A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa là hệ quả của sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Có các khái niệm: đường chí tuyến Bắc, đường chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam.
2. Kĩ năng
- Sử dụng hình vẽ để trình bày hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất theo mùa.
3. Thái độ
- Giúp các em nhận thức được sự khác nhau giữa ngày và đêm dài ngắn theo mùa.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Hình 24, 25 phóng to.
- Quả Địa Cầu.
2. Học sinh
- Sách vở, nghiên cứu trước bài mới.
Tuần: Tiết: Ngày soạn: Bài 9. HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA MỤC TIÊU BÀI HỌC Kiến thức - Biết được hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa là hệ quả của sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Có các khái niệm: đường chí tuyến Bắc, đường chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam. Kĩ năng - Sử dụng hình vẽ để trình bày hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất theo mùa. Thái độ - Giúp các em nhận thức được sự khác nhau giữa ngày và đêm dài ngắn theo mùa. CHUẨN BỊ Giáo viên - Hình 24, 25 phóng to. - Quả Địa Cầu. Học sinh - Sách vở, nghiên cứu trước bài mới. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Kiểm tra kiến thức cũ (5 phút) ? Cho biết hướng, quỹ đạo và thời gian chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời? So sánh với hướng, thời gian chuyển động Trái Đất tự quay quanh trục. Giảng kiến thức mới Giới thiệu bài mới (1 phút): Chúng ta thường nghe ông cha ta có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Vậy tại sao lại có hiện tượng đó, bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này. Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1 : Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất (20 phút) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học : Đàm thoại gợi mở, trực quan, giảng giải. Hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp. Bước 1 : Gv : Treo hình 24 lên bảng và giới thiệu cho HS phân biệt được đâu là đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đâu là đường phân chia sáng tối (ST). ? Đường biểu hiện trục của Trái Đất (BN) nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo bao nhiêu độ ? Và đường phân chia sáng tối của Trái Đất (ST) tạo với mặt phẳng quỹ đạo một góc bao nhiêu độ ? GV: Phân tích để HS thấy rõ trục Trái Đất và đường sáng tối không trùng nhau vì : + Trục trái đất nghiêng 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo + Đường sáng tối vuông góc 900 so với mặt phẳng quỹ đạo ? Sự không trùng nhau này sinh ra hiện tượng gì? Bước 2. ? Vào ngày hạ chí 22/6 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời và có diện tích được chiếu sáng nhiều nhất? ? Vào ngày đó tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc ở vĩ tuyến bao nhiêu? ? Vĩ tuyến đó gọi là gì? Gv : Chí tuyến Bắc là vĩ tuyến 23027’B ? Vào ngày đông chí 22/12 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời và có diện tích được chiếu sáng nhiều nhất? ? Vào ngày đó tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc ở vĩ tuyến bao nhiêu?) ? Vĩ tuyến đó gọi là gì? Gv : Chí tuyến Nam là vĩ tuyến 230 27’N Bước 3 : GV treo hình 25 lên bảng, chú ý HS quan sát vị trí các địa điểm A, B, C, D và A’, B’, C’, D’ trên hình. ? Dựa vào hình 25 cho biết sự khác nhau về độ dài của ngày đêm của các địa điểm A, B ở nửa cầu Bắc và A’,B’ ở nửa cầu Nam vào ngày 22/6 và 22/12? ? Riêng địa điểm C nằm trên đường xích đạo vào 22/6 và 22/11có độ dài ngày đêm như thế nào? Gv : Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo, quanh năm lúc nào cũng có ngày đêm dài ngắn như nhau. Gv : Ở các vĩ độ khác nhau có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau, càng xa xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ. Gv : Hướng dẫn HS giải thích câu ca dao ở lời giới thiệu bài: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Hoạt động 2. Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa (15 phút) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học : Thảo luận, thuyết trình, giảng giải. Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm. Bước 1 : Gv chia lớp thành 4 dãy, thảo luận (2 phút). Yêu cầu : Dựa vào hình 25 cho biết : Dãy 1 : Vào ngày 22/6 độ dài ngày, đêm của các điểm D ở và D’ ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam ở 2 nửa cầu như thế nào ? Dãy 2 : Vào ngày 22/12 độ dài ngày, đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam ở 2 nửa cầu như thế nào ? Dãy 3 : Vào ngày 22/6 độ dài ngày, đêm ở 2 điểm cực như thế nào ? Dãy 4 : Vào ngày 22/12 độ dài ngày, đêm ở 2 điểm cực như thế nào ? Hs thảo luận, gv gọi bất kì 1 Hs trong dãy trả lời, các dãy khác nhận xét, Gv nhận xét. Gv : Các vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam là những đường giới hạn rộng nhất của vùng có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ. Các vĩ tuyến đó gọi là vòng cực Bắc và vòng cực Nam. Gv : Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn trong năm có ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu và ảnh hưởng gián tiếp đến sinh hoạt và sản xuất con người. 1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất - Nguyên nhân : + Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh Mặt Trời. + Đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất. - Kết quả: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ trên Trái Đất. 2. Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa - Vào các ngày 22/6 và 22/12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam có 1 ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ. - Các địa điểm nằm từ 66033’ Bắc và Nam đến 2 cực có số ngày có ngày, đêm dài 24 giờ dao động theo mùa, từ 1 ngày đến 6 tháng. - Các địa điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng. Củng cố bài giảng (3 phút) Câu 1: Vào ngày 22/12, nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất và có diện tích chiếu sáng rộng nhất nên: Có ngày dài đêm ngắn b. Có ngày ngắn đêm dài c. Có ngày đêm dài bằng nhau d. Ngày dài 24 giờ Câu 2: Từ vĩ tuyến 66033’ Bắc lên cực Bắc là đường : Chí tuyến Bắc b. Chí tuyến Nam c. Vòng cực Bắc d. Vòng cực Nam Câu 3: Các địa điểm nằm ở cực Bắc và Nam dài suốt: 24 giờ b. 3 tháng c. 12 tháng d. 6 tháng Hướng dẫn học tập ở nhà (1 phút) - Học bài cũ, làm bai tập trong tập bản đồ. - Nghiên cứu trước bài mới, Bài 10. Cấu tạo bên trong của Trái Đấ. D. RÚT KINH NGHIỆM . . . . .
Tài liệu đính kèm: