Giáo án dạy Tuần 29 - Lớp 4

TOÁN

ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TIẾP)

I. MỤC TIÊU: Giúp hs :

- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.

- Thực hiện được phép tính với số đo diện tích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ1(5'): Bài cũ: 2HS lên bảng làm BT2. GV kiểm tra bài tập giao về nhà cho HS.

HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài

HĐ3(30'): Hướng dẫn HS thực hành.

Bài 1: Củng cố k/n đổi đơn vị đo

 + 1 HS lên bảng viết tên đơn vị đo diện tích đã học.

 + HS khác viết nháp

 + HS thảo luận nhóm nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.

 +1 HS làm ở bảng nhóm, HS còn lại làm vào vở.

 + GV và hs nhận xét, kết luận, giúp HS nhớ cách trình bày.

 + HS nêu cách làm dạng bài và mối quan hệ giữa các đợn vị đo.

Bài 2: Đổi đơn vị đo

+ 1HS nêu cách làm rồi cả lớp làm vào vở.

 + 2 HS chữa bài ở bảng lớp.

 + GV và HS nhận xét để có kết quả chung

 + HS nêu lại các bước làm, GV chốt dạng bài và nhắc cách trình bày:

 Cách1: 1 m2 = 10 000 cm2 Vậy 15 m2 = 150 000cm2.

 Cách2: Mỗi đơn vị đo thêm 2 số 0 ( do các đơn vị gấp kém 100)

 

doc 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 29 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông 
 b) Cách tiến hành:
+ Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh. 
+ HS thảo luận theo nhóm tìmm hiểu nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
+ Đại diện các nhóm trình bày.
+ Học sinh nhóm khác và giáo viên nhận xét, bổ sung.
+ Kết luận như sgk.
HĐ3(15'): ( bài tập 3, SGK) 
 a) Mục tiêu: HS biết xử lý tình huống giao thông cụ thể.
 b) Cách tiến hành:
+ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận.
+Các nhóm thảo luận nội dung BT 3.
+ Đại diện các nhóm trình bày.
+ Học sinh nhóm khác và giao viên nhận xét, bổ sung.
HĐ4(3'):Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau.




 
 Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2015
TOÁN
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
 - Biết giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(5'): Bài cũ: HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 
HĐ3(12'): Tìm hiểu ví dụ:
a) Bài toán 1: GV treo bảng phụ - YC học sinh đọc bài toán. 
 - HDHS phân tích đề toán, tóm tắt đề. 
	+ HS dựa vào dạng toán trước, thảo luận tìm cách giải.
	+ 1 HS làm ở bảng, HS khác nháp vào vở.
	+ GV và HS chữa bài để có kết quả đúng.
	+ GV nhận xét và chốt lại các bước giải của bài toán.
b) Bài toán 2: HDHS tương tự như bài 1
* GV chốt HĐ2, cho HS so sánh với các bước giải của tìm 2 số biết tổng, tỉ. 
 - Hướng dẫn học sinh giải theo các bước: B1: Tìm hiệu số phần bằng nhau; B2: Tìm giá trị của một phần; B3:Tìm số bé; B4: Tìm số lớn
HĐ4(18'): Thực hành
Bài 1: Luyện k/n giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
 - HS đọc yêu cầu bài 1. 
 - HS làm việc cá nhân, gọi 2 HS lên bảng làm, mỗi HS một bài. GV theo dõi HD học sinh làm bài.
 - HS đổi vở cho nhau để kiểm tra - GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
*Yêu cầu tất cả HS làm bài 1; Bài 2,3 GV khuyến khích HS làm hết.
Bài 2: Luyện k/n giải bài toán: “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.”
 - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và nêu cách giải bài 2.
 - HS tự giải bài toán, 1 HS lên bảng làm. 
 - Tổ chức nhận xét, thống nhất kết quả.
Bài 3: Luyện k/n giải bài toán: “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” 
 - GV HD tương tự bài 2, HS thực hiện yêu cầu.
HĐ5(3'):Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. Gvnhận xét tiết học.





LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MRVT: DU LỊCH - THÁM HIỂM
I. MỤC TIÊU:
 - Hiểu các từ du lịch, thám hiểm(BT1, BT2); bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3; biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong BT4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ2(35'): Luyện tập:
 a) Bài tập 1: GV gắn bảng phụ viết nội dung bài tập 1
 - Học sinh đọc nội dung yêu cầu của bài tập 1.
 - Giáo viên HD cách làm:
 + Học sinh làm bài cá nhân vào vở, 1 HS lên bảng làm bài tập. HS cả lớp nhận xét, phát biểu ý kiến. 
 + Giáo viên nhận xét, bổ sung.
 b) Bài tập 2 - GV tiến hành tương tự bài tập 1
 c) Bài tập 3: - Học sinh đọc nội dung yêu cầu của bài tập 4
 - Học sinh thảo luận theo nhóm 2. 
 - HS các nhóm báo cáo kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận câu trả lời đúng.
 d) Bài tập 4 - GV gắn bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập 4, gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 - HS hoạt động cá nhân làm bài tập vào vở.
 - GV tổ chức cho HS lên bảng thi điền nhanh kết quả. Cả lớp cùng nhận xét, GV kết luận câu trả lời đúng.
HĐ3(3'):Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.






KỂ CHUYỆN
ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I. MỤC TIÊU:
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng rõ ràng, đủ ý (BT1).
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện(BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV:- Tranh minh hoạ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC CHỦ YẾU:
HĐ1(5'): Bài cũ: - Yêu cầu kể lại nội dung câu chuyện tiết trước và trả lời câu hỏi SGK
 - GV nhận xét đánh giá.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(10'): HD kể chuyện:
 - GV kể chuyện lần một - Học sinh lắng nghe 
 - GV kể chuyện lần hai - kết hợp tranh minh hoạ.
 - Học sinh lắng nghe và quan sát tranh minh hoạ.
 - Học sinh tìm hiểu nội dung câu chuyện thông qua các bức tranh minh hoạ.
HĐ4(20'): Học sinh thực hành kể chuyện:
 - Học sinh kể chuyện theo nhóm.
 - Học sinh kể từng đoạn câu chuyện trước lớp.
 - Học sinh thi kể cả câu chuyện và thảo luận về nội dung ý nghĩa.
 - Học sinh chất vấn lẫn nhau.
 + Trong câu chuyện này bạn thích nhất nhân vật nào và vì sao?
 + Câu chuyện này nói lên điều gì?
 + Qua câu chuyện này bạn rút ra cho mình bài học gì?
 - Bình chọn bạn kể chuyện hay và hiểu nội dung câu chuyện nhất.
HĐ5(3'):Củng cố, dặn dò: - Học sinh nhắc lại nội dung ý nghĩa câu chuyện.
 - Dặn học sinh về nhà kể cho người thân nghe.
 - Nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.




TẬP ĐỌC
TRĂNG ƠI ... TỪ ĐÂU ĐẾN
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
- Hiểu ND: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước.(trả lời được các CH trong SGK; thuộc 3, 4 khổ thơ trong bài).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV, HS: SGK, tranh minh hoạ SGK, bảng phụ chép sẳn đoạn văn cần luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(5'): Bài cũ: - Yêu cầu đọc bài : “Đường đi SaPa” và trả lời câu hỏi SGK
 - GV nhận xét đánh giá.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(10'): Luyện đọc 
 - GV HD đọc: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 - Đọc đoạn: HS đọc nối tiếp theo các khổ thơ 2 đến 3 lượt.
 + Hết lượt 1: GV hướng dẫn HS phát âm các tiếng HS đọc sai và tiếng khó.
 + Hết lượt 2: HD HS nhấn giọng một số từ gợi tả, gợi cảm trong bài.
 + HS đọc phần chú giải trong SGK.
 + HS đọc lượt 3.
 - HS đọc theo cặp: HS này đọc, HS khác nghe, nhận xét, sửa sai và ngược lại.
 - Đọc toàn bài: - 1 học sinh đọc bài thơ; - Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ.
HĐ4(12'):Tìm hiểu bài .
 - Học sinh đọc thầm khổ thơ và trả lời câu hỏi 1 trong SGK :
 +Trăng được so sánh với những gì ?
 +Vì sao tác giả lại nghĩ trăng đến tư cánh đồng xa? Từ biển xanh ?
 - Học sinh trả lời - giáo viên nhận xét .
 - Các câu hỏi khác trong SGK hướng dẫn tương tự.
 - HD học sinh rút ra nội dung chính của bài.
 +Học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Qua bài thơ này tác giả muốn nói lên điều gì? 
 + Đại diện các nhóm trả lời.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, giáo viên chốt lại ( Như phân mục tiêu.)
HĐ5(8'): Hướng dẫn hs đọc diễn cảm: 
 - Gọi học sinh đọc nối tiếp các khổ thơ.
 - Giáo viên treo bảng phụ và HD học sinh luyện đọc bài thơ.
 - Giáo viên hoặc học sinh giỏi đọc mẫu.
 - Học sinh luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ .
 - Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp - Bình chọn học sinh đọc hay nhất. 
HĐ6(3'):Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn học sinh học thuộc lòng bài thơ. 

 Thứ tư ngày 25 tháng 3 năm 2015
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(5'): Bài cũ: Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỷ2 số đó 
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 
HĐ3(30'): Thực hành:
 Bài1: Củng cố k/n giải toán: “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.”
 - HS làm bài cá nhân, HS nêu kết quả.
 - HS và GV nhận xét.
 Bài 2: Củng cố k/n giải toán Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
 - HS đọc yêu cầu bài 2.
 - HS làm việc cá nhân vào vở, GV HD thêm cho HS chưa hoàn thành bài.
- Dưới lớp đổi chéo vở BT cho nhau để nhận xét kết quả.
 - Tổ chức nhận xét, chốt kết quả đúng.
HĐ4(3'):Củng cố, dặn dò: GV cho học sinh nhắc cách tìm hai số khi biết hiệu.của 2 số đó. Nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.







LỊCH SỬ
QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
I . MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
 - Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
+ Quân Thanh xâm lược nước ta chúng chiếm Thăng Long; Nguyễn Huệ lên
ngôi hoàng đế , hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.
+ Ở Ngọc Hồi, Đống Đa(sáng mùng 5 Tết, quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi,
cuộc chiến diễn ra , ta chiếm được đồn Ngọc Hồi. Cũng sáng ngày mùng 5
Tết, quân ta đánh mạnh vào đồng Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống 
phải thắt cổ tự tử) quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, 
bỏ chạy về nước.
+ Nêu công lao của Nguyễn Huệ – Quang Trung: Đánh bại quân xâm lược 
Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Bản đồ Hành chính Việt Nam.
 - Phiếu học tập.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ2(17'): (Làm việc cả lớp)
 - Giáo viên nêu nhiệm vụ của bài học:
+ Nhiệm vụ 1: Vì sao Quang Trung lại tiến quân ra Thăng Long ?
+ Nhiệm vụ 2: cuộc khởi nghĩa diễn ra ntn?
+ Nhiệm vụ 3: cuộc khởi nghĩa đó có ý nghĩa gì?
HĐ3(18'): (làm việc theo nhóm)
 - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận nghiên cứu SGK và trả lời nội dung câu hỏi trong phiếu: nhóm 1- Nhiệm vụ 1; nhóm 2- Nhiệm vụ 2; nhóm 3 - Nhiệm vụ 3
 - Học sinh thảo luận theo nhóm giáo viên theo dõi giúp đỡ.
 - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 
 - Giáo viên và học sinh nhận xét, bổ sung.
HĐ4(3'):Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà chuẩn bị bài sau.


Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2013
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ2(35'): Thực hành
 a) Bài 2: Củng cố k/n giải bài toán Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó. 
 - HS đọc yêu cầu bài 2. 
 - HS làm việc cá nhân, gọi 2 HS lên bảng làm. 
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra
 - GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
b) Bài 4: Củng cố k/n giải bài toán Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
 - HS đọc yêu cầu bài 4. HD học sinh đọc đề toán và giải:
 - HS làm việc cá nhân , HS lên bảng làm. GV theo dõi HD HS yếu. 
 - HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng.
HĐ3(3'):Củng cố, dặn dò: GV hệ thống kiến thức toàn bài.







TẬP LÀM VĂN
 CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU
 - Nhận biết được 3 phần(mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND ghi nhớ).
 - Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo bài văn miêu tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà(mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ2(12'): Phần nhận xét: 
 - Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn yêu cầu bài tập 1
 - Học sinh đọc đề bài - cả lớp đọc thầm bài : Con mèo hung.
 - Học sinh suy nghĩ , phân đoạn bài văn xác định nội dung chính của mỗi đoạn .
 - Học sinh nêu ý kiến của mình.
 - Giáo viên nhận xét chốt lại nội dung cần ghi nhớ.
HĐ3(5'): Phần ghi nhớ: 2HS nêu ghi nhớ.
HĐ4(18'): Phần luyện tập: 
 - Học sinh đọc YC của bài tập.
 - Giáo viên treo tranh một số con vật nuôi trong nhà.
 - Học sinh thảo luận nhóm đôi nói cho bạn nghe về con vật mà mình sẽ tả trong bài .
 - Học sinh vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn miêu tả con vật để lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật nuôi trong nhà.
 - Học sinh đọc dàn ý của mình.
 - Học sinh khác nhận xét - Giáo viên bổ sung. 
HĐ5(3'):Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.




KHOA HỌC
 NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT 
I. MỤC TIÊU: HS có khả năng:
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
 - Trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: Một số tranh, ảnh hoặc cây thật sống ở những nơI khô hạn, ẩm ướt và dưới nước 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ2(17'): Tìm hiểu nhu cầu của các loài thực vật khác nhau:
 a)Mục tiêu: HS phân loại cácnhóm cây theo nhu cầu về nước .
 b) Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Các nhóm trình bày tranh, ảnh đã sưu tầm và phân loại các cây đó theo nhu cầu về nước
 + Các nhóm báo cáo kết quả phân loại của nhóm mình. 
 + Nhóm khác nhận xét, giáo viên bổ sung. Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau, có cây ưa ẩm, có cây chịu khô hạn.
HĐ3(18'): Tìm hiểu nhu cầu về nước của một số câ ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt: 
 a) Mục tiêu: 
 + HS nêu được một số ví dụ về cùng một cây, trong những dai đoạn phát triển khác nhau cần một lượng nước khác nhau.
 + Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu nước của cây.
 b) Cách tiến hành:
 + Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình trang117 SGK và trả lời câu hỏi.
 + vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
 + Yêu cầu Học sinh tìm thêm các ví dụ khác về nhu cầu nước của cây
 + Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung như SGV trang194
HĐ4(3'):Củng cố, dặn dò: Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
THỂ DỤC
ÔN VÀ HỌC MÔN TỰ CHON - ÔN KIỂU NHẢY DÂY CHÂN TRƯỚC CHÂN SAU
I. MỤC TIÊU:
- Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Địa điểm: ngoài sân trường đã được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, dụng cụ trò chơi, mỗi HS một dây.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(8'): Phần mở đầu: 
Gv: Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
Hs: -Khởi động: Xoay các khớp gối, hông, cổ tay, cổ chân.
- Ôn các động tác Tay, Chân, Lườn, Bụng, Phối hợp và Nhảy của bài TDPTC.
HĐ2(20'): Phần cơ bản: 
a) Môn tự chọn
* Đá cầu: 
- Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân (như bài 56). 
Gv: Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển.
Hs: Đá cầu thi đua. Yêu cầu mỗi tổ cử 2 HS thi đua.
- Học chuyền cầu bằng má trong bàn chân theo nhóm hai người.
Gv: Làm mẫu, kết hợp giải thích.
Hs: Tập luyện dưới sự điều khiển của gv.
Gv: Theo dõi, sửa sai.
b) Nhảy dây:
Hs: Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
Gv: Tổ chức cho HS thi vô địch theo tổ tập luyện.
HĐ3(7'): Phần kết thúc: 
Hs: Đi thường theo nhịp và hát.
- Đứng tại chỗ thực hiện thả lỏng, hít thở sâu.
Gv cùng lớp hệ thống lại bài.
Gv: Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
THỂ DỤC
ÔN NỘI DUNG TỰ CHỌN - ÔN NHẢY DÂY KIỂU CHÂN TRƯỚC CHÂN SAU
I. MỤC TIÊU:
- Ôn một số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Địa điểm: ngoài sân trường đã được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, dụng cụ trò chơi, mỗi HS một dây.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(8'): Phần mở đầu: 
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
Hs: Khởi động; Xoay các khớp gối, hông, cổ tay, cổ chân.
Hs: Ôn các động tác Tay, Chân, Lườn, Bụng, Phối hợp và Nhảy của bài thể dục phát triển chung.
HĐ2(20'): Phần cơ bản: 
a) Môn tự chọn
* Đá cầu: 
- Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân (như bài 56). 
+ Chia tổ tập luyện. Tổ trưởng điều khiển.
+ Yêu cầu mỗi tổ cử 2 HS thi đua.
- Ôn chuyền cầu bằng má trong bàn chân theo nhóm hai người.
+ Chia tổ tập luyện. Tổ trưởng điều khiển.
+ Yêu cầu mỗi tổ cử 2 HS thi đua.
b) Nhảy dây:
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- Tổ chức cho HS thi vô địch theo tổ tập luyện.
HĐ3(7'): Phần kết thúc: 
Hs: Đi thường theo nhịp và hát.
Hs: Đứng tại chỗ thực hiện thả lỏng, hít thở sâu.
Gv: Hệ thống lại bài; nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.

GIÁO DỤC TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU: 
- HS được đánh giá nhận xét hoạt động của tuần 29.
- Nghe GV phổ biến kế hoạch tuần 30 và biện pháp thực hiện 
- HS biết sưu tầm tranh ảnh về ATGT
- Tham gia VS MT và phòng chống dịch mùa hè.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT : 
HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần 28:12’
- Tổ trưởng các tổ báo cáo hoạt động của tổ mình, của từng cá nhân trong tổ.
- Tổ khác nhận xét, bổ sung.
+ Nề nếp xếp hàng 
+ Nề nếp thể dục giữa giờ
+ Vệ sinh chuyên và vệ sinh lớp học 
+ Thân thiện với môi trường 
 + Nói lời hay, làm việc tốt 
+ Mặc đồng phục 
- GV đánh giá, nhận xét, xếp loại.
- Lồng ghép cho HS sinh hoạt Đội, nhận xét nền nếp của chi đội.
HĐ2: Phổ biến kế hoạch tuần 30; 15’
- GV phổ biến kế hoạch tuần 30: Tiếp tục thực hiện các nề nếp 
+ Nề nếp xếp hàng 
+ Nề nếp học bài và làm bài của HS 
+ Vệ sinh chuyên và vệ sinh lớp học 
+ Thân thiện với môi trường 
+ Nói lời hay, làm việc tốt 
+ mặc đồng phục các ngày 2, 4,6
+ Chuẩn bị ôn tập cho thi cuối năm học.
- GV nêu các biện pháp thực hiện.
 Thường xuyên kiểm tra và tự quản tốt theo tổ, nhóm học tập, giúp đỡ nhau cùng học tập tiến bộ. 
- HS đóng góp ý kiến. GV kết luận chung.
- Duy trì và thực hiện tốt vệ sinh trường - Thực hiện và tham gia chống dịch trong gia đình và nhà trường.
HĐ3: (3’)Củng cố - dặn dò: GV nhận xét chung


 Chiều Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2015
THTOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG.
I. MỤC TIÊU: 
 - Giúp HS củng cố cách viết tỉ số của hai số .
 - Luyện KN giải toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. 
II – CHUẨN BỊ: VBT T4, Bảng phụ kẻ các cột như bài tập 1, bài tập 3 - VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
* Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài.
 * HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện tập:
 a) Bài 1 ( Tr 67, VBT T4 ): GV gắn bảng phụ, HS đọc yêu cầu bài 1.
 - Học sinh làm vào vở bài tập, 3 HS lên làm bài – mỗi HS làm 2 bài. HS cả lớp nhận xét và nêu kết quả. 
 - GV nhận xét.
 b) Bài 2 ( Tr 67, VBT T4 ): HS đọc yêu cầu bài tập
 - Học sinh đọc đề bài thảo luận nhóm đôi tìm cách giải bài toán và giải bài toán vài VBT T4. 
 - 1HS lên bảng giải, cả lớp nhận xét kết quả. 
 - Chữa bài : Túi 1: 24kg. túi 2: 30kg.
 c) Bài 3 ( Tr 67, VBT T 4): GV gắn bảng phụ lên bảng, yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 3.
 - GV hướng dẫn mẫu, Giáo viênYC học sinh làm bài cá nhân 
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh chữa bài bằng trò chơi tiếp sức .
 - Giáo viên đánh giá bài làm của học sinh.
 d) Bài tập 3 (Tr 68, VBT T4): Gọi 1 HS đọc to yêu cầu của bài tập.
 - Bài toán này yêu cầu chúng ta làm gì ? Muốn tìm được tỉ số của diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật thì trước tiên chúng ta phải làm gì ?
 - HS trả lời các câu hỏi và làm bài tập vào VBT, 1 HS G lên bảng làm bài.
 - Cả lớp làm bài xong nhận xét kết quả bài làm trên bảng. GV kết luận kết quả đúng. 
HĐ6(3'):Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó . 










