I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
HS nắm được những nội dung chính của môn địa lí lớp 6. Cách học môn địa lí.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc và phân tích, liên hệ thực tế địa phương vào bài học.
3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán,
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ;
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, tài liệu liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk.
Tuần 1 Ngày soạn: 22/08/2015 Tiết 1 Ngày dạy: 25/08/2015 BÀI MỞ ĐẦU I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: HS nắm được những nội dung chính của môn địa lí lớp 6. Cách học môn địa lí. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc và phân tích, liên hệ thực tế địa phương vào bài học. 3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, tài liệu liên quan. 2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học (3 phút) 6A1 ........ 6A2 ......... 6A3 ......... 6A4 ........ 6A5 ......... 6A6 ......... 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của môn địa lí 6 (cá nhân) 20 phút. * Phương pháp dạy học: Đàm thoại; giải quyết vấn đề; tự học, * Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác; *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm ... *Bước 1: GV: Các em bắt đầu làm quen với kiến thức môn địa lí từ lớp 6, đây là môn học riêng trong trường THCS. - Môn địa lí 6 giúp các em hiểu về điều gì? - Hs sử dụng sgk trả lời. *Bước 2: - Hãy kể ra 1 số hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên mà em thường gặp? + Mưa, gió, bão, nắng, động đất. *Bước 3: Gv chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách học môn địa lí như thế nào (nhóm) 20 phút. * Phương pháp dạy học: Đàm thoại; giải quyết vấn đề; tự học, * Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác; *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm ... *Bước 1: - Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm nhỏ cùng thảo luận câu hỏi: - Để học tốt môn địa lí thì phải học theo cách nào? *Bước 2: Học sinh thảo luận đưa ra các ý kiến. *Bước 3: Đại diện các nhóm học sinh đưa ra ý kiến của nhóm mình. Giáo viên tổng hợp chuẩn xác kiến thức. 1. Nội dung của môn địa lí 6 - Trái đất là môi trường sống của con người với các đặc điểm riêng về vị trí trong vũ trụ, hình dáng, kích thước, vận động của nó. - Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất. - Nội dung về bản đồ là 1 phần của chương trình, giúp học sinh kiến thức ban đầu về bản đồ, phương pháp sử dụng. - Hình thành và rèn luyện kĩ năng: Bản đồ, thu thập, phân tích, xử lý thông tin, ... 2. Cần học môn địa lí như thế nào? - Khai thác cả kênh hình và kênh chữ. - Liên hệ thực tế vào bài học. - Tham khảo sách giáo khoa, tài liệu. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút. 1. Tổng kết: - Nội dung của môn địa lí 6? - Cách học môn địa lí 6 thế nào cho tốt? 2. Hướng dẫn học tập - Học sinh học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Đọc trước bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất. V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: