Vị trí hình dạng và kích thước của Trái Đất - Nguyễn Phương Bắc

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm đượcvị trí và tên(theo vị trí xa dần mặt trời) của các hành tinh trong hệ mặt trời, biết một số đặc điểm của trái đất

- Hiểu một số khái niện và công dụng của đường kinh tuyến,vĩ tuyến,kinh tuyến gốc,vĩ tuyến gốc.

2. Kĩ năng:

- Xác đinh được các đường kinh tuyến gốc, vị tuyến gốc, nửa cầu bắc nửa câu nam, đông- tây.

- Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên bản đồ thế giới.

3. Thái độ: Có kiến thức đúng đắn về vị trí và kích thước của trái đất.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - quả địa cầu

 - H1,2,3 SGK phóng to

2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vị trí hình dạng và kích thước của Trái Đất - Nguyễn Phương Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010 
Tuần 2
Tiết 2 Vị trí hình dạng và kích thước của trái đất 
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm đượcvị trí và tên(theo vị trí xa dần mặt trời) của các hành tinh trong hệ mặt trời, biết một số đặc điểm của trái đất
- Hiểu một số khái niện và công dụng của đường kinh tuyến,vĩ tuyến,kinh tuyến gốc,vĩ tuyến gốc.
2. Kĩ năng: 
- Xác đinh được các đường kinh tuyến gốc, vị tuyến gốc, nửa cầu bắc nửa câu nam, đông- tây.
- Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên bản đồ thế giới.
3. Thái độ: Có kiến thức đúng đắn về vị trí và kích thước của trái đất.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: - quả địa cầu
 - H1,2,3 SGK phóng to
2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà.
III. Hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(4’)
?Để học tốt môn địa lí ở lớp 6, các em cần phải học như thế nào ?
Hs trả lời giáo viên và lớp nhận xét bổ sung đánh giá.
3. Bài mới(35’)
Trong vũ trụ bao la trái đất của chúng ta nhỏ nhưng là thiên thể duy nhất trong hệ mặt trời của chúng ta có sự sống. Từ xa sưa con người đã tìm cách khám phá những bí ẩn của trái đất về hình dạng, kích thước, vị trí của trái đất. Vậy những vấn đề đó được các nhà khoa học giải đáp như thế nào đó là nội dung bài học hôm nay
Hoạt động của Giáo viên - học sinh
Hoạt động 1(20’)
Bước 1:
	GV treo tranh các hành tinh trong hệ Mặt Trời (hoặc HS tự quan sát H 1) kết hợp vốn hiểu biết hãy:
- Kể tên 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời ?
- Cho biết Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời ?
 ? Nếu trái đát ko nàm ở vị trí thứ 3 mà nằm ở vị trí Sao thuỷ- Sao kim thì trái đất có sự sống không?
( Không. Vì với khoảng cách 150 triệu km vừa đủ để nước tồn tại ở trạng thái lỏng)
? ý nghĩa của vị trí thứ 3 của trái đất
? Ngoài hệ mặt trời có sự sống liệu trong vũ trụ có hành tinh nào có sự sống giống trái đất của chúng ta không?
(hệ mặt trời của chúng ta chỉ là 1 bộ phận nhỏ bé trong dải ngân hà nơi có khoảng 200 tỉ ngôi sao tự phát sáng giống mặt trời mà dải ngân hà chỉ là 1 trong hàng chục tỉ thiên hà trong vũ trụ)
 ? Trong trí tưởng tượng của người xưa trái đất có hình dạng ntn qua phong tục bánh trưng, bánh dày?
GV: hành trình vòng quanh TG của Mazenlang năm 1522 hết 1083ngày đã có câu trả lời đúng về hình dạng của TĐ
Hoạt động 2(15’)
? TĐ có hình dạng như thế nào?
Quan sat H2 SGK
? đọc độ dài bán kính, kích thước đường xích đạo?
? nhận xét gì về kích thước trái đất?
? Các đường nối các điểm cực Bắc và Nam là những đường gì?
? Độ dài các đường như thế nào?
? Các vòng tròn trên quả địa câu là những đường gì?độ dài của chúng?
GV: trên thực tế bề mặt TĐ không có các đường kinh vĩ tuyến nó chỉ đươc biểu hiện trên bản đồ,qủa địa cầu theo quy ước quốc tế thì kinh tuyến gốc 
Nội dung bài học
I. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
	Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh thuộc hê Mặt Trời.
*ý nghĩa của vị trí thứ 3 của trái đất:
Là 1 trong những điều kiện rất quan trọng để góp phần tạo nên trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có sự sống.
II. Hình dạng, kích thước của trái đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến
a. Hình dạng:
- Là khối cầu hơi dẹt.
- Trái đất có dạng hình cầu quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của bề mặt trái đất.
b.Kích thước:
- Trái Đất có kích thước rất lớn (bán kính 6378 km, xích đạo: 40076). 
- Có diện tích bề mặt:510 triệu km2
c.Hệ thống kinh- vĩ tuyến:
 - Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam đó gọi là các đường kinh tuyến và có độ dài bằng nhau.
 - Các đường vĩ tuyến nằm ngang vuông góc với đường kinh tuyến; lớn nhất ở xích đạo và có độ dài nhỏ dần về 2 cực.
 - Kinh tuyến gốc được đánh số 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt (Nước Anh)
 - Vĩ tuyến gốc được đánh sồ 00 còn được gọi là đường xích đạo
 - Từ vĩ tuyến gốc(xích đạo) đi lên cực Bắc còn được gọi là nửa cầu Bắc
 - Từ vĩ tuyến gốc(xích đạo) đi xuống cực Nam còn được gọi là nửa cầu Nam
 4. Củng cố(3’)
 - Gọi HS lên xác định trên quả địa cầu 
 + Các đường kinh tuyến và vĩ tuyến gốc
 + Nửa cầu B-N-Đ-T
 - Gọi HS làm BT1 sgk trang 8 
5. Hướng dẫn về nhà(2’)
 - Học bài và làm BT cuối bài
 - Chuẩn bị trước bài 2 " Bản đồ - cách vẽ bản đồ"

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất - Nguyễn Phương Bắc - Trường THCS Lâm Thao.doc