 Chiều Thứ năm ngày 26 tháng 3 năm 2015



MĨ THUẬT
 BÀI 29: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
 - Hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung.
 - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo cảm nhận riêng.
 - HS có ý thức chấp hành luật GT
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: - Tranh ảnh về ATGT(đường thuỷ, đường bộ...)
 - Bài vẽ của HS lớp trước
 - Hình hướng dẫn cách vẽ...
HS: - SGK
 - giấy vẽ, bút chì, tẩy
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ2(5'): Tìm chọn nội dung đề tài
 - GV cho HS quan sát tranh ảnh vềATGT phóng to đồng thời đặt câu hỏi gợi ý để HS nhận xét về:
 + Cách chọn nội dung đề tài ATGT
 + những hình ảnh đặc trưng về đề tài này.
 + Khung cảnh chung: nhà cửa, cây cối... 
 - HS quan xát đồng loạt cả lớp, HS khá giỏi trả lời, HS TB nhắc lại 
 - GV gợi ý để HS nhận xét về hình ảnh đúng sai về luật GT từ đó tìm ra nội dung để vẽ tranh 
HĐ3(5'): Cách vẽ 
- GV gợi ý HS cách vẽ bằng hình mẫu và vẽ mẫu trực tiếp trên bảng
 + xác định hình ảnh chính phụ
 + vẽ phác hình chính phụ bằng nét
 + vẽ nét chi tiết 
 + vẽ màu theo ý thích 
 + HS quan sát cách vẽ 3 em khá nhắc lại cách vẽ
HĐ4(18'): Thực hành(17phút)
 - GV cho HS quan sát một số bài mẫu của HS năm trước 
+ lớp chia làm 4 nhóm để thực hành tại lớp. 
 - GV quan sát hướng dẩn HS hoàn thành bài tại lớp. 
HĐ5(4'): NX- ĐG 
 - GV chọn một số bài của 4 nhóm để đánh giá
 + HS nhận sét theo cảm nhận riêng (4 HS khá giỏi của 4nhóm nhận xét bài của nhau - GV tổng kết đánh giá.
HĐ6(1'):Củng cố, dặn dò: Dặn dò: chuẩn bị bài sau
KĨ THUẬT
LẮP XE NÔI ( TIẾT1)
I. MỤC TIÊU:
 - HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
 - Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuỷen động được.
 - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 GV và HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, Mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(5'): Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của h/s
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(5'): GV hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu 
 - GV cho hs qs mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
 - Hướng dẫn học sinh quan kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi :
 + Để lắp xe nôi cần bao nhiêu bộ phận ? (hs :...5 bộ phận )
 + Nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế ?
HĐ4(20'): G/V hướng dẫn thao tác kĩ thuật :
a) GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK
 - HS chọn cho đúng đủ các chi tiết.
 - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết .
b) lắp từng bộ phận: 
*Lắp tay kéo ( h2-sgk )
 - YC HS quan sát H2 và trả lời câu hỏi : + Để lắp được tay kéo, em cần chọn chi tiết nào và số lượng bao nhiêu ?
 - GV tiến hành lắp tay kéo xe theo sgk, GV lưu ý để hs thấy vị trí thanh 7 lỗ ở trong thanh chữ u dài.
*Lắp giá đỡ trục bánh xe ( H3-sgk ) HS quan sát H3, YC 1 HS lên bảng lắp, HS khác nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh.
*Lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe (H4 - sgk )
 - YC 1hs gọi tên và số lượng các chi tiết để lắp thanh đỡ giá bánh xe.
 - 2 HS lên lắp bộ phận này, trong quá trình lắp yêu cầu trả lời câu hỏi SGK.
*Lắp thành xe với mui xe ( H5 - sgk )
 - GV lắp theo các bước trong SGK.
*Lắp trục bánh xe ( H6 - sgk )
 -YC HS trả lời câu hỏi SGK.
 -YC 2 HS lắp trục bánh xe theo các thứ tự chi tiết như hình 6, SGK.
c) Lắp ráp xe nôi ( H1 - sgk )
 - GV yêu cầu 2 HS lên lắp, cả lớp theo dõi, nhận xét, GV kiểm tra sự chuyển động của xe.
d) GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 
 - 2 HS đọc phần ghi nhớ trong sgk.
HĐ5(3'):Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học
- Dặn HS về nhà lắp ghép một số 

Tài liệu đính kèm:

  • docT. 29.doc