Giáo án Địa lí 9 năm học 2015 - 2016

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS nêu được 1 số đặc điểm về dân tộc

- HS biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc

- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện củng cố kỹ năng đọc, quan sát, xác định trên bản đồ dân cư Việt Nam vùng phân bố chủ yếu một số dân tộc.

3. Thái độ:

- Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học:

 

doc 165 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3696Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 9 năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, lâm sản, chăn nuôi...
- Nhập: lương thực, thực phẩm, hàng CN, lao động kỹ thuật.
- Ngoài ra còn phát triển du lịch.
- Các cửa khẩu quan trọng: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai.
- Các thành phố quan trọng: Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn.
V. Các trung tâm kinh tế:
- Các thành phố Thái Nguyên (luyện kim, cơ khí) Việt Trì (SX hàng tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩm, hoá chất chế biến lâm sản.
- Hạ Long, Lạng Sơn.
- Ngoài ra: Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên Phủ đang trở thành các trung tâm công nghiệp.
*Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà:
 - Học sinh đọc kết luận sgk
1. Dựa vào hình 18.1 và kiến thức đã học, cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ có những ngành công nghiệp nào? Những ngành nào phát triển mạnh hơn?
2. Dựa vào hình 18.1 và kiến thức đã học, kể tên các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Giải thích vì sao nơi đây có nhiều những sản phẩm này?
- Làm bài tập số 3 trang 69 SGK.
- Chuẩn bị bài thực hành: đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi bắc bộ
TUẦN 11 – TIẾT 21
Ngày soạn: 28/10/2015 
Ngày dạy: 2/11/2015
BÀI 19- THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hs khôi phục lại kỹ năng đọc bản đồ.
- Hs phân tích và đánh giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Kỹ năng:
Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên k/s đối với việc phát triển công nghiệp.
- Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm
- Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Động não, thảo luận nhóm, thực hành
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Bản đồ kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ hoặc bản đồ khoáng sản Việt Nam.
- Thước kẻ, máy tính, bút chì, bút màu.
2. Học sinh: n/c trức bài
V. TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
*Kiểm tra bài cũ: Trình bày tình hình pt’ kinh tế vùng Trung du và MNBB ?
1. Khám phá:
*Động não:
- Tài nghuyên k/s có ảnh hưởng gì đối với việc phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ?
- Hs trả lời, gv gắn kết những hiểu biết của học sinh vào bài mới.
2. Kết nối:
*Hoạt động 1: Bài tập 1(10 phút)
- Mục tiêu: Hs khôi phục lại kỹ năng đọc bản đồ.
- Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ 
- Cách tiến hành:
*Thảo luận nhóm:
 Bước 1: HS tìm trên hình 17.1 hoặc Atlát địa lý Việt Nam, vị trí các mỏ than, sắt, mangan, bôxit, apatit, đồng, chì, kẽm.
 Bước 2: HS lên chỉ bản đồ treo tường, vị trí các mỏ khoáng sản trên.
- GV chuẩn kiến thức tren bản đồ.
*Hoạt động2: Bài tập 2 (28 phút )
- Mục tiêu: Hs phân tích và đánh giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Đồ dùng dạy học: Thước kẻ, máy tính, bút chì, bút màu.
- Cách tiến hành:
*Thảo luận nhóm:
 Bước 1: HS dựa vào hình 18.1 hoặc Atlat địa lý Việt Nam, kiến thức đã học, hoàn thành các yêu cầu của bài tập 2
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức (mỗi nhóm trình bày 1 ý của bài tập 2).
Đáp án:
a. Ngành khai thác khoáng sản phát triển mạnh: than, sắt, apatit, chì, đồng, kẽm.
Do:
- Các loại khoáng sản này có trữ lượng khá lớn.
- Điều kiện khai thác thuận lợi.
- Nhu cầu phát triển kinh tế trong nước và xuất khẩu.
VD: - Than cung cấp cho nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.
- Thiếc dùng trong nước và xuất khẩu hàng nghìn tấn/năm.
- Apatit làm phân bón.
b. Ngành luyện kim đen của Thái Nguyên sử dụng nguyên liệu tại chỗ:
- Sắt Trại Cau (Thái Nguyên)
- Than mỡ (Phấn Mễ).
c. Xác định trên lược đồ hình 18.1
- Vùng mỏ than Quảng Ninh.
- Nhà máy nhiệt điện Uông Bí.
- Cảng Cửa Ông.
d. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa khai thác và tiêu thụ than:
Khai
thác
than
Tiêu thụ trong nước
- Sản xuất điện: các nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại...
- Dùng vào các việc khác...
Xuất khẩu (Nhật Bản, Trung Quốc, EU...)
3. Thực hành/luyện tập: 
*Trình bày 1 phút:
-Nêu những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
4. Vận dung:
*Thực hành với bản đồ: 
Tìm trên lược đồ tự nhiên của vùng những khoáng sản chính? Nơi phân bố của chúng?
TUẦN 11 – TIẾT 22
Ngày dạy: 7/11/2015
BÀI 20- VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: HS
- Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế-xã hội
- Trình bày đặc điểm dân cư-xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế-xã hội 
2. Kỹ năng:
Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ tự nhiên Đồng bằng sông Hồng, các biểu bảng trong bài.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Thu thập và xử lí thông tin
- Phân tích đánh giá ý nghĩa vị trí địa lí, thuận lợi và khó khăn với việc phát triển kinh tế-xã hội 
- Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm
- Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm trong nhóm
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Động não, thảo luận nhóm, các mảnh ghép
IV. PHƯƠNG TIỆN DAY HỌC:
1. Giáo viên: 
- Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Máy tính cá nhân.
2. Học sinh: sgk+vở ghi
V. TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
1. Khám phá:
 Vùng đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng trong phân công lao động cả nước. Đây là vùng có vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên và tài nguyên phong phú đa dạng, nguồn lao động dồi dào và mặt bằng dân trí cao, có thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế và là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
2. Kết nối:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ (10 phút )
- Mục tiêu: Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội
- Đồ dùng dạy học: Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng
- Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Học sinh làm việc cá nhân:
- Gọi một HS đọc tên các tỉnh, chỉ giới hạn của vùng và vị trí các đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ trên bản đồ.
- Nêu ý nghĩa KT - XH của vị trí địa lý vùng. GV cần phân biệt: Châu thổ sông Hồng có diện tích nhỏ hơn vùng Đồng bằng sông Hồng, do có vùng đất giáp với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và ranh giới phía Bắc vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng sông Hồng có thủ đô Hà Nội - đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm văn hoá, chính trị và khoa học công nghệ lớn của cả nước.
Chuyển ý: Hệ thống đê chạy dọc ven sông, ven biển và một mùa đông lạnh có mưa phùn, ẩm ướt là nét đặc sắc nhất của vùng.
I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
- Vùng có diện tích nhỏ.
- Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ.
- Có thủ đô Hà Nội.
- Vùng giao lưu thuận tiện với các vùng trong cả nước.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên(15 phút )
- Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế-xã hội
- Đồ dùng dạy học: Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng
- Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Thảo luận nhóm:
Bước 1:
Nhóm 1: Dựa vào các kiến thức đã học, tìm hiểu ý nghĩa của sông Hồng đối với việc phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư. Tầm quan trọng của hệ thống đê trong vùng.
Nhóm 2: Tìm trên lược đồ hình 20.1 hoặc Atlat địa lý Việt Nam, tên các loại đất và sự phân bố. Loại đất nào có tỷ lệ lớn nhất? Ý nghĩa của tài nguyên đất.
Nhóm 3: Tìm hiểu tài nguyên khí hậu, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên biển.
Gợi ý: 
* Tóm tắt ý nghĩa của sông Hồng.
- Bồi đắp phù sa.
- Mở rộng diện tích đất.
- Cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.
- Là đường giao thông quan trọng.
* Tầm quan trọng của hệ thống đê:
- Ngăn lũ lụt, bảo vệ tài sản, tính mạng cho nhân dân vùng đồng bằng.
- Hạn chế: Ngăn mất lượng phù sa vào đồng ruộng, hình thành các ô trũng.
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, GV chuẩn kiến thức.
*Động não:
GV hỏi:
- Tại sao đất được coi là tài nguyên quý nhất? (đất phù sa màu mỡ, quỹ đất hạn chế)
- Yêu cầu HS đọc lên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá có trong vùng.
Chuyển ý: Chúng ta tìm hiểu tiếp về dân cư, nguồn lao động của vùng
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Đồng bằng rộng thứ 2 cả nước.
- Đất phù sa màu mỡ thích hợp với thâm canh lúa nước.
- Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh tạo điều kiện thâm canh tăng vụ, trồng cây ôn đới, cận nhiệt.
- Tài nguyên khoáng sản: đá xây dựng có trữ lượng lớn, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên
- Tài nguyên biển và du lịch khá phong phú.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội ( 12 phút )
- Mục tiêu: Trình bày đặc điểm dân cư-xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế-xã hội 
- Đồ dùng dạy học: Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Các mảnh ghép:
Bước 1:
HS dựa vào hình 20.2 và kiến thức đã học:
- So sánh mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng với cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
- Cho biết dân cư tập trung đông đúc có thuận lợi, khó khăn gì với sự phát triển KT - Xã hội của vùng? Nêu cách khắc phục?
Bước 2:
HS trình bày, GV chuẩn kiến thức
Bước 1:
- HS quan sát bảng 20.1 nhận xét tình hình dân cư, xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng với cả nước.
- Dựa vào kênh chữ, tranh ảnh, hình 3.1 trang 11 SGK:
+ Cho biết kết cấu hạ tầng nông thôn của vùng có đặc điểm gì?
+ Trình bày một số nét về hệ thống đô thị của vùng (mật độ đô thị dày, một số đô thị hình thành từ lâu đời).
Bước 2:
HS trình bày, GV chuẩn kiến thức
III. Đặc điểm dân cư, xã hội
- Dân số đông, mật độ dân số cao nhất nước ® nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Trình độ dân trí cao.
- Khó khăn: Việc làm, sức ép lên tài nguyên môi trường... 
- Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất nước.
- Một số đô thị hình thành từ lâu đời: Hà Nội, Hải Phòng.
3. Thực hành/luyện tập:
*Trình bày 1 phút:
Điều kiện tự nhiên, dân cư của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi, khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế và xã hội?
4. Hướng dẫn học bài ở nhà:
*Thực hành với bản đồ:
- Giáo viên yêu cầu một học sinh lên xác định vị trí các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Gọi 1 hs lên bảng xác định các k/sản chính trên lược đồ tự nhiên của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
- Học và ghi nhớ kết luận sgk
- Làm bài tập 1 sgk.
TUẦN 12 – TIẾT 23
Ngày soạn: 4/11/2015
Ngày dạy: 9/11/2015
BÀI 21- VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- HS trình bày được tình hình phát triển kinh tế của vùng.
- HS nêu được các trung tâm kinh tế lớn
- HS nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2. Kỹ năng:
- Biết kết hợp kênh chữ, kênh hình để giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng.
- Biết phân tích lược đồ, bản đồ, biểu bảng; xác lập các mối liên hệ địa lý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng.
2. Học sinh: sgk+vở ghi
III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, vấn đáp, nhóm
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
*Khởi động/mở bài (2 phút)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Cách tiến hành: Gv mở bài theo sgk
*Hoạt động 1: Tìm hiểu công nghiệp ( 12 phút )
- Mục tiêu: HS trình bày được tình hình phát triển kinh tế của vùng.
- Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Cách tiến hành:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- GV giới thiệu: Công nghiệp vùng ĐBSH phát triển sớm nhất Việt Nam và đang phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
- HS căn cứ vào H21.1, nhận xét sự chuyển biến về tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Dựa vào hình 21.2 hoặc Atlat địa lý Việt Nam, kênh chữ trong SGK:
? Cho biết phần lớn giá trị CN tập trung ở đâu.
? ĐBSH có những ngành công nghiệp trọng điểm nào? Phân bố ở đâu.
? Kể tên các sản phẩm quan trọng của vùng.
- HS trình bày và chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.
IV. Tình hình phát triển kinh tế.
1. Công nghiệp:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, chiếm 21% GDP công nghiệp cả nước.
Phần lớn giá trị sx công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng
- Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh trong cơ cấu GDP của vùng.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm: Chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí. 
*Hoạt động 2: Tìm hiểu nông nghiệp (15 phút )
- Mục tiêu: HS trình bày được tình hình phát triển kinh tế của vùng.
- Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng
- Cách tiến hành:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
*Thảo luận nhóm:
-HS dựa vào bảng 21.1, hình 21.2 hoặc Atlat địa lý Việt Nam, kênh chữ và kiến thức đã học, thảo luận theo câu hỏi:
- Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm gì? (diện tích, năng suất, sản lượng). Vì sao có vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước? (Trình độ thâm canh cao, cơ sở hạ tầng tốt, nhu cầu dân số đông).
- Vì sao vùng trồng được cây ưa lạnh?
- Nêu lợi ích của việc đưa vụ đông thành vụ chính sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng.
- Ngoài trồng trọt, vùng còn phát triển mạnh nghề gì? Vì sao?
- HS trình bày và chỉ bản đồ. GV chuẩn kiến thức.
- GV nêu về các ngành khác và hạn chế của vùng:
Dư thừa lao động, sản xuất lượng thực còn khó khăn do thời tiết kém ổn định, dân số đông.
2. Nông nghiệp
- Đứng thứ hai cả nước về diện tích, sản lượng lương thực.
- Năng suất lúa cao nhất nước, nhờ trình độ thâm canh cao, cơ sở hạ tầng toàn diện.
- Vụ đông với nhiều cây ưa lạnh đã trở thành vụ chính.
- Chăn nuôi gia súc (đặc biệt nuôi lợn) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả nước.
- Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản được chú ý phát triển
*Hoạt động 3: Tìm hiểu dịch vụ và các trung tâm kinh tế (12 phút )
- Mục tiêu: 
- HS trình bày được tình hình phát triển kinh tế của vùng.
- Hs nêu được các trung tâm kinh tế lớn
- Hs nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Nhóm 1: Tìm hiểu ngành giao thông, vị trí và ý nghĩa kinh tế xã hội của cảng Hải Phòng, sân bay Nội Bài.
- Nhóm 2: Tìm hiểu ngành dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác.
- HS trình bày và chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.
- HS tìm trên lược đồ hình 21.2:
+ Hai trung tâm kinh tế lớn nhất.
+ Vị trí các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- HS trình bày và chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.
3. Dịch vụ:
- Giao thông phát triển sôi động, tạo nhiều điều kiện phát triển du lịch.
- Hà Nội, Hải Phòng là hai đầu mối giao thông quan trọng, hai trung tâm du lịch lớn.
- Ngành du lịch được chú ý phát triển.
- Bưu chính viễn thông phát triển mạnh.
 V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:
- Hai trung tâm kinh tế lớn nhất là Hà Nội và Hải Phòng.
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả hai vùng: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
*Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà:
- Hs đọc kết luận sgk
1. Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng.
2. Nêu những thuận lợi, khó khăn đối với việc sản xuất lương thực của vùng.
3. Ngành du lịch có điều kiện thuận lợi để phát triển như thế nào?
- HS chuẩn bị thước kẻ, bút chì, ... để tiết sau thực hành.
- Giờ sau thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người
TUẦN 12 – TIẾT 24
Ngày dạy: 14/11/2015
BÀI 22- THỰC HÀNH:
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về Đồng bằng sông Hồng - Một vùng đất chật, người đông mà giải pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng suất.
- Hs mô tả về các giải pháp phát triển bền vững cho vùng.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ đường trên cơ sở bảng số liệu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thước kẻ, máy tính
2. Học sinh: Thước kẻ, máy tính, bút chì, bút màu 
III. PHƯƠNG PHÁP: thực hành, vấn đáp
 IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
*Khởi động/mở bài (2 phút)
- Mục tiêu: Hs nắm được y/c của bài thực hành
- Đồ dùng dạy học: không
- Cách tiến hành: GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành
*Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập số 1 (20 phút)
- Mục tiêu: HS biết vẽ biểu đồ đường
- Đồ dùng dạy học: Thước kẻ, máy tính
- Cách tiến hành:
 Bài tập số 1 
Bước 1: GV hướng dẫn cách vẽ biểu đồ:
- Vẽ trục toạ độ: trục đứng thể hiện %, trục ngang thể hiện thời gian (năm).
- Ghi đại lượng ở đầu mỗi trục và chia khoảng cách trên các trục sao cho đúng.
- Hướng dẫn vẽ từng đường tương ứng với sự biến đổi dân số, sản lượng lương thực bình quân và bình quân lương thực theo đầu người. Mỗi đường có ký hiệu (hoặc màu sắc) riêng.
- Ghi tên biểu đồ.
Bước 2: HS tự vẽ biểu đồ vào vở, GV gọi một HS (khá) lên vẽ biểu đồ trên bảng.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập số 2 ( 17 phút )
- Mục tiêu:
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về Đồng bằng sông Hồng - Một vùng đất chật, người đông mà giải pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng suất.
- Hs mô tả về các giải pháp phát triển bền vững cho vùng.
- Đồ dùng dạy học: không
- Cách tiến hành:
 Bài tập số 2
Bước 1: HS trả lời các câu hỏi của bài tập 2
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức.
Đáp án:
a. Nhận xét:
- Dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng lên.
- Sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh hơn dân số.
b. Giải thích:
- Sản lượng lương thực tăng nhanh, do: đẩy mạnh thuỷ lợi, cơ khí hoá nông nghiệp, chọn giống có năng suất cao, có thuốc bảo vệ thực vật, chú ý phát triển công nghiệp chế biến, tăng vụ, đưa vụ đông thành vụ chính, chú ý phát triển ngô trên diện rộng năng suất cao.
- Dân số tăng chậm do thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá gia đình.
- Bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh, do sản lượng lương thực tăng nhanh, dân số tăng chậm.
*Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà:
- Gv nhận xét giờ học
- Cho điểm hs làm tốt
- Hoàn thành tiếp công việc chưa xong
- Đọc trước Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
TIẾT 25. BÀI 23 - VÙNG BẮC TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
-HS nhận biết vị trí địa lí,giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội.
-HS trình bày được đặc điểm tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội
-HS trình bày đặc điểm dân cư,xã hội và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội của vùng.
2. Kĩ năng: Biết đọc lược đồ, bản đồ, biểu đồ, phân tích bảng số liệu, sưu tầm tài liệu.
3.Thái độ: Có ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hoá TG và phòng chống thiên tai.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
-Thu thập và xử lí thông tin,phân tích
-Đảm nhận trách nhiệm,ứng phó
-Giao tiếp,trình bày suy nghĩ/ý tưởng,lắng nghe/phản hồi tích cực và hoạt động nhóm
-Thể hiện sự tự tin
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC:	
Bản đồ tư duy,cá nhân,nhóm,suy nghĩ-cặp đôi-chia sẻ,hỏi-đáp
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- Bản đồ tự nhiên Bắc Trung Bộ.
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
2. Học sinh: n/c trước bài mới
V.TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
 1. Khám phá:
Bản đồ tư duy:
-GV y/c hs sử dụng bản đồ tư duy để trình bày những hiểu biết của bản thân về vùng bắc trung bộ
-GV gắn hiểu biết của học sinh vào bài mới
2. Kết nối:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ(11 phút )
-Mục tiêu: -HS nhận biết vị trí địa lí,giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội.
-Đồ dùng dạy học: -Bản đồ tự nhiên Bắc Trung Bộ.
 - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
-Cách tiến hành:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HS làm việc cá nhân:
Bước 1: HS sựa vào hình 23.1 hoặc Atlat địa lý Việt Nam, kênh chữ kết hợp vốn hiểu biết:
- Xác định vị trí và giới hạn vùng Bắc Trung Bộ.
- Ý nghĩa của vị trí địa lý vùng Bắc Trung Bộ
Bước 2: HS phát biểu (kết hợp chỉ bản đồ), GV chuẩn xác kiến thức.
Chuyển ý : Vị trí địa lý của vùng có ý nghĩa rất quan trọng. Còn điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có nét gì nổi bật? Có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội.
I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
-Lãnh thổ kéo dài,hẹp ngang
- Cầu nối giữa Bắc - Nam
- Cửa ngõ hành lang đông - tây của tiểu vùng sông Mê Kông.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên(17 phút )
-Mục tiêu: -HS trình bày được đặc điểm tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội
-Đồ dùng dạy học: -Bản đồ tự nhiên Bắc Trung Bộ
-Cách tiến hành:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Thảo luận nhóm:
Bước 1: HS dựa vào hình 23.1; 23.2 hoặc Atlat, tranh ảnh kết hợp với kiến thức đã học:
CH:Cho biết dãy núi Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng gì đến khí hậu Bắc Trung Bộ?
CH:So sánh tiềm năng tài nguyên rừng, khoáng sản ở phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn.
CH:Từ Tây sang Đông, địa hình của vùng có sự khác nhau như thế nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế?
CH:Nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ.
CH:Tự nhiên có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội vùng? Những giải pháp
- GV:(phân tích)
+ Dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với hai hướng gió chính của hai mùa. Mùa 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_17_Vung_Trung_du_va_mien_nui_Bac_Bo.doc