Giáo án Địa lý 6 - Lê Thị Lệ - Bài 5: Kí hiệu bản đồ cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

I. Mục tiêu bài học :

Sau bài học HS cần nắm được

1 Kiến thức :

- Hiểu kí hiệu bản đồ là gì, biết các đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu bản đồ

- Biết cách đọc kí hiệu trên bản đồ sau khi đối chiếu với bảng chú giải đặc biệt là kí hiệu về độ cao của địa hình

2 Kĩ năng

- Đọc và chỉ ra kí hiệu bản đồ

3 Thái độ

- Yêu thích học bộ môn địa lí

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3377Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 6 - Lê Thị Lệ - Bài 5: Kí hiệu bản đồ cách biểu hiện địa hình trên bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : Nguyễn Thị Lệ 
Lớp : SP Địa k39
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 6
Bài 5 :KÍ HIỆU BẢN ĐỒ
CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ 
Mục tiêu bài học : 
Sau bài học HS cần nắm được 
Kiến thức :
Hiểu kí hiệu bản đồ là gì, biết các đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu bản đồ 
Biết cách đọc kí hiệu trên bản đồ sau khi đối chiếu với bảng chú giải đặc biệt là kí hiệu về độ cao của địa hình 
Kĩ năng 
Đọc và chỉ ra kí hiệu bản đồ 
Thái độ 
Yêu thích học bộ môn địa lí 
Chuẩn bị 
Giáo viên 
Giáo án 
Tranh ảnh ,hình vẽ trong sách giáo khoa phóng to 
Hình cắt kí hiệu bản đồ 
Học sinh 
Sách giáo khoa địa lí 6
Chuẩn bị bài theo câu hỏi 
Phương pháp dạy học – học chủ yếu 
Đàm thoại 
Sử dụng hình ảnh khai thác kiến thức 
Hoạt động dạy và học 
Ổn định tổ chức 
Kiểm tra bài cũ 
?1 Muốn xác định phương hướng trên bản đồ chúng ta phải dựa vào đâu? Dựa vào bản đồ VN em hãy cho biết nước ta tiếp giáp nước nào và biển nào? 
Đáp án : 
Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta phải dựa vào kinh tuyến, vĩ tuyến 
+ Đầu trên kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu đưới chỉ hướng nam 
+ Bên phải vĩ tuyến chỉ hướng đông, bên phải chỉ hướng tây 
Với các bản đồ không vẽ kinh tuyến phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng bắc, sau đó tìm các hướng còn lại 
Nước ta tiếp giáp với : bắc giáp TQ, tây giáp Lào và CPC, đông và nam giáp biển đông 
Bài mới 
Vào bài : Khi vẽ bản đồ, các nhà địa lí đã dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Vậy kí hiệu bản đồ có đặc điểm gì? Trên bản đồ có bao nhiêu loại kí hiệu thì chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung viết bảng
GV chỉ trên bản đồ tự nhiên các kiểu kí hiệu: Chỉ rõ kí hiệu điểm như sân bay, cảng biển, thủ đô,...; kí hiệu đường như đường biên giới, đường giao thông, hướng gió,...; kí hiệu diện tích như vùng công nghiệp, ....
? Kí hiệu bản đồ là gì ?
? Quan sát hình 14 SGK hãy kể tên các loại kí hiệu : điểm, đường và diện tích ?
Đáp án (GV mở rộng ) : 
- Kí hiệu điểm thể hiện vị trí các đối tượng có diện tích nhỏ như sân bay, cảng biển
- Kí hiệu đường thể hiện các đối tượng phân bố theo chiều dài là chính như :sông ngòi, đường biên giới, đường giao thông 
- Kí hiệu diện tích thể hiện các đối tượng phân bố theo diện tích lãnh thổ rộng như rừng, diện tích trồng lúa mì, trồng cây CN, NN
? Dựa vào H15 SGK hãy kể một số dạng kí hiệu trên bản đồ?
? Hãy cho biết kí hiệu bản đồ dùng để biểu hiện điều gì ?
Đáp án : Dùng để biểu hiện đối tượng, vị trí, đặc điểm, số lượng, cấu trúc,... của các đối tượng địa lí được lên bản đồ 
? Muốn hiểu được các kí hiệu trên bản đồ chúng ta phải xem kĩ phần nào? 
Đáp án: Bảng chú giải
? Tại sao khi sử dụng bản đồ chúng ta phải xem bảng chú giải ?
Đáp án : Giúp chúng ta hiểu được nội dung, ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ 
HS đọc thông tin SGK 
? Hãy cho biết độ cao của địa hình trên bản đồ được thể hiện như thế nào ?
? Thế nào là đường đồng mức ?
Đáp án : Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng 1 độ cao 
HS quan sát hình 16 SGK
? Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét ?
Đáp án : 100m
? Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở 2 sườn núi phía đông và phía tây hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn ?
Đáp án : Sườn núi phía tây có độ dốc lớn hơn hay đường đồng mức càng gần thì độ dốc càng lớn 
? Vậy các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình như thế nào?
Đáp án : Địa hình càng dốc 
Các loại kí hiệu bản đồ 
Kí hiệu bản đồ là gì 
Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước, thể hiện đặc trưng các đối tượng địa lí.
Phân loại kí hiệu 
Có 3 loại kí hiệu thường dùng
+ Kí hiệu điểm : thủ đô, sân bay, cảng biển, ...
+ Kí hiệu đường: biên giới, đường giao thông, dòng biển, hướng gió,...
+ Kí hiệu diện tích: (màu sắc ); màu xanh lá cây là vùng trồng lúa, mật độ dân số ,...
Các dạng kí hiệu 
Có 3 dạng kí hiệu 
+ Kí hiệu hình học: hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật ( sắt, vàng, đồng,...)
+ Kí hiệu chữ cái: Cr(crôm), p(phốt phát),...
+ Kí hiệu tượng hình :cây, ô tô, con vật,...
Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ 
Độ cao của địa hình trên bản đồ được thể hiện bằng :
+ Thang màu :
0 – 200m màu xanh lá cây( đồng bằng, ...)
200 – 500m màu vàng hay hồng nhạt( hoang mạc,...)
500 – 1000m màu đỏ (miền núi,...)
Trên 2000m màu nâu
+ Đường đồng mức 
Củng cố 
Đọc phần ghi nhớ SGK 
Câu hỏi trắc nghiệm 
Trò chơi : Nhanh tay nhanh mắt 
Thể lệ trò chơi : GV cắt những hình biểu hiện các loại kí hiệu điểm, đường,diện tích, kí hiệu hình học, chữ cái, tượng hình và trộn đều các loại kí hiệu với nhau . GV gọi 3 bạn HS lên bảng mỗi bạn sẽ tìm và chọn ra 2 loại kí hiệu. Bạn nào chọn ra đúng và nhanh nhất là người thắng cuộc 
Dặn dò 
Làm bài tập thực hành bài 5 vở bài tập thực hành trang 9
Trả lời câu hỏi trong SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_5_Ki_hieu_ban_do_Cach_bieu_hien_dia_hinh_tren_ban_do.docx