Giáo án Địa lý 11 (cả năm)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh cần nắm:

- Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kt-xh của các nhóm nước phát triển và đang phát triển, công nghiệp mới.

- Trìnhbày được đặc điểm nổi bật của cuộc CM khoa học và công nghệ hiện đại và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế.

- Phân tích được các bảng thống kê; nhận xét được sự phân bố các nhóm nước/ tg.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ PHƯƠNH PHÁP:

- Bản đồ các nước trên thế giới.

- Phương pháp: Chia nhóm; giảng giải.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. ổn định lớp.

2. Giới thiệu chương trình của bộ môn trong năm học.

3. Bài mới:

 

doc 63 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2944Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 11 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 về GDP.
- Là cường quốc thương mại thứ hai thế giới.
2. Công nghiệp
- Là nước có trình độ phát triển cao.
- CN là xương sống của nền kinh tế quốc dân.
- Nhiều ngành công nghiệp có vị thư cao trên thế giới.
3. Nông nghiệp
- Nền nông nghiệp thâm canh, năng suất cao.
+ Được tăng cường cơ giới hoá, chuyên môn hoá, sử dụng nhiều phân bón, giống tốt, tưới tiêu hợp lí.
+ Sản phẩm: Lúa mì, củ cải, đường , thịt và sữa.
Bài 8
Liên Bang nga
Tiết 1	 Tự nhiên, dân cư, xã hội 
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết một số đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Liên Bang Nga.
- Trình bày được đặc điểm về tự nhiên, tài nguyên khoáng sản của Liên Bang Nga. Phân tích được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích các đặc điểm về số dân, phân bố dân cư của Liên Bang Nga và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
2. Kĩ năng
Phân tích bản đồ, lược đồ tự nhiên, dân cư và số liệu về dân số, tháp dân số của Liên Bang Nga
3. Thái độ
	Khâm phục tinh thần sáng tạo và sự đóng góp cho kho tàng văn hoá chung của thế giới.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Địa lý tự nhiên Liên bang Nga.
- Bản đồ Các nước thế giới.
- Lược đồ Phân bố dân cư, bảng số liệu về tài nguyên khoáng sản và dân số của Liên bang Nga.
III. Trong tâm bài học
- Đặc điểm vị trí địa lí nằm trên hai châu lục, á, Âu, lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên và có sự khác biệt giữa hai miền Đông và miền Tây.
- Dân số đông nhưng đang giảm dần. Phân bố chủ yếu tập trung phần phía Tây.
- Liên bang Nga là nước có nền văn hoá cao, tiềm lực khoa học lớn.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ
	Kiểm tra bài làm thực hành của một số HS.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên – HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: 
GV-Lớp
GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức ở phần 1, sử dụng bản đồ các nước trên thế giới để trả lời câu hỏi:
Hãy cho biết LB Nga giáp với các nước, các đại dương nào?
Sau đó GV thông báo cho HS cả lớp một số số liệu về độ lớn của LB Nga: Diện tích, đường biên giới, số múi giờ, số nước láng giềng.
Hỏi: Với vị trí địa lí như trên Nga có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế?
Hoạt động 2:
Nhóm
Bước 1:
GV chia HS thành 4 nhóm, hai nhóm tìm hiểu về miền Tây, hai nhóm tìm hiểu về miền Đông theo các tuần tự của phiếu học tập.
Bước 2: 
GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện nhiệm vụ các HS khác nhận xét, góp ý GV bổ sung và HS ghi ý chính vào vở.
GV hỏi thêm ở phần này các câu hỏi mở rộng kiến thức:
- Tại sao các sông ở miền Đông không có giá trị về giao thông mà chỉ có giá trị thuỷ điện?
- Tại sao tài nguyên của miền Đông khá dồi dào nhưng hiện nay nền kinh tế của vùng này còn chậm phát triển hơn các vùng khác trong cả nước?
- Đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của mỗi miền?
GV nên sưu tầm và đưa một số hình ảnh về thiên nhiên của Nga cho HS quan sát, ví dụ hình ảnh về rừng Taiga, các đầm lầy..
Hoạt động 3: Cặp đôi
Tìm hiểu: Một số quốc gia đông dân, tiềm lực khoa học lớn.
GV yêu cầu học sinh phân tích bằng 9.2 và hình 9.3 để rút ra những nhận xét về sự biến động và xu hướng phát triển dân số của Liên bang Nga. Hệ quả của sự thay đổi đó.
- Dân số suy giảm từ năm 1991.
- Nguyên nhân: Biến động chính trị suy giảm kinh tế dân số giảm.
- Cho HS sử dụng lược đồ phân bố dân cư để đưa ra nhận xét các vùng đông dân và cá vùng thưa dân. Giải thích?
Hỏi: Sự phân bố dân cư không đều giữa miền Tây và Đông gây nên những khó khăn gì cho phát triển kinh tế của LB Nga?
Em hãy kể tên các thành tựu văn hoá, khoa học của Nga:
Gợi ý:
Kiến trúc: Cung điện mùa đông (xanh...), Cung điện Kremli, Nhà hát lớn, Nhà thờ Ba ngôi sao, Lăng Lênin, Quảng trường Đỏ (Matxcơva), vườn mùa hè, bảo tàng Pu-skin
I. Tự nhiên
1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
- Nga có diện tích: 17,1 triệu km2 lớn nhất thế giới.
- Nằm ở Đông Âu và Bắc á, giáp nhiều quốc gia.
-> Lãnh thổ rộng lớn: Có quan hệ với nhiều nước, thiên nhiên đa dạng, giàu tài nguyên.
II. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Miền tây
1. Địa hình:
Đồng bằng.
2. Sông ngòi:
Sông Kama, 
sông Ôbi, 
S.Ênitxây.
3. Đất:
Màu mỡ sản xuất nông nghiệp thuận lợi.
4. Rừng: Taiga.
5. Khoáng sản:
Dầu khí
6. Khí hậu: 
Ôn đới
Ôn hoà hơn phía đông.
Hạn chế: đầm lầy
Miền Đông
Núi, cao nguyên.
Sông Lêna
 thuỷ điện
Đất Pốt dôn, 
không thuận lợi 
cho sản xuất 
nông nghiệp
- Rừng Taiga là chủ yếu, diện tích rộng lớn.
Than, dầu mỏ, 
vàng kim cương, sắt, kẽm.
Ôn đới lục địa khắc nghiệt.
Núi cao
III. Một số quốc gia đông dân tiềm lực khoa học lớn.
1. Một số quốc gia đông dân:
- Là nước đông dân thứ 6 thế giới.
- Gia tăng tự nhiên âm (-0,7%)
- Là quốc gia có nhiều dân tộc 80% người Nga.
- Tỉ lệ dân thành thị: 70%.
* Phấn bố:
- Dân cư tập trung ở phía Tây.
2. Tiềm lực khoa học lớn
- Nga có nhiều kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới.
- Là nước đầu tiên đưa con người lên vũ trụ.
- Là nước phát minh ra 1/3 số bằng phát minh, sáng chế của thế giới trong thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX.
- Tỉ lệ học vấn cao, 99% dân số biết chữ.
Bài 9
Liên bang nga
(tiếp theo)
Tiết 2	 
Nền kinh tế trải qua nhiều biến động 
nhưng đang đi lên để lấy lại vị trí cường quốc
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết các giai đoạn chính của nền kinh tế LB Nga và những thành tựu đáng kể từ sau năm 2000 của nước này.
- Biết được những thành tựu đã đạt được được trong những ngành công nông nghiệp và cơ sở hạ tầng của LB Nga từ năm 2000 đến nay, về sự phân bố của một số ngành kinh tế của Liên bang Nga 
2. Kĩ năng
Phân tích bảng số liệu và lược đồ kinh tế của LB Nga để có được kiến thức trên.
3. Thái độ
	Khâm phục tinh thần lao động và sự đóng góp của nhân dân Nga cho nền kinh tế.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ kinh tế Liên bang Nga.
III. nội dung chính
- Chiến lược kinh tế mới từ năm 2000.
- Thành tựu đạt được trong ngành kinh tế của LB Nga (Ngành công nghiệp truyền thống: dầu, than, thép. Ngành công nghiệp hiện đại. Nông nghiệp: Sản xuất lương thực).
- Các vùng kinh tế của LB Nga.
IV. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
	Trình bày các tiềm năng kinh tế của LB Nga để phát triển kinh tế.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên – HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: 
GV thông báo và giảng giải những nét chính để HS thấy được ba giai đoạn thay đổi cơ bản của nước Nga về vai trò của Liên Xô cũ trước đây.
Hoạt động 2:
GV cho HS làm việc theo nhóm nhỏ. Đọc và phân tích bảng số liệu 8.3 để thấy vai trò của LB nga trong Liên bang Xô viết, sau đó rút ra nhận xét kết luận.
Hoạt động 3:
GV giảng giải về quá trình thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập
Hoạt động 4:
GV-lớp
GV làm việc với HS cả lớp để phân tích các nguyên nhân dẫn đến những thành tựu cũng như khủng hoảng kinh tế của LB Nga.
Phân tích vai trò quyết định của đường lối, chính sách phát triển KT-XH đối với sự tồn tại và phát triển của một quốc gia.
Hỏi: Em hãy nêu những thành tựu của nền kinh tế Nga từ năm 2000.
Hỏi: Nguyên nhân của những thành tựu trên.
Hoạt động 5:
Cặp đôi
Bước 1:
GV yêu cầu từn nhóm cặp đôi đọc phần 3-SGK, làm việc với bảng số liệu 9.5 hoàn thành phiếu học tập.
Bước 2: HS trình bày kết quả trước lớp.
Chỉ bản đồ sự phân bố các ngành công nghiệp.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
HS làm việc theo nhóm về từng ngành kinh tế.
GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức, đồng thời từ nọi dung của mục b,c và cả từ bảng số liệu 8.4.
- Sau đó GV đề nghị 2 HS báo cáo kết quả làm việc của nhóm, HS các nhóm bổ sung và GV nhận xét.
- GV đưa ra một số câu hỏi
Quan sát lược đồ công nghiệp LB Nga, nhận xét sự phân bố mạng lưới giao thông vận tải của Nga, giải thích?
- GV yêu cầu HS cả lớp, phân tích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đa dạng của các ngành kinh tế.
Hoạt động 6: Nhóm
Bước 1:
GV chia lớp thành 4 nhóm. Có hai nhóm có nhiệu vụ giống nhau.
Nhóm 1,2: So sánh diện tích, dân số, các đặc trưng kinh tế của vùng Trung ương và vùng U-ran.
Nhóm 2,4; So sánh vùng trung tâm đất đen với vùng Viễn Đông.
Bước 2:
HS trình bày kết quả thảo luận.
Bước 3:
GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 7:
Cá nhân.
GV đưa ra câu hỏi:
Em hãy nêu những dẫn chứng cụ thể thể hiện mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt – Nga?
GV gợi ý: Các công trình thuỷ điện nào ở nước ta được Nga giúp đỡ xây dựng? v.v..
I. Quá trình phát triển kinh tế
1. LB Nga từng là trụ cột của liên bang Xô viết.
- Liên Xô từng là nước có nền kinh tế siêu cường.
- Tỉ trọng một số sản phẩm công nông nghiệp chủ yếu của LB Nga cao so với Liên Xô.
Nga đóng vai trò chính trong việc tạo dựng nền kinh tế Liên Xô cũ.
II. Thời kỳ đầy khó khăn, biến động (thập kỷ 90 của thế kỷ XX)
- Thập kỷ 90 của thế kỷ XX: Liên Xô khủng hoảng kinh tế, chính trị xã hội sâu sắc.
- Năm 1991: Cộng đồng các quốc gia độc lập ra đời (SNG).
Nền kinh tế rơi vào khó khăn, khủng hoảng.
- Tốc độ tăng trưởng GDP âm, sản lượng các ngành giảm. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn
III. Nền kinh tế đang vị trí đi lên lấy lại vị trí cường quốc
1. Chiến lược kinh tế mới
+ Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường nâng cao đời sống nhân dân.
+ Mở rộng ngoại giao.
+ Coi trọng hợp tác với châu á trong đó có Việt Nam.
+ Tiến trở lại vị trí cường quốc kinh tế.
2. Thành tựu
+ Tình hình chính trị, xã hội ổn định.
+ Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
+ Dự trữ ngoại tệ lớn, nợ nước ngoài
+ Đời sống nhân dân được cải thiện.
3. Các ngành kinh tế
a. Công nghiệp là xương sống của nền kinh tế LB Nga.
Các ngành truyền thống:
- Khai thác dầu.
- Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đẹp, khai thác kim loại màu, gỗ, bột giấy.
Các ngành hiện đại
- Điện tử, máy tính, máy bay thế hệ mới, vũ trụ, nguyên tử, quân sự
b. Nông nghiệp phát triển.
- Từ năm 2002, sản lượng một số ngành tăng mạnh.
c. Giao thông vận tải
- Cơ sở hạ tầng giao thông tương đối phát triển. Gồm: đường bộ, sắt, ống, hàng không v.v..
d. Kinh tế đối ngoại
Kim ngạch ngoại thương những năm gần đây tăng liên tục.
e. Ngành dịch vụ phát triển mạnh.
4. Các vùng kinh tế quan trọng của LB Nga.
(SGK)
IV. Quan hệ Việt – Nga trong bối cảnh quôc tế mới
- Hiện nay quan hệ Việt – Nga được nâng lên tầm cao mới của đối tác chiến lược vì lợi ích của cả hai bên.
- Việt – Nga đã có mối quan hệ hợp tác nhiều mặt, toàn diện.
- Kim ngạch buôn bán hai chiều Việt – Nga đạt 3,3 tỉ đôla Mĩ hiện nay.
Bài 9
Liên bang nga
(tiếp theo)
Tiết 3	 	 Thực hành
Tìm hiểu thay đổi kinh tế và phân bố
 nông nghiệp của Liên bang nga
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết phân tích bằng số liệu để thấy được sự thay đổi của nền kinh tế LB Nga từ sau năm 2000.
- Dựa vào bản đồ, nhận xét được sự phân bố trong sản xuất nông nghiệp của LB Nga.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ.
- Phân tích số liệu về một số ngành kinh tế của LB Nga.
	- Nhận xét trên lược đồ, bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ kinh tế Liên bang Nga.
III. nội dung chính
- Tình hình kinh tế của LB Nga qua GDP.
- Phân bố nông nghiệp của LB Nga
- Bản đồ kinh tế Liên bang Nga.
IV. Tiến trình bài dạy 
1. Kiểm tra bài cũ
Nêu các thành tựu về công, nông nghiệp Liên bang Nga.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên – HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: GV giới thiệu nội dung thực hành cho HS
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS cả lớp làm việc cá nhân, dựa vào bảng 8.5 vẽ biểu đồ thể hiện GDP của LB Nga qua các năm.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ biểu đồ đường.
- Cho hai HS lên bảng vẽ biểu đồ.
Sau khi vẽ xong, cho các HS khác nhận xét.
- GV sửa chữa, nhận xét, chuẩn kiến thức bằng đa biểu đồ đã chuẩn bị sẵn để HS đối chiếu, so sánh.
Hoạt động 3:
HS làm việc theo nhóm nhỏ và phân tích, trao đổi các nhân xét đối với các số liệu ở bảng 8.5.
- Sau đó GV gọi 2 HS đưa ra nhận xét.
GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 4 :
GV chia HS ra làm ba nhóm . Cho cá nhóm quan sát bản đồ kinh tế chung của LB Nga hoặc lược đồ trongSGK để trả lời câu hỏi:
Nhóm 1:
Cho biết sự phân bố ngành trồng trọt cua LB Nga? Tại sao có sự phân bố đó?
Nhóm 2:
Cho biết ngành chăn nuôi phân bố ở đâu? Tại sao?
Nhóm 3 :
Cho biết rừng cua LB Nga phân bố ở đâu? Tại sao phân bố ở đó?
Các nhóm hoàn thiện theo phiếu học tập .
- Sau khi hoàn thành GV cho HS trình bày truớc lớp, mỗi nhóm gọi một đại diện .
- GV sửa chữa,nhận xét đánh giá.
- Sau tiết học nếu HS làm chưa xong thì tiếp tục hoàn thiện ở nhà.
I. Nội dung
1. Tìm hiểu sự thay đổi kinh tế của LB Nga.
- Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi GDP của LB Nga qua các năm.
+ Chọn biểu đồ đường.
- Nhận xét sự thay đổi GDP của Nga qua các năm:
+ Từ sau năm 2000, GDP cua LB Nga tăng nhanh. Từ năm 1999 đến năm 2006 tăng hơn 7 lần.
II. Tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp của LB Nga
Bài 9
Nhật bản
Tiết 1	 	
Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được các đặc điểm dân cư Nhật Bản và những tác động của các đặc điểm đó đối với sự phát triển của đất nước.
- Hiểu và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ
- Rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu, biểu đồ để rút ra kiến thức.
3. Thái độ
	Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên và sáng tạo con đường phát triển thích hợp với hoàn cảnh.
- Qua đó góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ các nước châu á, bản đồ tự nhiên Nhật Bản.
III. nội dung chính
- Một số đặc điểm chủ yếu về tự nhiên, dân cư Nhật Bản và tác động của chúng đến sự phát triển kinh tế.
- Tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
IV. Tiến trình dạy học
1. Bài cũ
Kiểm tra vở thực hành
2. Bài mới
	GV đặt vấn đề giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên – HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: 
GV sử dụng bản đồ các nước châu á, bản đồ tự nhiên Nhật Bản, lược đồ tự nhiên Nhật Bản hướng dẫn HS nghiên cứu và trả lời những vấn đề sau?
* Nêu đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và lãnh thổ Nhật Bản? Nhận xét những tác động của chúng đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản?
* Nêu đặc điểm chủ yếu của địa hình, khí hậu, sông ngòi và bờ biển? Nhận xét những tác động của chúng đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản?
* Qua lược đồ tự nhiên của Nhật Bản – nhận xét Nhật Bản chịu ảnh hưởng những loại gió mùa nào?
* Tại sao sông ngòi của Nhật Bản lại có trữ lượng thuỷ năng khá lớn?
** Từ những đặc điểm trên hãy cho biết Nhật Bản đang gặp những khó khăn gì trong qúa trình phát triển kinh tế? Thiếu tài nguyên thiên nhiên, thiên tai: động đất – núi lửa.
Hoạt động 2:
GV chia lớp thành nhóm nhỏ, hướng dẫn HS phân tích B9.1 rút ra nhận xét về xu hướng diễn biến của dân số Nhật Bản?
- HS đọc ô thông tin và trả lời: Dân số già đang gây ra những hậu quả gì về mặt KT-XH ở Nhật Bản?
* 94% thanh niên Nhật Bản tốt nghiệp THPT. 50% thanh niên trong độ tuổi 20-30 học xong đại học.
* Các đặc điểm nêu trên dân cư - lao động có tác động như thế nào đến nền kinh tế Nhật Bản?
Hoạt động 3:
GV cung cấp cho HS số liệu về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai; hướng dẫn HS phân tích B9.2 theo nhóm nhỏ, nhận xét tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản từ 1950 đến 1973? Giải thích tạ sao?
* Sau chiến tranh thế giới thứ hai: 34% máy móc, 25% công trình xây dựng, 81% tàu biển bị phá huỷ, chỉ số sản xuất công nghiệp tụt xuống chỉ còn 30,7% so với năm 1936.
* Tại sao Nhật Bản coi ngành điện lực, luyện kim và giao thông vận tải là ngành then chốt?
Sử dụng SGK và B9.3 yêu cầu HS nhận xét về tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản từ 1973 đến 2001?
* Tại sao gọi nền kinh tế Nhật Bản trong thời kỳ 1986 đến 1990 là nền kinh tế “bong bóng”?
* Tại sao sau năm 1973 nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm như thế?
I. Tự nhiên
1. Vị trí địa lí
- Đất nước quần đảo, trong khu vực Đông á, kéo dài từ Bắc xuống Nam theo hướng vòng cung với bốn đảo lớn.
- Dễ dàng mở rộng mối quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển. Trong lịch sử phát triển Nhật không hề bị một đế quốc nào xâm lược, nhưng lại tiếp thu KH-HT muộn hơn so với các nước châu Âu.
2. Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình: Chủ yếu là đồi núi (núi lửa) chạy dọc lãnh thổ; khó khăn cho khai thác lãnh thổ: đất nông nghiệp chỉ chiếm 10% diện tích cả nước.
- Khí hậu: Nằm trong khu vực gió mùa; phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía Nam có khí hậu cận nhiệt; khả năng để phát triển nhiều nông sản.
- Sông ngòi: Ngắn và dốc; trừ lượng thuỷ năng khoảng 20 triệu kW.
- Khoáng sản: Nghèo nên Nhật Bản gặp khó khăn trong việc phát triển công nghiệp.
II. Dân cư
- Đông dân: Thứ 8 trên thế giới. Tốc độ dân số hàng năm giảm dần (2005 chỉ đạt 0,1%), tỉ lệ người già ngày càng lớn.
- Nhật Bản đầu tư lớn cho giáo dục; người lao động Nhật Bản cần cù, có tính kỉ luật cao.
Kết luận: Có đội ngũ lao động lành nghề, trình độ cao góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh tăng khả năng cạnh tranh trên thế giới. Tuy nhiên sẽ gây ra không ít khó khăn cho đất nước như thiếu lao động trẻ trong tương lai.
III. Tình hình phát triển kinh tế
1. Tình hình kinh tế từ 1950 đến 1973
- Nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và có sự phát triển nhảy bọt thần kì.
* Nguyên nhân: 
- Chú trọng HĐH, tăng vốn, mua bằng sáng chế làm cho công nghiệp có sức cạnh tranh.
- Tập trung cao độ vào ngành then chốt.
- Duy trì cơ câú kinh tế hai tầng.
2. Tình hình kinh tế từ sau năm 1973
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm từ 1973 đến 1980 do khủng hoảng năng lượng (năm 1980 chỉ số tăng trưởng là 2,6%).
- Từ năm 1986 đến 1990 nền kinh tế có sự điều chỉnh về chiến lược phát triển nên tốc độ tăng trưởng đạt 5,3%.
-> 1995 đến 2001 nền kinh tế tăng trưởng không ổn định.
Kết luận: Sau năm 1973 nền kinh tế phát triển qua những bước thăng trầm nhưng về cơ bản Nhật Bản vẫn là một nước có tiềm năng kinh tế thứ hai thế giới về kinh tế, KH-KT, tài chính. Năm 2005 Nhật Bản đạt khoảng 4800 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì.
Bài 9
Nhật bản
Tiết 2	 	
Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của Nhật Bản.
- Trình bày và giải thích được sự phân bố của một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế ở đảo Hôn-xu và Kiu-xiu.
- Ghi nhớ một số địa danh.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ kinh tế
- Rèn luyện kỹ năng khai thác và xử lí các nguồn thông tin từ các ô chữ và bảng số liệu, biểu đồ để rút ra kiến thức cần thiết.
3. Thái độ
- Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản.
- Từ đó liên hệ để thấy được sự đổi mới phát triển kinh tế hợp lí hiện nay ở nước ta.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ kinh tế Nhật Bản.
III. Trong tâm bài học
- Vị trí công nghiệp Nhật Bản trong nền kinh tế đất nước và trên thế giới. Đặc điểm phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản.
- Đặc điểm chủ yếu của nông nghiệp Nhật Bản, tình hình phát triển của cây lúa và đánh bắt hải sản.
- Đặc điểm phát triển của thương mại và tài chính
IV. Tiến trình dạy học
1. Bài cũ
Tại sao từ sau năm 1973 nền kinh tế của Nhật Bản lại luôn phát triển không ổn định?
2. Bài mới
	GV đặt vấn đề giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên – HS
Nội dung chính
Hoạt động 1:
 GV sử dụng bản đồ kinh tế chung Nhật Bản, SGK hướng dẫn HS nghiên cứu và trả lời những vấn đề sau:
* Nhận xét cơ cấu ngành CN của Nhật?
* Giải thích tại sao Nhật có khả năng phát triển cả những ngành không có lợi thế về tài nguyên?
Dựa vào B9.4 nhận xét về hướng phát triển của công nghiệp Nhật hiện nay?
* Tại sao cho rằng công nghiệp tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế Nhật bản? Đóng góp cho GDP 40%, chiếm 17% giá trị sản lượng CN thế giới bằng 85% giá trị sản lượng CN của Hoa Kì.
* Dựa vào bản đồ kinh tế Nhật H9.2 SGK nhận xét sự phân bố công nghiệp của Nhật và giải thích tại sao có sự phân bố đó?
 Hoạt động 2: 
GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu SGK, nhận xét tình hình phát triển và vai trò của thương mại Nhật?
* Quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản?
* Mua các xí nghiệp đang gặp khó khăn ở các nước ĐPT. Mua các phát minh khoa học kỹ thuật trên thế giới. Mua hầm mỏ ở các nước ĐPT. Mua bất động sản ở Hoa Kì, lâu đài, khách sạn ở châu Âu. Thiết lập ngân hàng cho vay nặng lãi ở nước ngoài, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới (12/15 ngân hàng lớn). Lũng đoạn của công ty và ngân hàng của Hoa Kì và một số nước phương Tây. Không còn mảnh đất nào thoát khỏi con mặt nhà đầu tư Nhật.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS nghiên cứu SGK, giải thích tại sao nông nghiệp ở Nhật Bản giữ vai trò thứ yếu?
- Phân tích điều kiện để phát triển nông nghiệp của Nhật? Khó khăn lớn nhất hiện nay của nông nghiệp Nhật là gì?
* Giải thích tại sao đất đai bị thu hẹp? Đất đai đang bị thu hẹp do đô thị hoá mạnh.
* Nhận xét lược đồ nông nghiệp Nhật Bản? Tại sao ngành đánh bắt hải sản của Nhật đang phát triển mạnh?
Hoạt động 4: 
Sử dụng SGK và bản đồ kinh tế GV giới thiệu các vùng kinh tế đảo. Hướng dẫn HS trả lời theo câu hỏi trong SGK?
I. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
+ Cơ cấu ngành:
- Có đầy đủ các ngành CN kể cả những ngành không thuận lợi về tài nguyên.
- Dựa vào ưu thế về lao động (cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học, thông minh, sáng tạo) và có trình độ khoa học công nghệ hiện đại.
+ Tình hình phát triển:
- Giảm bớt việc phát triển các ngành CN truyền thống, chú trọng phát triển các ngành CN hiện đại, chú trọng một số ngành mũi nhọn, như: xây dựng công trình công cộng, dệt.
- Công nghiệp tạo ra một khối lượng hàng hoá lớn, không những bảo đảm trang bị máy móc cần thiết cho các nghành trong nền kinh tế Nhật Bản mà còn cung cấp những mặt hàn xuất khẩu quan trọng. 
II. Dịch vụ
1. Thương mại
- Xuất khẩu trở thành động lực của sự tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản.
- Tình hình phát triển:
* Chiếm 9,4% kim ngạch XK thế giới.
* Thị trường rộng lớn.
* Đứng đâù thế giới về FDI và ODA.
2. Tài chính.
- Nhật Bản mua cả thế giới bằng tài chính.
III. Nông nghiệp thâm canh, năng suất cao, hướng vào

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN_DIA LY_11_CA NAM.doc