Tiết 19. Bài 8. LIÊN BANG NGA (tiếp theo)
Tiết 2. KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết các giai đoạn chính của nền kinh tế Liên Bang Nga và những thành tựu đáng kể từ sau năm 2000 của nước này.
- Biết dược những thành tựu dã đạt được trong những hành công nông nghiệp và cơ sở hạ tầng của Liên Bang Nga từ năm 2000 đến nay, về sự phân bố của một số ngành kinh tế của Liên Bang.
2. Kĩ năng:
Phân tích bảng số liệu và lược đồ kinh tế của Liên Bang Nga để có được kiến thức trên.
3. Thái độ:
Khâm phục tinh thần lao động và sự đóng góp của nhân dân Nga cho nền kinh tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ kinh tế của Liên Bang Nga.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Sử dụng biểu đồ hình tròn nhằm mục đích gì? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Cho biết các bước hoàn thành biểu đồ hình tròn? Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. I. Mục đích của biểu đồ hình tròn - Sử dụng để thể hiện cơ cấu các thành phần trong một tổng thể. II. Các bước tiến hành vẽ biểu đồ hình tròn - Xử lí số liệu: + Nếu số liệu của đề bài đã cho là số liệu tuyệt đối (tỉ đồng, triệu người) thì việc đầu tiên là phải xử lí số liệu tuyệt đối thành số liệu tương đối (tỉ lệ %). Thành phần + Công thức xử lí số liệu: % = X 100 Tổng thể + Khi tính toán, ta có thể làm tròn số đến hàng chục của số thập phân nhưng tổng phải là 100% - Xác định bán kính hình tròn: + Công thức tính bán kính hình tròn: S = R2 + Nếu là các yếu tố tự nhiên bán kính hình tròn bằng nhau. + Nếu bảng số liệu đã cho là % bán kính hình tròn năm sau lớn hơn năm trước. - Chia hình tròn theo đúng tỉ lệ và tật tự của các thành phần trong bài: + Toàn bộ hình tròn là 3600, tương ứng với tỉ lệ 100%. Tỉ lệ 1% sẽ tương ứng với 3,6o trên hình tròn. + Khi vẽ nên bắt đầu từ kim 12 giờ và làn lượt theo chiều quay của kim đồng hồ. - Hoàn thiện biểu đồ: + Ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ. + Chọn kí hiệu, thể hiện trên biểu đồ và lập bản chú giải. + Ghi tên biểu đồ. III. Áp dụng - GV đưa ra một số bảng số liệu có liên quan tới biểu đồ hình hình tròn. - GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu để hoàn thành các bước vẽ biểu đồ hình tròn. IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ - Khi nào thì vẽ biểu đồ hình tròn? - Vẽ biểu đồ hình tròn cần thực hiện qua các bước nào? - GV đánh giá, nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài mới. Tiết 24. Bài 10. CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm quan trọng về tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc. Những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm đó đến phát triển đất nước. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng sử dụng bản đồ tự nhiên, biểu đồ, tư liệu, kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ địa lí tự nhiên châu Á, tập Át lát thế giới. - Một số hình ảnh về cảnh quan tự nhiên tiêu biểu của Trung Quốc. - Ảnh con người, xã hội Trung Quốc (nếu có). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cá nhân Bước 1: GV yêu cầu HS: - H ãy dựa vào BĐTNTG, xác định vị trí, quy mô lãnh thổ của Trung Quốc. (gợi ý: giới hạn phía B, N, Đ, T?) - Tiếp giáp những nước nào? - Vị trí lãnh thổ đó ảnh hưởng gì đến TN và kinh tế ? Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Nhóm Chia lớp thành 2 nhóm, mỗ nhóm nghiên cứu một miền tự nhiên của Trung Quốc. I. Vị trí địa lí và lãnh thổ - Đất nước có diện tích rộng lớn (thứ 4 thế giới), nằm trong khu vực Trung – Đông Á. - Giới hạn lãnh thổ: + Kéo dài từ 200 B đến 530 B, 730 Đ đến 1350 Đ. + Tiếp giáp 14 quốc gia. + Bờ biển kéo dài từ bắc ® nam (9000km), mở rộng ra Thái Bình Dương. - Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc TW. Þ Thiên nhiên đa dạng, dễ mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới. II. Điều kiện tự nhiên Tự nhiên đa dạng có sự phân hoá giữa Đông Tây của lãnh thổ. Phiếu học tập: Yếu tố tự nhiên Miền Đông Miền Tây Vị trí, diện tích, lãnh thổ Trải dài từ miền duyên hải đến đất liền, đến kinh tuyến 1050 Đ, chiếm 50% S lãnh thổ. 730 Đ đến 1050 Đ Địa hình Đồng bằng ven biển, đồi thấp phía tây. Núi cao, cao nguyên, bồn địa. Thổ nhưỡng Đất phù sa màu mỡ ® trồng lương thực Đất núi cao, ít có giá trị trồng lương thực, thích hợp phát triển đồng cỏ, trồng rừng. Khí hậu Thuộc khu vực gió mùa, phía Bắc ôn đới, phí Nam cận nhiệt. Ôn đới lục địa, khí hậu núi cao. Thuỷ văn Sông lớn (Trường Giang, Hoàng Hà) ® có giá trị về kinh tế song cũng nhiều thiên tai. Sông nhỏ, dòng chảy tạm thời. Khoáng sản Giàu khoáng sản kim loại màu. Dầu khí, than, sắt. Hoạt động 3: Cả lớp Phân tích những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc? HS liên hệ kiến thức cũ trả lời. Hoạt động 4: Cả lớp - Dựa vào SGK, nêu những đặc điểm nổi bật về dân cư của Trung Quốc. - Quan sát hình 10.3 nhận xét sự thay đổi tổng dân số thành thị và nông thôn của Trung Quốc? - HS phân tích hình 10.3 (SGK) - TQ gặp khó khăn gì trong vấn đề dân số. Liên hệ Việt Nam trong các biện pháp thực hiện KHHGĐ. - Nêu các đặc điểm xã hội nổi bật của Trung Quốc? - HS nêu dựa vào vốn hiểu biết và SGK trả lời, GV hoàn thiện. - Hãy kể một số công trình nổi tiếng của Trung Quốc. III. Dân cư và xã hội 1. Dân cư - Đông dân nhất thế giới: 1/5 dân số thế giới, với trên 50 dân tộc. - Đô thị hoá: 37% dân thành thị (2005), các thành phố lớn tập trung chủ yếu ở phía đông. Càng về sau tốc độ đô thị hoá càng cao. - Phân bố: rất không đều, chủ yếu ở phía đông, thưa thớt ở phía tây. - Dân số trẻ ® có xu hướng ổn định nhờ thực hiện chính sách dân số rất triệt để: mỗi gia đình chỉ có 1 con. ® Khó khăn: giải quyết lao động, tư tưởng trọng nam khinh nữ 2. Xã hội - Chú ý quan tâm phát triển giáo dục (90% DS biết chữ - 2005), nâng cao chất lượng lao động. - Là một trong những vùng văn minh sớm, nơi có nhiều phát minh quan trọng (la bàn, giấy, in). - Truyền thống: lao động cần cù, sáng tạo IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ: 1.Qua bài học nêu những khó khăn thuận lợi cho phát triển kinh tế của Trung Quốc? - Thuận lợi: Vị trí địa lí thuận lợi, thiên nhiên đa dạng, giàu tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo ® phát triển kinh tế bền vững. - Khó khăn: Đất nước rộng lớn, khó khăn trong quản lí xã hội, giải quyết việc làm 2. Để phát triển kinh tế mạnh mẽ, TQ phải chú trọng giải quyết những việc gì? Tại sao? Tiết . Bám sát. VẼ BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG BIỂU DIỄN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Xác định được khi đọc câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ đường biểu diễn. - Nắm được kĩ năng vẽ biểu đồ đường biểu diễn. 2. Kĩ năng: - Thực hiện các bước vẽ biểu đồ và hoàn thiện biểu đồ đường biểu diễn II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV chuẩn bị sẵn một số bảng số liệu yêu cầu vẽ biểu đồ đường biểu diễn. - Vở thực hành lớp 11. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kinh nghiệm trả lời câu hỏi: - Sử dụng biểu đồ đường biểu diễn nhằm mục đích gì? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Cho biết các bước hoàn thành biểu đồ đường biểu diễn? Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. I. Mục đích của biểu đồ đường biêủ diễn - Sử dụng để thể hiện tiến trình phát triển, sự biến thiên của các đối tượng địa lí qua thời gian. II. Các bước tiến hành vẽ biểu đồ hình tròn - Kẻ hệ tục toạ độ vuông góc. Trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng ( số người, sản lượng, tỉ lệ %...). Trục nằm ngang thể hiện thời gian. - Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục, chú ý giữa độ cao cả hai trục đảm bảo tính trực quan và thẩm mĩ. - Căn cứ vào số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định để tính toán và đánh dấu toạ độ của các điểm mốc trên hai trục. Lưu ý khoảng cách các năm cần đúng tỉ lệ. Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng. - Xác định các điểm mốc bằng các đoạn thẳng để hình thành đường biểu diễn. - Hoàn thiện biểu đồ: + Ghi số liệu vào biểu đồ. + Chọn kí hiệu, thể hiện trên biểu đồ và lập bản chú giải. + Ghi tên biểu đồ. III. Áp dụng - GV đưa ra một số bảng số liệu có liên quan tới biểu đồ đường biểu diễn. - GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu để hoàn thành các bước vẽ biểu đồ đường biểu diễn. IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ - Khi nào thì vẽ biểu đồ đường biểu diễn? - Vẽ biểu đồ đường biểu diễn cần thực hiện qua các bước nào? - GV đánh giá, nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài mới. Tiết 25. Bài 10. CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (tiếp theo) Tiết 2. KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Trình bày được những thành tựu đáng kể của nền kinh tế Trung Quốc từ khi tiến hành hiện đại hoá. - Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế¸sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hoá. 2. Kĩ năng: Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ để có được những hiểu biết trên tinh thần cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc. 3. Thái độ: Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ kinh tế và bản đồ tự nhiên Trung Quốc. - Một số tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp Trung Quốc trong thời kì hiện đại hoá. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Nhận xét chung tình hình kinh tế Trung Quốc từ năm 1985 – 2005? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Nhóm/ cặp Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ: - Nhóm 1: Nghiên cứu những điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp của Trung Quốc? - Nhóm 2: Đường lối phát triển công nghiệp của Trung quốc như thế nào? - Nhóm 3: Phân tích bảng 10.5 nhận xét chuyển dịch cơ cấu ngành và sản lượng một số ngành công nghiệp? - Nhóm 4: Dựa vào bản đồ kinh tế, hình 10.5, nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp của Trung Quốc? Giải thích tại sao có sự phân bố đó? Bước 2: Các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Cả lớp Bước 1 : GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Vì sao Trung Quốc tiến hành hiện đại hoá nông nghiệp? - Những biện pháp hiện đại hoá nông nghiệp? - Dựa vào bảng 10.4, nhận xét sản lượng các loại nông sản? - Phân tích hình 10.6, nhận xét sự phân bố sản phẩm nông nghiệp trên lãnh thổ? Giải thích tại sao có sự phân bố đó? Bước 2: HS trình bày, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Cả lớp Bước 1: GV hỏi: - Cho biết các hình thức hợp tác trao đổi của Việt Nam với Trung Quốc? - Việc mở rộng quan hệ với Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. I. Khái quát 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới:Trung bình đạt trên 8%. 2. Cơ cấu kinh tế thay đổi rõ rệt: Tỉ trọng nông lâm, ngư nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng. 3. Là một nước xuất siêu thứ 3 thế giới: Giá trị xuất khẩu 266 tỉ đô la, nhập khẩu 243 tỉ đô la. 4. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cao: Thứ 7 thế giới. 5. Thu nhập bình quân tăng: Tăng, năm 2004: 1269 USD. II. Các ngành kinh tế 1. Công nghiệp a. Thuận lợi: Khoáng sản phong phú, nguồn lao động dồi dào, tình độ KH – KT cao. b. Đường lối phát triển: - Thay đổi cơ chế quản lý: Các nhà máy được chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ. - Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ. - Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp hợp lí. c. Quá trình công nghiệp hoá: - Cơ cấu ngành công nghiệp có sự thay đổi mạnh mẽ: + Giai đoạn đầu: Phát triển công nghiệp nhẹ. + Giai đoạn giữa: Phát triển các ngành công nghiệp nặng truyền thống như luyện kim, hoá chất. + Từ năm 1994: Phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô. - Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như: than, xi măng, thép, phân bón, sản xuất điện d. Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông và đang mở rộng sang phía Tây. 2. Nông nghiệp a.Thuận lợi: - Tự nhiên: Đất đai sản xuất nông nghiệp không nhiều so với số dân đông (95 triệu ha) nhưng đất màu mỡ. Khí hậu đa dạng. Nguồn nước dồi dào... - Kinh tế - xã hội: Lao động dồi dào. Chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà nước hợp lí. Cơ sở hạ tầng. KHKT b. Chính sách phát triển nông nghiệp: - Giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân. - Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi. - Áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại. - Nhà nước giảm thuế, tăng giá nông sản, tổ chức dịch vụ nông nghiệp c. Thành tựu: - Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng trung bình 4 – 6%/ năm. - Một số nông phẩm có sản lượng đứng hàng đầu thế giới và ngày càng tăng. - Cơ cấu cây trồng thay đổi: Ngành trồng trọt chiếm ưu thế. Sản phẩm đa dạng. Giảm tỉ lệ diện tích cây lương thực, tăng tỉ lệ diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả. d. Phân bố: III. Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam 1. Quan hệ nhiều lĩnh vực, trên nền tảng của tình hữu nghị và ổn định lâu dài. 2. Kim ngạch thương mại tăng nhanh. IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ A. Trắc nghiệm: Hãy chọn câu trả lời đúng: 1. Công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở: a. Phía Đông b. Phía Bắc c. Phía Nam d. Phía Tây 2. Sản lượng lương thực của Trung Quốc: a. Đứng thứ 1 thế giới. b. Đứng thứ 2 thế giới. c. Đứng thứ 3 thế giới. d. Đứng thứ 4 thế giới. 3. Cơ cấu cây trồng của Trung Quốc thay đổi theo hướng: a. Tăng tỉ trọng của cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp. b. Giảm trỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp. c. Tăng tỉ trọng cây lương thực, giảm tỉ trọng cây hoa màu. B. Tự luận: 1.Trình bày kết quả hiện đại hoá của Trung Quốc? 2.Tại sao Trung Quốc hiện đại hoá nông nghiệp? Tình bày kết quả? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - Làm bài tập trong SGK. - Chuẩn bị bài mới. Tiết . Bám sát. VẼ BIỂU ĐỒ KẾT HỢP (Cột + Đường biểu diễn) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Xác định được khi đọc câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp. - Nắm được kĩ năng vẽ biểu đồ kết hợp. 2. Kĩ năng: - Thực hiện các bước vẽ biểu đồ và hoàn thiện biểu đồ kết hợp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV chuẩn bị sẵn một số bảng số liệu yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp. - Vở thực hành lớp 11. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kinh nghiệm trả lời câu hỏi: - Sử dụng biểu đồ kết hợp nhằm mục đích gì? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Cho biết các bước hoàn thành biểu đồ kết hợp? Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Cả lớp GV: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ Năm Diện tích gieo trồng (nghìn ha) Sản lượng cà phê (nghìn tấn) 1980 1985 1990 1995 1997 22,5 44,7 119,3 186,4 270,0 8,4 12,3 92,0 218 400,2 * Hãy vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện diễn biến về diện tích và sản lượng cà phê thời kì 1980 -1997. I. Mục đích của biểu đồ kết hợp - Đây là dạng biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường biểu diễn. - Sử dụng để thể hiện so sánh tương quan độ lớn giữa các đối tượng và tiến trình phát triển, sự biến thiên của các đối tượng địa lí qua thời gian. II. Các bước tiến hành vẽ biểu đồ kết hợp - Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc. Hai trục đứng nằm hai bên biểu đồ. Xác định tỉ lệ thích hợp trên các trục. - Vẽ biểu đồ hình cột. - Vẽ biểu đồ đường biểu diễn. Lưu ý: Khi vẽ phải vẽ biểu đồ hình cột trước, biểu đồ đường biểu diễn vẽ sau và theo mốc thời gian của biểu đồ cột. Tuy nhiên số liệu chia hai bên cột không giống nhau. Cả hai biểu đồ điều có mối quan hệ với nhau. - Hoàn thiện biểu đồ: + Ghi số liệu vào biểu đồ. + Chọn kí hiệu, thể hiện trên biểu đồ và lập bản chú giải. + Ghi tên biểu đồ. III. Áp dụng - GV đưa ra một số bảng số liệu có liên quan tới biểu đồ kết hợp. - GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu để hoàn thành các bước vẽ biểu đồ kết hợp. IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ - Câu hỏi như thế nào thì vẽ biểu đồ kết hợp? - Vẽ biểu đồ kết hợp cần thực hiện qua các bước nào? - GV đánh giá, nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài mới. Tiết 26. Bài 10. CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (tiếp theo) Tiết 3. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI TRONG NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua tăng trưởng của GDP, sản phẩm nông nghiệp và của ngoại thương. 2. Kĩ năng: - Phân tích so sánh tư liệu, số liệu, lược đồ để hiểu biết về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc. - Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất, nhập khẩu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ kinh tế Trung Quốc. - Trư liệu về thành tựu kinh tế của Trung Quốc. - Bảng Xử lí số liệu và biểu đồ vẽ theo số liệu SGK (phóng to). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS: - Nêu mục đích, yêu cầu của bài thực hành? - Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới? - Chọn và vẽ biểu đồ thích hợp? - Nhận xét biểu đồ và bảng số liệu đã vẽ? Bước 2: HS thực hiện, HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS: - Đọc bảng 10.3 SGK để thấy sản lượng của một số nông phẩm của năm 2004 so với 1985? - Nhận xét sản lượng các nông phẩm của Trung Quốc? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS: - Dựa vào bảng 10.4 nêu yêu cầu của bài thực hành? - Chọn và vẽ biểu đồ thích hợp? - Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc? Bước 2: HS thực hiện, các HS khác bổ sung GV chuẩn kiến thức. I. Bài tập 1: 1. Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc và thế giới: (Đơn vị: %) Năm 1985 Năm 1995 Năm 2004 1,93 2,37 4,03 2. Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ cột chồng theo giá trị % 3. Nhận xét: - GDP của Trung Quốc tăng nhanh qua các năm (từ 1985 đến năm 2004 tăng 7 lần) - Tỉ trọng GDP cảu Trung Quốc đóng góp vào GDP của thế giới tăng đều, ổn định qua các năm từ 1,93% năm 1985 tăng lên 4,03% năm 2004. - Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. II. Bài tập 2: * Nhận xét chung về sản lượng một số nông sản của Trung Quốc: - Nhìn chung sản lượng nông sản tăng. Tuy nhiên một số nông sản có sản lượng ở năm 2000 so với năm 1995 giảm ( lương thực, bông, mía). - Một số nông sản có sản lượng đứng đầu thế giới (lương thực, bông, thịt lợn). III. Bài tập 3: Tìm hiểu sự thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu: 1. Vẽ biểu đồ: - Vẽ biểu đồ hình tròn, mỗi vòng tròn là một năm (có thể vẽ biểu đồ miền). 2. Nhận xét: - Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại giảm vào năm 2004. Nhưng nhìn chung từ năm 1985 đến năm 2004 tỉ trọng xuất khẩu tăng. - Tỉ trọng nhập khẩu giảm từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại tăng vào năm 2004. Nhưng nhìn chung cả thời kì giảm. - Năm 1985 Trung Quốc nhập siêu. - Các năm 1995, 2004, Trung Quốc xuất siêu. IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ - GV thu một số bài thực hành cho cả lớp xem và nhận xét. - GV đánh giá, nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài mới. Tiết . Bám sát. VẼ BIỂU ĐỒ MIỀN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Xác định được khi đọc câu hỏi yêu cầu vẽ biểu miền. - Nắm được kĩ năng vẽ biểu miền. 2. Kĩ năng: - Thực hiện được các bước vẽ biểu đồ và hoàn thiện biểu miền. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV chuẩn bị sẵn một số bảng số liệu yêu cầu vẽ biểu đồ miền. - Vở thực hành lớp 11. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kinh nghiệm trả lời câu hỏi: - Sử dụng biểu đồ miền nhằm mục đích gì? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Cho biết các bước hoàn thành biểu đồ miền? Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Cả lớp GV: Cho bảng số liệu: TỈ TRỌNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO HAI NHÓM A VÀ B (Đơn vị: %) Năm Nhóm 1985 1989 1990 1995 1998 Toàn ngành công nghiệp Nhóm A Nhóm B 100,0 32,7 67,3 100,0 28,9 71,1 100,0 34,9 65,1 100,0 44,7 55,3 100,0 45,1 54,9 * Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốt nhất sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo hai nhóm A và B thời kì 1985 - 1998. I. Mục đích của biểu đồ miền - Sử dụng để thể hiện cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng địa lí. II. Các bước tiến hành vẽ biểu đồ kết hợp - Xử lí số liệu: Nếu số liệu của đề bài là số liệu tuyệt đối thì phải xử lí số liệu thành số liệu tương đối (%). - Vẽ khung biểu đồ (là một hình chữ nhật hoặc hình vuông). Cạnh đứng thể hiện tỉ lệ 100%, cạnh nằm ngang thể hiện khoảng cách từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ. - Chia khoảng cách năm đúng tỉ lệ, năm đầu nằm trên cạnh đứng bên trái biểu đồ, năm cuối nằm bên phải cạnh đứng. - Vẽ ranh giới của miền. Trong trường hợp biểu đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau, ta vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên. Ví dụ: BIỂU ĐỒ SỰ TAY ĐỔI CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ: Ta vẽ 2 đường nông nghiệp phía dưới, dịch vụ phía trên, công nghiệp ở giữa. Lưu ý: Ranh giới của miền phía trên của miền thứ nhất lại chính là ranh giới phía dưới của miền thứ hai và ranh giới phía trên của miền cuối cùng chính là đường nằm ngang thể hiện tỉ lệ 100%. - Hoàn thiện biểu đồ: + Ghi số liệu vào biểu đồ. + Chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ. + Lập bản chú giải. + Ghi tên biểu đồ. III. Áp dụng - GV đưa ra một số bảng số liệu có liên quan tới biểu đồ miền. - GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu để hoàn thành các bước vẽ biểu đồ miền. IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ - Câu hỏi như thế nào thì vẽ biểu đồ miền? - Vẽ biểu đồ miền cần thực hiện qua các bước nào? - GV đánh giá, nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài mới. Tiết 27. KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT Câu 1. Hãy chứng minh công nghiệp là sức mạnh của nền công nghiệp Nhật Bản? Câu 2. Phân tích vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc? Tiết 28. Bài 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: -
Tài liệu đính kèm: