Giáo án Địa lý 11 - Bài 10: Cộng hoà nhân dân trung hoa - Tiết 3 - Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc (TQ) qua tăng trưởng: GDP, sản phẩm nông nghiệp và ngoại thương.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng tính toán

- Kĩ năng so sánh, phân tích bảng số liệu

- Kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu xuất - nhập khẩu

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 13484Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 11 - Bài 10: Cộng hoà nhân dân trung hoa - Tiết 3 - Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 2
Bài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA
Tiết 3 - THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ
TRUNG QUỐC
Lớp giảng dạy:	 11B2	Phòng: 11B2
Ngày giảng:	 Tiết 2 – Thứ 6 – Ngày 06/03/2015
GVHD:	 Cô giáo Huỳnh Thị Thúy Phượng
SVTT giảng dạy: Trần Công Hải
	-----------------------------------
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc (TQ) qua tăng trưởng: GDP, sản phẩm nông nghiệp và ngoại thương.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tính toán
- Kĩ năng so sánh, phân tích bảng số liệu
- Kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu xuất - nhập khẩu
3. Thái độ
- Rèn luyện thái độ thực hành nghiêm túc, tích cực.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Tự tin
- Hợp tác, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ 
- Tìm kiếm và xử lý thông tin
- Quản lý thời gian
b. Năng lực riêng
- Năng lực tư duy: xử lí số liệu, phân tích nhận xét
II. CHUẨN BỊ
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại gợi mở, động não, thảo luận, thuyết trình tích cực
2. Phương tiện dạy học
- Máy tính
- Một số tư liệu về những thành tựu về kinh tế của Trung Quốc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Câu 1. Hãy nêu những chính sách và thành tựu, sự phân bố nông nghiệp của Trung Quốc?
3. Bài mới (35 phút)
Khám phá (1p)
Đường lối đổi mới, phát triển kinh tế đúng đắn từ sau năm 1978 đã mang lại cho Trung Quốc nhiều thay đổi to lớn. Từ một nước đang phát triển lạc hậu đã vươn lên trở thành một trong 3 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới cùng với Hoa Kì và Nhật Bản. Sự thay đổi nền kinh tế Trung Quốc thể hiện qua sự tăng trưởng giá trị GDP, tăng trưởng sản lượng nông nghiệp, ... Điều này được chứng minh qua các số liệu cụ thể như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.
Nội dung bài mới (34p)
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
2p
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu bài thực hành
 Hình thức: Cá nhân/ Cả lớp
- GV cho học sinh đọc nội dung bài thực hành.
CH: Dựa vào nội dung SGK trang 96 và 97, em hãy xác định yêu cầu bài thực hành?
HS trả lời
GV chuẩn xác:
+Bài tập 1: Dựa vào bảng số liệu 10.2, tính tỷ trọng GDP của TQ so với thế giới và nhận xét.
+ Bài tập 2: Dựa vào bảng số liệu 10.3, nhận xét chung về sản lượng một số nông sản của TQ.
+ Bài tập 3: Dựa vào bảng số liệu 10.4, vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu và nhận xét sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu của TQ.
I. Yêu cầu của bài thực hành
- Tính tỷ trọng GDP của TQ so với thế giới và nhận xét.
- Nhận xét chung về sản lượng một số nông sản của TQ
- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu và nhận xét sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu của TQ.
8p
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế qua GDP
Hình thức: Cá nhân/ Cả lớp
Bước 1: Tính tỷ trọng GDP của TQ so với thế giới
- GV yêu cầu HS đọc bài 1 và trả lời câu hỏi:
CH: Dựa vào bảng 10.2, em hãy nêu cách tính tỉ trọng GDP của TQ so với thế giới?
- GV bổ sung và kết luận về công thức tính và đơn vị tính:
+ Muốn tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới thì tính theo công thức sau:
TGDP (TQ)
TGDP (TG)
x 100
 GDP(TQ) = 
Đơn vị: %
- GV yêu cầu HS tính vào vở trong vòng 30 giây và gọi hs đọc kết quả.
Bước 2: Nhận xét
- GV hướng dẫn HS cách nhận xét:
Đối với bảng số liệu chưa xử lí: 
. Xu hướng thay đổi GDPTQ tăng hay giảm, tăng bao nhiêu tỉ USD? 
. So với tốc độ tăng GDPTG thì tăng nhanh hay tăng chậm? (bao nhiêu lần, lấy số liệu chứng minh) 
Đối với bảng số liệu đã xử lí: 
. Giá trị đóng góp GDPTQ vào GDPTG tăng hay giảm?
. Liên tục hay không liên tục?
Đánh giá về vai trò của nền kinh tế TQ trong nền kinh tế thế giới
CH: Dựa vào bảng 10.2 kết hợp với những gợi ý trên, em hãy nhận xét tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới?
HS nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn xác:
Sự phát triển của nền KT TQ sau cải cách đổi mới năm 1978 đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế thế giới. Cụ thể, từ năm 1985 – 2004: 
- GDP của TQ tăng nhanh hơn so với tăng trưởng GDP của toàn thế giới (TQ tăng 6,9 lần; TG tăng 3,3 lần)
- Tỉ trọng GDP của TQ đóng góp vào GDP của thế giới liên tục tăng: Từ 1,93% lên 4,03%.
à TQ ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Chuyển ý: Nhờ thuận lợi về điều kiện tự nhiên, có những chính sách nông nghiệp hợp lí nên Trung Quốc đã sản xuất ra nhiều loại nông sản đứng đầu thế giới. Vậy để xem đó là những loại nông sản gì,sản lượng của chúng thay đổi như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu sang mục 2.
II. Sự thay đổi của nền kinh tế qua GDP
1. Tính tỉ trọng GDP của TQ so với thế giới
- Tỉ trọng GDP của TQ so với TG
TGDP (TQ)
TGDP (TG)
x 100
+ Công thức:
 = 
+ Đơn vị tính: %
- Bảng số liệu: 
Tỉ trọng GDP của TQ so với TG (%)
Năm
1985
1995
2004
Trung Quốc
1,93
2,38
4,03
Thế giới
100
100
100
2. Nhận xét
Từ năm 1985 – 2004: 
- GDP của TQ tăng nhanh hơn so với tăng trưởng GDP của toàn thế giới (TQ tăng 6,9 lần; TG tăng 3,3 lần)
- Tỉ trọng GDP của TQ đóng góp vào GDP của thế giới liên tục tăng: Từ 1,93% lên 4,03%.
à TQ ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
10p
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thay đổi trong sản lượng nông nghiệp
Bước 1: Xử lý số liệu
- GV yêu cầu HS đọc bài 2 và trả lời câu hỏi:
CH: Em hãy nêu hướng nhận xét bảng số liệu 10.3? 
- HS trả lời.
- GV kết luận và hướng dẫn HS xử lí bảng số liệu:
Tính mức tăng tuyệt đối: 
Tuyệt đối = sản lượng năm 1995 – sản lượng năm 1985)
VD: Sản lượng bông năm 1995 so với 1985 = 4,7 – 4,1 = 0,6 (tr. tấn)
Tính mức tăng tương đối:
Tương đối = sản lượng năm 2004/sản lượng năm 1995x100
VD: sản lượng bông năm 2004 so với 1995 = 
- Vì không đủ thời gian nên GV cho HS xử lí số liệu theo cách 1, cách 2 về nhà làm.
- GV chia lớp 2 nhóm: 
+ Nhóm 1: tính sản lượng NS lương thực, bông, lạc, mía.
+ Nhóm 2: tính sản lượng thịt lợn, thịt bò, thịt cừu.
* GV lưu ý với HS: Cả hai nhóm nếu sản lượng tăng: Ghi “+” ở trước, sản lượng giảm: Ghi “-”
- GV kết luận, đưa ra bảng thông tin phản hồi.
Bước 2: Nhận xét
- GV hướng dẫn HS nhận xét: 
Nhận xét chung: Nhìn chung, sản lượng các NS của TQ từ năm 1985 – 2004 tăng (hay giảm), có liên tục hay không ?
Cụ thể:
. Nông sản tăng nhanh nhất, thứ 2, thứ 3: Tăng ? %, với ? triệu tấn (lấy số liệu chứng minh)
. Nông sản nào tăng chậm nhất: Tăng? % (lấy số liệu chứng minh)
. Nông sản nào tăng không liên tục? Năm nào?
. Những nông sản đứng đầu thế giới ? 
CH: Dựa vào bảng số liệu kết hợp với gợi ý trên, em hãy nhận xét sản lượng một số nông sản Trung Quốc?
- HS nhận xét và phát biểu.
- GV chuẩn xác và kết luận
CH: Vì sao TQ có nhiều nông sản đứng đầu thế giới?
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất đai màu mỡ trên những đồng bằng lớn, nước dồi dào, khí hậu ôn hòa và đa dạng ở miền Đông, miền Tây có các đồng cỏ trên cao nguyên rộng lớn)
+ Các chiến lược phát triển NN:
Giao đất cho người dân; Phát triển giao thông, thủy lợi, điện; Áp dụng KHKT – CN vào sản xuất NN; Miễn thuế NN
- GV nhận xét, cho điểm cộng khuyến khích
- GV bổ sung và mở rộng 
+ Ngành trồng trọt của TQ có sản lượng từ năm 1985, còn ngành chăn nuôi mới có từ năm 1995 nói lên: Đây là ngành NN truyền thống của TQ. 
+ Tuy nhiên, sản lượng trong chăn nuôi tăng nhanh, chứng tỏ chăn nuôi đang được chú trọng. Đây là xu hướng phát triển chung của NN các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Chuyển ý: Chúng ta đã tìm hiểu được sự thay đổi giá trị GDP cũng như sản lượng lượng nông nghiệp. Vậy trong cơ cấu xuất – nhập khẩu, nó thay đổi ra sao, xuất siêu hay nhập siêu, chúng ta sẽ tìm hiểu sang mục cuối cùng.
II. Sự thay đổi trong sản lượng nông nghiệp 
Xử lí số liệu
(Phụ lục 1)
2. Nhận xét
- Nhìn chung sản lượng nông sản đều tăng nhưng không liên tục qua các năm và tốc độ tăng các nông sản là khác nhau: 
- Cụ thể:
. Nông sản tăng nhanh nhất: Thịt cừu (tăng 222,2% với 2,2 triệu tấn)
. Nông sản tăng chậm nhất: Lương thực (124,3 với 82,7 triệu tấn)
. Nông sản tăng không liên tục: Lương thực, bông, mía (năm 2000 giảm nhẹ), lạc (năm 2004 giảm)
- Nông sản có sản lượng đứng thứ nhất thế giới: Lương thực, bông, thịt lợn.
14p
Hoạt động 4: Tìm hiểu thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu
Bước 1: Vẽ biểu đồ
- GV yêu cầu HS đọc bài 3 và trả lời câu hỏi:
CH: Với bảng số liệu này chúng ta có thể vẽ được những loại biểu đồ nào? 
- HS trả lời.
- GV giải thích và kết luận: 
+ Biểu đồ tròn
+ Biểu đồ miền
+ Biểu đồ cột chồng
+ Biểu đồ ô vuông
CH: Trong những loại biểu đồ đó, biểu đồ nào là thích hợp nhất?Tại sao?
HS trả lời
GV chuẩn kiến thức
- Biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ hình tròn có bán kính bằng nhau. Vì thể hiện sự thay đổi cơ cấu trong thời gian 3 năm.
- Miền: thể hiện cơ cấu các đối tượng từ 4 năm trở lên
- Cột chồng: tương tự miền
- Ô vuông: vẽ tốn nhiều thời gian, không khoa học
CH: Dựa vào hiểu biết bản thân, hãy cho biết khi vẽ biểu đồ tròn cần có những yêu cầu gì?
HS trả lời
GV chuẩn kiến thức:
- Lấy kim chỉ 12h làm gốc, vẽ theo chiều kim đồng hồ, các em phải chú ý kích thước, bán kính hình tròn.
- Tâm của hình tròn nằm trên một đường thẳng.
- Có tên biểu đồ, bảng chú giải, ghi giá trị lên biểu đồ.
 GV cho lớp vẽ biểu đồ trong vòng 3 phút, lấy 3 bạn làm nhanh nhất để chấm cho điểm.
 GV chiếu biểu đồ đã chuẩn bị yêu cầu HS quan sát.
Bước 2: Nhận xét
- GV hướng dẫn HS cách nhận xét:
+ Xu hướng thay đổi tỉ trọng xuất khẩu, nhập khẩu: 
. Tăng hay giảm? Liên tục hay không liên tục?
. Tỉ trọng XK?
. Tỉ trọng NK?
+ Cán cân thương mại (xuất nhập khẩu): 
. Thời kì nào nhập siêu ?
. Thời kì nào xuất siêu ?
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành biểu đồ và nhận xét.
III. Thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu
1. Vẽ biểu đồ
(Phụ lục 2)
2. Nhận xét
Từ năm 1985 – 2004: Cán cân thương mại của TQ có chuyển biến tích cực: 
- Tỉ trọng xuất khẩu có xu hướng tăng (có giảm nhẹ vào năm 1995) (số liệu chứng minh)
- Tỉ trọng nhập khẩu có xu hướng giảm. (số liệu chứng minh)
- Năm 1985: Tỉ trọng nhập khẩu lớn hơn so với xuất khẩu (nhập siêu). Từ 1995 – 2004: Tỉ trọng xuất khẩu lớn nhập khẩu (xuất siêu) (số liệu chứng minh)
IV. Củng cố (4 phút)
Qua bài thực hành hôm nay các em cần nắm được các kỹ năng sau:
- Kỹ năng tính toán, xử lý bảng số liệu
- Kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu
- Kỹ năng phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu
V. Hoạt động tiếp nối (1 phút)
- Hoàn thiện bài thực hành ở nhà.
- Hoàn thành vở bài tập và bài thực hành Địa lý 11.
- Chuẩn bị bài 11. Khu vực ĐNA (tiết 1).
VI. Bài học kinh nghiệm
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: SỰ THAY ĐỔI SẢN LƯỢNG NÔNG SẢN QUA CÁC NĂM
	 	 	 (Tăng: +; Giảm: -)
Nông sản
Sản lượng năm 1995 so với năm 1985
 (triệu tấn)
Sản lượng năm 2000 so với năm 1995
 (triệu tấn)
Sản lượng năm 2004 so với năm 2000
 (triệu tấn)
Sản lượng năm 2004 so với năm 1995 (%)
Lương thực
+ 78,8
- 11,3
+15,3
101
Bông
+ 0,6
- 0,3
+ 1,3
121
Lạc
+ 3,6
+ 4,2
- 0,1
140
Mía
+ 11,5
- 0,9
+ 23,9
133
Thịt lợn
-
+ 8,7
+ 6,7
149
Thịt bò
-
+ 1,8
+ 1,4
191
Thịt cừu
-
+ 0,9
+ 1,3
222
PHỤ LỤC 2
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC 
QUA CÁC NĂM
Năm 1985
Năm 1995
Năm 2004
Nhập khẩu
Xuất khẩu
	Huế, ngày 02 tháng 03 năm 2015
	GVHD GIẢNG DẠY	SINH VIÊN THỰC TẬP
	Cô giáo Huỳnh Thị Thúy Phượng	Trần Công Hải

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_11_Khu_vuc_Dong_Nam_A.doc