Giáo án Địa lí 4 - Tuần 16 - Thủ đô Hà Nội

GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG – NĂM HỌC 2017 - 2018

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

TUẦN : 16 Ngày dạy: 18/12/2017

Môn : Địa lí

Bài dạy : THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Ngày dạy: 29/11/2010

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:

+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.

+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.

- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ)

* Học sinh có năng lực: Dựa vào các hình 3,4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố,.)

* Học sinh chưa hoàn thành: Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ và trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định vị trí Hà Nội trên bản đồ.

3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giáo án, SGK, bảng trình chiếu.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Ổn định: Học sinh hát.

 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

 HS1: Em hãy kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ?

 Trả lời

- Dệt lụa, làm gốm, làm chiếu cói, chạm bạc, làm đồ gỗ.

- HS nhận xét- Gv nhận xét, kết luận.

 

docx 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 4 - Tuần 16 - Thủ đô Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG – NĂM HỌC 2017 - 2018
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN	: 16	 Ngày dạy: 18/12/2017
Môn	: Địa lí
Bài dạy	: THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Ngày dạy: 29/11/2010
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ)
* Học sinh có năng lực: Dựa vào các hình 3,4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố,..)
* Học sinh chưa hoàn thành: Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ và trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định vị trí Hà Nội trên bản đồ.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Giáo án, SGK, bảng trình chiếu.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1. Ổn định: Học sinh hát. 
 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 HS1: Em hãy kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
 Trả lời 
- Dệt lụa, làm gốm, làm chiếu cói, chạm bạc, làm đồ gỗ.
- HS nhận xét- Gv nhận xét, kết luận.
HS2: Em hãy kể tên các bước làm ra một sản phẩm gốm?
Trả lời: Nhào đất và tạo dáng cho gốm, phơi gốm, vẽ hoa văn, tráng men, nung gốm.
- HS nhận xét - GV nhận xét, kết luận.
- GV nhận xét bài cũ cả lớp.
 3. Bài mới (32 phút) 
a. Giới thiệu bài: (2 phút) 
- GV đố vui HS: Em hãy cho biết thủ đô của nước Anh? Thủ đô của nước Lào? Thủ đô của Việt Nam?
- HS trả lời.
- GV giới thiệu bài: Hầu hết, các nước trên thế giới đều có thủ đô. Thủ đô của đất nước là trái tim của một đất nước. Tiết địa lí ngày hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu về thủ đô của đất nước chúng ta: Thủ đô Hà Nội.
- GV gọi HS nhắc lại tên bài học.
- GV gọi HS đọc tên các hoạt động.
 b. Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ. (10 phút)
Mục tiêu: HS nắm được Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, nơi có con sông Hồng chảy qua, rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong nước và thế giới.
Các bước tiến hành
- GV cho HS xem bản đồ hành chính Việt Nam và trả lời các câu hỏi:
+ Xác định vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
+ Xác định vị trí thành phố Hà Nội trên bản đồ.
+ Rút ra nhận xét vị trí của Hà Nội.
- GV kết luận: Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc Bộ.
- GV cho HS xem Lược đồ thủ đô Hà Nội và giới thiệu cho HS: Phần được tô màu vàng là thủ đô Hà Nội.
- GV gọi HS lần lượt thực hiện các yêu cầu sau:
+ Xác định trên lược đồ giới hạn của thủ đô Hà Nội.
+ Em hãy cho biết Hà Nội giáp với những tỉnh nào?
+ Nhận xét vị trí của Hà Nội.
- GV kết luận: Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
- GV yêu cầu HS đọc thầm chú giải trên lược đồ và trả lời các câu hỏi sau:
+ Cho biết từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?
+ Có những con sông nào chảy qua Hà Nội?
+ Hà Nội có sân bay nào?
- GV cho HS xem hình ảnh một phần sân bay Nội bài và cung cấp thông tin: Đây là sân bay lớn nhất Việt Nam về diện tích và công suất phục vụ tối đa. Tính đến năm 2016, sân bay đã có 20.596.632 lượt khách.
- GV hỏi: Từ Hà Nội có thể đi đến các tỉnh khác bằng rất nhiều phương tiện đã tạo thuận lợi gì?
- GV kết luận: Hà Nội thuận lợi giao lưu với các địa phương trong nước và thế giới.
- GV gọi HS nhắc lại vị trí của đồng bằng Bắc Bộ.
- GV kết luận hoạt động 1: Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nơi có sông Hồng chảy qua, rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong nước và thế giới.
- GV gọi HS đọc kết luận.
Hoạt động 2: Thành phố cổ đang ngày càng phát triển.(10 phút)
Mục tiêu: HS nắm được các phố cổ nằm gần hồ Hoàn Kiếm. Hà Nội đang ngày càng phát triển và hiện đại hơn.
Các bước tiến hành
- GV hỏi: Dựa vào kiến thức lịch sử, hãy cho biết Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào? Khi đó, kinh đô tên gì?
- GV hỏi: Thủ đô Hà Nội còn có tên gọi nào khác? Tới nay, Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
- GV gọi HS trả lời – HS nhận xét – GV kết luận.
- GV cho HS xem ảnh Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long ở Hà Nội vào năm 2010.
- GV gọi HS đọc thông tin SGK/110
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 5 (3 phút) và điền vào phiếu học tập (Phụ lục 1)
+ Nhóm 1+ 2: 
- GV yêu cầu các nhóm trình bày – HS nhóm khác nhận xét- Gv kết luận:
Đặc điểm
Khu phố cổ
Khu phố mới
Vị trí
Gần hồ Hoàn Kiếm
Nhà cửa
Nhà thấp, mái ngói, kiến trúc cổ kính.
Nhà cao tầng, kiến trúc hiện đại.
Đường phố
Nhỏ, chật hẹp.
To, rộng rãi.
Tên phố
Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã
Hai bà Trưng, bà Triệu, Chu Văn An..
Đặc điểm tên phố
Gắn với hoạt động sản xuất, buôn bán.
Thường lấy tên các vị anh hùng, danh nhân.
- GV hỏi: Em có thể cho biết, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã bán mặt hàng gì?
- GV cho HS xem ảnh một cửa hàng bán ô mai trên phố Hàng Đường.
- GV hỏi: Các đặc điểm của khu phố cổ và mới khác nhau cho thấy sự phát triển của thủ đô Hà Nội như thế nào?
- GV kết luận: Các phố cổ nằm gần hồ Hoàn Kiếm. Hà Nội đang phát triển và hiện đại hơn.
- GV liên hệ giáo dục: Mặc dù khu phố mới hiện đại và đẹp hơn nhưng chính quyền cùng người dân Hà Nội vẫn cố gắng gìn giữ những khu phố cổ. Vì đó là nét văn hoá của người Việt Nam.
Hoạt động 3: Hà Nội – trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.(10 phút)
Mục tiêu: HS nắm được Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học.
Các bước tiến hành:
- GV gọi HS đọc thông tin SGK trang 111.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 5 và làm vào phiếu học tập (Phụ lục 2) 
Nhóm 1: Quan sát các hình cho dưới đây và khoanh vào chữ số trước hình ảnh thể hiện Hà Nội là trung tâm chính trị.
Nhóm 2: Quan sát các hình cho dưới đây và khoanh vào chữ số trước hình ảnh thể hiện Hà Nội là trung tâm văn hoá, khoa học.
Nhóm 3: Quan sát các hình cho dưới đây và khoanh vào chữ số trước hình ảnh thể hiện Hà Nội là trung tâm kinh tế.
Nhóm 4: Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Nội mà em biết.
- GV yêu cầu lần lượt các nhóm trình bày – Các nhóm khác nhận xét – Gv kết luận:
+ Trung tâm chính trị của cả nước: Trung tâm hội nghị quốc gia, trụ sở bộ ngoại giao, đại sứ quán Đan Mạch, nhà Quốc Hội.
+ Trung tâm văn hoá, khoa học: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhà hát lớn Hà Nội, bảo tàng dân tộc học, bảo tàng Hồ Chí Minh.
+ Trung tâm kinh tế: chợ Đồng Xuân, khu công nghiệp Thăng Long, ngân hàng Nhà nước, Làng lụa Vĩnh Phúc.
+ Các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử Hà Nội: Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Một Cột, nhà Bác Hồ, Lăng Bác, Văn Miếu Quốc Tử Giám, cầu Thê Húc...
- GV cho HS xem hình ảnh 1 số danh lanh thắng cảnh, di tích lịch sử: Lăng Bác, Văn miếu Quốc Tử Giám, chùa Một Cột.
- GV giới thiệu một vài nét về chùa Một Cột: Chùa Một Cột được coi là biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Diên Hựu, được xây dựng vào đời vua Lý Thái Tông. Tương truyền, vua Lý Thái Tông chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen, đưa tay dắt vua lên toà sen. Khi tỉnh dậy, vua kể cho các quan nghe, nhà sư Thiên Tuế khuyên vua làm chùa giữa hồ sen, kiến trúc chùa mô phỏng lại hình hoa sen.
Ngày 10/10/2012, tại Ấn Độ, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập cho chùa Một Cột là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất.
- GV gọi HS đọc kết luận của hoạt động 3: Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học.
- GV gọi HS đọc kết luận của cả bài: Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, nơi có con sông Hồng chảy qua, rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong nước và thế giới. Các phố cổ nằm gần hồ Hoàn Kiếm. Hà Nội đang ngày càng phát triển và hiện đại hơn. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học.
- HS xem bản đồ.
- HS lên bảng chỉ trên lược đồ.
- HS rút ra nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lên bảng chỉ trên lược đồ.
- Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hoà Bình.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm.
- HS trả lời.
- Sông Hồng, sông Cà Lồ, Sông Đuống.
- Sân bay Nội Bài.
- HS xem ảnh
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại
- HS đọc kết luận.
- Năm 1010, đặt tên là Thăng Long
- Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh. Tới nay, Hà Nội được 1007 tuổi.
- HS lắng nghe.
- HS xem ảnh.
- HS đọc thông tin.
- HS thảo luận.
- HS trình bày.
- Hàng Đào bán lụa đào, Hàng Đường bán các mặt hàng làm từ đường (bán kẹo, ô mai)
- HS xem ảnh.
- HS trả lời.
- HS đọc kết luận.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thông tin.
- HS thảo luận.
- Các nhóm trình bày.
- HS xem ảnh.
- HS lắng nghe.
- HS đọc kết luận.
- HS đọc kết luận.
4. Củng cố, dặn dò: (5 phút )
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Đuổi hình bắt chữ (Nếu còn thời gian)
- GV phổ biến trò chơi:
+ Giới thiệu tên trò chơi: Đuổi hình bắt chữ
+ Hướng dẫn luật chơi: GV cho HS xem 1 hình ảnh, em hãy cho biết hình ảnh tên gì. Ai nói đúng với đáp án sẽ được tặng một món quà.
+ Các hình ảnh: Hồ Hoàn Kiếm, Cầu Thê Húc, Văn miếu Quốc Tử Giám, Nhà sàn Bác Hồ.
- GV gọi HS nhắc lại tên bài học.
- GV cho HS nhắc lại nội dung bài.
- GV hỏi: Thủ đô Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Các em nên làm gì để gìn giữ thủ đô của đất nước?
- GV liên hệ giáo dục: Các em nên tìm hiểu nhiều thông tin về Hà Nội để có dịp giới thiệu với bạn bè thế giới về thủ đô của đất nước ta.
- GV dặn dò HS xem lại bài học.
- GV nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 15 Thu do Ha Noi_12275150.docx