. Kiến thức: - Nêu được một số biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp. 1.2. Kỹ năng: - Nêu được ích lợi của việc giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp. - Thực hiện giữ trật tự khi ra vào lớp, khi nghe giảng. 1.3. Thái độ: - Có ý thức giữ trật tự khi ra vào lớp và khi ngồi học. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. 2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu: - Cá nhân: Khai thác tranh bài tập 1 trang 29 vở BTĐĐ. - Nhóm: Thảo luận về việc ra vào lớp của các bạn trong tranh 1, 2 bài tập 1 trang 29 vở BTĐĐ. 3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp: 3.1. Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận. * Mục tiêu: Học sinh nhận xét, phân biệt được hành vi đúng sai. * Cách tiến hành: - Giáo viên chia nhóm, yêu cầu học sinh quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận về việc ra, vào lớp của các bạn trong tranh theo câu hỏi: + Em nhận thấy các bạn xếp hàng vào lớp ở tranh 1 như thế nào? - Các bạn xếp hàng trật tự khi vào lớp. + Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn trong tranh 2? - Bạn đi sau gạt chân, xô bạn đi trước ngã, như thế là chưa tốt. + Nếu em có mặt ở đó thì em sẽ làm gì? - Em sẽ nâng bạn dậy, phủi quần áo cho bạn hỏi bạn có bị đau chỗ nào và nhẹ nhàng khuyên bạn đi sau không nên có thái độ không đúng, không tốt như thế đối với bạn của mình. + Đại diện HS lên trình bày trước lớp. Lớp nhận xét bổ sung. - Giáo viên nhận xét tuyên dương HS. - GV kết luận: Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra vào lớp làm ồn ào mất trật tự và có thể gây ra vấp ngã. 3.2. Hoạt động 2: Thi xếp hàng ra vào lớp giữa các tổ. * Mục tiêu: HS biết thực hiện nền nếp xếp hàng ra vào lớp. * Cách tiến hành: - Giáo viên thành lập ban giám khảo: Gồm giáo viên và các cán bộ lớp. - Giáo viên nêu yêu cầu cuộc thi: + Tổ trưởng biết điều khiển các bạn (1 điểm) + Ra, vào lớp không chen lấn xô đẩy nhau. (1 điểm) + Đi cách đều nhau, cầm hoặc đeo cặp sách gọn gàng (1 điểm). + Không kéo lê dày dép gây bụi, gây ồn. (1 điểm) - Cho tiến hành cuộc thi. - Các tổ tiến hành thi. - Ban giám khảo nhận xét, cho điểm, công bố kết quả và khen thưởng các tổ khá nhất. 4. Kiểm tra, đánh giá. - GV cho HS trả lời câu hỏi: Vì sao phải giữ trật tự trong trường học? - 2, 3 HS trả lời. - GV khen ngợi và tuyên dương HS. 5. Định hướng học tập tiếp theo. 5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao). - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Giữ trật tự trong trường học có ích lợi gì? - 2, 3 HS trả lời. - GV nhận xét, đánh giá. 5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau. - Cá nhân: Xem trước và tìm hiểu nội dung các tranh bài tập 3, 4, 5, 6 trang 30, 31, 32 Vở BTĐĐ. Chuẩn bị sáp màu để tô màu bài tập 4. * Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: .............................................................................................................................................................................................................................................................................. _____________________________________ Tiết 4: Toán Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 1. Mục tiêu dạy học: Sau tiết học, HS có khả năng: 1.1.Kiến thức: - Thuộc bảng cộng, trừ. - Biết làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10. - Làm quen với tóm tắt và viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. 1.2. Kỹ năng: - Đọc, viết và thực hiện đúng các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10. 1.3. Thái độ: - Hứng thú học thuộc bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10. 2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu: Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: mỗi HS chuẩn bị bảng con, bộ đồ dùng học toán, 10 hình tròn,.... 3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp: 3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10. * Mục tiêu: Giúp HS thực hiện đúng các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10. * Cách tiến hành: - GV cho HS làm vào bảng con 4 + 6 = ; 10 – 3 =.. - 2 HS lên bảng viết bài. - HS đọc. - HS, GV nhận xét và tuyên dương HS làm bài đúng. 3.2. Hoạt động 2: Giới thiệu bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10. * Mục tiêu: HS ôn tập về bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10. * Cách tiến hành: Giới thiệu bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10. - Thành lập và ghi nhớ bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10. + Ôn tập các bảng cộng và bảng trừ đã học. - GV đưa ra một số phép tính để HS tính nhẩm. - HS đọc nối tiếp các phép tính trong phạm vi 10. 4 + 5 = ; 2 + 8 = ; 10 – 1 = ; 9 – 2 = - GV hướng dẫn HS nhận biết cách sắp xếp các công thức tính trên bảng vừa thành lập. - GV hướng dẫn HS nhận biết quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. + Thành lập và ghi nhớ bảng cộng, bảng trừ ttrong phạm vi 10. - Cả lớp đọc bảng cộng, bảng trừ. - HS, GV nhận xét, tuyên dương. 3.3. Hoạt động 3: HS làm bài tập vận dụng. * Mục tiêu: HS biết cách thực hiện các phép tính, đọc được kết quả của các phép tính. * Cách tiến hành: + Bài 1: HS làm bài tập số 1 trang 86 SGK. - Mục đích: HS đọc, viết và thực hiện đúng kết quả của các phép tính. - HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS cách làm bài. - HS làm bài vào bảng con. - GV quan sát uốn nắn HS. - HS, GV nhận xét tuyên dương. + Bài 3: HS làm bài tập 3 trang 87 SGK. - Mục đích: HS nhìn tranh, tóm tắt nêu bài toán và viết được phép tính thích hợp. - HS quan sát tranh, nêu bài toán (5 HS). - HS làm bài vào vở, bảng lớp (2HS). - HS, GV nhận xét. 4. Kiểm tra, đánh giá. Tuyên dương những HS có sự chuẩn bị tốt, làm bài đúng. Động viên, khích lệ các HS khác cùng cố gắng. 5. Định hướng học tập tiếp theo. 5.1. Bài tập củng cố: - HS thi đua học thuộc bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10. - GV nhận xét tuyên dương. 5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài sau GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài luyện tập, đọc tóm tắt, tập nêu bài toán ở bài tập 4 trang 88 SGK, que tính, bộ đồ dùng toán, * Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................ ________________________________________ Thứ tư ngày 20 tháng 12 năm 2017 Buổi sáng Tiết 1 + 2: Học vần Bài 66: uôm, ươm 1. Mục tiêu dạy học: Sau tiết học, HS có khả năng: 1.1. Kiến thức - Nhận biết được vần uôm, ươm và từ cánh buồm, đàn bướm. - Đọc và viết được: vần uôm, ươm và từ cánh buồm, đàn bướm. - Đọc được câu ứng dụng: Những bông cải nở rộ nhuộm vàng cả cánh đồng. Trên trời, bướm bay lượn từng đàn. 1.2. Kĩ năng: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Ong, bướm, chim, cá cảnh. 1.3. Thái độ: Tích cực đọc viết vần uôm, ươm. 2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu 1.1.Cá nhân - Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1. - Các hình ảnh hoặc vật có chữ: uôm, ươm in và chữ uôm, ươm viết. 2.2. Nhóm học tập Thảo luận nhóm tìm chữ uôm, ươm trong các đoạn văn bản, qua sách báo. Bộ đồ dùng bảng gài môn Tiếng việt 3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp 3.1. Hoạt động 1: Dạy vần uôm, ươm. * Mục tiêu: HS nhận biết được vần uôm, ươm và từ cánh buồm, đàn bướm. * Cách tiến hành: a. Dạy vần uôm: - Nhận diện vần: Vần uôm được tạo bởi uô và m. - GV đọc mẫu: uôm. - Hỏi: So sánh uôm và ôm? + Giống nhau: kết thúc bằng m. + Khác nhau: uôm bắt đầu bằng uô, vần ôm bắt đầu bằng ô. - Phát âm vần: uôm (cá nhân, đồng thanh). - Ghép bảng cài: uôm đánh vần uôm. - Đọc tiếng khoá và từ khoá: buồm, cánh buồm. - Phân tích tiếng buồm. - Ghép bảng cài: buồm đánh vần buồm. - Đọc: uôm, buồm, cánh buồm (cá nhân, đồng thanh). b. Dạy vần ươm: (Qui trình tương tự vần uôm) - So sánh vần ươm, uôm. - Giống: kết thúc bằng m. - Khác: ươm bắt đầu bằng ươ, uôm bắt đầu bằng uô. - HS đánh vần: ươm, bướm, đàn bướm. - Đánh vần, đọc trơn (cá nhân – đồng thanh) - Đánh vần, đọc trơn: uôm ươm buồm bướm cá nh buồm đàn bướm 3.2. Hoạt động 2: Đọc từ ngữ ứng dụng. * Mục tiêu: HS đọc được các từ ứng dụng. * Cách tiến hành: - HS đọc GV kết hợp giảng từ: ao chuôm, nhuộm vải, vườn ươm, cháy đượm. - Tìm và đọc tiếng có vần vừa học. Đọc trơn từ ứng dụng (cá nhân - đồng thanh) - Đọc lại bài ở trên bảng. 3.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết bảng con. * Mục tiêu: HS viết đúng quy trình vần, tiếng và từ. * Cách tiến hành: - Hướng dẫn viết: + Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút) - HS viết bảng con: uôm, ươm và từ cánh buồm, đàn bướm. - Giáo viên nhận xét bài của học sinh trên bảng con. Tiết 2 3.4. Hoạt động 4: Luyện đọc * Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng. * Cách tiến hành: - Luyện đọc: - Đọc lại bài tiết 1 - Đọc câu ứng dụng: + Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? + Hướng dẫn đọc câu ứng dụng: Những bông cải nở rộ nhuộm vàng cả cánh đồng. Trên trời, bướm bay lượn từng đàn. - Tìm tiếng có chứa vần đã học trong câu ứng dụng. - Đọc câu ứng dụng (Cá nhân - đồng thanh) - Đọc SGK (Cá nhân - đồng thanh) 3.5. Hoạt động 5: Luyện viết * Mục tiêu: HS viết đúng các từ vào vở. * Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS viết vở theo dòng - HS viết vở tập viết. - GV quan sát giúp đỡ HS. - GV nhận xét vở tập viết học sinh tuyên dương trước lớp. 3.6. Hoạt động 6: Luyện nói * Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: “Ong, bướm, chim, cá cảnh” *Cách tiến hành: - GV hỏi: + Con ong thường thích gì? + Con bướm thường thích gì? + Con ong và con chim có ích gì cho bác nông dân? + Em thích con vật gì nhất? + Nhà em có nuôi chúng không? - HS quan sát tranh và trả lời. 4. Kiểm tra đánh giá - Cho học sinh đọc SGK. - HS tìm tiếng có chứa vần uôm, ươm – HS thi đua tìm. - GV nhận xét HS - tuyên dương trước lớp 5. Định hướng học tập tiếp theo 5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao). - 1 HS học đọc lại toàn bài. - GV đưa câu văn để HS tìm uôm, ươm “Xe cộ đi lại nườm nượp.” - GV nhận xét tiết học. 5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau. - Về tìm vần uôm, ươm qua sách báo. - Học sinh chuẩn bị xem trước bài 67: Ôn tập. - Các hình ảnh hoặc vật mẫu các vần kết thúc bằng m. * Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................. ____________________________ Buổi chiều Tiết 1: Tự nhiên xã hội Bài 16: Hoạt động ở lớp 1. Mục tiêu dạy học Sau tiết học, học sinh có khả năng: 1.1. Kiến thức - Kể được một số hoạt động học tập ở lớp. 1.2. Kỹ năng - Biết được các hoạt động tổ chức trong lớp học, có hoạt động tổ chức ngoài sân. 1.3. Thái độ - Có ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp, hợp tác và chia sẻ với các bạn trong lớp. - HS khá giỏi: Nêu được các hoạt động học tập khác ngoài hình vẽ SGK như: học vi tính, học đàn, .. 2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu: - Cá nhân: Kể được cho bạn nghe ở lớp có những hoạt động học nào và mình thích nhất hoạt động học nào. - Nhóm: Quan sát tranh trang 34, 35 SGK nói với bạn xem có những hoạt động nào trong tranh. Bài hát: “Lớp chúng mình”. 3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp: 3.1. Hoạt động 1: Quan sát tranh. * Mục tiêu: HS biết được các hoạt động học tập và vui chơi ở lớp. * Cách tiến hành: Bước 1: Quan sát tranh. - Cho học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa trang 34, 35. + Học sinh quan sát và thảo luận theo cặp. - Các cặp thảo luận theo yêu cầu của GV: + Trong các hoạt động được tổ chức trong lớp học? (Hình 2, 4, 5.) + Hoạt động nào tổ chức ngoài sân? (Hình 1, 3.) + Trong từng hoạt động trên: Gv làm gì? HS làm gì? (GV hướng dẫn, HS thực hành) Bước 2: HS trình bày trước lớp. + Hình 1: Các bạn quan sát chậu cá. + Hình 2: Cô giáo hướng dẫn các em học. + Hình 3: Các bạn hát. + Hình 4: Tập vẽ. + Hình 5: Các bạn lên trình bày nội dung bài vẽ. - GV kết luận: Ở lớp học có nhiều hoạt động học tập khác nhau. Trong đó có những hoạt động được tổ chức trong lớp học, có những hoạt động tổ chức ngoài sân trường. 3.2. Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp. * Mục tiêu: HS giới thiệu được các hoạt động ở lớp của mình. * Cách tiến hành: Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm - Giới thiệu cho bạn về các hoạt động của lớp mình và nói cho bạn biết trong các hoạt động đó em thích hoạt động nào nhất? Vì sao? + HS nói cho nhau nghe ở lớp có các hoạt động: vẽ, học toán, tiếng việt, tập thể dục, hát, chơi trò chơi, . Bước 2: HS lên trình bày. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - GV và HS nhận xét, bổ sung. - Trong tất cả các hoạt động, có hoạt động nào em chỉ làm một mình mà không hợp tác với bạn và cô giáo không? + Không có hoạt động nào mà có thể làm một mình được. - GV kết luận: Trong bất kì hoạt động học tập và vui chơi nào các em cũng phải biết hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ, để vui chơi tốt hơn. - Cho HS hát bài “Lớp chúng mình”. 4. Kiểm tra, đánh giá: - GV cho HS trả lời câu hỏi: + Con thường tham gia những hoạt động nào ở lớp? Vì sao con thích tham gia những hoạt động đó? - 2, 3 HS nêu. + Em rất yêu quý lớp học của mình, vì đó là nơi em đến học hằng ngày với thầy (cô) giáo và các bạn. - GV khen ngợi và tuyên dương HS. 5. Định hướng học tập tiếp theo. 5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao). - Cho HS thi vẽ một hoạt động ở lớp mà em thích nhất. - HS vẽ. - GV nhận xét đánh giá. 5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau. - Cá nhân: Nhớ lại xem ở lớp em đã làm gì để lớp học của mình luôn được sạch sẽ? - Nhóm: Quan sát tranh trang 36, 37 SGK trao đổi với bạn xem các bạn trong từng hình đang làm gì? * Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................. ______________________________________ Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2017 Tiết 1 + 2: Học vần Bài 67: Ôn tập 1. Mục tiêu dạy học: Sau tiết học, HS có khả năng: 1.1. Kiến thức: - Đọc và viết được chắc chắn các vần kết thúc bằng m. - Đọc đúng các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng. - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Đi tìm bạn. 1.2. Kĩ năng: - Đọc viết được tiếng, từ chứa vần có âm m ở cuối. - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Đi tìm bạn. 1.3. Thái độ: Tích cực đọc viết vần có âm m ở cuối. 2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu 2.1. Cá nhân - Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1. - Các hình ảnh hoặc vật có vần có âm m ở cuối. - Vở tập viết 1. 2.2. Nhóm học tập - Thảo luận nhóm tìm vần có âm m ở cuối trong các đoạn văn bản, qua sách báo. - Bộ đồ dùng bảng gài môn Tiếng việt 3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp 3.1. Hoạt động 1: Ôn tập * Mục tiêu: Ôn các vần đã học. * Cách tiến hành: - GV viết các vần đã học: HS lên bảng chỉ và đọc vần. - Ghép chữ và vần thành tiếng. - HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn. - Đọc (cá nhân - đồng thanh). 3.2. Hoạt động 2: Đọc từ ngữ ứng dụng. * Mục tiêu: HS đọc trơn được từ ứng dụng. * Cách tiến hành: - HS đọc GV kết hợp giảng từ: lưỡi liềm, xâu kim, nhóm lửa. - Tìm và đọc tiếng có vần vừa ôn. Đọc trơn từ ứng dụng (cá nhân - đồng thanh) - Đọc lại bài ở trên bảng. 3.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết bảng con. * Mục tiêu: HS viết được các từ ứng dụng vào bảng con. * Cách tiến hành: - Hướng dẫn viết: + Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút) - HS viết bảng con: xâu kim, lưỡi liềm. - Giáo viên nhận xét bài của học sinh trên bảng con. Tiết 2 3.4. Hoạt động 4: Luyện đọc * Mục tiêu: Đọc được đoạn thơ ứng dụng. * Cách tiến hành: - Luyện đọc: - Đọc lại bài tiết 1 - Đọc đoạn thơ ứng dụng: + Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? + Hướng dẫn đọc đoạn thơ ứng dụng: “Trong vòm lá mới chồi non Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa Quả ngon dành tận cuối mùa Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào”. - Tìm tiếng có chứa vần đang ôn trong đoạn thơ ứng dụng. - Đọc đoạn thơ ứng dụng (Cá nhân- đồng thanh) - Đọc SGK (Cá nhân- đồng thanh) 3.5. Hoạt động 5: Luyện viết * Mục tiêu: HS viết đúng các từ vào vở. * Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS viết vở theo dòng - HS viết vở tập viết. - GV quan sát giúp đỡ HS. - GV nhận xét vở tập viết học sinh tuyên dương trước lớp. 3.6. Hoạt động 6: Kể chuyện. * Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện: “Đi tìm bạn” *Cách tiến hành: - HS đọc tên câu chuyện. - GV dẫn vào câu chuyện. - GV kể diễn cảm, có kèm theo tranh minh hoạ. + Tranh 1: Sóc và Nhím là đôi bạn thân. Chúng thường nô đùa, hái hoa, đào củ cùng nhau. + Tranh 2: Nhưng có một ngày gió lạnh từ đâu kéo về. Rừng cây thi nhau trút lá, khắp nơi lạnh giá. Chiều đến, Sóc chạy tìm Nhím Thế nhưng ở đâu Sóc cũng chỉ thấy cỏ cây im lìm, Nhím thì biệt tăm. Vắng bạn, Sóc buồn lắm. + Tranh 3: Gặp bạn Thỏ, Sóc bèn hỏi Thỏ có thấy bạn Nhím ở đâu không? Nhưng Thỏ lắc đầu bảo không, khiến Sóc càng buồn thêm. Sóc lại chạy tìm bạn khắp nơi. + Tranh 4: Mãi khi mùa xuân đến từng nhà. Cây cối đua nhau nảy lộc, chim chóc hót véo von, Sóc mới gặp lại được Nhím. Gặp lại nhau, chúng vui mừng lắm. Hỏi chuyện mãi rồi Sóc cho biết: cứ mùa đông đến, họ nhà Nhím lại phải đi tìm chỗ tránh rét. - Thảo luận nhóm và cử đại diện lên thi tài. + Ý nghĩa: Câu chuyện nói nên tình bạn thân thiết của Sóc và Nhím. 4. Kiểm tra đánh giá - Thảo luận nhóm và cử đại diện lên thi kể chuyện. - GV nhận xét HS - tuyên dương trước lớp 5. Định hướng học tập tiếp theo 5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao). - Về nhà kể cho ông bà bố mẹ nghe. - GV nhận xét tiết học. 5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau. - Về tìm tiếng, từ đã học trong sách báo. - Học sinh chuẩn bị xem trước bài 68: ot, at. - Các hình ảnh hoặc vật mẫu các vần ot, at. * Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................. _______________________________________ Tiết 3: Thủ công Gấp cái quạt (Tiết 2) 1. Mục tiêu dạy học Sau tiết học, HS có khả năng: 1.1. Kiến thức: - Biết cách gấp cái quạt. 1.2. Kỹ năng: Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ. 1.3. Thái độ: Kiên trì, chịu khó cố gắng hoàn thành sản phẩm. 2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu: - Cá nhân: HS chuẩn bị một tờ giấy nháp có kẻ ô, giấy thủ công, 1 sợi chỉ, vở thủ công. - Nhóm: Mỗi nhóm 3, 4 tờ giấy thủ công khổ to có kẻ ô, 1 sợi chỉ. 3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp: 3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát. * Mục tiêu: HS nhớ và nhắc lại được quy trình gấp cái quạt. * Cách tiến hành: - GV nhắc lại quy trình gấp quạt theo 3 bước: Ø Bước 1: Đặt giấy màu lên mặt bàn gấp các nếp gấp cách đều. Ø Bước 2: Gấp đôi lấy dấu giữa, dùng chỉ buộc giữa, bôi hồ nếp gấp ngoài cùng. Ø Bước 3: Ép chặt hai phần vào nhau chờ hồ khô thì mở ra thành quạt. - HS nhắc lại. - GV nêu lại cách bôi hồ mặt sau của giấy màu. 3.2. Hoạt động 2: Học sinh thực hành. * Mục tiêu: HS gấp được cái quạt dán vào vở. * Cách tiến hành: - Giáo viên cho HS thực hành gấp quạt. - HS chuẩn bị giấy màu thực hành gấp quạt theo các bước. - GV quan sát nhắc nhở HS: mỗi nếp gấp phải được miết kĩ và bôi hồ phải mỏng, đều, buộc dây đảm bảo chắc đẹp. - GV hướng dẫn HS trình bày sản phẩm vào vở cân đối, đẹp. - GV nhắc HS thu dọn vệ sinh. 4. Kiểm tra, đánh giá. - GV cho HS trưng bày sản phẩm. - GV khen ngợi và tuyên dương HS. 5. Định hướng học tập tiếp theo. 5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao). - GV cho HS nêu lại cách gấp cái quạt. - HS nêu. - GV nhận xét tuyên dương. 5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau. - Cá nhân: Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy nháp có kẻ ô, giấy thủ công, vở thủ công. * Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................. _______________________________________ Tiết 4: Toán Luyện tập 1. Mục tiêu dạy học: Sau tiết học, HS có khả năng: 1.1. Kiến thức: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10. - Viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán. 1.2. Kỹ năng: - Đọc, viết và thực hiện đúng các phép tính cộng, phép tính trừ trong phạm vi 10. 1.3. Thái độ: - Giáo dục HS tính kiên trì, chịu khó. - Tích cực thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10. 2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu: 2.1. GV: Tranh vẽ, một số vật mẫu, SGK. 2.2. HS: Que tính, bộ đồ dùng toán. 3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp: 3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10. * Mục tiêu: Giúp HS thực hiện đúng các phép tính cộng, phép tính trừ trong phạm vi 10. * Cách tiến hành: - GV cho HS làm vào bảng con: 9 + 1 = ;
Tài liệu đính kèm: