Giáo án Địa lý 11 - Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiếp theo) - Tiết 2: Kinh tế

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hóa đất nước.

- Nắm được một số diễn biến chính trong các giai đoạn phát triển kinh tế của Trung Quốc, một vài đặc điểm tiêu biểu của các giai đoạn.

2. Kĩ năng:

Nhận xét, phân tích tư liệu, bảng số liệu, lược đồ, bản đồ để có thể hiểu được sơ lược về các giai đoạn phát triển kinh tế của Trung Quốc.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 11 - Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiếp theo) - Tiết 2: Kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 11.
Giáo án 1:
Ngày soạn: 5/9/2012
Ngày giảng: 9/9/2012
 Tiết 25 Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
(tiếp theo)
Tiết 2: KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hóa đất nước.
- Nắm được một số diễn biến chính trong các giai đoạn phát triển kinh tế của Trung Quốc, một vài đặc điểm tiêu biểu của các giai đoạn.
2. Kĩ năng:
Nhận xét, phân tích tư liệu, bảng số liệu, lược đồ, bản đồ để có thể hiểu được sơ lược về các giai đoạn phát triển kinh tế của Trung Quốc.
3. Thái độ:
Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
II. Phương pháp, phương tiện.
1. Phương pháp:
- Phương pháp bản đồ
- Phương pháp giảng giải
- Phương pháp đàm thoại
- Hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bảng số liệu, bản đồ, lược đồ.
2. Phương tiện.
- Bản đồ địa lí tự nhiên Trung Quốc 
- Bản đồ kinh tế chung Trung Quốc trong đó có lược đồ các trung tâm Công Nghiệp của Trung Quốc
- Bản đồ phân bố sản xuất Nông Nghiệp của Trung Quốc
- Một số hình ảnh, tư liệu về hoạt động Kinh Tế của Trung Quốc
- Bảng số liệu trong SGK.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
- So sánh đặc điểm tự nhiên của Miền Đông và Miền Tây Trung Quốc?
- Chính sách dân số đã tác động tới gia tăng dân số Trung Quốc như thế nào?
3. Bài mới
Định hướng vào bài: Thế giới đang chứng kiến những bước đi đầy mạnh mẽ và vững vàng của Trung Quốc. Vì sao Trung Quốc lại có những thành công lớn trong lĩnh vực kinh tế như vậy? Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có bước phát triển như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
Thời gian
Hoạt động của GV – HS
Nội dung chính
7’
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát nền kinh tế Trung Quốc.
? GV: Dựa vào kiến thức đã học ở bài trước em hãy cho biết Trung Quốc có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển kinh tế?
- HS trả lời
- GV: Vẽ sơ đồ phát triển lịch sử phát triển của Trung Quốc:
 1 – 10 
 SCN	 1949 1978	nay
+ Lịch sử Trung Hoa kéo dài hàng nghìn năm. Năm 1949, nước CHND Trung Hoa thành lập và tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội.
Mặc dù với điều kiện tự nhiên và dân cư thuận lợi, nhưng trong giai đoạn 1949 – 1978, Trung Quốc đã không thành công trong phát triển kinh tế. Không những thế, các cuộc “Đại Nhảy Vọt”, “Cách Mạng Văn Hóa” còn gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế.
+ Từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc thay đổi đường lối phát triển, giữ ổn định xã hội, khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước, tiến hành hiện đại hóa đất nước. Nhờ vậy, hiện nay Trung Quốc đã có những thành công được thế giới ghi nhận.
Ở Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa muộn hơn 1986.
? GV: Cả lớp đọc mục I trong SGK trang 91 và cho cô biết: sau cải cách kinh tế Trung Quốc có những thay đổi gì? 
+ Tốc độ tăng GDP, quy mô GDP
+ Cơ cấu kinh tế 
+ Mức sống của người dân.
- HS: Dựa vào SGK để trả lời câu hỏi.
- GV: chuẩn kiến thức 
Nhưng đến năm 2010 Trung Quốc đã vượt Nhật Bản vươn lên trở thành cường quốc đứng thứ 2 về kinh tế 
- GDP/người 2011 là 3744 USD. Tăng gấp 13,6 lần so với năm 1985
Chuyển ý: Trung Quốc đang thực hiện bước đi chiến lược thứ 3 (từ 2000 – giữa TK XXI), hoàn thành cơ bản về công cuộc hiện đại hóa Nông Nghiệp và Công Nghiệp. Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta sẽ chuyển sang mục II.
- GV: Mục tiêu hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế Trung Quốc chính là sự phát triển Công Nghiệp nhằm sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu cho >1,3 tỷ dân và xuất khẩu.
? Vậy em hãy cho biết Trung Quốc có tiềm năng gì để phát triển Công Nghiệp?
- GV: Trung Quốc có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp:
+ Giàu tài nguyên khoáng sản
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi
+ nguồn lao động hết sức dồi dào
Hoạt động 2: Tìm hiểu về công nghiệp.
? GV: Dựa vào nội dung SGK trang 92 em hãy cho biết Trung Quốc đã thực hiện chiến lược gì để phát triển công nghiệp?
- HS: Trả lời
- GV: Chuẩn kiến thức 
+ Trước đó Trung Quốc thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy: là nền kinh tế chịu sự quản lí của nhà nước
+ Kinh tế thị trường: mở cửa giao lưu với bên ngoài, thành lập nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp do cá nhân, tập thể quản lí.
VD: Cho các công ty, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu kinh tế, khu chế xuất. FDI 2004: 60,6 tỉ USD (đứng đầu thế giới)
? Trung Quốc có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim và sản xuất hàng tiêu dùng?
- HS: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời
- GV: Chuẩn kiến thức
Nguyên nhân:
+ Giàu tài nguyên khoáng sản
+ Lao động dồi dào
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn
+ Có những chính sách đúng đắn
? Dựa vào bảng 10.1, nhận xét sự tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngành kinh tế của Trung Quốc.
- HS: Dựa vào bảng 10.1, để trả lời
- GV: Chuẩn kiến thức
+ Tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp 2004, so với 1984:
. Điện có sản lượng tăng 706,4%
. Sản lượng than tăng 170%
. Sản lượng thép tăng 580,4%
. Sản lượng xi măng tăng 664,4%
. Sản lượng phân đạm tăng 216,2%
VD: 20/10/2003 phóng thành công tàu vũ trụ “Thần Châu V”. 
Hằng Nga được phóng vào 10/2007
? Dựa vào hình 10.8, nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sự phân bố này?
- HS: Trả lời
- GV: Chia lớp ra làm 3 nhóm. Nghiên cứu hình 10.8 và hoàn thành bảng sau:
STT
Ngành sản xuất
Phân bố
1
Luyện kim đen
Cáp Nhĩ Tân, Thượng Hải, Nam Kinh,...
2
Luyện kim màu
3
....
+ Nhóm 1: hoàn thành ý 2,3,4
+ Nhóm 2: hoàn thành ý 5,6,7
+ Nhóm 1: hoàn thành ý 8,9,10
- GV: Chuẩn kiến thức
? Phân tích các điều tác động tới sự phân bố? 
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi
+ Giao thông thuận lợi
+ Nguôn lao động dồi dào, chất lượng lao động cao
+ Lịch sử phát triển lâu đời...
Chuyển ý: Với dân số trên 1,3 tỉ người, việc phát triển nông nghiệp đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm là hết sức quan trọng. Vậy để tìm hiểu về nông nghiệp Trung Quốc, chúng ta chuyển sang mục 2.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nông nghiệp
VD: Trung Quốc cos100 triệu ha đất canh tác, chiếm 7% toàn thế giới, nhưng phải nuôi số dân gần bằng 20% dân số toàn cầu
? GV: Trung Quốc đã có chính sách gì để phát triển nông nghiệp?
- HS: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời
- GV: chuẩn kiến thức 
VD: Lương thực, bông, thịt lớn... Trồng trọt chiếm ưu thế hơn chăn nuôi. Lương thực là cây chiếm vị trí quan trọng nhất. Nhưng bình quân lương thực đầu người vẫn thấp do dân số đông.
? Dựa vào hình 10.9 và kiến thưc đã học, nhận xét sự phân bố cây lương thực, cây công nghiệp và một số gia súc của Trung Quốc. Vì sao có sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa Miền Đông và Miền Tây?
- HS: Trả lời
- GV: Chuẩn kiến thức
+ Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng nhiều: lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường
+ Đồng bằng trồng nhiều: Lúa gạo, mía, chè, lạc, bông
Nguyên nhân của sự khác biệt:
+ Miền Đông có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ, lượng mưa đồi dào. Vùng ven biển phát triển đánh bắt thủy hải sản.
+ Miền Tây địa hình chủ yếu là núi cao, cao nguyên, bồn địa, hoang mạc, mưa ít.
Chuyển ý: Việt Nam – Trung Quốc có mối quan hệ láng giềng gắn bó lâu dài. Hiện nay quan hệ 2 nước có đặc điểm gì? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu ở phần III.
Hoạt động 4: Tìm hiểu quan hệ Trung Quốc – Việt Nam.
I. Khái quát
 Sau cuộc cải cách kinh tế Trung Quốc phát triển ổn định.
- Tốc độ tăng GDP cao nhất thế giới 8%
- Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực: Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III
- Quy mô GDP 1649,3 tỉ USD (2004), đứng thứ 7 trên thế giới, GDP của Trung Quốc vào năm 2011 là 7260 tỉ USD.
- Giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới.
- Mức sống của người dân được nâng cao GDP/người: 1269 USD (2004). GDP/người 2011 là 3744 USD
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Công nghiệp
a, Chiến lược phát triển công nghiệp
- Chuyển từ “kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”
- Thực hiện chính sách mở
+ Tăng cường giao lưu với thị trường thế giới
+ Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài
- Trang thiết bị được hiện đại hóa, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ.
- Chủ động đầu tư có trọng điểm.
- Từ 1994 Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
b, Thành tựu
- Sản lượng tăng nhanh, đứng đầu thế giới về nhiều ngành: than, thép, xi măng
- Cơ cấu ngành đa dạng: Luyện kim, hóa chất, điện tử - tin học
- Phát triển các ngành công nghiệp có kĩ thuật cao và cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động giúp Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ
 c, Sự phân bố công nghiệp
- Chủ yếu tập trung ở Miền Đông
+ Các trung tâm công nghiệp lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh
+ Cơ cấu ngành đa dạng
- Miền Tây: Các trung tâm công nghiệp thưa thớt
2. Nông nghiệp
Nông nghiệp Trung Quốc chịu sức ép lớn
a, Chiến lược phát triển nông nghiệp
- Giao quyền sử dụng đất cho nông dân
- Xây dựng hệ thống đường giao thông, hệ thống thủy lợi
- Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất
- Miễn thuế nông nghiệp
b, Thành tựu
- Nông nghiệp có năng suất cao.
- Sản lượng một số nông sản có giá trị lớn, chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới 
c, Phân bố
- Chủ yếu ở Miền Đông, ở đây có nhiều vùng nông nghiệp trù phú. Cơ cấu ngành đa dạng: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt hải sản
- Miền Tây chủ yếu chăn nuôi gia súc lớn: cừu, lạc đà 
III. Mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam.
- Trung Quốc – Việt Nam có quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển.
- Với phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
- Kim ngạch thương mại song phương tăng nhanh đạt 8739,9 tỉ USD (2005)
4. Củng cố đánh giá
- Những đặc điểm khái quát về kinh tế Trung Quốc.
- Đặc điểm ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp của Trung Quốc
- Mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam.
5. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài thực hành
- Sưu tầm tài liệu về kinh tế Trung Quốc.
6. Phụ lục : Sự phân bố các ngành sản xuất công nghiệp
STT
Ngành sản xuất
Các trung tâm chính
1
Luyện kim đen
Cáp Nhĩ Tân, Thượng Hải, Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh
2
Luyện kim màu
Thẩm Dương, Côn Minh, Lan Châu
3
Điện tử viễn thông
Thẩm Dương, Hồng Công, Quảng Châu, Vũ Hán, Trùng Khánh
4
Cơ khí
Cáp Nhĩ Tân, Bắc Kinh, Hồng Kông, Quảng Châu
5
Chế tạo máy bay
Thẩm Dương, Thượng Hải, Trùng Khánh
6
Sản xuất ô tô
Bắc Kinh, Nam Kinh, Trùng Khánh
7
Đóng tàu
Thượng Hải, Phúc Châu, Quảng Châu 
8
Hóa chất
Cáp Nhĩ Tân, Bắc Kinh, Phúc Châu
9
Hóa dầu
Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu 
10
Dệt may
Bắc Kinh, Thiên Tân, Nam Kinh, Vũ Hán, Hồng Kông, Lan Châu

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_10_Cong_hoa_nhan_dan_Trung_Hoa_Trung_Quoc.doc