I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm đường kinh tuyến, vĩ tuyến
- Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam
2. Kĩ năng:
Xác định được: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc, các đường vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông và nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bản đồ và quả Địa Cầu.
3.Thái độ:
Hs càng thêm say mê, hứng thú về thế giới xung quanh
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1.Giáo viên: Quả địa cầu
2. Học sinh: SGK, tài liệu liên quan bài học.
Tuần 3 Ngày soạn: 01/09/2013 Tiết 3 Ngày dạy: 04/09/2013 CHƯƠNG I : TRÁI ĐẤT BÀI 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm đường kinh tuyến, vĩ tuyến - Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam 2. Kĩ năng: Xác định được: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc, các đường vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông và nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bản đồ và quả Địa Cầu. 3.Thái độ: Hs càng thêm say mê, hứng thú về thế giới xung quanh II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: 1.Giáo viên: Quả địa cầu 2. Học sinh: SGK, tài liệu liên quan bài học. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học 6A1 . 6A2 . 6A3 . 6A4. 6A5. 6A6 . 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính 1. Hoạt động 1: ( cặp) Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây; nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam. *Bước 1: Quan sát H3 cho biết: - Đường nối liền hai điểm cực bắc và cực nam trên bề mặt quả địa cầu là đường gì? - Những đường tròn trên quả địa cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường gì? *Bước 2: Gv thực tế trên bề mặt TĐ không có đường kinh, vĩ tuyến. Đường kinh, vĩ tuyến chỉ được thể hiện trên bản đồ các loại và quả địa cầu. Phục vụ cho nhiều mục đích: cuộc sống, sản xuất của con người. *Bước 3: Xác định trên quả địa cầu các đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc? Kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ? Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến bao nhiêu độ? Thế nào là xích đạo? Xích đạo có đặc điểm gì? - Tại sao phải chọn 1 kinh tuyến gốc, 1 vĩ tuyến gốc? Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ? - Để căn cứ tính số trị của các kinh vĩ tuyến khác. - Để làm ranh giới bán cầu Đông, bán cầu Tây, nửa cầu Nam, nửa cầu Bắc. *Bước 4: Xác định vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam? Nửa cầu Đông, nửa cầu Tây? Nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam? *Bước 7: Em hãy cho biết công dụng các đường kinh tuyến, vĩ tuyến? ( Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến dùng để xác định vị trí của mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất) 3. Hệ thống kinh, vĩ tuyến. - Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu. - Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến. - Kinh tuyến gốc: kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) - Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 00 (Xích đạo) - Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc. - Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc. - Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc. - Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam. - Nửa cầu Đông : nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương. - Nửa cầu Tây : nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ. - Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc. - Nửa cầu Nam: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam 4. Đánh giá: - HS đọc phần chữ đỏ ở trang 8 sgk. - Xác định trên quả địa cầu : các đường kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam. 5. Hoạt động nối tiếp: - Về nhà đọc bài đọc thêm. Xem trước khái niệm bản đồ - Tìm hiểu bài 3: Tỉ lệ bản đồ IV. PHỤ LỤC: V. RÚT KINH NGHIỆM: .......
Tài liệu đính kèm: