Giáo án Địa lý 6 năm 2014 - Bài Mở Đầu

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - HS nắm được những nội dung chính của môn địa lý lớp 6. Cho các em biết được cần phải học môn địa lý như thế nào.

 2. Kỹ năng:

 - Bước đầu nắm được cách học môn địa lý

 - Rèn kỹ năng đọc và phân tích, liên hệ thực tế địa phương vào bài học

 3. Thái độ: - Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người

 4. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ

 - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, hình vẽ, mô hình.

 II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: SGK- quả địa cầu

2. HS: SGK

 

doc 97 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 6 năm 2014 - Bài Mở Đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, hạ thấp địa hình chủ yếu gồm hai quá trình phong hóa các loại đá và xâm thực 
HĐ2: Núi lửa và động đất
- Mục tiêu: Nêu được hiện tượng núi lửa, động đất và tác hại của chúng. biết được khái niệm mác ma. 
- Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm, phân tích tổng hợp. giảng giải.
? Động đất và núi lửa do lực nào sinh ra?
HS quan sát tranh núi lửa H 31
? Núi lửa là gì? Hãy chỉ rõ từng bộ phận của núi lửa? 
? Thế nào là núi lửa hoạt động? Núi lửa tắt? 
GV: Núi lửa đang phun hoặc mới phun là núi lửa đang hoạt động. Núi lửa ngừng phun đã lâu là núi lửa tắt.
? Những biện pháp hạn chế tác hại của núi lửa?
? Núi lửa gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống? 
GV: vì quanh các ní lửa dung nham núi lửa bị phân hủi, tạo nên đất đỏ phì nhiêu, có sức hấp dẫn lớn về nông nghiệp đối với dân cư.
? Động đất là gì? Nguyên nhân nào sinh ra động đất?
GV động đất là kết quả của sự đứt gãy đột ngột và sự chuyển dịch ngang của các lớp đất đá trong vỏ Trái Đất ở độ sâu vài km.
? Nơi nào trên Trái Đất thường xảy ra động đất? Việt nam có bị động đất không?
GV xác định vành đai lửa Thái bình dương.
? Động đất gây ra tác hại như thế nào? 
? Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?
 2. Núi lửa và động đất
* Núi lửa là hình thức phun trào mác ma ở dưới sâu lên mặt đất.
- Mác ma là những vật chất nóng chảy nằm ở dưới sâu, trong lớp vỏ Trái Đất nơi có nhiệt độ trên 10000 c.
 * Động đất: là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển.
- Để hạn chế thiệt hại do động đất: Xây nhà chịu những trấn động lớn, lập các trạm nghiên cứu dự báo động đất, khi dự báo trước động đất kịp thời sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm. 
4. Củng cố: Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
5. HDVN: Làm bài tập bản đồ
6. Tự rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ chuyên môn duyệt
Ngày....tháng....năm 2014
Ngày soạn: 28/11/2014
Ngày giảng: 6A 6/12/2014; 6B 5/12/2014; 6C 2/12/2014
Tiết 16- Bài 13 ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức: Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi. Sự phân loại núi
 2. Kỹ năng: Nhận biết được núi, địa hình cãctơ qua tranh ảnh.
 3. Thái độ: Ý thức bảo vệ môi trường vùng núi, bảo vệ các cảnh đẹp tự nhiên trên TĐ, không có hành vi tiêu cực làm giảm vẻ đẹp của các quang cảnh tự nhiên. 
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT-TT, ngôn ngữ, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng ảnh, mô hình, hình vẽ. 
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Quả địa cầu - Bản đồ tự nhiên Thế giới; Mô hình các dạng địa hình.
 HS: Tập bản đồ
III. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm, phân tích tổng hợp. giảng giải.
IV. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra: Nguyên nhân sinh ra động đất và núi lửa ? 
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV& HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Núi và độ cao của núi
- Mục tiêu: Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi. Sự phân loại núi
- Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm, phân tích tổng hợp. giảng giải.
Gv địa phương ta là vùng núi hay đồng bằng?
? Núi là dạng địa hình như thế nào?
? Núi có đặc điểm gì? (đỉnh nhọn, sườn dốc, chân núi)
? Núi gồm mấy bộ phận?( Chân núi, đỉnh núi, sườn núi)
? Căn cứ vào độ cao tuyệt đối của núi người ta chia núi thành mấy loại?
? Quan sát H34 nêu cách tính độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối? 
GV: Độ cao tuyệt đối của núi được tính từ đỉnh núi tới mực nước biển.
Độ cao tương đối của núi được tính từ đỉnh núi đến chân núi nơi thấp nhất.
? Quan sát trên bản đồ đọc tên một số đỉnh núi và phân theo độ cao?
1. Núi và độ cao của núi
- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Độ cao tuyệt đối thường trên 500m so với mực nước biển.
- Núi gồm 3 bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
- Phân loại núi theo độ cao: 
+ Núi thấp: dưới 1000m
+ Núi trung bình: 1000- 2000m
+ Núi cao: từ 2000m trở lên.
HĐ2: Núi già, núi trẻ 
- Mục tiêu: Nêu sự phân loại núi theo thời gian 
- Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm, phân tích tổng hợp. giảng giải.
HS hoạt động theo nhóm
Quan sát nội dung SGK và H35 hoàn thành bảng sau:
Núi già
Núi trẻ
Thời gian hình thành
Đỉnh núi
Sườn núi
Thung lũng
HS báo cáo
GV chuẩn kiến thức
2. Núi già, núi trẻ
Núi già
Núi trẻ
Thời gian hình thành
Trăm triệu năm
Vài chục triệu năm
Đỉnh núi
Tròn mềm mại
nhọn, sắc
Sườn núi
thoải
dốc
Thung lũng
rộng, nông
hẹp, sâu
HĐ3: Địa hình cacxtơ và các hang động:
- Mục tiêu: Biết địa hình cacxtơ và các hang động.
- Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm, phân tích tổng hợp. giảng giải.
? Quan sát núi đá vôi em thấy như thế nào? Có gì đặc biệt?
? Mô tả địa hình cacxtơ xuất hiện và phát triển trong điều kiện như thế nào? 
HS quan sát H37,38 mô tả những gì thấy được trong hang động?
? Kể tên các hang động mà em biết? (Sơn đoòng, phong nha...)
? Nêu giá trị kinh tế của vùng núi đối với xã hội loài người?
GV: Miền núi là nơi có tài nguyên rừng phong phú, giàu tài nguyên khoáng sản. Nhiều danh lam thắng cảnh đẹp có giá trị du lịch. 
3. Địa hình cacxtơ và các hang động:
- Địa hình cacxtơ là dạng địa hình đặc biệt của núi đá vôi.
- Đặc điểm đỉnh nhọn, sắc lởm chởm, có các thạch nhũ đủ màu sắc.
4. Củng cố: Nêu sự khác biệt giữa cách đo độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối?
5. HDVN: làm bài tập
6. Tự rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ chuyên môn duyệt
Ngày....tháng....năm 2014
Ngày soạn: 3/12/2014
Ngày giảng: 6A 13/12/2014; 6B 12/12/2014; 6C 9/12/2014
 Tiết 17- Bài 14 ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức: Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi; ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp.
2. Kỹ năng: Nhận biết được các dạng địa hìnhqua tranh ảnh.
3. Thái độ: Ý thức bảo vệ môi trường 
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT-TT, ngôn ngữ, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng ảnh, mô hình, hình vẽ. 
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Quả địa cầu - Bản đồ tự nhiên Thế giới; Mô hình các dạng địa hình.
 HS: Tập bản đồ
III. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm, phân tích tổng hợp. giảng giải.
IV. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra: 
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV& HS
Nội dung ghi bảng
HS hoạt động theo nhóm 
HS quan sát kênh chữ và mô hình để trả lời câu hỏi
 Tìm hiểu bình nguyên, cao nguyên và đồi theo dàn ý:
 - Độ cao
 - Đặc điểm hình thái 
 - Khu vực nổi tiếng
 - Giá trị kinh tế
 HS ghi vào phiếu học tập
GV chuẩn kiến thức
Đặc điểm
Bình nguyên
Cao nguyên
Đồi (vùng trung du)
Độ cao
Độ cao tuyệt đối từ 200- 500m 
Độ cao tuyệt đối trên 500m 
Độ cao tương đối không quá 200m
Đặc điểm hình thái
Hai loại bình nguyên:
+ Do băng hà bào mòn bề mặt hơi gợn sóng
+ Do phù sa của các con sông bồi tụ bề mặt bằng phẳng
Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, sườn dốc.
Đồi là dạng địa hình nhô cao có đỉnh tròn sườn thoải
Khu vực nổi tiếng
- Đồng bằng bào mòn: Bắc Âu và Ca Na Đa.
- Đồng bằng bồi tụ: Hoàng hà, Sông Hồng, Sông cửu long...
Cao nguyên Tây tạng(Trung quốc) Cao nguyên Lâm viên (Việt nam)...
Vùng đồi tỉnh Bắc giang, Thái nguyên, Phú thọ...
Giá trị kinh tế
Trồng cây lương thực, thực phẩm... nên dân cư đông đúc.
Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn theo vùng. Chuyên canh cây công nghiệp trên quy mô lớn.
Trồng cây lương thực, cây công nghiệp kết hợp lâm nghiệp và chăn thả gia súc.
4. Củng cố: Theo em bình nguyên và cao nguyên có những điểm nào giống và khác nhau? ( Giống: Địa hình tương đối bằng phẳng; Khác : bình nguyên có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m còn cao nguyên độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên sườn dốc)
5. HDVN: Ôn tập từ bài 1- 14
6. Tự rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ chuyên môn duyệt
Ngày....tháng....năm 2014
Ngày soạn: 10/12/2014
Ngày giảng : 6A 20/12/2014 ; 6B 19/12/2014 ; 6C 16/12/2014
 Tiết 18: ÔN TẬP HỌC KÌ I 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Ôn tập hệ thống hóa các kiến thức cơ bản trong học kì I cho HS
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, quan sát tranh ảnh.
 Sử dụng mô hình
3. Thái độ : Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT-TT, ngôn ngữ, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng ảnh, mô hình, hình vẽ. 
II. Chuẩn bị: 
GV : Quả địa cầu, bản đồ tự nhiên thế giới.
HS : SGK- Vở ghi, tập bản đồ
III. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, giảng giải
IV. Tiến trình dạy học: 
1. Ổn định :
2. Kiểm tra :- Phân biệt sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ ?
3. Bài mới :
HS thảo luận nhóm :
N1 - Vị trí, hình dạng và kích thước của TĐ ?
 - Tỉ lệ bản đồ là gì ? Có mấy dạng tỷ lệ bản đồ ?
 - Phương hướng tên bản đồ được quy định như thế nào? Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí là gì ? 
N2 - Sự vận động tự quay quanh trục của TĐ và các hệ quả ?
 - Sự chuyển động của TĐ quanh MT và các hệ quả ? 
N3 - Kí hiệu bản đồ ? Có mấy loại kí hiệu bản đồ ? Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ như thế nào ?
 - Sự chuyển động của TĐ quanh MT và các hệ quả ? 
N4 - Cấu tạo bên trong của TĐ gồm mấy lớp ? Nêu vai trò của lớp vỏ TĐ ?
 - Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt TĐ ?
 - Các dạng địa hình bề mặt TĐ ?
 HS thảo luân các nhóm kiểm tra kết quả lẫn nhau
GV tổng kết và chuẩn kiến thức.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bài 1 Vị trí, hình dạng và kích thước của TĐ
Bài 3 Tỉ lệ bản đồ
Bài 4 phương hướng trên bản đồ, kinh độ vỹ độ và tọa độ địa lí.
Bài 5 Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
Bài 7 Sự vận động tự quay quanh trục của TĐ và các hệ quả
Bài 8 Sự chuyển động của TĐ quanh MT
Bài 10 Cấu tạo bên trong của TĐ
Bài 12 Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt TĐ
Bài 13 Địa hình bề mặt TĐ
- TĐ nằm ở vị trí thứ 3 trong hệ mặt trời
- TĐ hình cầu
- 360 kinh tuyến
- 181 vĩ tuyến
- Tỷ lệ thước và tỷ lệ số
- Cách đo khoảng cách trên bản đồ và thực tế.
- Phương hướng trên bản đồ : B-N-Đ-T ;
ĐB- ĐN, TB-TN...
- Kinh độ, vỹ độ
- Tọa độ địa lí
VD : C 200 T
 100 B
 * Phân loại kí hiệu : 
- Kí hiệu điểm
- Kí hiệu đường
- Kí hiệu diện tích
* Các dạng kí hiệu :
- Kí hiệu hình học
- Kí hiệu chữ
- Kí hiệu tượng hình
- TĐ tự quay quanh trục theo hướng từ T-Đ ; Có 24 khu vực giờ
- Hệ quả : Ngày và đêm ; Sự chuyển động lệch hướng của các vật trên TĐ
- TĐ chuyển động quanh MT theo một quỹ đạo có hình elíp gần tròn ; Thời gian chuyển động một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ
- Hệ quả : Các mùa ; ngày đêm dài ngắn theo mùa. 
- Vỏ TĐ gồm 3 lớp : Vỏ- trung gian- lõi
- Nội lực - Ngoại lực
+ Động đất 
+ Núi lửa
- Bình nguyên- Cao nguyên- Đồi- Núi
4. Củng cố : GV hệ thống lại kiến thức
5. Hướng dẫn học ở nhà : ôn toàn bộ nội dung đã học để kiểm tra học kì
6. Tự rút kinh nghiệm :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ chuyên môn duyệt
Ngày....tháng....năm 2014
Ngày soạn: 14/12/2014
Ngày giảng: 6A-B-C 24/12/2014
Tiết 19 KIỂM TRA HỌC KÌ I
 Môn: Địa lí 6
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
- Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức, thông hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung Trái Đất, Các Thành Phần Tự Nhiên Của Trái Đất.
- Kiểm tra ở cả 3 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm- Tự luận.
III. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: 
- Ở đề kiểm tra học kì I, Địa lí 6, các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 14 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: 
+ Trái Đất: 11tiết (79%)
+ Các thành phần tự nhiên của Trái Đất: 3 tiết (21%)
Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Thấp
Cao
1.Các chuyển động của Trái đất và hệ quả
Sử dụng hình vẽ để mô ta chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
30% = 3 điểm
3
3
2. Cấu tạo của Trái Đất
Biết sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất
Hiểu được cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất 
20% = 2 điểm 
1
1
3. Địa hình bề mặt Trái Đất
Biết được đặc điểm hình dạng của núi
Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đén địa hình bề mặt Trái Đất. 
Hiểu được ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp
1
3
1
Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, ngôn ngữ, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, hình vẽ. 
Tổng số điểm 10 = 100%
2
3
1
1
3
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2013 - 2014
 Môn: Địa lí 6
 (Thời gian 45’) 
Họ và tên:
I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đứng đầu ý em cho là đúng trong các câu sau:
1. Lớp vỏ Trái Đất có trạng thái:
 A. rắn ở ngoài, lỏng ở trong. B. lỏng ở ngoài, rắn ở trong.
 C. từ quánh dẻo đến lỏng. D. rắn chắc.
2. Phần lớn các lục địa đều tập trung ở
 A. nửa cầu Bắc B. nửa cầu Nam C. nửa cầu Đông D. nửa cầu Tây 
3. Phần lớn các đại dương đều tập trung ở
 A. nửa cầu Bắc B. nửa cầu Nam C. nửa cầu Đông D. nửa cầu Tây 
4. Đặc điểm hình thái của núi trẻ là
 A. đỉnh nhọn, sườn dốc. B. đỉnh kém nhọn, sườn ít dốc.
 C. đỉnh nhọn, sườn thoải. D. đỉnh tròn, sườn dốc.
5. Đặc điểm hình thái của núi già là
 A. đỉnh kém nhọn, sườn ít dốc B. đỉnh nhọn, sườn dốc
 C. đỉnh tròn, sườn dốc D. đỉnh nhọn, sườn thoải
II. Tự luận:
Ngày 22/12
Ngày 22/6
1. Dựa vào hình vẽ vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo Mặt Trời vào các ngày 22/6 và 22/12 em hãy cho biết: Ngày 22/6 nửa cầu nào được chiếu sáng nhiều hơn? Ngày 22/12 nửa cầu nào được chiếu sáng nhiều hơn? Tại các điểm trên đường xích đạo độ dài ngày, đêm như thế nào? Càng xa xích đạo độ dài ngày, đêm như thế nào? Độ dài ngày đêm ở vĩ tuyên 66033’Bắc và Nam như thế nào? 
 2. Thế nào là nội lực, ngoại lực? Nêu những tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
 3. Hãy cho biết ý nghĩa của bình nguyên đối với phát triển nông nghiệp.
Đáp án:
I. Trắc nghiệm: 
1- D; 2-A; 3- B; 4- A; 5- A; 
II. Tự luận:
 1. - Ngày 22/6 nửa cầu Bắc được chiếu sáng nhiều hơn.
 - Ngày 22/12 nửa cầu Nam được chiếu sáng nhiều hơn.
 - Tại các điểm nằm trên đường xích đạo thì độ dài ngày đêm luôn bằng nhau.
 - Càng xa Xích đạo thì độ dài ngày, đêm càng chênh lệch. 
 - Vào ngày 22/6: Ở vĩ tuyến 66033’Bắc có ngày nhưng không có đêm, ngày dài suốt 24 giờ. 
 Ở vĩ tuyến 66033’Nam có đêm nhưng không có ngày, đêm dài suốt 24 giờ. 
 - Ngày 22/12: Ở vĩ tuyến 66033’Bắc có đêm nhưng không có ngày, đêm dài suốt 24 giờ. 
 Ở vĩ tuyến 66033’Nam có ngày nhưng không có đêm, ngày dài suốt 24 giờ.
2. - Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng uốn nếp, đứt gãy hay đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất. 
+ Tác động tới địa hình: có nơi được nâng cao hình thành các dãy núi, có nơi bị hạ thấp... làm cho địa hình gồ ghề. 
- Ngoai lực: là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu gồm hai quá trình: phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực.
+ Tác động tới địa hình: bề mặt địa hình bị bào mòn, hạ thấp.
3. Ý nghĩa nghĩa của bình nguyên đối với phát triển nông nghiệp: thuận lợi tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, dân cư đông đúc. 
Tổ chuyên môn duyệt
Ngày....tháng....năm 2014
Ngày soạn: 30/12/2014
Ngày giảng: 6A 9/1/2015; 6B 8/1/2015; 6C 5/1/2015
Tiết 20 Bài 15 CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Nêu được khái niệm khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh. Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
 - Biết khoáng sản là nguồn tài nguyên có gía trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi.
2. Kỹ năng: nhận biết một số loại khoáng sản qua mẫu vật: Than, quặng sắt, quặng đồng...
3. Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm các khoáng sản.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT-TT, ngôn ngữ, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng ảnh, mô hình, hình vẽ. 
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: - Bản đồ tự nhiên Thế giới; Mẫu khoáng sản.
 HS: Tập bản đồ
III. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm, phân tích tổng hợp. giảng giải.
IV. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra: 
 3. Bài mới:
Hoạt động GV & HS
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu các loại khoáng sản
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh. Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
 - Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm, phân tích tổng hợp. giảng giải.
GV: Vật chất tạo nên lớp vỏ TĐ bao gồm các loại khoáng vật và đá có ích thường gặp trong tự nhiên dưới dạng tinh thể trong thành phần các loại đá.
 Khoáng vật là những nguyên tố tự nhiên hoặc hợp chất hóa học trong tự nhiên. Các khoáng vật kết hợp với nhau tạo thành các nham thạch hay các loại đá.
Đá là hợp chất khác nhau giữa các nguyên tố hóa học với những tỷ lệ khác nhau cho chúng ta những loại khoáng vật khác nhau theo nguồn gốc tất cả các loại đá tạo nên vỏ TĐ đều chia ra 3 loại: Đá mác ma, đá trầm tích và đá biến chất.
? Vậy khoáng sản là gì? Tại sao khoáng sản tập trung nơi nhiều nơi ít?
 ? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
? Thế nào là quặng?
GV: Quặng là các nguyên tố hóa học tập trung với tỷ lệ cao trong lớp vỏ TĐ.
? Dựa vào tính chất và công dụng của khoáng sản người ta chia khoáng sản thành mấy nhóm?
GV: giảng
? KS nhiên liệu gồm những khoáng sản gì? Công dụng?
GV: KS nhiên liêu là các loại đá có nguồn gốc sinh vật ở trạng thái rắn than đá, than bùn, than nâu; ở trạng thái lỏng như dầu mỏ; ở trạng thái khí như khí tự nhiên 
 Công dụng: nhiên liệu cho ngành công nghiệp năng lượng, hóa chất, sản xuất điện, hóa phẩm, dược phẩm, các sản phẩm như sợi nhân tạo, vật liệu đúc khuôn.
? Kể tên khoáng sản kim loại và khoáng sản phi kim? 
GV: KS phi kim là loai KS được dùng trực tiếp hoặc qua chế biến để lấy ra đơn chất, hoặc hợp chất không kim loại, KS phi kim được dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp hóa chất, phân bón, gốm sứ, vật liệu xây dựng.
? Địa phương em có khoáng sản gì? 
HS kể: đá vôi, cát sỏi.
1. Các loại khoáng sản:
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng.
 Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản.
- Căn cứ vào tính chất và công dụng người ta chia khoáng sản thành 3 nhóm
+ Khoáng sản năng lượng: Than, dầu mỏ, khí đốt. Công dụng là nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.
+ Khoáng sản kim loại: kim loại đen, kim loại màu. Là nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim
+ Khoáng sản phi kim: muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, cát sỏi, đá vôi... 
HĐ2: Tìm hiểu các mỏ khoang sản:
 - Mục tiêu: Biết khoáng sản là nguồn tài nguyên có gía trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi.
- Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm, phân tích tổng hợp. giảng giải.
? Nguồn gốc hình thành các mỏ khoáng sản có mấy loại? 
GV: Các mỏ khoáng sản được hình thành do nội lực hay ngoại lực đều có thời gian hình thành rất lâu: 90

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Vi_tri_hinh_dang_va_kich_thuoc_cua_Trai_Dat.doc