Giáo án Địa lý 6 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 5: Kí hiệu bản đồ cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu kí hiệu bản đồ là gì, biết đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu bản đồ.

- Biết cách đọc các kí hiệu bản đồ, sau khi đối chiếu với bản chú giải, đặc biệt là kí hiệu về độ cao của địa hình (các đường đồng mức).

2. Kĩ năng:

 Đọc và hiểu nội dung bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ.

3. Thái độ:

 Học sinh thấy thích thú hơn khi đọc các loại bản đồ kí hiệu.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip,

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1752Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 6 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 5: Kí hiệu bản đồ cách biểu hiện địa hình trên bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn: 26/09/2015
Bài 5: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ
CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ
Tiết 6 Ngày dạy: 29/09/2015
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu kí hiệu bản đồ là gì, biết đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu bản đồ.
- Biết cách đọc các kí hiệu bản đồ, sau khi đối chiếu với bản chú giải, đặc biệt là kí hiệu về độ cao của địa hình (các đường đồng mức).
2. Kĩ năng: 
 Đọc và hiểu nội dung bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ.
3. Thái độ:
 Học sinh thấy thích thú hơn khi đọc các loại bản đồ kí hiệu.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip, 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Một số bản đồ có các kí hiệu phù hợp với sự phân loại (bản khoáng sản, bản đồ giao thông ...).
2. Chuẩn bị của học sinh:
 Sgk, tìm hiểu về các kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp (1 phút).
6A1 ........ 6A2 ......... 6A3 ......... 
6A4 ........ 6A5 ......... 6A6 .........
2. Kiểm tra 15 phút:
Đề bài:
Câu 1: Để xác định phương hướng trên bản đồ chúng ta cần dựa vào điều gì? (5 điểm). 
Câu 2: Kinh độ, vĩ độ khác kinh tuyến - vĩ tuyến như thế nào? Thế nào là tọa độ địa lí của một điểm? (5 điểm).
Trả lời:
Câu 1: (5 điểm)
- Với bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ.
- Với bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.
Câu 2: (5 điểm)
- Kinh độ: Là số độ chỉ khoảng cách từ điểm đó đến kinh tuyến gốc. 
- Vĩ độ: Là số độ chỉ khoảng cách từ điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
- Tọa độ địa lí của một điểm chính là kinh độ và vĩ độ của địa điểm đó trên bản đồ.
3. Tiến trình bài học:
 Khởi động: Khi vẽ bản đồ, các nhà địa lí đã dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí. Vậy kí hiệu bản đồ có đặc điểm gì. Trên bản đồ có bao nhiêu loại kí hiệu. Bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Hiểu kí hiệu bản đồ là gì, biết đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu bản đồ (Cá nhân)
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại; diễn giảng; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; 
*Kỹ thuật dạy học: đặt câu hỏi;...
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; ...
* Bước 1.
GV: Cho HS quan sát một số bản đồ
Em có nhận xét gì về hệ thống kí hiệu trên bản đồ?
Vì sao muốn hiểu kí hiệu phải đọc chú thích?
* Bước 2.
Quan sát H14 hãy kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu?
GV: Có rất nhiều đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu khác nhau. Song người ta thường dùng 3 loại kí hiệu chính
( Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
Quan sát H15 cho biết có mấy dạng kí hiệu?
( Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
Cho biết ý nghĩa của kí hiệu bản đồ?
Gv chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2: Biết cách đọc kí hiệu bản đồ (Cặp)
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại; diễn giảng; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; 
*Kỹ thuật dạy học: đặt câu hỏi; ...
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; ...
* Bước 1.
Em hãy nêu cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ?
( Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
Dựa vào sgk cho biết ý nghĩa của đường đồng mức là gì?
Quan sát H16 cho biết:
- Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?
- Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn núi phía đông và phía tây hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn?
- Xác định độ cao trong 16 sgk?
* Bước 2.
- Thực tế một số bản đồ địa lí tự nhiên độ cao còn được thể hiện bằng yếu tố gì? (thang màu)
HS xác định màu sắc trên bản đồ tự nhiên Việt Nam?
Để biểu hiện độ cao của địa hình người ta làm thế nào?
GV: Biểu hiện độ cao thì dùng kí hiệu dương (kí hiệu độ cao còn gọi là đường đẳng cao)
Vậy để biểu hiện độ sâu thì làm thế nào?
* Chú ý: Các đường đẳng cao và các đường đẳng sâu cùng dạng kí hiệu, song biểu hiện ngược nhau 1 bên là số dương 1 bên là số âm.
1. Các loại kí hiệu bản đồ
Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính qui ước
Bảng chú giải giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu
- Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
- Một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình. 
2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
Các cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ: thang màu, đường đồng mức 
Quy ước trong bản đồ giáo khoa địa hình Việt Nam:
+ Từ 0 - 200 m: Màu xanh lá cây
+ 200 - 500 m: Màu vàng hoặc hồng nhạt
+ 500 - 1000 m: Màu đỏ
+ 2000 m trở lên: Màu nâu
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
 1. Tổng kết 
- Tại sao khi sử dụng bản đồ trước tiên phải đọc bản chú giải?
- Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào?
- Khi quan sát các đường đồng mức biểu hiện độ dốc của hai sườn núi. Tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn?
2. Hướng dẫn học tập
- Học câu hỏi 1, 2, 3 sgk
- Xem lại tất cả các nội dung đã học từ đầu năm đến nay, để chuẩn bị tiết sau ôn tập
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet_6_tuan_6_dia_li_lop_6.doc