Giáo án dạy Tuần 17 - Lớp 5

TOÁN (TIẾT 81 )

LUYỆN TẬP CHUNG

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số TP.

 2. Kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến TSPT.

3.Thái độ:

 Biết ứng dụng kiến thức bài học vào thực tế cuộc sống .

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. GV: Bảng phụ:

2.HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

docx 185 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 17 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mới giới thiệu bác nông đân đang cày ruộng.
 Bài 2
-Mời một HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
- Gợi ý: 
.Ngươì em định tả là ai? Tên là gì? 
.Em gặp gỡ, quen biết hoặc nhìn thấy người ấy trong dịp nào? Ở đâu? 
.Em kính trọng ngưỡng mộ người ấy như thế nào?
- YCHS nêu đề đã chọn,viết bài.
- YCHS nối tiếp nhau trình bày.
- GV đọc một số đoạn mở bài, HS theo dõi phân biệt đâu là kiểu mở bài trực tiếp, đâu là kiểu mở bài gián tiếp.
-Mời một số HS đọc. Hai HS làm trên bảng nhóm trinh bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
- Hs đọc yc 
- HS nêu đề mình chọn,viết đoạn văn. 
VD:“Bé bé bồng bông, hai má hồng hồng “. Đó là tiếng nói ngọng nghịu của bé Phương Vy. Bé đang ở tuổi tập đi, tập nói. Phương Vy gọi em bằng chị..
- HS xác định và nêu
4.Củng cố: 
-Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu mở bài trong văn tả người.
- Nhận xét giờ học 
2
-2 HS nêu .
5. Dặn dò:
Nhắc HS viết chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
1
-Thực hiện theo hướng dẫn của GV
*****************************************************************************
ĐỊA LÍ (TIẾT 19 )
CHÂU Á
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
-Nhớ tên các châu lục, đại dương.
-Biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á.
2. Kĩ năng:	
-Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu Á.
-Đọc được tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn của châu Á.
3.Thái độ: 
-Thích tìm hiểu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV -Bản đồ tự nhiên châu Á.
	 -Tranh, ảnh về một số cảnh thiên nhiên của châu Á.
2.HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Tg
(Phút)
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp: Cho HS hát tập thể
1
2.Kiểm tra bài cũ:
GV hệ thống lại kiến thức đã học của học kì I
5
HS nghe.
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài: 
Các em đã được học về một số hiện tượng tự nhiên , các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam. Từ bài 17 trở đi , các em sẽ tìm hiểu thêm một số hiện tượng địa lí của các châu lục, của khu vự Đông Nam Á và một số nước đại diện cho các châu lục .
Bài đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về các hiện tượng địa lí tự nhiên châu á
1
- Hs nghe 
3.2 phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn
- YCHS quan sát quả địa cầu và hình 1 SGK thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau : 
+ Hãy kể tên các châu lục và các đại dương trên thế giới ?
+ Nêu vị trí địa lí và giới hạn của châu Á?
+ So sánh diện tích của châu Á với diện tích các châu lục khác ?
* Kết luận :Trái đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Châu Á là một trong 6 châu lục của trái đất .
- YCHS chỉ vị trí của châu Á trên bản đồ và thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi .
.+Châu Á gồm những phần nào?
.+ Các phía Châu Á tiếp giáp các châu lục nào và đại dương nào?
.- Châu Á nằm ở bán cầu nào, trải dài từ vùng nào đến vùng nào trên trái đất?
* Kết luận:Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và đại dương 
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên
- GV cho HS quan sát H3 sử dụng chú giải để nhận biết các khu vực của Châu Á.
- YCHS nêu tên theo kí hiệu a,b,c,d,đ của H2 và ghi chữ tương ứng ở các khu vực trên H3.
- Nêu đặc điểm địa hình của Châu Á?
- Châu Á chịu ảnh hưởng của các đới khí hậu nào?
- YCHS chỉ vị trí và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên bản đồ . 
* Kết luận :Châu Á có nhiều dãy núi và ĐB lớn.Núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích châu Á.Châu Á có nhiều đới khí hậu. Châu Á có nhiều cảnh thiên nhiên .
- YCHS đọc ghi nhớ.
27
 - Hs quan sát 
- +Có 6 châu lục : châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực; 
+ 4 đại dương : Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương Bắc Băng Dương.
+ Ở bán cầu Bắc, trải dài từ Bắc cực xuống xích đạo, 3 phía giáp biển và đại dương.
+Châu Á Có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
- 2-3 hs chỉ.(chỉ theo đường bao quanh của châu lục,của đại dương, không chỉ vào một điểm)
.+Gồm 2 phần:lục địa và các đảo xung quanh.
.+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương; Phía Đông giáp Thái Bình Dương ; phía Nam giáp Ấn Độ Dương; phía Tây Nam giáp châu Phi; Tây và Tây Bắc giáp châu Âu.
.- Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến quá Xích đạo.
- HS quan sát hình 3.đọc tên các khu vực được ghi trên lược đồ .
- KQ:
a) Vịnh biển (Nhật Bản) ở Đông Á
b) Bán hoang mạc (Ca-dắc-xtan) ở Trung Á
c) Đồng bằng(đảo Ba-li,In-đô-nê-xi-a) ở ĐNA
d) Rừng tai-ga (LB Nga) ở Bắc Á
đ) Dãy núi Hi-ma-lay-a (Nê-pan)ở Nam Á
+ ¾ diện tích là núi và cao nguyên, núi cao và đồ sộ bật nhất thế giới.
+ Châu Á có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- Dãy núi: Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, U-ran, Cap-ca
- Đồng bằng: Ân Hằng, Hoa Bắc, Tây Xi-bia, Lưỡng Hà, sông Mê Công.
- Sông Hằng, Mê Công, Trường Giang, Lê-Na, Hồng Hà, Ô-bi, Ê-mit-xây
- 2HS đọc ghi nhớ.
4.Củng cố: 
- Gọi HS nêu lại nội dung bài đọc
- GV tổng kết tiết học.
2
- 2HS nhắc lại
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài Châu Á tiết 2.
1
-Thực hiện theo hướng dẫn của GV
******************************************************************************	
Ngày thứ 4:
Ngày soạn: 11 / 1 / 2016 
Ngày giảng: Thứ năm, 14 / 1 /2016
TOÁN (TIẾT 94 )
HÌNH TRÒN – ĐƯỜNG TRÒN
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Gióp häc sinh:
 Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
2. Kĩ năng:
 Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
3.Thái độ: 
 Yêu thích học Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: Bộ đồ dùng toán 
2.HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Tg
(Phút)
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp: Cho HS hát tập thể
1
2.Kiểm tra bài cũ:
? Nêu công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang.
- GV nhận xét ,củng cố kiến thức
5
- 2 HS nêu HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài: 
Trong tiết học toán này các em sẽ dùng com-pa để vẽ hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
1
HS nghe
3.2.Giới thiệu về hình tròn, đường tròn:
-GV đưa ra một tấm bìa hình tròn, chỉ tay lên tấm bìa và nói: Đây là hình tròn.
+Mời một số học sinh lên chỉ và nói.
-GV dùng com pa vẽ trên bảng một hình tròn rồi nói: Đầu chì của com pa vạch ra một đường tròn. 
-Yêu cầu HS dùng com pa vẽ trên giấy một hình tròn. 
-GV giới thiệu cách tạo dựng một bán kính hình tròn. Chẳng hạn: Lấy một điểm A trên đường tròn nối tâm O với điểm A, đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn.
-Cho HS tự tạo dựng các bán kính khác.
-Các bán kính của một hình tròn như thế nào với nhau?
-Tương tự như vậy GV hướng dẫn HS tạo dựng đường kính.
-Hỏi:Trong một hình tròn đường kính gấp mấy lần bán kính?
 10
-HS vẽ hình tròn.
-HS vẽ bán kính.
-TL:Trong một hình tròn các bán kính đều bằng nhau.
-HS vẽ đường kính.
-TL:Trong một hình tròn đường kính gấp 2 lần bán kính
3.3.Luyện tập – thực hành
Bài 1
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào vở. 
-Gv Chữa bài.
Bài 2
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS tự làm vào vở. 
-Cho HS đổi vở kiểm tra. Hai HS lên bảng vẽ.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Cho HS vẽ vào vở.
-GV nhận xét.
20
-HS làm bài vào nháp.
-2 HS lên bảng vẽ.
HS sử dụng com pa để vẽ hình tròn có bán kính 3cm và đường kính 5 cm; 2HS lên bảng vẽ.
- HS đọc.
- Trước hết vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm rồi vẽ hai hình tròn tâm A và tâm B đều có bán kính 2 cm
-HS đổi vở kiểm tra chéo.
HS quan sát hình và vẽ theo mẫu.
- Quay com-pa một vòng thì đường mà đầu chì của com-pa vạch được chính là đường tròn.
HS vẽ vào vở và trình bày
4.Củng cố: 
GV tổng kết tiết học.
2
- Hs nghe 
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài chu vi hình tròn.
1
-Thực hiện theo hướng dẫn của GV
***********************************************************************************
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU (TIẾT 38 )
CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
 Nắm được hai cách nối trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối (các quan hệ từ ), nối trực tiếp ( không dùng từ nối ).
2. Kĩ năng: 
 Phân tích được cấu tạo của câu ghép (các vế câu trong câu ghép, cách nối các vế câu ghép), biết đặt câu ghép.
3.Thái độ: 
 Sử dụng đúng trong nói viết .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: Bảng phụ
2.HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Tg
(Phút)
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp: Cho HS hát tập thể
1
2.Kiểm tra bài cũ:
Hỏi:Thế nào là câu ghép ? Cho ví dụ?
- GV nhận xét HS.
5
- 2 HS trả lời, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài: 
Trong tiết học trước các em đã biết thế nào là câu ghép ,Tiết học hôm nay giúp các em nắm được cách nối các vế trog câu ghép , phân tích cấu tạo của câu ghép và biết đặt câu ghép .
1
HS nghe 
3.2.Hướng dẫn nhận xét 
 Bài 1
-Mời 2 HS đọc nối tiếp toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi.
-Cho cả lớp đọc thầm lại các câu văn, đoạn văn. 
-Yêu cầu HS dùng bút chì gạch chéo để phân tách hai vế câu ghép ; gạch dưới những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
-Mời 4 học sinh lên bảng mỗi em phân tích một câu.
-Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
- Từ KQ phân tích trên, các em thấy các vế của câu ghép được nối với nhau theo mấy cách ? 
 10
HS làm bài và trình bày.
*Lời giải
 Các vế câu
a) Đoạn này có 2 câu ghép, mỗi câu gồm 2 vế. 
Câu 1:Súng kíp của ta mới bắn một phát / thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.
Câu 2:Quan ta lay súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, / trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.
b) Câu này có hai vế : 
Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: / hôm nay tôi đi học .
c) Câu này có ba vế : 
Kia những mái nhà đứng sau lũy tre; / đây là mái đình cong; / kia nữa là sân phơi.
-Câu 1: Từ thì đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu.
-Câu 2: Dấu phẩy đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu.
-Câu 3: Dấu hai chấm đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu.
-Câu 4: Các dấu chấm phẩy đánh dấu ranh giới giữa vế câu.
- có Hai cách : dùng từ có tác dụng nối, dùng dấu câu để trực tiếp nối.
3.3. Hướng dẫn ghi nhớ.
-Có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép?
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
3
HS trả lời.
- 3 HS đọc ghi nhớ
3.4. Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
Cho HS thảo luận nhóm 7.
-Mời một số học sinh trình bày.
 Các câu ghép và vế câu
-Đoạn a có 2 câu ghép, gồm 4 vế câu. 
Từ xưa xâm lăng (2 TN) thì tinh thần ấy lại sôi nổi, / nó kết thànhto lớn, / nó lướt qua khó khăn, / nó nhấn chìm.. lũ cướp nước .
- Đoạn b có 1 câu ghép,gồm 3 vế câu 
Nó nghiến răng ken két, / nó cưỡng lại anh , / nó không chịu khuất phục.
- Đoạn c có 1 câu ghép, gồm 3 vế câu
Chiếc lá thống tròng trành,/ chú nhái thăng bằng, rồi xuôi dòng
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2: 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài.
-Cho HS làm bài vào vở.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét , bình chọn người có đoạn văn hay nhất.
20
*Lời giải:
 Cách nối các vế câu
- 4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy.(Từ thì nối trạng ngữ với các vế câu). 
- 3 vế câu nối trực tiếp với nhau, giữa các vế có dấu phẩy.
- Vế 1 và 2 nối nhau trực tiếp, giữa 2 vế có dấu phẩy.Vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ rồi.
- Hs đọc yc 
- Hs làm bài 
- VD:Bích vân là bạn than nhất của em.Năm nay bạn 11 tuổi.Bạn thật xinh xắn và dễ thương.Vóc người bạn thanh mảnh ,/dáng đi nhanh nhẹn,/mái tóc cắt ngắn gọn gàng
VD:Trúc Phương là bạn thân thiết của em. Bạn tròn 11 tuổi.Bạn thật xinh xắn và dễ thương.Vóc người thanh mảnh,/ dáng đi nhanh nhẹn, / mái tóc cắt ngắn gọn gàng
.Câu 4 là câu ghép có 3 vế: các vế nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy.
4.Củng cố: 
-Yêu cầu HS nêu lại các cách nối giữa các vế trong câu ghép.
- GV tổng kết tiết học.
2
-2 HS nêu
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài MRVT: Công dân.
1
-Thực hiện theo hướng dẫn của GV
*************************************************************************************
KĨ THUẬT (TIẾT 19 )
NUÔI DƯỠNG GÀ
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
Nêu được mục đích , ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
2. Kĩ năng:
Biết cách cho gà ăn uống.
3.Thái độ: 
Thích nuôi dưỡng , chăm sóc gà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: Tranh minh hoạ 
2.HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Tg
(Phút)
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp: Cho HS hát tập thể
1
2.Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 hs lên bảng trả lời câu hỏi 
Nêu tác dụng của thức ăn nuôi gà? 
- Kể tên các nhóm thức ăn nuôi gà ? 
- Gv Nhận xét.
3
- 2 HS trả lời.
- Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động của gà như ăn, uống , đi lại, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết 
- Nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường, nhóm thức ăn cung cấp chất đạm,nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng, nhóm thức ăn cung cấp vi-ta-min và thức ăn tổng hợp.
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài: 
Tiết học hôm nay chúng ta biết phân loại thức ăn nuôi gà .
1
HS nghe 
3.2. Phát triển các hoạt động :
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
GV: Công việc cho gà ăn , uống được gọi chung là nuôi dưỡng gà.
- Yêu cầu HS đọc SGK 
? Nêu mục đích ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà?
- Muốn gà đạt năng suất cao ta phải làm gì?
* Kết luận:Nuôi dưỡng gà gồm 2 công việc chủ yếu: cho gà ăn uống nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà. Nuôi dưỡng hợp lí sẽ giúp cho gà khoẻ mạnh, lớn nhanh, sinh sản tốt. Muốn nuôi gà đạt năng suất cao phải cho gà ăn uống đủ chất, đủ lượng, hợp vệ sinh. 
Hoạt động 2:Nuôi dưỡng gà .
- YCHS thảo luận nhóm 4
+ Cho gà ăn:
- Nêu cách cho gà ăn uống ở từng thời kì sinh trưởng?
- Vì sao gà giò được ăn nhiều thức ăn chất bột đường và chất đạm?
- Theo em cần cho gà đẻ ăn những thức ăn nào để cung cấp nhiều chất đạm, chất khoáng và vi-ta-min?
* Kết luận: Chất bột đường, chất đạm có tác dụng chủ yếu trong việc cung cấp năng lượng hoạt động và tạo thịt mỡ. Gà giò lớn nhanh hoạt động nhiều nên cần nhiều năng lượng và chất đạm. Do vậy cần phải cho gà ăn nhiều thức ăn chất bột đường và chất đạm. Chất đạm chất khống là những chất chủ yếu tham gia tạo thành trứng gà. Vì vậy cần cho gà đẻ ăn các thức ăn chứa nhiều chất đạm như: giun, côn trùng, cua, ốc, vỏ sò, trứng, các loại rau xanh băm nhỏ.
+ Cho gà uống:
- Nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật?
-Tại sao phải thươøng xuyên cung cấp đủ nước sạch cho gà?
-Nêu cách cho gà uống?
- Quan sát H.2 và cho biết người ta cho gà ăn uống như thế nào?
* Kết luận:Khi nuôi gà cần cho gà ăn, uống đủ lượng, đủ chất và hợp vệ sinh bằng cách cho gà ăn nhiều loại thức ăn phù hợp với nhu cầu về dinh dưỡng ở từng thời kì sinh trưởng của gà và thường xuyên cung cấp đủ nước cho gà uống. Thức ăn, nước uống phải sạch sẽ, không bị ôi thiu, mốc và được đựmg trong máng sạch.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành 
Muốn cho gà khoẻ mạnh, mau lớn, đẻ nhiều trứng cần phải nuôi dưỡng gà như thế nào?
- Gv nhận xét và chốt 
HS đọc SGK
- Nuôi dưỡng nhằm mục đích cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà 
- Ý nghĩa:Gà được nuôi dưỡng hợp lí sẽ khoẻ mạnh, ít bị bệnh, lớn nhanh và sinh sản tốt.
+ Ăn, uống đủ chất, đủ lượng và vệ sinh.
- HS thực hiện.
- HS nêu như SGK.
- Vì các chất bột đường và chất đạm tạo thịt và mỡ.
- Côn trùng, cua, ốc, bột đỗ tương, vỏ sò vỏ hến, các loại rau xanh.
- Hấp thu các chất dinh dưỡng ,hòa tan và tạo các chất cần thiết cho sự sống.Ngoài ra nước giúp gà thải các chất độc hại ra ngoài. 
- Vì thức ăn của gà chủ yếu là khô nên phải thường xuyên cung cấp nước sạch cho gà.
- Nước phải sạch đựng trong máng sạch. Máng uống phải gần máng ăn. Hằng ngày phải thay nước và cọ rửa máng.
- Đổ thức ăn, thức uống vào máng sạch và có nhiều máng.
ºCho gà ăn đủ lượng thức ăn theo tuổi gà.
ºCho ăn ít một nhưng phải đủ chất dinh dưỡng.
ºCho ăn đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh.
ºCho gà uống phải là nước sạch và 
đựng trong máng sạch.
4.Củng cố: 
Hỏi:Em học được điều gì qua giờ học hôm nay?
GV tổng kết giờ học.
2
-1-2 HS nêu
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài chăm sóc gà.
1
-Thực hiện theo hướng dẫn của GV
*******************************************************************************
KHOA HỌC (TIẾT 38 )
SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
-Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
-Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
2. Kĩ năng:
-Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.
3.Thái độ:
 Thích tìm hiểu khoa học
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: - Tranh minh hoạ 
 - Bảng phụ
2.HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Tg
(Phút)
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp: Cho HS hát tập thể
1
- lớp hát 
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 hs lên bảng trả lời câu hỏi 
- Dung dịch là gì?
- Để tạo ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào? 
- Gv nhận xét 
3
2 HS trả lời.
- Là hỗn hợp của chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều.
- Là hỗn hợp của chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau.
+ Lọc
+Lắng.
 +Chưng cất.
+ Phơi nắng.
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài: 
Có những chất khi hòa tan hay trộn với chất khác thì có sự biến đổi để tạo thành một chất có tính chất hoàn toàn khác với tính chất ban đầu. Khoa học gọi hiện tượng đó là gì?Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này
1
- Hs nghe 
3.2 Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Thí nghiệm 
- YCHS làm việc theo nhóm 4 như HD trong SGK.
- Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như hai TN trên gọi là gì?
- Sự biến đổi hóa học là gì?
* Kết luận:Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm kể trên gọi là sự biến đổi hóa học. Sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
Hoạt động 2:Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học:
- YCHS thảo luận nhóm 2 quan sát/79 sgk để trả lời các câu hỏi sau : 
+ Trường hợp nào có sự biến đổi hố học ? Tại sao bạn kết luận như vậy ?
+ Trường hợp nào là sự biến đổi lí học ? Tại sao kết luận như vậy ?
* Kết luận: Sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. Không nên đến gần các hòa đang tôi vôi vì nó tỏa nhiệt có thể gây bỏng mắt.
- YCHS đọc Bạn cần biết.
 27-30
- HS làm việc theo nhóm 4.Từng nhóm thực hành làm thí nghiệm như SGK/78.Đại diện các nhóm trình bày.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng 
Giải thích hiện tượng 
* TN 1
Đốt 1 tờ giấy
* TN 2 
Chưng đường trên ngọn lửa 
Tờ giấy bị cháy thành than
Đường từ màu trắng chuyển sang vàng rồi nâu thẫm, có vị đắng nếu tiếp tục đun nữa, nósẽ cháy thành than.
Trong quá trình chưng đường có khói khét bốc lên.
Tờ giấy bị cháy thành than(Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu).
- Dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó đã biến đổi thành chất khác).
-Là sự biến đổi hóa học.
- Sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày KQ vào phiếu.
- 2HS đọc.
4.Củng cố: 
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần Bạn cần biết. 
- GV tổng kết tiết học.
2
2-3 HS đọc
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài Sự biến đổi hóa học tiết 2.
1
-Thực hiện theo hướng dẫn của GV
********************************************************************************
LỊCH SỬ (TIẾT 19 )
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:Học xong bài này, HS biết:
-Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
-Nêu được ý nghĩa của của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch : tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
2. Kĩ năng: 
 Trình bày sơ lược diễn biến của chiến thắng Điện Biên Phủ.
3.Thái độ: 
-Giáo dục lòng biết ơn những anh hùng liệt sỹ đã hi sinh vì nền độc lập dân tộc.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV:
 - Tranh minh hoạ 
- Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ
-Bản đồ hành chính Việt Nam
2.HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Tg
(Phút)
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp: Cho HS hát tập thể
1
2.Kiểm tra bài cũ: 
-Hỏi:Hậu phương sau những năm chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 có những chuyển biến tích cực gì?
- GV nhận xét ,củng cố kiến thức
5
-2 HS nêu,lớp nhận xét 
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài:
- Nhà thơ Tố Hữu đã viết :
 Chín năm làm một điện biên 
 Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng 
- Đó chính là niềm tự hào, là tiếng reo của dân tộc VN về chiến thắng Điện Biên Phủ “ một mốc son chói lọi trong lịch sử” như Bác Hồ đã khẳng định.Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ.
1
- HS nghe và nhắc lại đầu bài
3.2. Phát triển các hoạt động 
.a. Hoạt động 1: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc pháp.
GV nêu tình thế của Pháp từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới đến năm 1953. Vì vậy thực dân Pháp đã tập trung 1 lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại để xây dựng tập đoàn cứ điểm kiên cố nhất ở chiến trường Đông Dương tại Điện Biên Phủ nhằm thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, giành lại thế chủ động chiến trường và có thể kết thúc chiến tranh.(Giáo viên chỉ trên bản đồ địa điểm Điện Biên Phủ)
- Y/c HS đọc sgk và tìm hiểu khái niệm tập đoàn cứ điểm, pháo đài.
- Điện Biên Phủ thuộc tỉnh nào?Ở đâu? Có địa hình như thế nào?
+ Theo em, vì sao Pháp lại xây dựng Điện Biên phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?
-
Mục đích của thực dân Pháp khi xây dựng pháo đài Điện Biên Phủ
. Hoạt động 2: Chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Y/c HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
+ Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào?
+ Để tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm này chúng ta cần sức người, sức của như thế nào?
+ Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại 1 trong các đợt đó?
+ Vì sao ta dành được thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
+ Thắng lợi của Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta?
+ Kể một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
Kết luận: Chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ-ne-vơ đã chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương
(7-5-1954),đã kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp, phá tan ách đô hộ của thực dân Pháp, hòa bình được lập lại, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, CMVN bước sang giai đoạn mới.
10

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Tuan 17 Lop 5_12201416.docx